Chứng Khó Ngủ Trưa Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Cho Bạn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Khó ngủ trưa là một tình trạng thường gặp nhưng không phải bệnh lý. Tình trạng này thường liên quan đến căng thẳng, sinh hoạt, môi trường không thoải mái khiến một người trằn trọc và khó chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên một số biện pháp có thể giúp cải thiện giấc ngủ nhanh chóng.

Khó ngủ trưa
Khó ngủ trưa do nhiều nguyên nhân nhưng không nghiêm trọng, có thể cải thiện bằng nhiều biện pháp

Lợi ích của giấc ngủ trưa

Do cách hoạt động của đồng hồ sinh học, bạn thường cảm thấy tràn đầy năng lượng vào buổi sáng và một số thời điểm khác trong ngày, mệt mỏi và buồn ngủ hơn vào những thời điểm khác. 

Những dao động trong nhịp sinh học phát ra tín hiệu cho não để thư giãn và chìm vào giấc ngủ. Điều này diễn ra mạnh mẽ nhất trong suốt buổi chiều và nửa đêm. Chính vì vậy mà bạn thường có cảm giác mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ vào những khung giờ nhất định.

Những yếu tố dưới đây có thể khiến bạn buồn ngủ và mệt mỏi hơn vào buổi chiều:

  • Ngủ kém, ngủ không đủ giấc hoặc
  • Căng thẳng
  • Rối loạn giấc ngủ, điển hình như mất ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh

Tuy nhiên một giấc ngủ trưa có thể giúp bạn tỉnh táo và khỏe hơn. Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ trưa mang đến nhiều lợi ích sau:

  • Cân bằng lại nhiệt độ cơ thể, đồng thời giảm khả năng phản ứng bất lợi với những chất kích thích từ bên ngoài.
  • Xua tan mệt mỏi, giải phóng căng thẳng.
  • Mang đến cảm giác sảng khoái, lấy lại tinh thần và năng lượng, tăng khả năng tập trung. Điều này giúp đảm bảo chất lượng công việc vào buổi chiều.
  • Phòng ngừa và giảm đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi hoặc những vấn đề làm tê liệt trí não.
  • Thư giãn va phục hồi cơ thể.

Nên ngủ trưa từ 20 – 30 phút/ ngày để đạt được những lợi ích về tinh thần và sức khỏe tổng thể. Không nên ngủ quá lâu bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Từ đó khiến bạn mệt mỏi, buồn ngủ và mất tập trung hơn vào ban ngày.

Nguyên nhân gây khó ngủ trưa

Mất hoặc khó ngủ trưa là tình trạng thường gặp. Tương tự như mất ngủ vào ban đêm, tình trạng này khiến một người trằn trọc và không thể chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra khó ngủ trưa khiến cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ khi tỉnh dậy. Cảm giác này có thể kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Giấc ngủ trưa mang đến nhiều lợi ích, đặc biệt là những người làm việc trong văn phòng hoặc lao động nặng nhọc. Tuy nhiên nhiều người mất ngủ trưa do những nguyên nhân sau:

  • Căng thẳng và lo âu

Không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, căng thẳng và lo âu quá mức cũng có thể khiến bạn bị mất hoặc khó ngủ trưa. Khi bạn có xu hướng lo lắng, căng thẳng hoặc trải qua một cơ đau, cơ thể sản sinh hormone gây căng thẳng nhiều hơn bình thường. Điều này khiến bạn không thể chìm vào giấc ngủ, buồn ngủ nhưng không ngủ được.

Căng thẳng và lo âu
Căng thẳng và lo âu làm tăng quá trình sản sinh hormone gây căng thẳng, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Sinh hoạt kém lành mạnh

Nhiều người khó ngủ trưa do chế độ sinh hoạt kém lành mạnh. Cụ thể như:

    • Ăn quá no trước khi đi ngủ
    • Uống rượu bia
    • Hút thuốc lá
    • Ngủ trái múi giờ
    • Sử dụng thiết bị điện tử hoặc thực hiện những hoạt động khiến bạn tỉnh táo hơn…

Những hoạt động này làm giảm quá trình lưu thông khí huyết lên não bộ, tăng cảm giác hưng phấn và khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ hơn.

  • Môi trường ngủ không thoải mái

Phòng ngủ nhiều ánh sáng, không yên tỉnh, nóng nực hay quá lạnh có thể khiến bạn khó ngủ trưa. Hãy giữ môi trường ngủ thoải mái, yên tỉnh và mát mẻ để giúp ngủ nhanh và ngủ ngon hơn.

  • Ảnh hưởng từ bệnh lý

Cảm giác khó chịu từ một vài bệnh lý ở đường hô hấp (viêm xoang, viêm mũi dị ứng…), đau nhức xương khớp, vấn đề ở hệ tiêu hóa, trầm cảm… có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa, khiến bạn khó chịu và trằn trọc không ngủ được.

Khó ngủ trưa có sao không?

Khó ngủ trưa không phải là một bệnh lý và không cần dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên khó ngủ trưa kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, hoạt động của não bộ và cơ thể. Theo thời gian, bạn có thể gặp những vấn đề sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Đầu óc kém tỉnh táo
  • Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc.
Thường xuyên không ngủ trưa khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải
Thường xuyên không ngủ trưa khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, đầu óc kém tỉnh táo

Cách khắc phục chứng khó ngủ trưa

Thật may mắn vì nhiều biện pháp có thể giúp khắc phục chứng khó ngủ trưa. Đồng thời mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và trí não, chống mệt mỏi và giúp bạn tỉnh táo hơn vào ban ngày.

Dưới đây là những biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất:

1. Ngủ vào thời gian thích hợp

Ngủ trưa vào thời gian thích hợp có thể giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Sau khi ăn trưa, cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ sẽ tăng dần. Điều này giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Tuy nhiên cần tránh ngủ ngay sau khi ăn xong. Tốt nhất nên ngủ sau khi ăn 20 – 30 phút. Điều này giúp hạn chế phát triển một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản và ợ nóng.

Ngoài ra thư giãn trước khi ngủ trưa 20 phút có thể tăng chất lượng giấc ngủ. Nhiều trường hợp bị mất ngủ do ăn quá no hoặc ngủ ngay sau khi ăn.

2. Thiết lập chu kỳ thức ngủ

Hãy thiết lập chu kỳ thức ngủ để cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ và sảng khoái hơn sau khi ngủ dậy. Tương tự như giấc ngủ đêm, đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày giúp tạo phản xạ buồn ngủ tự nhiên. Lúc này cơ thể có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu khi đến giờ ngủ trưa.

Nên đặt đồng hồ báo thức, đảm bảo tỉnh giấc đúng giờ mỗi ngày. Điều này giúp bạn tỉnh táo hơn sau 20 – 30 phút ngủ trưa. Tránh ngủ quá mức làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học và khiến đầu óc mơ màng.

3. Tạo môi trường ngủ thoải mái

Tạo môi trường ngủ thoải mái là một trong những cách tốt nhất giúp bạn ngủ sâu, ngủ nhanh và khắc phục chứng khó ngủ trưa. Hãy ngủ trong một không gian thoáng đãng, yên tĩnh, đủ độ tối và mát mẻ.

Ngoài ra nên dùng miếng lót/ nệm không quá cứng, gối kê đầu êm ái để giúp cơ thể thư giãn tối đa và dễ dàng chìm vào giác ngủ hơn.

Tạo môi trường ngủ thoải mái
Tạo môi trường ngủ thoải mái giúp tăng cảm giác thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn

4. Thư giãn trước khi ngủ

Nếu bạn khó ngủ trưa, hãy thư giãn trước khi đi ngủ. Điều này giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn. Một số biện pháp thư giãn nhẹ nhàng mang đến giấc ngủ ngon:

  • Nghe nhạc nhẹ nhàng: Nghe nhạc nhẹ nhàng giúp thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng và giúp cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Đi lại quanh phòng: Nếu chưa thể ngủ được, hãy đứng dậy và đi lại quanh phòng. Đây là một cách thư giãn và cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
  • Thiền: Lo âu và căng thẳng quá mức làm ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa. Những trường hợp này có thể kiểm soát căng thẳng bằng cách ngồi thiền và suy nghĩ tích cực. Ngồi thiền giúp giải tỏa lo âu, điều chỉnh nhịp thở và hỗ trợ giấc ngủ ngon.
  • Massage nhẹ nhàng: Dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng ở mắt và thái dương. Điều này giúp thư giãn, giảm căng thăng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

5. Ngừng nhìn vào đồng hồ

Tự tạo áp lực do thời gian ngủ không dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Vì vậy cần ngừng nhìn vào đồng hồ để tránh gây ra cảm giác lo lắng khi ngủ muộn hoặc không thể ngủ đủ giấc.

6. Liệu pháp mùi hương

Mùi hương dịu nhẹ từ tinh dầu thảo dược có thể giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và ngăn mệt mỏi. Điều này giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Để thực hiện, hãy dùng nếm thơm hoặc máy khuếch tán tinh dầu trong phòng. Ngoài ra nên lựa chọn loại tinh dầu phù hợp, có hương thơm nhẹ nhàng giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Một số loại tinh dầu thảo dược thường được sử dụng:

  • Tinh dầu hoa oải hương
  • Tinh dầu hoa cúc
  • Tinh dầu cam – chanh
  • Tinh dầu bạc hà
Liệu pháp mùi hương
Xua tan mệt mỏi, thư giãn đầu óc và cải thiện giấc ngủ với liệu pháp mùi hương

7. Rửa mặt với nước ấm

Rửa mặt với nước ấm là một trong những cách giúp bạn thư giãn và ngủ trưa nhanh hơn. Nhiệt độ cao từ nước ấm giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn, tăng lưu thông máu và giảm đau đầu.

Ngoài ra rửa mặt với nước ấm còn giúp giảm bớt mệt mỏi,tăng cảm giác buồn ngủ, giúp ngủ ngon hơn vào buổi trưa.

8. Kiểm soát tâm trạng

Tránh căng thẳng hoặc phấn khích quá mức. Bởi những thay đổi về cảm xúc có thể khiến bạn khó ngủ trưa. Căng thẳng và lo lắng khiến cơ thể mệt mỏi và tăng sản sinh hormone căng thẳng. Điều này khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Trong khi đó, hạnh phúc hoặc vui mừng quá mức có thể kéo dài cảm giác hưng phấn do tăng tiết hormone serotonin hoặc 5-hydroxytryptamine ( 5-HT ). Đây là một loại hormone tạo cảm giác hạnh phúc. Hormone này có khả năng điều chỉnh quá trình sinh lý, hành vi, nhận thức cũng như trí nhớ. Cảm giác hưng phấn có thể khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Tốt nhất nên kiểm soát tâm trạng, tránh căng thẳng hoặc hưng phấn quá mức. Hãy suy nghĩ tích cực, luôn lạc quan và áp dụng những biện pháp thư giãn cơ bản để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

9. Uống trà thảo mộc

Uống trà thảo mộc có thể giúp bạn thư giãn và khắc phục chứng khó ngủ trưa. Các loại trà trị mất ngủ (như trà hoa oải hương, trà hoa cúc, trà hoa hòe…) có thể giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Ngoài ra mùi hương và một số hoạt chất trong trà thảo mộc có thể giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, tăng cường sức khỏe tổng thể và kháng viêm. Chính vì vậy, hãy uống một tách trà thảo mộc để thư giãn và khắc phục nhanh chứng khó ngủ trưa.

Uống trà thảo mộc
Uống trà thảo mộc là một trong những cách thư giãn và cải thiện giấc ngủ trưa hiệu quả

Nhìn chung khó ngủ trưa không phải là bệnh, không liên quan đến vấn đề sức khỏe và không cần dùng thuốc. Tuy nhiên tình trạng khó ngủ lâu ngày có thể khiến cơ thể mệt mỏi, giảm tập trung và ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vì vậy cần áp dụng những biện pháp đơn giản để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger