TỔNG QUAN VỀ BỆNH Đau dạ dày

Đau dạ dày là biểu hiện của nhiều bệnh lý ở dạ dày. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng, đau âm ỉ, ngắt quãng hoặc dữ dội. Cơn đau có thể giảm nhanh hoặc dai dẳng kéo dài và thường xuyên tái phát.

Đau dạ dày là gì?

Bệnh đau dạ dày là những cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị, chủ yếu do tăng tiết axit dịch vị kèm theo rối loạn vận động ở dạ dày, Nhiều trường hợp khác có cơn đau khởi phát từ những tổn thương và bệnh lý liên quan.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, cơn đau có thể âm ỉ, đau ngắt quãng hoặc đau dữ dội và quặn thành từng cơn. Đau dạ dày có thể kèm theo chướng bụng, khó tiêu, ợ chua, chán ăn…

Các vị trí gây hiện tượng đau dạ dày phổ biến nhất là: 

  • Đau vùng thượng vị: Vị trí trên rốn và dưới xương ức, xuất hiện do các tổn thương của dạ dày, ảnh hưởng đến cả vùng ngực, lưng. 
  • Đau bụng giữa: Đau ở khoang giữa của ổ bụng. 
  • Đau dạ dày trái: Thường xuất hiện khi đói và đau âm ỉ, kéo dài. 

Tùy vào giai đoạn và mức độ đau, bệnh này được chia làm 2 cấp độ: 

  • Đau dạ dày cấp tính: Xảy ra đột ngột, thường bị đau do nhiễm khuẩn, stress công việc, cuộc sống. 
  • Đau dạ dày mãn tính: Đau kéo dài, đau âm ỉ hoặc theo từng cơn. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Đau dạ dày thường giảm nhanh khi thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên việc dùng thuốc là điều cần thiết cho những trường hợp nặng, đau tái diễn nhiều lần hoặc nguyên nhân nghiêm trọng.

benh-dau-da-day-3

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

che-do-an-uong
Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Thường xuyên dung nạp những thực phẩm, thức uống có hại cho hệ tiêu hóa như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hoặc người bệnh thường xuyên thức khuya, bỏ bữa,... 

thuoc-la-ruou-bia
Uống rượu bia, hút thuốc lá

Rượu bia có cồn có thể làm lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn đến viêm loét dạ dày. Còn với thuốc lá, có rất nhiều chất độc hại làm tăng việc bài tiết HCL và Pepsin làm mòn lớp niêm mạc dạ dày.

vi-khuan-hp
Nhiễm vi khuẩn HP

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi vi khuẩn HP xâm nhập vào đường tiêu hóa, nó sẽ tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây đau. 

thuoc-tay1
Tác dụng phụ của thuốc

Uống thuốc tân dược thuộc nhóm giảm đau, thuốc kháng sinh thường xuyên với liều lượng lớn, uống không đúng cách có thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. 

cang-thang
Căng thẳng, stress kéo dài

Người thường xuyên bị áp lực, stress,.. có khả năng bị rối loạn tiêu hóa cao. Từ đó, các cơn đau dạ dày hình thành và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

trao-nguoc-da-day-thuc-quan
Các bệnh lý ở dạ dày

Người có các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược, viêm niêm mạc dạ dày, khối u ác tính ở thực quản, viêm tụy cấp,... thường có triệu chứng đau dạ dày.

Đối tượng dễ bị đau dạ dày

Ai cũng có thể bị đau dạ dày. Tuy nhiên, theo khảo sát, nhóm đối tượng dưới đây thường có tỷ lệ bị cao hơn: 

  • Nhân viên văn phòng, người phải chịu nhiều căng thẳng và áp lực công việc kéo dài. 
  • Người hay uống rượu bia, chất kích thích. 
  • Người có thói quen ăn uống, sinh hoạt thất thường, không theo giờ giấc cố định. 
  • Học sinh, sinh viên gặp áp lực học hành. 

Triệu chứng của bệnh

Nếu có các triệu chứng sau, có thể bạn đang bị đau dạ dày: 

  • Đau âm ỉ trên rốn kèm theo cảm giác tức, cứng bụng. Lâu dần lan ra vùng ngực và lưng. 
  • Đau bụng kèm theo hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua. 
  • Đau âm ỉ từng cơn khó chịu. 
  • Hoa mắt, buồn nôn
  • Nôn ra máu (thường là triệu chứng khi bệnh nặng). 
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. 

Biến chứng nguy hiểm

Nếu đau dạ dày ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng có thể được chữa khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu để bệnh diễn tiến phức tạp, chuyển sang mãn tính, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện kèm theo, nặng nhất là ung thư dạ dày:

xuat-huyet-da-day-1
Xuất huyết dạ dày

Tình trạng chảy máu trong dạ dày do niêm mạc dạ dày bị viêm loét, viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng. 

thung-da-day
Thủng dạ dày

Khi đau dạ dày dẫn đến viêm loét, xuất huyết, nhiễm trùng, nguy cơ người bệnh bị thủng dạ dày là rất cao. 

hep-thuc-quan
Hẹp thực quản

Biến chứng này xảy ra khi trong dạ dày có axit dư thừa và ăn mòn lớp niêm mạc, làm viêm thực quản, xuất hiện các mô sẹo và làm hẹp thực quản.

Chẩn đoán bệnh

Để xác định chính xác vấn đề khiến bạn bị đau là gì, tốt nhất hãy đến cơ sở uy tín thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, đánh giá bệnh qua các phương pháp sau: 

Thăm khám lâm sàng

  • Tìm hiểu về tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân. 
  • Các triệu chứng và vị trí bị đau dạ dày. 
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt. 
  • Tính chất nghề nghiệp có gây áp lực, căng thẳng hay không. 

Chẩn đoán cận lâm sàng

Thực hiện các xét nghiệm sau: 

  • Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày. 
  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra có vi khuẩn HP trong dạ dày hay không. 
  • Xét nghiệm phân: Cũng là xét nghiệm tìm vi khuẩn HP và phát hiện xuất huyết hoặc viêm ở dạ dày. 
  • Chụp X-quang dạ dày, ruột non: Cho hình ảnh ở dạ dày, giúp phát hiện dạ dày có bị viêm hay bất thường nào không. 
  • Nội soi tiêu hóa trên: Kiểm tra các bất thường ở đường tiêu hóa mà chụp X-quang không thấy được. 

Giải pháp điều trị đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày chủ yếu được điều trị bằng thuốc. Những trường hợp nhẹ có thể giảm đau và ngăn ngừa bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà.

Biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà

Một số biện pháp chăm sóc dưới đây có thể giúp giảm nhanh những cơn đau dạ dày, bao gồm:

  • Chườm ấm: Nhiệt độ cao giúp thư giãn các mạch máu vùng thượng vị, tăng lưu thông khí huyết và giảm đau. Ngoài ra biện pháp này còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Khi đau, hãy dùng túi chườm ấm đặt lên vùng thượng vị từ 10 - 20 phút.
  • Xoa bóp bụng: Xoa bóp nhẹ nhàng với dầu nóng có thể làm giảm những cơn co thắt dạ dày, giảm đau và mang đến cảm giác thoải mái. Khi thực hiện, hãy xoa nóng hai bàn tay, sau đó áp vào bụng, xoa từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước (khoảng 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày) giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, cải thiện chứng đau dạ dày
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn đủ bữa và đúng giờ. Ngoài ra nên tăng cường bổ sung vitamin từ trái cây, súp rau củ, nước ép hoa quả... Tránh ăn những loại thực phẩm có khả năng gây kích thích dạ dày.

Dùng thuốc Tây y

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau, những loại thuốc dưới đây sẽ được chỉ định:

  • Thuốc kháng axit (antacids): Đây là một loại thuốc trung hòa axit dạ dày. Thuốc có tác dụng giảm đau dạ dày, giảm chứng ợ nóng, khó tiêu do dư thừa axit.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày. Khi sử dụng, thuốc nhanh chóng ức chế hoạt động tăng tiết axit trong niêm mạc dạ dày của những thụ thể. Từ đó giúp giảm đau, giảm chứng khó tiêu, ợ nóng... Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) thường được dùng trong điều trị đau dạ dày do loét dạ dày tá tràng, điều trị dự phòng khi dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Thuốc này được dùng để điều trị tình trạng dư thừa axit trong dạ dày dẫn đến những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Hiệu quả của thuốc thường kéo dài.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị đau dạ dày do nhiễm khuẩn H. pylori. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động và tiêu diệt loại vi khuẩn này.

Người bệnh thường sử dụng thuốc Tây chữa viêm amidan

Thuốc Đông y

Y học cổ truyền có nhiều cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh dạ dày như Dạ cẩm, Khôi tía, Chè dây,.... Thay vì dùng đơn lẻ, các thầy thuốc thường nghiên cứu và kết hợp nhiều vị thuốc lại với nhau giúp phát huy công dụng tốt nhất. 

Thuốc Đông y tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh nên cho hiệu quả lâu dài, ít bị tái phát trở lại. Tuy nhiên, đổi lại người bệnh cần phải dùng kiên trì trong thời gian dài và tuân theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. 

Một trong những bài thuốc nổi tiếng, được ứng dụng lâu đời trong làng Đông y giúp chữa đau dạ dày hiệu quả có thể kể đến là Dạ dày Đỗ Minh. Đây là bài thuốc gia truyền của nhà thuốc chúng tôi. 

Liệu trình điều trị đau dạ dày gồm có 4 bài thuốc nhỏ: Bình vị hoàn, Thuốc đặc trị trào ngược, Thuốc đặc trị viêm loét và Giải độc hoàn. Dựa trên thể bệnh gây đau dạ dày cũng như các triệu chứng cụ thể, các lương y nhà thuốc sẽ có phương án kết hợp linh hoạt giữa các bài thuốc cho bệnh nhân. 

Theo đó, mỗi người sẽ có một phác đồ riêng, có thể chỉ dùng 1 bài thuốc, cũng có người phải dùng cả 4 nếu bệnh nặng. Thuốc tác động sâu vào căn nguyên, đẩy lùi các tác nhân gây đau dạ dày, đồng thời phục hồi các tổn thương và bồi bổ cơ thể toàn diện. 

Có hơn 30 vị thảo dược tự nhiên được phân bổ, chia đều trong 4 bài thuốc. Toàn bộ đều là thảo dược sạch chuẩn HỮU CƠ nên có độ an toàn, lành tính cao, không gây tác dụng phụ khi dùng. 

Song song với thuốc dạng thang thô phải đun sắc lỉnh kỉnh, hiện Đỗ Minh Đường có hỗ trợ người bệnh sắc sẵn thuốc ở dạng viên tiện lợi dễ uống. 

Với thâm niên hơn 150 năm ứng dụng chữa bệnh dạ dày, bài thuốc đã được công nhận hiệu quả từ hàng ngàn bệnh nhân. Nếu bạn đang bị vấn đề về dạ dày, dùng nhiều cách nhưng chưa dứt điểm có thể tham khảo bài thuốc này. Các lương y nhà thuốc hỗ trợ tư vấn, thăm khám MIỄN PHÍ nên hãy liên hệ để được hỗ trợ. 

Cách phòng tránh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày được phòng ngừa bằng nhiều biện pháp. Bao gồm:

  • Ăn uống khoa học, nên ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ và đủ bữa.
  • Tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc, không dung nạp, những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng hoặc kích thích hệ tiêu hóa (như thức ăn cay nóng, đồ chua, những loại thực phẩm chế biến sẵn...)
  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
  • Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn uống lành mạnh và đủ dinh dưỡng.
  • Kiểm soát tâm trạng, luôn lạc quan và vui vẻ. Tránh lo âu và căng thẳng quá mức.
  • Duy trì thói quen vận động và luyện tập thể dục thể thao. Điều này giúp những cơ quan (bao gồm cả hệ tiêu hóa) đều hoạt động hiệu quả, duy trì sức khỏe tổng thể, nâng cao đề kháng.
  • Điều trị những bệnh lý có thể gây đau dạ dày.

Bệnh đau dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý hoặc không. Những trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà và áp dụng những biện pháp ngăn ngừa tái phát. Những trường hợp nặng, đau tái phát nhiều lần nên xét nghiệm chẩn đoán và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bài viết liên quan

da-day-do-minh-thanh-phan
cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger