Mách Bạn 11 Loại Trà Trị Mất Ngủ Cực Tốt, Giúp Ngủ Ngon Hơn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Trà hoa cúc, trà hoa oải hương, trà rễ nữ lang… đều là những loại trà trị mất ngủ hiệu quả. Với hương thơm dịu nhẹ và các hoạt chất có lợi, những loại trà này có tác dụng thư giãn hệ thần kinh, giảm căng thẳng. Đồng thời thúc đẩy giấc ngủ, giúp ngủ ngon và chống mệt mỏi.

Các loại trà trị mất ngủ hiệu quả
Các loại trà trị mất ngủ hiệu quả, chứa những hoạt chất an thần, thư giãn thần kinh và cải thiện giấc ngủ

Nên dùng loại trà nào trị mất ngủ?

Trà thảo mộc được dùng phổ biến trong điều trị mất ngủ. Hầu hết những loại trà thảo mọc đều chứa ít hoặc không chứa caffein – một chất có khả năng gây tỉnh táo và mất ngủ vào ban đêm.

Với hương thơm dịu nhẹ, những loại trà thảo mộc có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng thần kinh và chống rối loạn lo âu. Đây là một cách tốt nhất giúp trí não được nghỉ ngơi và ngủ đúng giờ.

Ngoài ra những thành phần trong trà thảo mộc còn có tác dụng xoa dịu căng thẳng quá mức, giúp ngủ ngon. Đồng thời hỗ trợ sản sinh hormone melatonin tự nhiên cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tác dụng thư giãn và cải thiện giấc ngủ của trà thảo mộc đã được chứng minh lâm sàng. Tuy nhiên một số trà thảo mộc chứa nhiều caffein tương tự như cà phê (chẳng hạn như trà đen). Do đó cần lựa chọn loại trà trị mất ngủ phù hợp, dùng trà thảo mộc đúng cách để tránh phát sinh tác dụng ngược.

Danh sách 11 loại trà trị mất ngủ cực tốt

Dùng trà thảo mộc là một trong những cách ngủ nhanh, điều trị chứng mất ngủ an toàn và đạt hiệu quả cao. Những loại trà này chủ yếu tác động vào não bộ và hệ thần kinh để thư giãn, tăng cảm giác buồn ngủ và giúp ngủ ngon vào ban đêm.

Trong khi nhiều loại trà giúp thư giãn và giảm mất ngủ, một số loại trà khác chứa caffein khiến não tỉnh táo và không thể chìm vào giấc ngủ. Do đó cần lựa chọn loại trà phù hợp.

Dưới đây là danh sách 11 loại trà trị mất ngủ cực tốt, giúp ngủ nhanh và ngủ ngon:

1. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được đánh giá là một trong những loại trà trị mất ngủ tốt nhất. Một số nghiên cứu cho thấy, loại trà này chứa một loại flavonoid được gọi là apigenin. Khi dung nạp, apigenin có khả năng làm dịu hệ thần kinh, thư giãn não bộ và cơ thể.

Ngoài ra hợp chất apigenin còn có khả năng tự liên kết với những thụ thể benzodiazepine tồn tại trong não bộ. Điều này giúp thư giãn não, giảm cảm giác lo lắng, điều trị lo âu và gây buồn ngủ. Từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngủ nhanh hơn.

Trong một vài nghiên cứu khác, dùng trà hoa cúc cho người lớn tuổi và phụ nữ mất ngủ sau sinh giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và chứng trầm cảm. Bên cạnh những hợp chất có lợi, mùi hương dịu nhẹ từ trà hoa cúc cũng giúp thư giãn và nâng cao chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Trà hoa cúc
Trà hoa cúc chứa apigenin giúp làm dịu hệ thần kinh, thư giãn não bộ, cải thiện chất lượng giấc ngủ

Cách pha trà hoa cúc:

  • Chuẩn bị một nhúm trà hoa cúc
  • Ngâm hoa cúc trong nước sôi từ 4- 5 phút. Có thể hãm trà thêm 10 – 15 phút để tăng hương vị
  • Thêm một chút mật ong nguyên chất, khuấy đều
  • Nhâm nhi trà hoa cúc khi còn ấm nóng.

2. Trà tía tô đất

Có thể dùng trà tía tô đất trị mất ngủ. Trong thảo dược chứa axit rosmarinic. Chất này có khả năng tác động và hoạt động trên những thụ thể GABA của não. Nhờ vậy axit rosmarinic giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trà tía tô đất giúp giảm căng thẳng, lo lắng, bồn chồn. Đồng thời điều trị triệu chứng trầm cảm và mất ngủ. Do đó, uống một tách trà tía tô đất mỗi ngày có thể tạo điều kiện cho giấc ngủ, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Một số tác dụng khác:

  • Tía tô đất chứa chất chống oxy hóa, giúp duy trì sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Giảm nguy cơ cảm lạnh và cúm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Kháng khuẩn, giúp điều trị nhiễm trùng

Tía tô đất thường được dùng dưới dạng trà và tinh dầu.

Cách pha trà tía tô đất:

  • Ngâm một lượng tía tô đất vừa đủ trong một ly nước sôi
  • Hãm thảo dược từ 3 – 5 phút, có thể uống nóng hoặc lạnh
  • Uống trà trước khi đi ngủ 2 giờ để cải thiện.

3. Trà hoa oải hương

Hoa oải hương có hương thơm nồng nàn, êm dịu và màu tím mộng mơ. Mùi hương của loại hoa này có khả năng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng và lo âu. Đồng thời tạo cảm giác buồn ngủ và giúp ngủ ngon hơn.

Khi dùng trà trị mất ngủ, những dưỡng chất trong hoa oải hương có tác dụng tương tác với chất dẫn truyền thần kinh axit gamma-aminobutyric (GABA). Điều này giúp làm dịu não bộ, thư giãn, giúp người bệnh dễ ngủ và có một giấc ngủ ngon.

Các nghiên cứu cho thấy, những thành phần trong hoa oải hương hoạt động như một loại thuốc an thần nhẹ và giải lo âu, giúp tăng thời gian ngủ. Chính vì vậy mà hoa oải hương đặc biệt phù hợp với những người bị mất ngủ do căng thẳng, rối loạn lo âu và trầm cảm.

Với những lợi ích nêu trên, hoa oải hương thường được dùng trong liệu pháp mùi hương và dùng trà để cải thiện giấc ngủ.

Trà hoa oải hương
Trà hoa oải hương có mùi hương dịu nhẹ, giúp thư giãn, cải thiện chất lượng và thời gian ngủ

Cách pha trà hoa oải hương:

  • Chuẩn bị một ít hoa oải hương khô hoặc tươi
  • Ngâm thảo dược trong 300ml nước sôi, đợi trong 15 phút
  • Uống từng ngụm và ngửi hương thơm dịu nhẹ để tăng hiệu quả thư giãn và cải thiện giấc ngủ.

4. Trà rễ nữ lang

Không nên bỏ qua trà rễ nữ lang nếu muốn uống trà trị mất ngủ hiệu quả. Nhờ chứa những thành phần có lợi, rễ nữ lang thường được dùng trong y học và chữa bệnh. Đặc biệt loại thảo dược này mang đến nhiều lợi ích trong điều trị chứng mất ngủ, căng thẳng và lo âu.

Rễ nữ lang chứa valepotriates và sesquiterpenes. Đây đều là những chất an thần tự nhiên. Khi sử dụng, valepotriates và sesquiterpenes giúp an thần, thư giãn, giảm căng thẳng, tăng cảm giác buồn ngủ và điều trị chứng rối loạn lo âu. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Ngoài ra rễ cây nữ lang còn giúp người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ, cải thiện thời gian ngủ và giúp ngủ ngon hơn. Vị thuốc này thường được dùng với một số vị thuốc khác để tăng hiệu quả, chẳng hạn như hoa bia.

Cách pha trà rễ nữ lang:

  • Rửa sạch phần rễ, để ráo và cắt nhỏ
  • Hãm rễ nữ lang trong nước sôi, đậy kín nắp khoảng 20 phút
  • Dùng trà khi còn ấm nóng.

Lưu ý:

  • Khi dùng trà rễ nữ lang, mùi và vị đất có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Để cải thiện hương vị, hãy thêm một ít xi-rô cây phong hoặc mật ong nguyên chất.
  • Không nên dùng trà với một số thuốc hoặc chất bổ sung. Chẳng hạn như thuốc an thần (Morphin) và thuốc benzodiazepin (Xanax). Việc sử dụng đồng thời có thể tăng tương tác và gây tác dụng phụ.

5. Trà hoa lạc tiên

Trà hoa lạc tiên là một trong những trà trị mất ngủ an toàn và mang đến hiệu quả cao. Loại trà này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách thư giãn.

Tương tự như hoa cúc, hoa lạc tiên chứa chất flavonoid liên kết mạnh mẽ với những thụ thể benzodiazepine trong não. Điều này giúp não bộ thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện chứng rối loạn lo âu. Nhờ đó, người bệnh có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Ngoài ra những dưỡng chất trong trà hoa lạc tiên gây ngủ, tăng cảm giác buồn ngủ vào ban đêm. Từ này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.

Trà hoa lạc tiên
Trà hoa lạc tiên chứa flavonoid liên kết với benzodiazepine trong não, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ

Cách pha trà hoa lạc tiên:

  • Chuẩn bị một ít hoa lạc tiên
  • Ngâm thảo mộc trong 300ml nước đun sôi
  • Sau 10 -15 phút, dùng trà, uống từng ngụm khi trà còn ấm nóng
  • Dùng một ly trà hoa lạc tiên mỗi ngày trong 1 tuần.

6. Trà xanh

Trà xanh là một trong những lựa chọn tốt nhất cho những người muốn dùng trà trị mất ngủ. Loại trà này chứa ít caffein. Tuy nhiên những hoạt chất được tìm thấy trong trà xanh có khả năng tác động tích cực đến hệ thống GABA trong não. Điều này giúp bạn thư giãn tốt hơn và ngủ ngon hơn.

Ngoài ra nhiều hợp chất theanine giúp não thư giãn, giảm sự hưng phấn của neutron. Đồng thời giảm quá trình sản sinh hormone liên quan đến căng thẳng.

Các nghiên cứu cho thấy uống trà xanh mỗi ngày cũng giúp cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ, ngăn ngừa những vấn đề về nhận thức, tăng cường sức khỏe giấc ngủ. Từ đó giúp bạn có một giấc ngủ ngon và thư thái hơn.

Tuy nhiên nên dùng trà xanh vào ban ngày thay vì ban đêm. Điều này giúp ngăn caffein trong trà ảnh hưởng đến giấc ngủ của một số người quá nhạy cảm. Ngoài ra cần tránh dùng hỗn hợp trà xanh. Xem thêm phần lưu ý.

Cách pha trà xanh:

  • Rửa sạch một nắm trà xanh tươi hoặc dùng trà xanh khô
  • Cho trà vào ly, thêm nước nóng với lượng vừa đủ
  • Hãm trà trong 10 phút, uống trà khi ấm nóng.

Lưu ý:

  • Hạn chế dùng trà xanh vào ban đêm vì có chứa caffein. Những người nhạy cảm có thể mắc chứng mất ngủ sau khi dùng trà vào buổi chiều tối.
  • Không nên dùng hỗn hợp trà xanh vì nó có thể chứa rất nhiều caffein.

7. Trà vỏ cây mộc lan

Trà vỏ cây mộc lan chứa những hoạt chất có khả năng hỗ trợ giấc ngủ của bạn. Cụ thể phần vỏ của cây mộc lan có chứa honokiol, có khả năng liên kết với những thụ thể GABA trong não. Điều này giúp não thư giãn và bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Với nhiều nghiên cứu lâm sàng, trà vỏ cây mộc lan được chứng minh mang đến hiệu quả thư giãn và cải thiện chứng mất ngủ nhanh chóng. Tuy nhiên loại trà này có hương vị khó uống, tạo cảm giác khó chịu với nhiều người.

Trà vỏ cây mộc lan
Trà vỏ cây mộc lan chứa honokiol liên kết thụ thể GABA trong não, giúp thư giãn, dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn

Cách pha trà vỏ cây mộc lan:

  • Rửa sạch vỏ cây mộc lan, thái nhỏ và để khô
  • Dùng một ít vỏ cây mộc lan hãm trong 300ml nước sôi
  • Sau 10 có thể uống trà trị mất ngủ.

Lưu ý:

  • Một số người nhạy cảm với trà vỏ cây mộc lan, làm tăng sự tỉnh táo vào ban đêm. Tuy nhiên bạn có thể sớm chìm vào giấc ngủ.
  • Nên uống trà vỏ cây mộc lan vào ban ngày thay vì ban đêm.

8. Trà gừng

Trà gừng pha mật ong có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Gừng có tính ấm, mùi thơm nhẹ, quy vào 3 kinh Phế, Tỳ và Vị. Loại thảo dược này có tác dụng giảm viêm, chống buồn nôn, tiêu đàm, giải độc, tán hàn ôn trung.

Ngoài ra mùi hương và những dưỡng chất trong gừng còn có tác dụng tạo cảm giác cân bằng, giảm căng thẳng. Từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Trà gừng không chứa caffein và giàu chất chống oxy hóa. Uống trà vào buổi tối không ảnh hưởng đến giấc ngủ, giúp thư giãn và ngủ ngon hơn. Không chỉ mang đến lợi ích cho giấc ngủ, uống trà thường xuyên còn duy trì sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên gừng không phù hợp với những người có những biểu hiện nóng trong.

Cách pha trà gừng:

  • Cắt 3 lát gừng tươi, đập hơi dập hoặc thái nhuyễn và cho vào tách
  • Rót 300ml nước sôi, hãm gừng trong 20 phút
  • Thêm một muỗng mật ong nguyên chất
  • Khuấy đều và hưởng thức trà
  • Uống trà gừng mật ong vài lần mỗi tuần.

Lưu ý:

  • Trà gừng có tính nóng, không phù hợp với những người có các triệu chứng nóng trong. Cụ thể như táo bón, nhiệt miệng, gáu gắt, khát nước, khô môi…

9. Trà bạc hà

Với khả năng cải thiện các triệu chứng trầm cảm và mất ngủ, trà bạc hà được đánh giá là một trong những loại trà trị mất ngủ hiệu quả và an toàn. Bạc hà chứa tinh dầu, có mùi hương dịu nhẹ và dễ chịu, mang đến cảm giác thoải mái, giải tỏa lo âu và giảm căng thẳng quá mức. 

Trà bạc hà không chứa caffein tự nhiên. Khi sử dụng, những hoạt chất trong loại thảo dược có tác dụng thư giãn, tạo điều kiện cho một giấc ngủ ngon. Các nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên uống trà bạc hà thường ngủ ngon, không bị tỉnh giấc vào ban đêm. 

Bên cạnh tác dụng thư giãn và cải thiện giấc ngủ, tinh dầu bạc hà chứa những hoạt chất kháng viêm, giảm đau, giảm dị ứng và tắc nghẽn xoang. Điều này giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Trà bạc hà
Trà bạc hà mang đến hiệu quả thư giãn, giải tỏa lo âu và tạo điều kiện cho một giấc ngủ ngon

Cách pha trà bạc hà:

  • Lấy một nhúm lá bạc hà tươi, rửa sạch và để ráo
  • Hãm lá bạc hà trong một ly chứa 300ml nước ấm
  • Sau 15 phút có thể uống từng ngụm trà bạc hà, đồng thời ngửi nhẹ mùi hương để tăng cảm giác thư giãn và cải thiện chất lượng giác ngủ
  • Uống 1 ly trà bạc hà/ ngày.

10. Trà nghệ

Nghệ nổi tiếng với khả năng kháng viêm và cải thiện tiêu hóa. Hơn nữa loại thảo dược này còn có tác dụng điều trị chứng mất ngủ và mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tổng thể.

Curcumin – thành phần hoạt chất trong củ nghệ là một chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Thành phần này có tác dụng đẩy lùi các tình trạng viêm, điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Từ đó giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ, thư giãn não bộ và giúp ngủ nhanh hơn.

Một số tác dụng khác của nghệ:

  • Chống trầm cảm
  • Giảm đau do viêm xương khớp
  • Phòng ngừa những bệnh lý do virus, ung thư, bệnh Alzheimer
  • Điều trị đau đầu, chống mặt
  • Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Giảm nồng độ cholesterol xấu “LDL” trong máu
  • Giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, trà nghệ được ưu tiên hàng đầu trong điều trị chứng mất ngủ và cải thiện các vấn đề về sức khỏe. Vì có độ lành tính cao nên nghệ có thể được dùng hàng ngày.

Trà nghệ trị mất ngủ không chứa caffein. Chính vì vậy bạn có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Khi sử dụng, hãy thêm một ít mật ong vào trà nghệ để tăng hương vị và tăng khả năng điều trị chứng mất ngủ.

Cách pha trà nghệ:

  • Cho 200ml sữa hoặc nước vào nồi
  • Đun nóng, thêm 1 thìa cà phê bột nghệ, khuấy cho tan
  • Thêm một ít mật ong nguyên chất và nước cốt chanh tươi
  • Đun nhỏ lửa trong 10 phút, khuấy đều để các nguyên liệu tan hết
  • Uống trà nghệ khi còn ấm nóng.

11. Trà tâm sen

Đây là một trong những loại trà trị mất ngủ hiệu quả nhất. Tâm sen (phần tim bên trong hạt sen) có tính hàn, vị đắng, quy vào kinh tâm. Khi dùng giúp trấn an thần, thanh tâm, giải nhiệt, giảm mệt mỏi và căng thẳng đầu óc. Từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và kéo dài thời gian ngủ hiệu quả.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, tâm sen có chứa alcaloid. Đây là một hoạt chất có khả năng làm dịu thần kinh và an thần rất tốt. Khi sử dụng, alcaloid giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. Đồng thời gây buồn ngủ, giúp người bị mất ngủ giảm nhẹ tình trạng và ngủ sâu giấc hơn.

Trà tâm sen
Trà tâm sen giúp cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ bằng cách làm dịu hệ thần kinh và an thần

Cách pha trà tâm sen:

  • Chuẩn bị 3 gram tim sen khô
  • Cho tim sen vào tách và rót 300ml nước sôi
  • Hãm vị thuốc từ 15 – 20 phút
  • Uống từng ngụm. Có thể thêm một muỗng mật ong nguyên chất để giảm bớt vị đắng và tăng hiệu quả chữa mất ngủ
  • Uống trước khi ngủ khoảng 30 – 60 phút.

Lưu ý:

  • Không nên uống trà tim sen mỗi ngày để tránh gây hạ huyết áp và mệt mỏi.
  • Tránh dùng tim sen liên tục trên 1 tháng.
  • Tuyệt đối không lạm dụng.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai, người chán ăn, tỳ vị hư yếu, hay đi lỏng, thể hàn, rối loạn tiêu hóa.

Tham khảo thêm: Mách Bạn 9 Cách Dùng Tim Sen Trị Mất Ngủ Cực Hiệu Quả

Lưu ý khi dùng trà trị mất ngủ

Hầu hết các loại trà trị mất ngủ không chứa caffein, chủ yếu được pha từ những loại thảo được lành tính. Hơn nữa những hoạt chất trong trà có khả năng thư giãn não bộ, tốt cho giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:

  • Pha trà và sử dụng đúng cách. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bạn và mang đến hiệu quả cao.
  • Hãy uống mỗi ngày một ly trà thảo mộc khác nhau để cảm nhận hiệu quả điều trị mất ngủ. Điều này giúp bạn lựa chọn một loại trà phù hợp với tình trạng và cơ thể.
  • Những người bị nóng trong nên tránh dùng những loại thảo được có tính nóng/ ấm như gừng.
  • Nên dùng trà trị mất ngủ kết hợp với các biện pháp tại nhà để tăng hiệu quả, chẳng hạn như vệ sinh giấc ngủ, ngồi thiền, tập thể dục đều đặn, kiểm soát căng thẳng…
  • Đối với phụ nữ mang thai và đang nuôi con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trên đây là 10 loại trà trị mất ngủ cực tốt, giúp ngủ nhanh và ngủ ngon giấc. Những loại trà này có độ an toàn cao và mang đến hiệu quả nhanh. Vì vậy bạn có thể cân nhắc áp dụng để cải thiện tình trạng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger