Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay giật mình: Cách khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay giật mình khi ngủ cả ngày lẫn đêm là hiện tượng khiến phụ huynh lo lắng. Có nhiều nguyên nhân liên quan dẫn đến tình trạng này. Bạn cần tìm hiểu, xác định vấn đề trẻ đang gặp phải để có hướng điều chỉnh, khắc phục phù hợp bảo vệ an toàn sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Giấc ngủ với trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Trẻ sơ sinh có giấc ngủ dài giúp cơ thể trẻ phát triển, nhất là các tế bào não. Do đó, giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Mỗi độ tuổi bé sẽ cần thời gian ngủ khác nhau. So với người trưởng thành, trẻ có thể dành ra gần như cả ngày chỉ để “ngủ”.

Giấc ngủ với trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?
Trẻ sơ sinh giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng

Trung bình mỗi đứa trẻ khi chào đời phải ngủ từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày để các cơ quan, não bộ phát triển một cách ổn định nhất. Theo thời gian, khi trẻ ngày càng phát triển, nhu cầu giấc ngủ cũng sẽ rút ngắn dần và đạt mức 7 – 8 tiếng khi trẻ đã lớn.

Thời gian ngủ ban đêm và ban ngày sẽ có sự chênh lệch dựa trên tháp tuổi từ sơ sinh đến 2 tuổi. Bố mẹ nên theo dõi giấc ngủ của trẻ để sớm nhận biết các biểu hiện bất thường. Nếu trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay giật mình vào ban ngày, giữa đêm,… nên tìm hiểu nguyên do và giúp trẻ điều chỉnh.

Để một đứa bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh thì bên ngoài chế độ ăn uống, chất lượng sữa mẹ thì giấc ngủ là yếu tố cực kỳ quan trọng. Trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon, đủ giấc giúp cơ thể phát triển, đồng thời ổn định hệ thần kinh và cảm xúc của bé ở giai đoạn đầu khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài bụng mẹ.

Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng, thời gian ngủ dài nhưng trẻ sơ sinh sẽ không ngủ xuyên suốt 16 – 18 tiếng. Mỗi vài giờ một lần bé sẽ thức dậy để “ăn”. Vì thế, việc theo dõi lịch sinh hoạt thường ngày của một đứa trẻ sơ sinh là rất cần thiết để bố mẹ sớm phát hiện các biểu hiện lạ và can thiệp để bảo vệ sự an toàn cho đứa trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay giật mình

Nhiều trường hợp bố mẹ lo lắng khi nhận thấy trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay giật mình giữa đêm, quấy khóc không rõ nguyên do. Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng này. Theo đó, dưới đây là những yếu tố chính, bố mẹ cần lưu ý để có hướng điều chỉnh, khắc phục sớm giúp bé ngủ ngon, phát triển toàn diện:

Yếu tố sinh học giấc ngủ

Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh khác so với người trưởng thành. Theo những nghiên cứu đã chỉ ra, mỗi người sẽ có chu kỳ sinh học giấc ngủ theo độ tuổi. Đối với đứa bé mới sinh ra, giấc ngủ trẻ khá nhẹ và dễ dàng bị đánh thức, chỉ cần một hành động, rung lắc giường nhẹ,… trẻ cũng có thể cựa quậy hoặc thức giấc quấy khóc.

Nguyên nhân
Trẻ quấy khóc, giật mình thức giấc do những vấn đề sinh học tự nhiên của cơ thể

Bên cạnh đó, khi ngủ trẻ có nhịp thở nhanh và ngắn, đôi khi bất thường, bú không đủ sữa cũng là yếu tố khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thức giấc khi chưa đủ thời gian ngủ. Mẹ cần theo dõi, canh thời gian để gọi dậy và cho bé bú sữa đều đặn vài tiếng một lần để bé có giấc ngủ trọn vẹn.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh lý

Không loại trừ khả năng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc là do mắc phải các bệnh lý bẩm sinh hoặc bị tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh. Một số vấn đề có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ kể đến như các vấn đề về hệ tiêu hóa, bệnh đường hô hấp, thần kinh,…

Bố mẹ cần sớm nhận biết các bất thường ở trẻ sơ sinh như việc con bị khó thở, hay ho, khóc đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân, điều trị kiểm soát theo chỉ định của bác sĩ. 

Giai đoạn thoái triển giấc ngủ

Thoái triển giấc ngủ xảy ra ở những em bé từ 4 tháng tuổi trở đi, trẻ lúc này sẽ ngủ và thích thức dậy chơi đùa. Trẻ bắt đầu ham thích với những điều mới mẻ khiến cơ thể không còn muốn đi ngủ như giai đoạn trước đó. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có thể đến từ nguyên nhân này.

Nguyên nhân
Trẻ lớn hơn ham thích khám phá khiến thời gian ngủ ngắn đi, bé hay tự thức giấc

Bố mẹ nên chủ động điều chỉnh thói quen cho bé, giúp bé ngủ đúng giờ, ăn đủ bữa. Một số cách giúp bé ngủ ngon hơn như tắm rửa mát mẻ cho bé, thay tả mới trước khi ngủ, hát ru, kể chuyện hoặc thể hiện cách hành động âu yếm tạo cảm giác an toàn giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Hiện tượng thoái triển giấc ngủ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn sau đó biến mất mà bạn không cần can thiệp điều trị bằng biện pháp chuyên sâu nào. Khi trẻ bắt đầu thích nghi với thế giới, môi trường sống và lịch sinh hoạt hàng ngày thì giấc ngủ sẽ quay lại chu kỳ sinh học bình thường.

Trẻ thức dậy để bú sữa

Trẻ sơ sinh không ngủ ngon giấc do phải thức dậy nhiều lần trong đêm để bú sữa. Đặc biệt là những em bé từ 1 – 3 tháng tuổi, bé cần được mẹ gọi dậy để “ăn” mỗi đêm ít nhất 1 – 2 lần. Theo quan điểm của nhiều người, mẹ nên cho bé bú 2 tiếng một lần để đảm bảo cơ thể bé được nạp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển.

Tuy nhiên, nhu cầu ăn uống của trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào thể trạng mỗi bé. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi về tần suất cho bé bú mỗi đêm để tránh tình trạng bé bị thiếu sữa hoặc phải thức dậy nhiều lần làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Sự thay đổi lịch trình giấc ngủ

Khi trẻ phát triển lớn hơn, như đã đề cập chúng sẽ có thời gian thức giấc nhiều hơn giai đoạn trước. Chúng sẽ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, thích nhìn ngắm các đồ vật hoặc con người, con vật,… Do đó, nhiều trường hợp bé bỏ qua giấc ngủ trưa, ngủ ít đi. 

Trường hợp bé ngủ ngon vào ban đêm mặc dù giấc ngủ ban ngày ngắn lại thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên ngược lại nếu bé ngủ hay bị giật mình thức giấc và khóc trong đêm, bạn cần giúp con điều chỉnh lại giấc ngủ ngày.

Tác động từ môi trường

Nơi ngủ của trẻ cần đảm bảo yên tĩnh, không có nhiều âm thanh ồn ào. Ngoài ra, mẹ cần chú ý nhiệt độ phòng không nên mở quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ khiến con thường xuyên giật mình, ngủ không ngon giấc.

Nguyên nhân
Không gian phòng ngủ ồn ào, nhiều tiếng nói chuyện, nhiều bụi bẩn,… khiến giấc ngủ của trẻ sơ sinh không được đảm bảo

Bố mẹ cũng nên điều chỉnh lại thói quen cá nhân như sử dụng điện thoại dị động hoặc các thiết bị điện tử có phát sóng xung quanh chỗ ngủ của bé để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Nên đảm bảo phòng ngủ, khu vực trẻ nằm sạch sẽ, thoáng mát, không chứa quá nhiều gấu bông, đồ vật có lông để không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Bạn nên thường xuyên dọn dẹp, vứt bỏ tã dơ, rác thải sinh hoạt của trẻ để giữ không gian phòng được sạch sẽ, thoáng mát, không có mùi khó chịu. Các tác động từ môi trường có thể nói là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc phổ biến hiện nay.

Trẻ sơ sinh khó chịu do tã ướt

Trẻ sơ sinh mặc tã bị ướt khiến cơ thể bé khó chịu, đây là nguyên nhân khiến bé khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Nếu không giúp bé thay tã mới thường xuyên khi tã cũ đã đầy, phần mông bẹn của bé có thể bị ẩm ướt dẫn đến viêm loét.

Ngoài ra, đối với giấc ngủ, việc mặc tã bị ướt làm bé hay quấy khóc. Nếu bạn nhận thấy trẻ có biểu hiện này nên kiểm tra xem tã của trẻ có quá đầy hay không. Nhanh chóng làm sạch, thay mới để bé ngủ ngon giấc hơn, đồng thời hạn chế các vấn đề không mong muốn khác.

Các nguyên nhân khác

Trên đây là những yếu tố có liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác tác động ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như ánh sáng ở phòng ngủ, trẻ không thích nghi với điều kiện thời tiết, trẻ bắt đầu mọc răng bị hành sốt ngủ không ngon,…

Nguyên nhân
Tìm nguyên nhân và giúp trẻ giải quyết để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Bố mẹ nên theo dõi những biểu hiện bất thường ở trẻ, nhất là thói quen ngủ để giúp bé điều chỉnh kịp thời. Việc mất ngủ ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ chập chờn, không đủ giấc diễn ra thời gian dài ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và sức khỏe tinh thần của trẻ, do đó bố mẹ không thể chủ quan.

Nhận biết trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Rất dễ dàng để bạn nhận thấy trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc thông qua các biểu hiện như trẻ bị giật mình, khó ngủ lại, giấc ngủ ngắn, có thể từ 5 – 15 phút, mỗi đêm bé có thể thức dậy hơn 3 lần, sau đó khó vào lại giấc.

Như các bạn đã biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Đây là thời gian giúp cơ thể trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Mỗi giai đoạn phát triển nhu cầu giấc ngủ ở trẻ sẽ có sự thay đổi nhất định, tuy nhiên sẽ không diễn ra đột ngột.

Do đó, nếu bạn nhận thấy trẻ có những triệu chứng bất thường, giấc ngủ bị rối loạn, sức khỏe kém nên thông báo với bác sĩ. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này ở trẻ sơ sinh, sau đó áp dụng các giải pháp khắc phục sớm để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên cũng có nhiều khả năng tình trạng này xuất hiện do bệnh lý. Như đã đề cập trong nội dung bài viết bên trên, trẻ sơ sinh rất dễ thức dậy nếu gặp phải một tiếng động hay những cử động dù là rất nhẹ.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ sơ sinh, bố mẹ cũng chịu nhiều rối loạn trong đời sống

Khi bé lớn tháng tuổi hơn các biểu hiện khó chịu khi ngủ cũng dần cải thiện, bé thích nghi với điều kiện sống bên ngoài bụng mẹ, thích nghi với nhịp độ sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp biểu hiện bất thường kéo dài, trẻ ngủ không ngon giấc nhiều đêm liền, mẹ cần quan sát và có hướng điều chỉnh sớm.

Bố mẹ cần quan sát giấc ngủ của trẻ, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nhận thấy tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh để được hỗ trợ, giúp bé khắc phục sớm. Bởi, nếu trẻ nhỏ không được ngủ đủ giấc, cơ thể suy nhược, đặc biệt các cơ quan trong cơ thể cũng không phát triển toàn diện.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến trí tuệ của trẻ sau này. Chính vì thế bố mẹ không nên chủ quan, thay vào đó hãy tìm hiểu những kiến thức về giấc ngủ của trẻ sơ sinh, phát hiện biểu hiện bất thường và giúp bé khắc phục càng sớm càng tốt.

Cách khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Vậy có cách nào để giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn không? Theo các chuyên gia, bố mẹ có thể điều chỉnh những vấn đề xung quanh môi trường sống, giúp trẻ cải thiện sức khỏe bên trong, ổn định giấc ngủ. Một số biện pháp được áp dụng như:

Cải thiện không gian phòng ngủ

Không gian khu vực trẻ sơ sinh nằm cần thông thoáng, sạch sẽ. Bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút bụi, có thể sử dụng máy làm sạch không khí, tạo độ ẩm phù hợp để bé có môi trường sống trong sạch hơn.

Ngoài ra, mẹ không nên để quá nhiều gối, gấu bông hoặc các vật dụng quá nhiều xung quanh người trẻ. Điều này có thể khiến bé cảm thấy khó thở hơn, không đủ oxy khiến cho giấc ngủ thường bị ngắt quãng, trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc.

Bên cạnh đó, chỗ nằm của bé nên là mặt phẳng êm, không bị cấn, cứng khiến cơ thể non yếu của trẻ sơ sinh bị khó chịu. Đây cũng là yếu tố làm bé ngủ không ngon. Nên chọn gối hoặc khăn mỏng nhẹ kê đầu bé để khi bé ngủ ngon, êm ái và không bị nôn trớ trong lúc ngủ.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Mẹ nên cho bé ti mỗi 2 – 3 tiếng một lần, cho bé bú khi thấy trẻ cựa quậy, quấy khóc, biểu hiện cho thấy bé đang đói. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ tốt cho sự phát triển của trẻ.

Cách khắc phục
Cho bé ăn no sẽ giúp giấc ngủ được ngon và sâu giấc hơn

Tuy nhiên trường hợp mẹ không đủ sữa có thể dùng các sản phẩm sữa bột dành cho bé sơ sinh để cung cấp thêm dưỡng chất cho trẻ. Bé được ăn ngon sẽ ngủ ngoan hơn, đồng thời cơ thể cũng phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não.

Do đó, mẹ nên lưu ý vấn đề này, không nên để bé bị đói sẽ làm cơ thể khó chịu khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó mẹ bỉm cũng hạn chế cho bé bú quá no, nên vỗ ợ cho bé trước khi cho bé ngủ tiếp để tránh trường hợp ọc sữa gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.

Xây dựng thói quen cho trẻ sơ sinh

Bố mẹ có thể cải thiện tình trạng ngủ không sâu giấc, ngủ giật mình ở trẻ sơ sinh bằng cách giúp bé xây dựng thói quen ngủ đủ từ nhỏ. Đặc biệt là giúp bé phân biệt được ngày và đêm, khi ngủ tắt hết đèn và mở đèn để cho bé biết là trời sáng và cần thức dậy.

Không gian phòng ngủ của bé cần yên tĩnh, ít tiếng ồn, tiếng nói chuyện để bé được ngủ ngon giấc hơn. Bởi, trẻ nhỏ khá nhạy cảm, chúng có thể giật mình khi chỉ nghe một âm thanh lạ, cử động nhẹ. Do đó, bạn cần lưu ý vấn đề này để hạn chế làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cửa con.

Tập cho bé thói quen ngủ một mình để bé dạn dĩ hơn, tuy nhiên bố mẹ vẫn phải luôn theo dõi giấc ngủ của con để có phản ứng bất thường xử lý kịp thời. Ngoài ra, hạn chế việc bế ẫm trẻ ru ngủ có thể khiến bé quen với điều này, khi ngủ ở nơi lạ, không được ẫm bồng sẽ làm trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, dễ giật mình.

tre-so-sinh-ngu-khong-sau-giac-5
Tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh

Cho bé ngủ vào những khung giờ nhất định, thời gian một em bé mới chào đời cần để ngủ đủ cho sự phát triển bình thường là 16 – 18 tiếng. Bạn có thể sắp xếp, phân bố thời gian ngủ và ăn để trẻ quen với nhịp độ sinh hoạt, tuân thủ nếp ăn ngủ khoa học hơn.

Phòng ngừa bệnh vặt ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh những vấn đề kể trên, bạn nên lưu ý hệ miễn dịch của bé khá yếu, đặc biệt là các em bé sơ sinh. Do đó, bố mẹ cần chủ động phòng tránh các bệnh vặt cho trẻ. Hạn chế để trẻ sơ sinh tiếp xúc với người lạ, không cho bé ở gần người đang mắc bệnh hô hấp, bệnh truyền nhiễm.

Thường xuyên vệ sinh khoang miệng, mũi của bé để loại bỏ hại khuẩn xâm nhập. Thay tã mới cho bé để khu vực vùng kín được thông thoáng, tránh viêm nhiễm gây lở loét ngoài da. Chăm sóc sức khỏe của trẻ thận trọng, phát hiện bất thường cần tìm hiểu ngay và giúp bé cải thiện sớm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Qua bài viết, hy vọng bạn đã biết được nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, dễ giật mình và có biện pháp khắc phục phù hợp. Trường hợp bé bị rối loạn giấc ngủ nặng, cơ thể có biểu hiện bất thường kéo dài hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và chữa trị sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger