Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc và các mẹo hay cho mẹ nên biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc thường do sự thay đổi về nhận thức và thể chất. Một số trường hợp khác liên quan đến chứng rối loạn lo âu, thường gặp ở trẻ 8 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên một số biện pháp đơn giản có thể cải thiện tình trạng này.

Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc
Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc do nhiều nguyên nhân, các biện pháp đơn giản có thể cải thiện tình trạng

Giấc ngủ bình thường của trẻ

Trẻ thường có giấc ngủ sâu và dài. Bởi trong giai đoạn này, giấc ngủ đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển của trẻ.

  • Từ 0 – 3 tháng tuổi: Hầu hết thời gian trong ngày đều dành vào giấc ngủ. Thời gian thức dậy ít, chủ yếu thức dậy để ăn. Trong giai đoạn này, giấc ngủ giúp cho trẻ tăng trưởng và phát triển nhanh. Đồng thời duy trì sự ổn định của trẻ.
  • Từ 3 – 12 tháng tuổi: Trẻ ngủ suốt cả đêm, thức dậy để ăn và chơi lâu hơn vào ban ngày. Từ tháng 11 – 12, giấc ngủ của trẻ được ổn định, trẻ có 1 – 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ cả đêm.
  • Từ 12 tháng tuổi: Trẻ có giấc ngủ ổn định vào ban đêm và 1 giấc ngủ dài vào ban ngày.

Vì sao trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc?

Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc thường do những nguyên nhân dưới đây:

  • Sự thay đổi về nhận thức và thể chất

Trong các giai đoạn phát triển, trẻ có sự thay đổi về thể chất và nhận thức. Điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra một số rối loạn. Từ đó khiến trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc.

  • Rối loạn lo âu

Mặc dù ít gặp nhưng rối loạn lo âu có thể xảy ra, đồng thời khiến trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc. Tình trạng này chủ yếu do trẻ muốn ôm ấp và được vỗ về vào ban đêm. Chứng rối loạn lo âu khiến trẻ khó chủ, dễ tỉnh giấc và quấy khóc. Tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi.

  • Mệt mỏi hoặc phấn khích quá mức

Trẻ mệt mỏi hoặc phấn khích quá mức sau một ngày vui chơi có thể làm gián đoạn giấc ngủ, trẻ cảm thấy bồn chồn và không thể ngủ ngon giấc.

  • Đói vào ban đêm

Cảm giác đói khiến trẻ tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm. Đối với trường hợp này,việc ăn no sẽ giúp trẻ ngủ ngon trở lại.

  • Uống sữa nhiều lần vào ban đêm

Để tránh trẻ 1 tuổi bị đói vào ban đêm, không ít phụ huynh giữ thói quen cho trẻ uống sữa nhiều lần và liên tục. Việc thường xuyên đánh thức trẻ vào ban đêm khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển trong tương lai.

  • Tã lót/ quần áo bẩn, ẩm ướt

Chiếc tã lót, quần áo bẩn hoặc ẩm ướt khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy, thường xuyên vặn mình, ngủ không sâu giấc.

  • Bệnh lý

Một số bệnh lý như viêm họng, nghẹt mũi, viêm tai… khiến trẻ khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Khi điều này xảy ra, trẻ thường xuyên tỉnh giấc và quấy khóc, đặc biệt là ban đêm. Do đó, bạn cần chú ý quan sát, kiểm tra những biểu hiện của trẻ để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc do bệnh lý
Một số bệnh lý khiến trẻ quấy khóc, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ
  • Mọc răng

Chiếc răng đầu tiên thường mọc trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi. Điều này có thể khiến trẻ khó chịu, bứt rứt. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

  • Trẻ chưa buồn ngủ

Từ 1 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu hứng thú với mọi vật và sự việc xung quanh, thường rất hiếu động. Điều này khiến trẻ khó ngủ, thường hay tỉnh táo. Hãy chơi với trẻ trong thời gian ngắn, sau đó nhẹ nhàng đưa trẻ vào giấc ngủ sâu.

  • Thiếu vitamin và khoáng chất

Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc, khó ngủ có thể do thiếu một số loại vitamin và khoáng chất. Cụ thể như:

    • Magie: Magie đóng vai trò quan trọng trong việc tăng chất lượng giấc ngủ và cải thiện chức năng não. Do đó việc không bổ sung hàm lượng magie cần thiết có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
    • Chất béo: Không bổ sung đủ hàm lượng chất béo cho trẻ (đặc biệt là omega-3) sẽ làm chậm quá trình phát triển về thể chất, mắt và trí não của trẻ. Hơn nữa axit béo omega-3 có tác dụng ổn định nồng độ hormone cần thiết, cải thiện tâm trạng và duy trì chất lượng giấc ngủ. Do đó, thiếu hụt loại axit béo này có thể gây ra nhiều vấn đề về giấc ngủ.
    • Vitamin D: Không chỉ làm tăng nguy cơ còi xương chậm lớn, thiếu vitamin D còn khiến trẻ ngủ không sâu giấc, trẻ chậm mọc răng và giảm chức năng miễn dịch.
    • Thiếu Canxi: Cần bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xương chắc khỏe và mọc răng. Ngoài ra canxi còn giúp hỗ trợ ổn định giấc ngủ, tránh ngủ không sâu giấc và thường xuyên giật mình.

Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc có sao không?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều không quá nghiêm trọng, chủ yếu do những nguyên nhân thông thường, có thể cải thiện nhanh bằng những biện pháp đơn giản.

Tuy nhiên phụ huynh cần tránh chủ quan. Bởi rối loạn giấc ngủ lâu ngày có thể khiến trẻ suy nhược, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não.

Nếu giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng do bệnh lý, hãy đưa trẻ thăm khám và điều trị bằng những phương pháp thích hợp (theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa).

Nên làm gì khi trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc?

Nhiều biện pháp giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, hạn chế tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm. Dưới đây là những biện pháp tốt nhất:

1. Tập thói quen ngủ đúng giờ

Từ 6 – 8 tháng tuổi, bạn nên tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ để phòng ngừa và hạn chế trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc. Để thực hiện, hãy thiết lập thời gian ngủ phù hợp cho trẻ, sau đó cho trẻ ngủ vào những khung giờ cố định. Điều này giúp thiết lập đồng hồ sinh học. Vào giờ đi ngủ, bé sẽ dễ dàng hơn trong việc chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Theo các chuyên gia, trẻ 1 tuổi cần tập thói quen ngủ trước 21h (khoảng từ 20h – 21h), thức dậy lúc 7h30 vào buổi sáng hôm sau. Điều này giúp đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ, trẻ mau lớn, phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Tập thói quen ngủ đúng giờ
Tập thói quen ngủ đúng giờ giúp thiết lập đồng hồ sinh học và thời gian ngủ phù hợp cho trẻ

2. Tránh ngủ nhiều vào ban ngày

Từ 12 tháng tuổi trở lên, trẻ đã có sự ổn định về giấc ngủ. Trong đó trẻ có xu hướng ngủ suốt đêm và ngủ 1 giấc vào ban ngày. Để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm, phụ huynh cần tránh cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày (không quá 2 tiếng/ ngày). Ngoài ra không nên cho trẻ ngủ quá trễ.

3. Tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho trẻ

Trong khi ngủ, bạn cần tạo cho trẻ cảm giác thoải mái và an toàn. Điều này giúp hạn chế chứng rối loạn lo âu, giúp trẻ an tâm và ngủ ngon giấc hơn.

Để tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho trẻ, bạn cần thực hiện một số điều đơn giản dưới đây:

  • Mở đèn với ánh sáng nhẹ: Ánh sáng nhẹ có thể giúp mang đến cảm giác an toàn, trẻ an tâm hơn trong khi ngủ.
  • Đặt thú bông vào chỗ ngủ của trẻ: Hãy đặt vào chỗ ngủ một chú gấu bông mà trẻ yêu thích. Điều này giúp trẻ có cảm giác thích thú và an tâm khi đi vào giấc ngủ.
  • Dỗ dành trẻ: Ba mẹ nên thường xuyên dỗ dành và tạo cảm giác ấm áp cho trẻ khi đi ngủ. Cách này giúp phòng ngừa chứng rối loạn lo âu hiệu quả, trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

4. Tạo không gian ngủ thích hợp

Không gian ngủ thích hợp là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho trẻ. Những cách cải thiện không gian dưới đây có thể khắc phục trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc:

  • Giữ không gian ngủ luôn yên tĩnh.
  • Phòng ngủ có ánh sáng nhẹ vừa đủ giúp tăng cảm giác buồn ngủ, trẻ an tâm và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, giữ không gian ngủ luôn sạch sẽ.
  • Giữ ẩm và nhiệt độ mát mẻ cho phòng ngủ (khoảng 27 – 28 độ C). Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra nên giữ nhiệt độ trong phòng tương thích với môi trường ngoài bởi điều này có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt khi ra ngoài.
  • Nên tắt những thiết bị ánh sáng trong phòng, đặc biệt là ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử. Từ 3 – 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu có phản ứng với ánh sáng. Chính vì vậy mà ánh sáng xanh từ những thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, máy tính bảng…) sẽ gây ra cảm giác khó ngủ cho trẻ.
Tạo không gian ngủ thích hợp
Tạo không gian ngủ thích hợp giúp khắc phục trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc, mang đến cảm giác thoải mái

5. Bổ sung vi chất

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc. Tốt nhất nên cho trẻ bú sữa đều đặn, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng vào chế độ ăn dặm của trẻ. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả, thịt, cá, tôm, trứng…

6. Giảm cẳng thẳng trước khi ngủ

Hãy giúp trẻ giảm căng thẳng trước khi đi ngủ. Nên kể chuyện, cho trẻ vận động thư giãn nhẹ nhàng. Đồng thời tạo cảm giác thoải mái, thư giãn và bình tĩnh cho trẻ trước khi đi ngủ. Điều này giúp giảm nồng độ hormone cortisol, tránh cortisol dư thừa dẫn đến căng thẳng và khó ngủ.

Phòng ngừa trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp phòng ngừa trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc:

Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dưỡng
Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dưỡng để phòng ngừa trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc
  • Xây dựng thói quen ngủ cho trẻ để thiết lập nhịp sinh học, giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Giữ không gian yên tĩnh và nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra nên thiết lập môi trường ngủ lý tưởng, tạo cảm giác an toàn cho trẻ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị những bệnh lý có khả năng gây khó chịu và rối loạn giấc ngủ cho trẻ.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn uống của trẻ, tránh cho trẻ cai sữa quá sớm.
  • Thường xuyên thay tã lót và quần áo cho trẻ. Tránh tã lót ẩm ướt gây ngứa ngáy, khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Thường xuyên vỗ về và tạo cảm giác an tâm cho trẻ trong khi ngủ.

Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc do nhiều nguyên nhân, thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy bạn nên tạo môi trường ngủ lý tưởng, thiết lập thói quen ngủ, thường xuyên vỗ về và áp dụng những biện pháp khác để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger