Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Giữa Là Do Đâu? Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nếu kéo dài không được khắc phục. Nguyên nhân gây mất ngủ ở thai phụ giai đoạn này có thể do các yếu tố bên trong, bên ngoài cơ thể. Xác định nguyên nhân để có hướng khắc phục phù hợp, giúp thai kỳ ổn định và khỏe mạnh.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa là do đâu?

Mất ngủ xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Mỗi giai đoạn thai kỳ, cơ thể phụ nữ có những biến chuyển nhất định. Thai nhi càng to, người mẹ càng gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt, giấc ngủ cũng dễ bị thay đổi, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa là do đâu?
Bà bầu trong tam cá nguyệt thứ 2 dễ bị mất ngủ, khó chịu

Theo đó, nhiều bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ cho biết họ không thể ngủ ngon hàng đêm do những thay đổi trong cơ thể ngày càng rõ ràng hơn. Đêm đến họ thường thấy người khó chịu, thường đi tiểu đêm, đói bụng,… và nhiều biểu hiện khác khiến giấc ngủ không còn dễ dàng như giai đoạn chưa mang thai.

Thực tế tình trạng mất ngủ khi mang thai xảy ra khá phổ biến. Mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp không cần dùng thuốc giúp giấc ngủ ngon hơn, bảo vệ an toàn sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên, đối với trường hợp bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa kéo dài, trở nên nặng nề cần có sự theo dõi, kiểm tra và điều trị y tế.

Vậy, nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng này? Dưới đây là những yếu tố tác động chính khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ:

Tần suất tiểu đêm tăng

Em bé phát triển càng lớn càng chèn ép các cơ quan xung quanh. Trong đó, bàng quang là nơi chịu áp lực nhiều nhất khiến cho chị em khi mang thai có cảm giác buồn tiểu thường xuyên. Tình trạng tiểu đêm là một trong những vấn đề làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ mang thai.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa do em bé đã phát triển kích thước lớn hơn, chèn ép lên bàng quang. Tiểu đêm thường xuyên khiến mẹ bầu khó quay lại giấc ngủ, ngủ không ngon giấc. Lâu dần khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Khó chịu, đau nhức đầu

Bà bầu có thể dễ bị hại khuẩn tấn công gây ra các loại bệnh như cảm sốt, đau đầu, buồn nôn,… Những triệu chứng khó chịu có thể xuất hiện vào ban đêm. Tình trạng này kéo dài làm giấc ngủ của bà bầu bị ảnh hưởng, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa còn có thể là do đường hô hấp gặp vấn đề, khó thở khiến cơ thể không đủ oxy phải thở bằng miệng. Cơ thể xoay chuyển nhiều để thoải mái hơn làm giấc ngủ cũng bị gián đoạn. Đối với trường hợp mất ngủ do cảm, bệnh lý phải thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ khắc phục.

Ăn khó tiêu, hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Ngoài vấn đề về đường hô hấp, bệnh cảm do nhiễm lạnh,… khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa. Tình trạng này có thể xảy ra do hệ tiêu hóa của bà bầu không khỏe. Ăn không tiêu cũng là tác nhân khiến bà bầu khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa là do đâu?
Bụng chướng khó tiêu hóa khiến mẹ bầu ngủ không ngon giấc

Chính vì nguyên do này mà các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ khi mang thai nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa. Ngoài ra trước giờ ngủ không nên ăn quá no để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trong thời gian mang thai, đảm bảo an toàn cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi.

Chuột rút khi ngủ, đau lưng

Bà bầu khó ngủ, ngủ không ngon giấc về đêm có thể là do bị chuột rút thường xuyên, lưng đau nhức, mỏi mệt do thai nhi ngày càng phát triển kích thước lớn hơn. Đây có thể nói là nguyên nhân thường gặp, khó kiểm soát, bởi chúng là các vấn đề mà gần như bà bầu nào cũng phải trải qua.

Bởi, thai phát triển, hormone trong cơ thể bà bầu biến đổi, mất cân bằng hoặc tăng giảm đột ngột ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Do đó bà bầu thường cảm thấy mỏi mệt, đi lại khó khăn, đau nhức, chuột rút thường xuyên. Ngoài ra còn thường xuyên đau nhức thắt lưng.

Sự chuyển động của thai nhi

Em bé trong bụng ngày càng lớn dần. Đặc biệt là giai đoạn thai nhi đã có đủ chân tay, chúng bắt đầu có những chuyển động bên trong bụng mẹ. Mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ đã có thể cảm nhận được điều này. Nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ cũng có thể do nguyên nhân này gây ra.

Thời gian sinh học của em bé khác so với cơ thể người mẹ. Khi cơ thể người mẹ nghỉ ngơi, thư giãn, đặc biệt là khi ngủ cũng là lúc thai nhi hoạt động tích cực. Chính vì thế, nhiều bà bầu cảm thấy khó chịu khi ngủ do thai nhi đạp bụng mẹ hoặc có những chuyển động tay chân bên trong.

Các yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa còn xảy ra do chịu ảnh hưởng từ các tác động khác. Chẳng hạn mất ngủ do tư thế nằm không thoải mái, không gian phòng ngủ có nhiều âm thanh ồn ào, không vệ sinh sạch sẽ chứa nhiều bụi bẩn, mùi hương khó chịu,… và nhiều nguyên nhân khác.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa là do đâu?
Khó ngủ khi mang thai còn xảy ra do nhiều yếu tố khác

Những tác nhân tưởng chừng như vô hại lại có thể là nguyên nhân khiến bà bầu khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Bởi cơ thể phụ nữ khi mang thai trở nên vô cùng nhạy cảm, nếu gặp tác nhân không phù hợp có thể khiến bà bầu khó ngủ kéo dài. Cần xác định yếu tố nguy cơ để giúp chị em phụ nữ thay đổi, kiểm soát giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Nhận biết tình trạng mất ngủ 3 tháng giữa

Nhận biết các triệu chứng bất thường ở cơ thể bà bầu mang thai 3 tháng giữa để có những điều chỉnh, khắc phục cho phù hợp. Theo đó tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa cần được kiểm soát tốt để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Thông báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy tình trạng này kéo dài không thuyên giảm. Những dấu hiệu cảnh báo mất ngủ ở phụ nữ mang thai, bạn đọc cần lưu ý:

  • Khó ngủ, trằn trọc không thể vào giấc.
  • Ngủ không ngon, thường xuyên giật mình giữa đêm, không ngủ lại được như bình thường.
  • Thức dậy sớm hơn so với thời gian, cơ thể có cảm giác uể oải, buồn ngủ sau khi thức dậy.
  • Mệt mỏi, không có sức lực, tính tập trung kém, cơ thể yếu hơn.
  • Buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày, tuy nhiên ban đêm lại khá tỉnh táo.

Ngoài những biểu hiện kể trên, tùy tình trạng sức khỏe của mẹ bầu mà triệu chứng có thể đi kèm nhiều vấn đề khác. Bạn đọc cần phát hiện sớm, thông báo với bác sĩ để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời để tránh gặp phải các rủi ro không tốt cho cả hai mẹ con.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa ảnh hưởng gì không?

Hiện tượng mất ngủ ở bà bầu nói chung, mất ngủ 3 tháng giữa nói riêng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đây có thể nói là tình trạng không có lợi cho cả hai mẹ con nếu vẫn tiếp diễn mà không được cải thiện.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa ảnh hưởng gì không?
Mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Bởi giấc ngủ là yếu tố quan trọng, bên cạnh bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, bà bầu cần một giấc ngủ ngon để thai nhi có điều kiện phát triển tốt hơn. Nếu chất lượng giấc ngủ kém, thai phụ có thể đối mặt với nhiều rủi ro, chẳng hạn:

  • Cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc thường xuyên khiến cho bà bầu không tỉnh táo, tinh thần dễ thay đổi thất thường, dễ suy nghĩ tiêu cực, nổi nóng.
  • Não bộ không được nghỉ ngơi trong thời gian dài, mất ngủ dẫn đến thiếu oxy cho não gây đau đầu nhiều hơn, đặc biệt còn có khả năng gây huyết áp cao cùng với các bệnh lý khó chịu.
  • Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, tình trạng mất ngủ kéo dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bà bầu khó ngủ, ngủ không ngon giấc đến thời gian sinh nở còn làm tăng nguy cơ phải sinh mổ, bởi cơ thể người mẹ không đủ sức cho phương pháp sinh thường.
  • Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bà bầu ngủ không ngon giấc, mất ngủ trong thời gian mang thai còn gặp phải tình trạng thời gian chuyển dạ kéo dài hơn so với những phụ nữ khác.

Ngoài những vấn đề kể trên, tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa diễn ra trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến làn da, sức khỏe tổng thể của thai phụ, em bé sinh ra yếu hơn, kém phát triển trí tuệ,… và rất nhiều hệ lụy khác. Bạn cần chủ động kiểm soát, thông báo bác sĩ để khắc phục mất ngủ càng sớm càng tốt.

Cách điều trị mất ngủ cho bà bầu 3 tháng giữa

Có nhiều biện pháp giúp bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa cải thiện tình trạng. Theo đó, tùy vào nguyên nhân mà bạn lựa chọn giải pháp can thiệp phù hợp. Đối với trường hợp mất ngủ do yếu tố ngoại cảnh, tác nhân bên ngoài, bạn có thể khắc phục bằng biện pháp tại nhà không dùng thuốc.

Trường hợp mất ngủ do bệnh lý, các vấn đề bên trong cơ thể người mẹ, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho bà bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi. Dưới đây là những biện pháp được áp dụng:

Điều trị không dùng thuốc

Áp dụng các biện pháp giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn, tránh tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản, bạn đọc có thể áp dụng, điều chỉnh để giúp chất lượng giấc ngủ 3 tháng giữa của mẹ bầu được cải thiện tốt, an toàn:

Cách điều trị mất ngủ cho bà bầu 3 tháng giữa
Cải thiện giấc ngủ bằng các biện pháp không dùng thuốc tại nhà
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn những món ăn trị mất ngủ phù hợp với bà bầu, chẳng hạn như món ăn từ đầu nành, hạt sen, hoa thiên lý,… Cân bằng chế độ dinh dưỡng, hạn chế ăn ban đêm quá no để giúp bạn hạn chế nguy cơ tức bụng, khó tiêu khiến giấc ngủ không ngon.
  • Trường hợp bà bầu mất ngủ do không gian sinh hoạt ồn ào, không được vệ sinh tốt. Bạn cần cải thiện bằng cách thay đổi không gian ngủ cho bà bầu, giảm tiếng ồn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giặt chăn màn thường xuyên để hạn chế bụi bẩn ảnh hưởng đến giấc ngủ, đường hô hấp. Kê đầu khi ngủ với gối cao vừa phải, nằm nghiêng và sử dụng các gối mềm kê lưng, kê chân,… ngủ với tư thế cơ thể cảm thấy thoải mái, không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Massage nhẹ nhàng cơ thể trước khi đi ngủ để máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng chuột rút, đau mỏi khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bạn có thể ngâm chân với nước ấm, một chút muối hoặc lá thảo dược để cải thiện giấc ngủ mà không cần dùng thuốc.
  • Sử dụng trà thảo dược uống mỗi tối trước khi đi ngủ. Đây là cách cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài cho bà bầu. Tuy nhiên chỉ nên dùng loại thảo dược lành tính, an toàn cho cả mẹ và bé. Bạn có thể tham khảo ý kiến người có chuyên môn về vấn đề này.
  • Đi bộ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, tập thể dục, vận động cơ thể phù hợp giúp bà bầu có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, việc rèn luyện thể chất đúng cách trong thời gian mang thai còn mang lại nhiều lợi ích khác, tốt cho sự phát triển của trẻ và quá trình sinh nở sắp tới.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế áp lực khiến cơ thể thường xuyên trong trạng thái căng thẳng làm giấc ngủ rối loạn,… Bà bầu nên cố gắng sắp xếp lại cuộc sống, dành thời gian cho bản thân nhiều hơn để tránh nguy cơ mất ngủ trong thai kỳ ảnh hưởng sức khỏe của hai mẹ con.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Trường hợp mất ngủ trong thai kỳ xảy ra do ảnh hưởng từ bệnh lý bên trong cơ thể, bà bầu cần đến thăm khám bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi được chỉ định. Tuyệt đối không tự ý lạm dụng thuốc tân dược để tránh trường hợp gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách điều trị mất ngủ cho bà bầu 3 tháng giữa
Khám và điều trị mất ngủ cho bà bầu mang thai 3 tháng giữa theo hướng dẫn của bác sĩ

Theo đó, dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bà bầu. Trường hợp bệnh nhẹ, thuốc sử dụng trong thời gian ngắn ngày, không dùng tùy tiện để giảm rủi ro gặp tác dụng phụ. 

Đối với tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn, phương án điều trị sẽ được cân nhắc thực hiện để đảm bảo an toàn tốt nhất cho mẹ và thai nhi. Thuốc Tây được chỉ định cho đối tượng phù hợp, dưới sự theo dõi điều trị nghiêm ngặt của bác sĩ.

Ngoài ra, một số bà bầu hiện nay còn tìm đến các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ. Phương án này cũng khá an toàn, bởi thuốc Đông y tương đối lành, ít nguy cơ gây tác dụng phụ cho phụ nữ mang thai. Mặc dù vậy, bạn cũng cần thăm khám và chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn, không tự ý sử dụng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa dùng thuốc điều trị có hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro. Do đó, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ khoa nhi, trình bày tình trạng đang gặp phải để được bác sĩ hướng dẫn biện pháp khắc phục đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Chăm sóc, phòng tránh bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó kể đến như yếu tố bên trong cơ thể và các tác nhân có thể điều chỉnh từ bên ngoài. Trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài không được khắc phục, cơ thể bà bầu mệt mỏi, dễ gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Chăm sóc, phòng tránh bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
Chăm sóc cơ thể, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon trong suốt thai kỳ

Do đó, bà bầu nên tìm biện pháp điều chỉnh, khắc phục giúp giấc ngủ ngon hơn, phục hồi cơ thể. Ngoài ra, chủ động phòng tránh mất ngủ cũng là việc mẹ bầu nên thực hiện. Các vấn đề cần lưu ý để giúp chất lượng giấc ngủ được cải thiện trong thai kỳ:

  • Không sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, đồ dùng có sóng điện tử trước khi đi ngủ để hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu. Đặt những thiết bị điện tử xa cơ thể khi ngủ cũng là cách giúp bạn bảo vệ an toàn sức khỏe bản thân và thai nhi.
  • Trước khi ngủ không nên ăn uống quá no, hạn chế các món quá nóng, ngọt, chua,… làm kích thích cơ thể khiến bạn rơi vào tình trạng ngủ khó, khó chịu khi đi ngủ. Ưu tiên ăn những món dễ tiêu hóa, nhẹ bụng để không gặp phải tình trạng mất ngủ trong giai đoạn mang thai.
  • Tránh xa khói thuốc lá, không sử dụng rượu bia hoặc những thức uống chứa cồn để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, giúp giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.
  • Thể dục thể chất và cả tinh thần, giữ tâm lý thoải mái, hạn chế áp lực, căng thẳng, điều tiết những suy nghĩ bi quan, tiêu cực để cơ thể khỏe mạnh, tránh mất ngủ trong thời gian mang thai. Tập luyện, vận động thể chất nhẹ nhàng để điều hòa máu huyết lưu thông tốt hơn, giúp giấc ngủ ngày càng được cải thiện.
  • Theo dõi sức khỏe, đến gặp bác sĩ sản khoa định kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ để kịp thời phát hiện và xử lý các bất ổn đang xuất hiện. Trường hợp bà bầu bị rối loạn giấc ngủ có thể tham khảo cách khắc phục từ bác sĩ chuyên khoa.

Những thông tin về việc bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa kể trên hy vọng đã giải đáp các thắc mắc cho bạn đọc. Mặc dù là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Nhất là khi nhận thấy bà bầu thường xuyên mất ngủ, khó ngủ. Hãy chủ động đưa bà bầu đi thăm khám để điều trị, bảo vệ an toàn cho thai kỳ khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger