Rối Loạn Giấc Ngủ Uống Thuốc Gì? 8 Loại Tốt Nhất Hiện Nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì? Theo các chuyên gia, để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám và chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi, các thuốc chữa rối loạn giấc ngủ có dược tính mạnh, nhiều nguy cơ gây nghiện, phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, một số nguy cơ khi lạm dụng hoặc dùng thuốc sai cách gặp phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Dùng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ khi nào?

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đây là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, sắp xếp lại “bộ máy” hoạt động chuẩn bị cho một ngày mới sắp đến. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, con người phải chạy theo những nhu cầu, công việc và nhiều vấn đề khiến giấc ngủ ngày càng kém chất lượng.

Dùng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ khi nào?
Rối loạn giấc ngủ là vấn đề nhiều người gặp phải, nếu kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe

Trong đó, một số đối tượng gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Đây là tình trạng thường gặp, xuất hiện do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Trường hợp giấc ngủ kém diễn ra ngắn hạn, cơ thể sau khi phục hồi giấc ngủ cũng dẫn trở lại nhịp độ bình thường.

Mặc dù vậy nhiều người chủ quan, không điều chỉnh thói quen, điều trị bệnh hay lạm dụng thuốc tân dược,… khiến giấc ngủ ngày càng rối loạn. Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc kéo dài khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi, suy nhược dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

Do đó, nhiều bệnh nhân mắc chứng rối loạn giấc ngủ đã tìm đến biện pháp dùng thuốc để cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ cũng tiềm ẩn rủi ro. Chính vì thế, người bệnh nên chủ động khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì và khi nào nên uống? Theo các chuyên gia, hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị mất ngủ. Việc dùng thuốc chỉ áp dụng cho trường hợp thật sự cần thiết khi cơ thể không đi vào giấc ngủ mặc dù đã dùng các phương án khác như uống trà, massage, loại bỏ thói quen xấu,…

Dùng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ khi nào?
Bác sĩ kê đơn thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ

Lúc này, thuốc tân dược sẽ được bác sĩ cân nhắc thêm vào đơn thuốc giúp bệnh nhân điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ. Dùng thuốc cho các trường hợp nặng như:

  • Người bị mất ngủ, khó ngủ diễn ra trong thời gian dài không thuyên giảm.
  • Người đang bị rối loạn lo âu, stress nặng khiến chất lượng giấc ngủ kém.
  • Cơ thể có dấu hiệu suy nhược nặng khi rối loạn giấc ngủ diễn ra liên tục, thường xuyên. 
  • Người bệnh có các biểu hiện biến chứng do mất ngủ trong thời gian dài không thuyên giảm.

Thuốc có tác dụng an thần, giúp bệnh nhân ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị rối loạn mất ngủ tân dược thường có hoạt chất cao, giúp bệnh nhân đi vào giấc ngủ dễ dàng nhưng cũng có khả năng gây phụ thuộc, phát sinh cảm giác nghiện, không thể bỏ thuốc.

Chính vì thế, bác sĩ khuyên người bệnh dùng thuốc theo phác đồ. Không nên tự ý sử dụng thuốc tân dược chữa rối loạn giấc ngủ khi chưa xác định mức độ, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe thực tế. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để sớm đạt hiệu quả tốt, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì? Các loại thường dùng

Vậy người bị rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì để cải thiện? Bạn đọc cần dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và sớm đạt kết quả tốt nhất. Dưới đây là những thuốc thường được kê đơn giúp bệnh nhân ngủ ngon giấc hơn, giảm rủi ro biến chứng khi rối loạn giấc ngủ kéo dài:

Gardenal

Gardenal được kê đơn cho đối tượng bệnh nhân gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, Gardenal còn được chỉ định cho bệnh nhân mắc chứng động kinh, người bị co giật mắc uốn ván,… Thuốc chứa hoạt chất chính là Phenobarbital và các tá dược vừa đủ, có dạng uống và tiêm tĩnh mạch.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?
Gardenal được dùng cho bệnh nhân gặp vấn đề về giấc ngủ

Theo đó, hoạt chất Phenobarbital thực tế là chất có tác dụng chống co giật thuộc Barbiturat. Nhờ đó, bệnh nhân đang gặp vấn đề về thần kinh khiến giấc ngủ bị rối loạn, cũng như các vấn đề kể trên được kiểm soát, cải thiện hiệu quả. 

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh lạm dụng thuốc, đặc biệt đối với trẻ em nếu không muốn gặp tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Uống 1 viên mỗi tối trước khi đi ngủ để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài.

Chống chỉ định: Không sử dụng Gardenal cho người bị quá mẫn với thành phần thuốc, không dùng nếu cơ thể có hiện tượng suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa Porphyrin.

Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc có thể gây ra một vài phản ứng phụ trong thời gian uống như buồn ngủ, thiếu máu, đau nhức xương khớp, dị ứng,… Trường hợp quá liều có thể gây ngộ độc, suy hô hấp dẫn đến hôn mê, thậm chí là suy tim, trụy tim. Do đó, bạn đọc cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, không tùy tiện dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi.

Melatonin

Melatonin là thuốc được chỉ định trong điều trị mất ngủ. Với thành phần hoạt chất chính là Melatonin, đây là hormone sinh ra từ tuyến tùng giúp ổn định và điều hòa giấc ngủ. Tuy nhiên thực tế đây không phải là một loại thuốc ngủ như nhiều người vẫn nhầm lẫn.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?
Cung cấp hormone Melatonin cải thiện chất lượng giấc ngủ

Cơ thể người có thể tự tạo ra Melatonin vào ban đêm. Một số bệnh nhân không tự sản xuất được hormone này sẽ rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ không yên giấc,… Ngoài ra, càng về già, số lượng hormone Melatonin được sinh ra cũng ít dần, đó là lí do người già thường gặp các vấn đề về giấc ngủ.

Bác sĩ chỉ định dùng Melatonin cho người bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài. Ngoài ra, Melatonin còn được sử dụng cho đối tượng mắc chứng Alzheimer, người bị tẹo cơ xơ cứng, huyết áp cao khi ngủ, ung thư hoặc các trẻ em mắc bệnh về thần kinh, rối loạn phổ tự kỷ.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng. Liều lượng dùng thuốc cho người lớn và trẻ em khác nhau, bạn đọc không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa đưa bé đến bệnh viện thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn. 

Tác dụng phụ: Người dùng Melatonin có thể bị đau đầu, chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, buồn ngủ. Một số tác dụng phụ ít gặp hơn như bị run tay, chân, lo lắng, khó chịu, mất tỉnh táo, trầm cảm,… Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường ngày càng nặng nề.

Phamzopic

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì? Phamzopic là thuốc thường có mặt trong đơn thuốc chữa bệnh liên quan đến thần kinh, giấc ngủ cho người bệnh. Tùy mỗi trường hợp bác sĩ sẽ hướng dẫn liều dùng và cách sử dụng tương ứng cho bệnh nhân. Thuốc có dạng viên nén, dùng theo đường uống.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?
Bác sĩ kê đơn dùng Phamzopic cho bệnh nhân bị khó ngủ

Thành phần chính có trong thuốc là Zopiclon, đây là dẫn chất Cyclopyrrolon giúp an thần trong thời gian ngắn. Do đó, khi sử dụng thuốc Phamzopic gần như bệnh nhân sẽ đi vào giấc ngủ khá nhanh chóng và hiệu quả. 

Phamzopic thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn giấc ngủ, điều trị mất ngủ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, thuốc còn dùng cho nhiều trường hợp khác theo hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc đúng liều, đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị và tính an toàn đối với sức khỏe tổng thể.

Chống chỉ định: Phamzopic không kê đơn cho đối tượng có tiền sử bị dị ứng thành phần trong thuốc, người mắc chứng suy hô hấp nặng, người có phản ứng không lành mạnh đối với rượu, thuốc an thần,… Hãy dùng thuốc dựa theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ có thể khiến bệnh nhân gặp phải các phản ứng như đắng miệng, người uể oải buồn ngủ. Trường hợp phát hiện cơ thể suy nhược, đánh trống ngực, sụt cân,… hoặc các biểu hiện bất thường diễn ra ngày càng nặng, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh hoặc thay thế thuốc cho phù hợp.

Ambien

Ambien là một trong những loại thuốc được kê đơn cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hoặc các vấn đề liên quan khác đến giấc ngủ. Thành phần có trong thuốc gồm hoạt chất Zolpidem, đây là chất có tác dụng chữa mất ngủ, giúp cơ thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?
Ambien được kê đơn điều trị các vấn đề về giấc ngủ

Thuốc được kê đơn dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác. Liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi của bệnh nhân, tránh lạm dụng cho trẻ em và đặc biệt là phụ nữ có thai để hạn chế các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Do thuốc có dược tính tác dụng nhanh, bệnh nhân được hướng dẫn uống thuốc trước khi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Không sử dụng quá 10mg mỗi ngày để tránh xảy ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến trí nhớ, sức khỏe và sinh hoạt đời sống.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể khiến bệnh nhân ngủ nhiều, chóng mặt, trí nhớ kém, phát ban, tâm trạng dễ thay đổi,… và nhiều phản ứng khác. Trường hợp bạn nhận thấy biểu hiện bất thường kéo dài hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Diazepam

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì? Bác sĩ có thể kê đơn thuốc Diazepam cho bệnh nhân sử dụng. Đây là thuốc thuộc nhóm hướng thần, giúp cải thiện các vấn đề về thần kinh, lo âu dẫn đến mất ngủ. Thuốc chứa hoạt chất Diazepam tác dụng như một loại thuốc an thần.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?
Diazepam là một dạng thuốc thuộc nhóm an thần

Ngoài ra, thuốc còn được dùng cho nhóm đối tượng gặp vấn đề co giật, giúp thư giãn cơ và điều tiết thần kinh, cải thiện lo âu, giảm căng thẳng cho cơ thể,… Một số trường hợp chuyên gia còn dùng Diazepam như loại thuốc tiền gây mê, cai nghiện rượu cho nhiều người.

Mỗi đối tượng được chỉ định liều dùng tương ứng, phù hợp đảm bảo an toàn sức khỏe. Trường hợp dùng cho người khó ngủ, giúp an thần mỗi ngày uống từ 1 – 2 viên, không lạm dụng nếu không muốn gặp các tác dụng phụ nặng nề. Tham khảo ý kiến chuyên gia trong trường hợp sử dụng cho trẻ em.

Chống chỉ định: Không dùng Diazepam cho người đang bị suy nhược cơ, gặp vấn đề về hô hấp nặng, người ám ảnh sợ hãi, bệnh nhân loạn thần kinh mãn tính. Thuốc không phải là sản phẩm điều trị chứng bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Không dùng thuốc cho phụ nữ đang có thai, đang cho con bú.

Tác dụng phụ: Thuốc gây buồn ngủ vì thế không sử dụng thuốc khi đang lái xe hoặc điều khiển máy móc, Diazepam còn gây chóng mặt, đau đầu, mất tập trung, dị ứng, vàng da, bất ổn tâm lý, dễ kích động,…

Zaleplon

Zaleplon được chỉ định điều trị các vấn đề về giấc ngủ như ngủ không ngon giấc, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ. Thuốc chứa hoạt chất hoạt động mạnh mẽ, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh chóng, thư giãn não bộ một cách hiệu quả.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?
Thư giãn não bộ, ngủ ngon hơn với thuốc Zaleplon

Mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp. Thuốc Zaleplon được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với liều lượng tùy tình trạng sức khỏe, độ tuổi, phản ứng của cơ thể bệnh nhân. Sử dụng Zaleplon trong giai đoạn điều trị ngắn hạn, không kéo dài.

Thuốc có dạng viên nén dễ dùng, uống với nước ấm, dùng trước khi ngủ để cải thiện giấc ngủ hiệu quả nhất. Dùng thuốc cho những giấc ngủ dài 7-8 tiếng, thông thường bác sĩ không khuyến cáo bạn uống thuốc cho giấc ngủ ngắn để tránh khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu khi phải thức dậy lúc thuốc còn tác dụng.

Tác dụng phụ: Bất kỳ loại thuốc chữa rối loạn mất ngủ tân dược đều có phản ứng phụ khi sử dụng, Zaleplon không phải là trường hợp ngoại lệ. Bạn sẽ có biểu hiện chóng mặt, buồn ngủ, trí nhớ kém trong thời gian ngắn,… khi uống thuốc. Trường hợp nhận thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường nặng nề, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ, điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.

Bromazepam

Bromazepam được dùng cho người gặp vấn đề về rối loạn lo âu, căng thẳng, có tâm lý tiêu cực,… Ngoài ra, thuốc còn được dùng cho người gặp vấn đề giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Bác sĩ sẽ khám và kê đơn thuốc tương ứng với tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?
Bromazepam được kê đơn cho bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ

Bromazepam chứa thành phần chính là Bromazepam giúp điều trị bệnh liên quan, dùng theo đơn trong thời gian ngắn khoảng 2 – 4 tuần, không sử dụng dài hạn nếu chưa có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng mỗi trường hợp sẽ khác nhau, bệnh nhân nên đến bệnh viện khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Người trưởng thành dùng không quá 18mg mỗi ngày, trẻ em, người lớn tuổi hoặc đang mắc bệnh lý nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.

Chống chỉ định: Không chỉ định Bromazepam cho đối tượng quá mẫn với thành phần Bromazepam. Người đang gặp vấn đề về gan, thận, sức khỏe kém, phụ nữ có thai, người bị tiểu đường, nghiện rượu,…

Tác dụng phụ: Cơ thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ thường xuyên, hoa mắt, đau đầu, ngủ mê, giảm thị lực, phản ứng dị ứng ngoài da, khô miệng, giảm trí nhớ,… và nhiều biểu hiện khác. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy chúng xảy ra nặng nề hơn.

Zolpidem

Zolpidem cũng là thuốc được dùng cho người gặp vấn đề về giấc ngủ. Nếu bạn đang thắc mắc rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì thì đây có thể là thuốc được bác sĩ kê đơn cho bạn. Nhóm thuốc chứa dẫn chất Imidazopyridin, tác dụng chính là an thần, gây buồn ngủ nhanh và hiệu quả.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?
Dùng Zolpidem theo hướng dẫn của bác sĩ

Do đó, thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ tuy nhiên không thường xuyên. Phù hợp với người bị ngủ khó do thay đổi môi trường, không gian sống, phải di chuyển nhiều hoặc do stress,… Liều dùng mỗi trường hợp được hướng dẫn tương ứng, phù hợp và đảm bảo an toàn.

Chống chỉ định: Không dùng Zolpidem cho người bị quá mẫn với thuốc, không dùng nếu bệnh nhân đã bị suy hô hấp nặng, mắc bệnh phổi tắc nghẽn, suy nhược, bệnh gan, loạn thần, ngưng thở khi ngủ,… Đặc biệt không tự ý sử dụng cho phụ nữ có bầu và đang cho con bú.

Tác dụng phụ: Các phản ứng thường gặp sau dùng thuốc như buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chán ăn,… Một số trường hợp hiếm gặp hơn nhu suy nhược, lo âu, rối loạn vị giác, khỏ thở và các vấn đề khác. Liên hệ với bác sĩ nếu tác dụng phụ diễn biến nặng nề.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa rối loạn mất ngủ

Như trên là một số loại thuốc được dùng trong điều trị các vấn đề về giấc ngủ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho mỗi trường hợp cụ thể. Việc sử dụng thuốc tân dược chữa bệnh rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài, ngắn hạn là cách giải quyết nhanh, vì thế được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Tuy nhiên, biện pháp nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài, dùng không đúng cách có thể khiến bạn đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác. Do đó, chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên đến bệnh viện khám và chỉ dùng thuốc dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa rối loạn mất ngủ
Tránh lạm dụng thuốc điều trị bệnh để không gặp phải tác dụng phụ hoặc khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc

Một số lưu ý khi điều trị rối loạn mất ngủ bằng thuốc:

  • Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ của bác sĩ. Trường hợp trong thời gian dùng thuốc phát hiện cơ thể gặp tác dụng phụ, nhất là khi chúng trở nên nặng nề hãy thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh khắc phục phù hợp.
  • Không tự ý ngưng dùng thuốc hoặc kết hợp thuốc bừa bãi. Thuốc tân dược nếu phát sinh tình trạng tương tác thuốc có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nhiều tác dụng không mong muốn khác.
  • Theo dõi các biểu hiện của cơ thể, trường hợp tình trạng mất ngủ không cải thiện, ngược lại lại xuất hiện các phản ứng khó chịu nên liên hệ bác sĩ để có điều chỉnh tương ứng. Bác sĩ có thể thay thế thuốc, tăng hoặc giảm liều dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân.
  • Trong thời gian dùng thuốc và điều trị rối loạn giấc ngủ bạn nên kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, duy trì những hoạt động lành mạnh và loại bỏ những thói quen gây hại cho giấc ngủ. Chẳng hạn không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ, không ăn quá no, không dùng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích để đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt nhất.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học để cơ thể cải thiện, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì? Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề này. Trước khi sử dụng thuốc tân dược, bạn nên đến bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi để thăm khám, xác định bệnh lý và mức độ tổn thương đang gặp phải. Dựa trên kết quả chẩn đoán, thuốc sẽ được kê đơn phù hợp giúp bạn sớm điều trị dứt điểm bệnh lý, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger