11 Bài Tập Chữa Thận Yếu Hiệu Quả Bạn Không Nên Bỏ Qua

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thật may mắn vì những bài tập chữa thận yếu có thể giúp cải thiện sức khỏe và chức năng của thận. Những bài tập này giúp thận tổn thương phục hồi nhanh hơn, tăng lưu thông máu. Đồng thời duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan và hỗ trợ đào thải độc tố.

Bài tập chữa thận yếu
Hướng dẫn những bài tập chữa thận yếu giúp phục hồi nhanh, giảm nhẹ các triệu chứng

Lợi ích từ những bài tập chữa thận yếu

Thận là một trong những cơ quan nội tạng quan trọng nhất của cơ thể. Cơ quan này có vai trò lọc máu, đào thải chất cặn bã và độc hại. Đồng thời ổn định huyết áp, duy trì sức khỏe và hoạt động bình thường của các cơ quan. Ngoài ra thận còn là nơi khởi nguồn của sinh mệnh, sản xuất hormone có lợi, duy trì sự sống và tạo ra các tế bào máu.

Thận yếu thường gặp ở những người lớn tuổi và người trẻ có thói quen xấu. Đây là một tình trạng suy giảm chức năng của thận khiến quá trình bài tiết và lọc máu không được thực hiện đúng cách.

Những người có bệnh lý này thường có cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, tiểu nhiều, tiểu đêm, giảm chức năng sinh lý, tăng axit uric và tích tụ chất thải trong cơ thể. Thận yếu tiến triển có thể gây hội chứng thận hư, suy thận mạn tính, huyết áp cao và tăng nguy cơ tử vong.

Để kiểm soát, bệnh nhân được yêu cầu điều trị sớm và tích cực với thuốc trị thận yếu kết hợp chế độ ăn uống phù hợp. Ngoài ra người bệnh còn được yêu cầu vận động và luyện tập mỗi ngày để cải thiện chức năng thận.

Các nghiên cứu cho thấy các bài tập chữa thận yếu có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Cải thiện sức khỏe của thận
  • Thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến thận, cung cấp chất dinh dưỡng và nhiều oxy. Từ đó tăng tốc độ chữa lành tổn thương và duy trì hoạt động của cơ quan này
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể, duy trì sự sống
  • Cải thiện chức năng của thận, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố diễn ra ở cơ quan này
  • Kiểm soát huyết áp cao và bệnh tiểu đường ở bệnh nhân bị thận yếu
  • Nâng cao sức đề kháng, khả năng chống viêm và chống bệnh của cơ thể
  • Duy trì sức khỏe và hoạt động bình thường của những cơ quan trong cơ thể
  • Cải thiện và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, cải thiện cơ bắp. Những người bị thận yếu thường có hệ xương khớp và cơ bắp yếu đi do suy giảm chức năng thận
  • Chống mệt mỏi
  • Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và stress
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân mắc chức thận yếu
  • Giảm cân và duy trì cân nặng an toàn. Đồng thời giảm nồng độ chất béo xấu trong máu. Điều này cần thiết đối với những bệnh nhân bị suy thận
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở những người có vấn đề về thận
  • Giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.

Nhìn chung duy trì thói quen vận động và tập thể dục rất tốt cho bệnh nhân có chứng thận yếu. Vì thế người bệnh cần kiên trì và luyện tập đúng cách để sớm cảm nhận được những lợi ích.

Hướng dẫn 11 bài tập chữa thận yếu hiệu quả

Trong quá trình điều trị thận yếu, người nên nên thường xuyên massage bụng dưới và gan bàn chân, chơi thể thao với những bộ môn như đi bộ, bơi lội… để tăng đào thải độc tố và cải thiện chức năng thận.

Ngoài ra thực hiện những bài tập chữa thận yếu dưới đây có thể giúp tăng hiệu quả và mang đến nhiều lợi ích. Cụ thể:

1. Bài tập ngồi gập mình về phía trước

Bài tập yoga tư thế ngồi gập mình về phía trước giúp tăng đào thải độc tố ở thận và gan. Đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa và bàng quang. Ngoài ra bài tập này còn có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết đến thận. Từ đó giúp thận phục hồi tốt hơn.

Đặc biệt bài tập ngồi gập mình về phía trước phù hợp với những bệnh nhân bị thận yếu có dấu hiệu đau lưng, bụng và xương chậu. Bài tập có cơ chế tác động tương tự như một bài tập kéo giãn cột sống và xoa bóp nhẹ nhàng. Khi luyện tập có thể giúp cải thiện sự dẻo dai, tốt cho hệ tiêu hóa, thư giãn và làm dịu nhanh những cơn đau.

Bài tập ngồi gập mình về phía trước
Bài tập ngồi gập mình về phía trước giúp thúc đẩy lưu thông máu, tăng đào thải độc tố ở thận và gan

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngồi trên thảm tập với tư thế lưng thẳng và hai chân duỗi về phía trước, thả lỏng tay và các ngón chân
  • Từ từ giơ hai cánh tay qua đầu, hít một hơi thật sâu và kéo giãn cánh tay
  • Vươn người về phía trước trong khi thở ra từ từ, chậm rãi gập người với bàn tay chạm vào bàn chân và cằm chạm chân
  • Duy trì tư thế này trong 2 phút, thả lỏng cơ thể và trở về vị trí bắt đầu
  • Lặp lại động tác 3 lần.

2. Bài tập tư thế rắn hổ mang chữa thận yếu

Bài tập tư thế rắn hổ mang rất tốt cho cột sống và thận. Bài tập này giúp kéo giãn cột sống nhẹ nhàng, tăng lưu thông máu và kích thích hoạt động đào thải độc tố của thận. Từ đó giúp cơ thể được thanh lọc, cột sống dẻo đai, giảm những cơn đau do thận yếu.

Ngoài ra bài tập tư thế rắn hổ mang chữa thận yếu còn có tác dụng thư giãn cơ thể, tăng tốc độ chữa lành và phục hồi chức năng của thận. Đồng thời kích quá trình lọc máu, ổn định huyết áp và sức khỏe cho những bệnh nhân bị thận yếu.

Bài tập tư thế rắn hổ mang chữa thận yếu
Bài tập tư thế rắn hổ mang cải thiện độ dẻo dai, tăng lưu thông máu, kích thích quá trình đào thải độc tố của thận

Một số tác dụng khác của bài tập:

  • Giảm stress và căng thẳng
  • Kéo căng cơ thể, làm mạnh cột sống, giải phóng áp lực và căng thẳng cho cột sống
  • Giảm mỡ bụng, ngăn tích tụ cholestorol xấu
  • Kích thích tiêu hóa
  • Tăng tính linh hoạt
  • Giảm các triệu chứng đau thần kinh tọa và hen suyễn
  • Tăng tính linh hoạt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm sấp trên thảm tập với hai cánh tay ngang vai, duỗi thẳng chân và đầu hướng về phía trước
  • Duỗi thẳng cánh tay và nâng cao thân trên, lòng bàn tay chống lên sàn, lưng uốn cong nhẹ nhàng và hướng ra phía sau, mắt nhìn lên trần nhà
  • Hít thở đều
  • Siết chặt cơ bụng và duy trì tư thế trong 30 giây
  • Thả lỏng cơ thể và trở lại tư thế bắt đầu
  • Lặp lại động tác từ 3 – 5 lần mỗi ngày.

3. Bài tập nằm vặn mình

Đây là một trong những bài tập chữa thận yếu đơn giản và mang đến hiệu quả cao. Bài tập này có tác dụng thư giãn cơ thể nhẹ nhàng, tăng độ dẻo dai cho cột sống và cải thiện chức năng của thận.

Ngoài ra bài tập nằm vặn mình còn mang đến những lợi ích sau:

  • Cải thiện tuần hoàn máu, tăng khả năng chữa lành thận bị thương
  • Duy trì sức khỏe và hoạt động của gan, thận, hệ tiêu hóa và tim mạch
  • Hỗ trợ thận thúc đẩy quá trình đào thải độc tố và ổn định huyết áp
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch
  • Giảm đau và nâng cao sức khỏe xương khớp cho những bệnh nhận bị rối loạn canxi do thận yếu.
Bài tập nằm vặn mình
Bài tập nằm vặn mình giúp thư giãn cơ thể nhẹ nhàng, giảm đau, cải thiện chức năng của thận

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm ngửa trên thảm tập, duỗi thẳng hai tay và hai chân dọc theo thân người
  • Co gối chân phải, uốn cong thân mình, đưa đầu gối chân phải về bên trái và chạm vào thảm tập, hai tay dang rộng
  • Duy trì tư thế này trong 30 giây, thả lỏng và trở về vị trí bắt đầu
  • Thực hiện động tác tương tự với chân còn lại
  • Mỗi chân thực hiện từ 5 – 7 lần.

4. Bài tập đi kiễng chân chữa thận yếu

Nếu bị thận yếu, người bệnh có thể thử bài tập đi kiễng chân để cải thiện tình trạng. Bài tập này mang đến những lợi ích cho thận, giúp thận phục hồi và hoạt động tốt hơn. Đồng thời duy trì khả năng vận hành trơn tru của hệ tiết niệu, giảm triệu chứng đi tiểu nhiều và đi tiểu đêm do thận yếu.

Theo Y học cổ truyền, gót chân chứa nhiều huyệt và kinh mạch dẫn đến thận. Việc kích thích đúng cách và đúng thời điểm có thể giúp cải thiện chức năng và tăng tuần hoàn máu đến thận. Từ đó bổ trợ thận một cách hiệu quả.

Bên cạnh việc mang đến những lợi ích cho thận, bài tập đi kiễng chân chữa thận yếu còn giúp cải thiện chức năng của gan và phổi, ổn định huyết áp, hệ tim mạch khỏe mạnh, hỗ trợ hô hấp và bảo vệ hệ thống thần kinh.

Bài tập đi kiễng chân chữa thận yếu
Bài tập đi kiễng chân chữa thận yếu giúp cải thiện chức năng thận, ổn định huyết áp, giảm chứng tiểu đêm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đứng thẳng, sau đó nhẹ nhàng nâng gót chân lên cao
  • Duy trì tư thế này trong 3 phút và từ từ hạ xuống
  • Tiếp tục thực hiện tư thế kiễng chân và đi lại trong vòng 15 phút
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ nhận thấy những biểu hiện nhanh chóng thuyên giảm.

5. Bài tập đi bằng gót chân

Đi bằng gót chân là một trong những bài tập chữa thận yếu hiệu quả. Bài tập này giúp tăng tuần hoàn máu, kích hoạt những huyệt đạo ở gót chân và lòng bàn chân.

Đặc biệt, bài tập đi bằng gót chân giúp kích thích huyệt Dũng tuyền và huyệt Thái khê ở lòng bàn chân. Theo Y học cổ truyền, huyệt Dũng tuyền có tác dụng chống mệt mỏi, khắc phục suy nhược cơ thể và hệ thần kinh, thanh lọc thận và trị ho. 

Trong khi đó huyệt Thái khê chủ trị những vấn đề về sinh lý do thận yếu (như di tinh, liệt dương, rối loạn cương dương…), chóng mặt, ù tai, đau nhức khớp cổ chân, đau răng…

Bài tập đi bằng gót chân
Bài tập đi bằng gót chân giúp tăng tuần hoàn máu, kích thích huyệt Dũng tuyền và huyệt Thái khê

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đứng thẳng lưng với phần hông hơi tựa ra phía sau
  • Tạo lực về gót chân và bắt đầu đi lại
  • Thực hiện trong vòng 15 phút, mỗi ngày 1 -2 lần.

6. Bài tập nắm chặt tay chữa thận yếu

Đây là một bài tập chữa thận yếu đơn giản và dễ thực hiện. Theo Y học cổ truyền, nắm chặt tay giúp bổ sung nguyên khí cho thận và giữ lại nguồn tinh khí. Từ đó giúp thận phục hồi chức năng nhanh chóng và hoạt động bình thường.

Hơn nữa việc luyện tập đều đặn giúp kích thích huyệt đạo, thận vận hành và điều tiết hiệu quả hơn. Điều này giúp duy trì sức khỏe tổng thể, người bệnh sớm khắc phục những dấu hiệu của chứng thận yếu.

Bài tập nắm chặt tay chữa thận yếu
Bài tập nắm chặt tay chữa thận yếu mang đến lợi ích trong việc bổ sung nguyên khí cho thận

Hướng dẫn thực hiện:

  • Xòe lòng bàn tay với ngón cái được đặt giữa lòng bàn tay
  • Gập các ngón tay và giữ chặt ngón cái
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 phút, hít thở đều
  • Thả lỏng các ngón tay và trở về tư thế bắt đầu
  • Thực hiện tương tự với tay còn lại, lặp lại 2 lần.

7. Bài tập ấn huyệt ở ngón tay út

Theo Y học cổ truyền ngón tay út là nơi tập trung nhiều kinh mạch, đồng thời là cửa ngõ lưu thông khí huyết của nội tạng. Đầu ngón út tay phải có mối liên hệ mật thiết với thận và bàng quang.

Việc tác động đúng cách giúp lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng của tạng thận và cải thiện hoạt động của bàng quang. Ngoài ra bài tập này còn tốt cho tạng can (gan), duy trì hoạt động trơn tru và liên kết các tạng trong cơ thể.

Bài tập ấn huyệt ở ngón tay út
Cải thiện chức năng của tạng thận, liên kết các tạng trong cơ thể với bài tập ấn huyệt ở ngón tay út

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị một thau nước ấm và ngâm ngón út vào trong
  • Dùng đầu ngón tay bên trái nhẹ nhàng ấn vào đầu ngón út bên phải trong vài giây
  • Thực hiện liên tục từ 10 – 20 lần, mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Bên cạnh bài tập ấn huyệt ở ngón tay út, người bệnh có thể thực hiện động tác gãi ngứa, đọc sách… để kích thích những huyệt đạo ở khu vực này.

8. Chữa thận yếu với động tác úp tay vào lưng

Động tác úp tay vào lưng chữa thận yếu nên được thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Động tác này có tác dụng cải thiện chức năng của tạng thận, thư giãn và tăng sự liên kết của những cơ quan nội tạng.

Chữa thận yếu với động tác úp tay vào lưng
Chữa thận yếu với động tác úp tay vào lưng giúp thư giãn cơ thể, cải thiện chức năng của thận

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đặt hai mu bàn tay vào vùng thắt lưng, sau đó nằm ngửa và thư giãn trong 10 phút. Những lần kế tiếp có thể tăng thời gian luyện tập đến 30 phút.

Cảm giác tê bì có thể xuất hiện trong những ngày đầu luyện tập.Tuy nhiên đây là một biểu hiện bình thường, sẽ mất đi sau vài ngày thực hiện.

9. Động tác chà xát hai vành tai

Nhờ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi, động tác chà xát hai vành tai được đánh giá là một trong những bài tập chữa thận yếu hiệu quả. Theo quan niệm Đông y, vành tai chứa những dây thần kinh liên kết với thận. Việc tác động đúng cách có thể giúp điều hòa cơ thể, cải thiện chức năng tạng thận.

Ngoài ra việc chà xát hai vành tay mỗi ngày còn giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết đến thận. Điều này giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và tốt hơn.

Động tác chà xát hai vành tai
Chà xát hai vành tai giúp điều hòa cơ thể, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng thận

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ chà xát lên vành tay mỗi bên
  • Thực hiện liên tục và nhẹ nhàng cho đến khi vành tay nóng lên (khoảng 20 phút)
  • Lặp lại động tác 2 lần mỗi ngày.

10. Bài tập tư thế cây cầu

Yoga tư thế cây cầu là một bài tập chữa thận yếu hiệu quả, nên được thực hiện mỗi ngày. Bài tập này có tác dụng cải thiện tư thế và cột sống, giảm các cơn đau ở lưng, hông và đầu gối. Đồng thời cải thiện độ dẻo dai và ngăn chấn thương.

Ngoài ra bài tập tư thế cây cầu còn tác động tích cực vào thận và hệ tiêu hóa, cải thận chức năng và duy trì hoạt động bình thường của thận. Bài tập này cũng giúp tăng lưu thông máu, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.

Bài tập tư thế cây cầu
Bài tập tư thế cây cầu tác động tích cực vào thận và hệ tiêu hóa, duy trì hoạt động của thận

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên thảm tập, hai tay đặt dọc theo thân mình
  • Co gối gần mông và bàn chân phẳng trên sàn
  • Hít một hơi thật sâu, sau đó thở ra và nâng cao cơ thể, lấy vai và bàn chân làm điểm tỳ
  • Cố gắng góp bụng và giữ nguyên tư thế trong 1 phút
  • Thả lỏng cơ thể, hạ thân người để trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện động tác liên tục từ 3 – 5 lần.

11. Bài tập tư thế con thuyền

Không nên bỏ qua bài tập tư thế con thuyền nếu bạn đang có chức năng thận suy yếu. Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bụng, cải thiện cột sống thắt lưng, giảm đau lưng do thận yếu. Đồng thời tăng tính linh hoạt và khả năng vận động của cơ thể.

Ngoài ra bài tập tư thế con thuyền còn có tác dụng cải thiện hoạt động của thận và tuyến giáp, phục hồi chức năng ở bệnh nhân có chức năng thận suy yếu. Một số lợi ích khác:

  • Giúp cải thiện cơ quan sinh sản của nam và nữ
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Giảm căng thẳng
  • Điều hòa nhịp thở
  • Cải thiện sự tập trung.
Bài tập tư thế con thuyền
Bài tập tư thế con thuyền cải thiện hoạt động của thận, tuyến giáp, cơ quan sinh sản của nam và nữ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm ngửa trên thảm tập, chân duỗi thẳng và tay song song với thân người
  • Hít một hơi thật sâu
  • Trong khi thở ra, nâng đồng thời hai chân và phần thân trên, duỗi thẳng cánh tay hướng về phía chân
  • Tiếp tục hít một hơi thật sâu
  • Trong khi thở ra, thả lỏng cơ thể và trở về tư thế bắt đầu
  • Lặp lại động tác khoảng 5 – 10 lần.

Trên đây là 11 bài tập chữa thận yếu hiệu quả, mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi. Những bài tập này giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ phục hồi thận suy yếu và giảm các triệu chứng liên quan. Tuy nhiên cần luyện tập đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger