Thận Yếu Nên Uống Nước Gì? Mách Bạn 6 Loại Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Người bị thận yếu có chức năng lọc thải độc tố trong máu và nước tiểu kém đi. Do đó, người bệnh nên chú ý bổ sung các loại nước phù hợp để hỗ trợ quá trình này. Vậy thận yếu nên uống nước gì tốt nhất? Tham khảo bài viết dưới đây để chọn sử dụng loại nước uống phù hợp. 

Thận yếu uống nước gì?
Thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng lọc thải độc tố trong máu, nước tiểu

Tầm quan trọng của nước đối với người bệnh thận yếu

Thận yếu là bệnh lý về thận phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng thận. Quá trình lọc thải độc tố bị cản trở, chất độc tái hấp thu vào máu và tích tụ trong cơ thể gây áp lực cho thận. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây ra nhiều hệ lụy biến chứng như thiếu máu, suy dinh dưỡng, cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch, suy giảm sinh lý, suy thận mãn tính… 

Hầu hết các trường hợp thận yếu đều xuất phát từ lối sống sinh hoạt kém khoa học, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, ảnh hưởng từ các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, phù tay chân, yếu sinh lý, đau lưng, thay đổi thói quen tiểu tiện… 

Thận yếu uống nước gì?
Nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người bị thận yếu

Một trong những chức năng quan trọng của thận đó là làm sạch máu, loại bỏ độc tố, chất cặn bả trong máu ra khỏi cơ thể. Nhưng với người thận yếu chức năng này suy giảm trầm trọng. Theo các chuyên gia, trong trường hợp này nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết để thúc đẩy quá trình này trơn tru hơn, giảm áp lực lên thận, giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, suy thận… 

Đối với người bệnh thận yếu, lượng nước uống bổ sung hàng ngày cần phù hợp với tình trạng bệnh. Trong đó: 

  • Lượng nước tiểu ít: nên uống nhiều nước hơn so với lượng ban đầu. Nhiều trường hợp còn phải truyền nước (nếu cần thiết);
  • Tiểu nhiều: Uống nước vừa đủ, không quá nhiều để tránh làm loãng các chất, ảnh hưởng đến quá trình lọc thải;
  • Thận yếu có xu hướng suy thận nặng: Ít uống nước để giảm áp lực cho thận, lượng nước cần đảm bảo phù hợp với nhu cầu theo khuyến cáo của chuyên gia; 
  • Thận yếu gây suy thận cấp, vô niệu: Đảm bảo bổ sung lượng nước phù hợp theo chỉ định của bác sĩ, cân bằng lượng nước vào và ra để hạn chế thấp nhất các triệu chứng phù nề, cao huyết áp, suy tim…; 

Người bị thận yếu nên uống nước gì? TOP 6 loại tốt nhất 

Uống đủ nước và chọn các loại nước phù hợp giúp ích rất nhiều cho quá trình hỗ trợ điều trị thận yếu, góp phần phục hồi chức năng thận. Đồng thời, đủ nước sẽ giúp duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể và tăng cường sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh tật.

Sau đây là 6 loại thức uống tốt nhất dành cho người bị thận yếu: 

1. Nước lọc 

Nước lọc là thứ không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Bổ sung đủ lượng nước cần thiết hàng ngày là khuyến cáo của các chuyên gia về sức khỏe, nhằm duy trì cân bằng các chất điện giải, làm mát, thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố có trong cơ thể. 

Uống nước là việc cần thiết, dù ở bất kỳ đối tượng nào, từ người khỏe mạnh đến người bệnh tật, kể cả người bị thận yếu hoặc các vấn đề về chức năng thận khác, điển hình là sỏi thận. Theo khuyến cáo, người bị thận yếu uống nước lọc cần đảm bảo vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít, phụ thuộc vào độ tuổi, nhu cầu, mức độ bệnh, trung bình từ 2 – 2.5 lít/ ngày. 

Thận yếu uống nước gì?
Người bị thận yếu phải đảm bảo uống đủ lượng nước lọc cần thiết mỗi ngày để duy trì sự sống

Nên chọn uống nước lọc loại ấm sẽ tốt hơn. Uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít, không nên để đến khi khát mới uống. Thời điểm uống nước tốt nhất là trước và sau khi ăn ít nhất 1 tiếng để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. 

2. Nước ép rau củ, trái cây

Danh sách các loại nước ép rau củ, trái cây tốt cho người thận yếu gồm:

# Nước ép táo 

Táo giàu dinh dưỡng, có thể kể đến như beta carotene, pectin, vitamin, acid hữu cơ, acid quinic, chất xơ, khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, glucid, phốt pho, protid… Ăn hoặc uống nước ép táo rất tốt cho sức khỏe gan, thận, tim mạch, huyết áp, bổ thận tráng dương, cải thiện các triệu chứng suy giảm sinh lý, suy nhược cơ thể do chứng thận yếu gây ra. 

Cách sử dụng

  • Dùng 2 quả táo, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ lõi, cắt múi cau, ngâm trong thau nước pha muối và nước cốt chanh để tránh làm táo thâm đen. 
  • Cho táo vào máy ép kiệt lấy nước, cho ra ly và thưởng thức. 
  • Có thể thêm một ít mật ong hoặc đường, một ít đá dùng ngon hơn. 

# Nước ép dứa

Theo Đông y, dứa có tính bình, vị chua thanh giúp bổ thận dương, thanh nhiệt giải độc, mát gan, dưỡng huyết, lợi tiểu, giúp sinh tân dịch… Dứa là loại quả giàu vitamin B1, C, các acid hữu cơ, mangan, kẽm, sắt. Đặc biệt, trong dứa chứa một loại enzyme giúp cải thiện các triệu chứng thận yếu, xoa dịu kích thích và phục hồi chức năng thận hiệu quả. 

Thận yếu uống nước gì?
Nước ép dứa thanh mát giúp giải độc, mát gan, bổ thận, dưỡng huyết, lợi tiểu… tốt cho người bị thận yếu

Cách sử dụng

  • Dùng 1 quả dứa tươi, loại bỏ hết các mắt dứa, rửa sạch. 
  • Cắt dứa thành từng miếng nhỏ, cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước và 1 ít đường phèn. 
  • Đun sôi trên lửa nhỏ trong vòng 15 – 20 phút, khuấy đều cho đường phèn tan hết. 
  • Lọc qua rây lấy nước dứa, uống hết trong ngày. 

# Nước củ cải đường

Ngoài củ dền, củ cải đường cũng là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chứa nhiều loại dưỡng chất như protein thô, chất béo, đường hòa tan tự nhiên, chất xơ, các loại vitamin như A, C, magie, kali, sắt… Những chất này rất tốt chức năng gan, thận, lợi tiểu, kiểm soát huyết áp, chống viêm, giải độc, làm sạch máu, ngăn ngừa ung thư… 

Cách thực hiện

  • Dùng 3 – 4 củ cải đường, rửa sạch. 
  • Cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, thêm 1 miếng gừng và xay nát. 
  • Lọc qua rây, bỏ bã lấy nước cốt hoặc bạn có thể sử dụng cả phần bã nếu thích. 
  • Thêm một ít đường để dễ sử dụng hơn. 

# Nước ép củ dền

Củ dền là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho gan, thận. Theo nghiên cứu, trong củ dền chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, giúp giảm thiểu mức độ tổn thương gan, thận, ngăn chặn tổn thương DNA và các chất gây ung thư. Bên cạnh đó, trong củ dền còn chứa chất sắt giúp kích thích sản sinh tế bào hồng cầu, tăng lượng oxy đến thận cùng các cơ quan khác. Nitrate giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa rối loạn nhịp tim, phòng ngừa đau tim, đột qụy. 

Thận yếu uống nước gì?
Nước ép của dền tốt cho gan, thận, huyết áp, tim mạch…

Cách sử dụng

  • Dùng 500g củ dền gọt vỏ, rửa sạch;
  • Cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, lọc qua rây lấy nước cốt; 
  • Chuẩn bị nồi nước 60ml, cho 2 – 3 thìa cafe đường, bật bếp lửa nhỏ đun sôi, khuấy cho đường tan, chuyển màu vàng, tắt bếp để nguội;
  • Cho nước đường vào ly nước cốt củ dền, khuấy đều là và thưởng thức. Có thể dùng lạnh để ngon hơn. 

# Nước ép cà rốt

Cà rốt là loại củ tốt cho sức khỏe nhờ chứa hàm lượng cao beta – carotene. Đây là hoạt chất đặc biệt tốt cho thận, tham gia quá trình đào thải độc tố, loại bỏ các chất cặn bã tích tụ trong thận. Ngoài ra, nguồn chất xơ dồi dào trong củ cà rốt tốt cho hệ tiêu hóa và bài tiết. Do đó, đối với người bị thận yếu nên uống 1 ly nước ép cà rốt mỗi ngày để cải thiện bệnh rõ rệt. 

Cách sử dụng

  • Dùng 3 – 4 quả cà rốt tươi, gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. 
  • Cho vào máy ép kiệt lấy nước, cho thêm đường và thưởng thức. 

3. Nước chanh 

Nước chanh được nhiều người ưa thích vì vị chua thanh mát, giải nhiệt mùa hè và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Trong nước chanh rất giàu vitamin C và citrate có khả năng thanh lọc giải độc cơ thể, tác động tích cực đến chức năng thận và hỗ trợ làm tan sỏi thận. Do đó, những người bị thận yếu đừng bỏ qua loại nước uống ngon bổ rẻ này. 

Cách sử dụng

  • Vắt nước cốt từ 1 quả chanh, cho thêm 1 thìa cà phê mật ong. 
  • Đổ vào ly 200ml nước ấm, khuấy đều lên và uống hết 1 lần. 
  • Nên uống vào lúc sáng sớm, khi chưa ăn sáng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý những người bị đau dạ dày hoặc viêm loét đường ruột không nên uống quá nhiều nước chanh hoặc dùng sau khi ăn để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

4. Nước đậu đen

Thận yếu nên uống nước gì? Nước đậu đen là một trong những loại thức uống tốt cho người bị thận yếu. Theo Đông y, đậu đen có tính bình, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, hoạt huyết giải độc, kiện tỳ chỉ hãn, điều trung hạ khí, khứ phong lợi tiểu, dưỡng can, sáng mắt… 

Thận yếu uống nước gì?
Nước đậu đen giàu dinh dưỡng tốt cho người bị thận yếu

Theo nghiên cứu hiện đại, trong đậu đen chứa các thành phần hoạt chất như glucid, protid, muối khoáng, vitamin A, B, C, PP, methionine, phenylalanin, lysin, tryptophan, valin, alanin, leucine… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết tốt sức khỏe toàn diện, đặc biệt thúc đẩy quá trình lọc thải độc tố, cải thiện chức năng gan, thận, đẩy lùi các triệu chứng thận yếu, thận hư hiệu quả. 

Cách sử dụng

  • Dùng 20 – 40g đậu đen, rửa sạch, ngâm nước 1 tiếng trước khi sử dụng. 
  • Đổ đậu đen vào nồi, đun sôi với 3 lít nước trên lửa nhỏ trong vòng 20 – 30 phút. 
  • Phần nước đậu đen thu được chia làm nhiều phần uống hết trong ngày. 
  • Kiên trì sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

5. Nước dừa

Nước dừa là loại thức uống nhiều người yêu thích nhờ vị ngọt thanh mát, dễ uống. Trong nước dừa chứa hàm lượng cao vitamin, khoáng chất, các chất điện giải cần thiết cho cơ thể, đặc biệt tốt cho chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa… Do đó người bị thận yếu muốn cải thiện bệnh không nên bỏ qua loại thức uống bổ dưỡng này. 

Cách sử dụng

  • Để tốt cho thận, nên uống nước dừa tốt nhất là vào buổi sáng; 
  • Không nên uống lúc đói; 
  • Không uống quá 2 quả dừa/ ngày;

6. Nước trà thảo dược 

Các loại thảo dược tốt cho thận như: 

# Nước râu ngô 

Theo Đông y, nước râu ngô có tính bình, vị ngọt thanh và quy vào kinh can, thận, tác dụng chính là bình can lợi đởm, lợi thủy tiết nhiệt. Trong y học, râu ngô được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh thận yếu, thận hư, sỏi thận, lợi tiểu, bệnh tim, gan, túi mật, huyết áp… nhờ khả năng thanh nhiệt giải độc, đào thải độc tố khỏi cơ thể. Có thể dùng để uống thay nước lọc hàng ngày. 

Cách sử dụng

  • Chuẩn bị 50g râu ngô, 50g đường phèn. 
  • Râu ngô rửa sạch, cho vào nồi, đun sôi cùng 2 lít nước trong 20 phút. 
  • Vớt râu ngô ra, cho thêm đường phèn, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đường tan rồi tắt bếp. 
  • Đợi nước nguội bớt rồi cho ra ly, uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 ly 50ml. 

# Nước bông atiso

Atiso là loại quả đặc biệt, được sử dụng như một loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ thận, lợi tiểu, chống viêm và ổn định huyết áp, giảm lượng cholesterol. Theo nghiên cứu, trong atiso chứa nhiều loại vitamin khoáng chất như sắt, kẽm, mangan, kali, choline, omega-3, omega-6, vitamin A, B, C… 

Vì vậy, thường xuyên sử dụng nước bông atiso đem lại hiệu quả rõ rệt giúp cải thiện thận yếu, sỏi thận, suy thận, suy gan… 

Thận yếu uống nước gì?
Người bị thận yếu nên uống nước bông atiso hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh

Cách sử dụng

  • Chuẩn bị khoảng 5 bông atiso, 1 bó lá dứa, 2 viên đường phèn. 
  • Atiso bỏ cuống, lá dứa rửa sạch, ngâm trong chậu nước muối pha loãng 15 phút, vớt ra để ráo. 
  • Chuẩn bị nồi nước 3 lít, cho atiso và lá dứa vào nồi, bật lửa nhỏ nấu khoảng 30 phút. 
  • Tắt bếp và vẫn đậy nắp kín ủ trong vòng 6 tiếng. 
  • Vớt hết bã ra, cho đường phèn vào đun sôi khoảng 5 phút, khuấy đều cho tan là có thể sử dụng được. 
  • Múc ra ly, có thể uống ấm hoặc thêm đá thưởng thức. 

# Nước trà xanh 

Ai cũng biết nước trà xanh rất tốt cho cơ thể, có khả năng đặc biệt là thanh nhiệt, giải độc và bổ thận, mát gan. Chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, giúp đào thải độc tố, thư giãn thần kinh, giảm mệt mỏi, áp lực lên chức năng thận, gan và giúp da dẻ sáng mịn. Ngoài chữa thận yếu, nước trà xanh còn giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, ung thư… 

Cách sử dụng

  • Dùng 50 – 100gr lá trà xanh tươi, rửa sạch, vớt ra để ráo; 
  • Dùng tay vò cho hơi nát, cho vào ấm trà, đổ nước sôi vào tráng sơ vài giây rồi chắt bỏ; 
  • Tiếp tục đổ thêm 300ml nước sôi vào, đậy nắp lại ủ khoảng 10 phút là có thể sử dụng được. 

# Nước kim tiền thảo

Kim tiền thảo là loại thảo dược tốt cho thận, điều trị chứng thận yếu, sỏi thận, sỏi mật hiệu quả. 

Cách sử dụng

  • Dùng khoảng 20g thân và lá kim tiền thảo, rửa sạch, ngâm nước loãng 15 phút trước khi sử dụng. 
  • Cho vào ấm đun sắc với 500ml nước trên lửa nhỏ, đến khi còn khoảng 250ml nước thì tắt bếp.
  • Chắt nước ra ly, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

# Nước rau má

Trong Y học cổ truyền, rau má có vị nhẫn đắng, tính mát, không độc, giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, lợi tiểu, trị mụn nhọt, nóng sốt, ngứa da, rôm sảy… Những đặc tính này rất tốt cho sức khỏe người bị thận yếu, sử dụng thường xuyên với liều lượng phù hợp giúp cải thiện triệu chứng liên quan và khỏi bệnh nhanh hơn. 

Thận yếu uống nước gì?
Nước rau má thanh mát, giải độc tốt, phù hợp với người mắc chứng thận yếu, thận hư

Cách sử dụng

  • Dùng 1 lượng rau má vừa đủ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút. 
  • Cho rau má vào máy xay sinh tố, xay cùng một ít nước. 
  • Lọc qua rây lấy nước cốt, pha thêm đường hoặc sữa, thêm đá và thưởng thức. 

# Nước cây nhân trần 

Cây nhân trần được sử dụng như một loại thảo dược trị bệnh rất hiệu quả, thường dùng cho những người bị thận yếu, suy giảm chức năng thận, sỏi thận… Nhờ khả năng thanh nhiệt giải độc, mát gan, lợi tiểu, ổn định huyết áp, thư giãn thần kinh, ngủ ngon hơn… 

Cách sử dụng

  • Dùng 1 nắm nhân trần khô, rửa sạch.
  • Cho vào ấm trà, đổ nước sôi vào tráng vài giây rồi chắt bỏ. 
  • Đổ nước sôi vào ngập bình, đậy kín nắp và ủ trong khoảng 30 phút. 
  • Chắt nước ra ly và uống như trà hàng ngày. 

# Nước hoa bồ công anh 

Hoa bồ công anh là loại thảo dược tự nhiên tốt cho thận, loại bỏ làm sạch độc tố trong thận, tăng cường tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết, kiểm soát lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ tiêu hóa… Do đó, người bị thận yếu có thể sử dụng loại nước này hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách sử dụng

  • Dùng khoảng 20g bồ công anh khô hoặc 2 thìa bột bồ công anh vào nước sôi. 
  • Ngâm khoảng 15 phút, lọc qua rây lấy nước, uống hết trong ngày. 

7. Nước giấm táo

Giấm táo là chế phẩm từ quả táo, chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể con người như canxi, sắt, kẽm, magie,… Giấm táo được sử dụng phổ biến, có tác dụng trung hòa nồng độ axit, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể, loại bỏ chất cặn bã và phòng ngừa nguy cơ bị sỏi thận. Do đó, người bị thận yếu  uống nước giấm táo được các chuyên gia khuyến khích sử dụng với liều lượng phù hợp. 

Thận yếu uống nước gì?
Uống nước giấm táo giúp làm sạch ruột, sạch máu nhờ khả năng thúc đẩy cơ chế lọc thải của thận

Ngoài ra, uống nước giấm táo còn hỗ trợ làm sạch đường ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện chức năng gan, đẹp da đẹp dáng. 

Cách sử dụng

  • Pha 1 thìa cafe giấm táo với ly nước ấm 100ml. 
  • Khuấy đều lên và uống hết.
  • Người bị thận yếu có thể uống giấm táo hàng ngày, sáng sớm khi bụng rỗng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Những loại nước uống người bị thận yếu nên kiêng?

Không phải loại thức uống nào cũng tốt cho sức khỏe của người thận yếu. Dưới đây là 5 loại nên loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày. 

Thận yếu uống nước gì?
Rượu bia, cà phê, trà đặc… là những loại thức uống không tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh thận yếu

1. Rượu bia, các loại thức uống có cồn

Các loại thức uống có cồn nói chung là những chất kích thích gây tác động xấu đến quá trình lọc thải độc tố của thận. Hầu hết những người nghiện rượu bia dễ bị mất nước, mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Thói quen này kéo dài lâu ngày làm tăng nặng triệu chứng thận yếu, suy giảm chức năng thận, sỏi thận, suy thận… 

2. Nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas là loại thức uống có khả năng làm giảm chỉ số protein trong nước tiểu, gây tác động tiêu cực đến chức năng thận. Do đó, nếu muốn thận khỏe mạnh, hãy từ bỏ thói quen uống nước ngọt có gas hàng ngày. 

3. Trà đặc 

Trà đặc, trà đen không phù hợp cho người bị thận yếu. Vì trong loại thức uống này có chứa hàm lượng cao theophylline, hoạt chất này hoàn toàn không tốt cho thận. Do đó, hãy từ bỏ thói quen uống trà hàng ngày, uống thay nước lọc dù cả khi bị bệnh hoặc không bệnh. 

4. Cà phê

Thói quen sử dụng cà phê hàng ngày để tỉnh táo đầu óc nhưng không hề biết rằng có thể gây áp lực cho thận, tăng chỉ số huyết áp. Hoạt chất caffein trong cà phê làm tăng gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ biến chứng sỏi thận do tích tụ nhiều canxi oxalate cao hơn so với những người bình thường. 

5. Các loại nước có muối 

Các loại thức uống có chứa muối như nước muối khoáng, chanh muối không nên xuất hiện trong thực đơn hàng ngày của người thận yếu. Vì hàm lượng natri (muối) và protein trong máu quá cao gây áp lực cho thận và tăng nặng các triệu chứng thận yếu, thậm chí tổn thương nghiêm trọng. 

Lời khuyên về cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh thận yếu

Bên cạnh sử dụng các loại nước uống giúp cải thiện chứng thận yếu, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hàng ngày để đạt kết quả điều trị tối ưu. 

Thận yếu uống nước gì?
Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất hàng ngày tốt cho sức khỏe người thận yếu

Về chế độ ăn uống

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho thận như lòng trắng trứng, cá biển, bông cải xanh, ớt chuông đỏ, bắp cải, rau chân vịt, bắp cải, bí ngô…’
  • Ăn uống đủ chất, xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, tránh thừa hoặc thiếu chất; 
  • Ăn nhạt, giảm muối, đường, ưu tiên các món luộc, hấp; 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều phốt pho, kali như chuối, xoài, phô mai, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ…;
  • Người thận yếu tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… 

Về chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ lối sống khoa học, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và duy trì trạng thái tinh thần lạc quan; 
  • Tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe thể chất; 
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu tiện để tránh gây áp lực cho thận; 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời. 

Trên đây là những thông tin về vấn đề “Người bị thận yếu nên uống nước gì?”. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp quý bạn chọn sử dụng loại nước uống phù hợp và tránh các loại không tốt, hỗ trợ quá trình điều trị thận yếu đạt kết quả tối ưu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, tốt nhất nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger