Thận Yếu Gây Thâm Mắt: Cách Xử Lý và Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thận yếu gây thâm mắt do sự suy giảm chức năng thận khiến quá trình bài tiết bị ảnh hưởng, vùng da dưới mắt khô và tối màu kèm theo bọng mắt to. Tình trạng này thường kéo dài và khó khắc phục, khiến gương mặt thiếu sinh khí và trở nên u sầu hơn.

Thận yếu gây thâm mắt
Tìm hiểu nguyên nhân, cách nhận biết, phòng ngừa và khắc phục thận yếu gây thâm mắt

Tổng quan về bệnh thận yếu

Thận yếu (thận suy) là sự suy giảm chức năng thận. Đây là một cơ quan quan trọng, đảm nhận chức năng lọc máu, bài tiết nước tiểu và điều hòa huyết áp. Khi những chức năng này được đảm bảo, cơ thể sẽ khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Chức năng thận suy giảm thường do quá trình lão hóa tự nhiên, lạm dụng thuốc tây, thói quen xấu, một số bệnh lý (như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý ở thận…) gây rối loạn và suy giảm chức năng thận.

Thận yếu tiến triển từ từ, khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển ở mức độ nhất định, các triệu chứng dần trở nên nghiêm trọng và rõ ràng hơn. Bên cạnh thận yếu đi tiểu nhiều, thâm mắt cũng là một triệu chứng thường gặp và dai dẳng kéo dài.

Những người bị thận yếu gây thâm mắt thường có quầng thâm rõ rệt kèm theo bọc mắt to khiến gương mặt xuống sắc và u sầu. Về cơ bản, những triệu chứng của bệnh thường không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên tổn thương ở thận có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng.

Nguyên nhân khiến thận yếu gây thâm mắt?

Bên cạnh tiểu nhiều, tiểu máu, cơ thể mệt mỏi, đau lưng dưới… thâm mắt cũng là dấu hiệu thận yếu thường gặp. Theo các chuyên gia, chức năng thận suy giảm khiến quá trình loại bỏ chất thải và bài tiết nước tiểu không được đảm bảo. 

Lượng nước tích tụ trong cơ thể khiến bọng mắt sưng to, làm khô và tối màu vùng da dưới mắt. Điều này khiến gương mặt trong mệt mỏi, giảm sắc thái và trở nên u sầu hơn.

Theo Y học cổ truyền, thận yếu khiến hai mắt bị thiếu tinh khí, mất thần. Lâu ngày xuất hiện quần thâm đen dưới mắt kèm theo bọng mắt to.

Suy giảm chức năng thận làm khô và tối màu vùng da dưới mắt
Suy giảm chức năng thận làm khô và tối màu vùng da dưới mắt, tích nước khiến bọng mắt sưng

Do quầng thâm và bọc mắt xuất hiện do nhiều nguyên nhân nên thận yếu gây thâm mắt thường không được chú ý. Một số nguyên nhân khác:

  • Cơ thể mệt mỏi quá mức
  • Thức khuya và ngủ không đủ giấc
  • Sinh hoạt không đều độ và lành mạnh
  • Tuổi tác
  • Ánh sáng mặt trời
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh và uống ít nước
  • Một số tình trạng sức khỏe khác do thiếu máu và bệnh gan

Tốt nhất người bệnh nên thăm khám nếu quần thâm mắt xuất hiện kéo dài kèm theo những biểu hiện khác.

Dấu hiệu nhận biết thận yếu gây thâm mắt

Thâm mắt có thể do thận yếu hoặc do mất ngủ, triệu chứng da chuyển màu. Để phân biệt và nhận biết thận yếu gây thâm mắt, người bệnh có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây:

  • Vùng da dưới mắt khô và sẫm màu
  • Quầng thâm mắt kèm theo biểu hiện sưng bọng mắt
  • Mí mắt sưng
  • Thử ấn vào quầng thâm mắt thấy có dung dịch lỏng phía dưới, bọng sưng không còn sau đó xuất hiện trong vòng vài giây
  • Mắt vô hồn, mất thần

Thận yếu gây thâm mắt thường kéo dài, khó điều trị và kèm theo nhiều triệu chứng khác, bao gồm:

  • Cơ mệt mỏi suy nhược
  • Không tập trung và ít năng lượng
  • Thèm ngủ
  • Đau lưng
  • Đi tiểu nhiều
  • Tiểu đêm
  • Nước tiểu có máu hoặc nổi bọt
  • Thường xuyên ớn lạnh
  • Suy giảm chức năng sinh lý, giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm…
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Phù nề
  • Da khô và ngứa
  • Rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện như đầy hơi, chán ăn, khó tiêu…

Thận yếu gây thâm mắt có sao không?

Về cơ bản, thâm mắt do thận yếu không gây ra những vấn đề nguy hiểm. Tình trạng này chỉ khiến gương mặt u sầu, thiếu sinh lý và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên việc không điều trị bệnh khiến chứng thận yếu tiến triển theo thời gian và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bao gồm:

  • Suy thận
  • Sỏi thận
  • Hội chứng thận hư
  • Suy giảm miễn dịch
  • Những bệnh lý nhiễm trùng ở thận và các cơ quan khác, cụ thể như viêm cầu thận, viêm niệu đạo, viêm ống thận, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu…

Việc điều trị sớm và đúng cách có thể ngăn bệnh thận tiến triển, giảm quầng thâm mắt và tránh phát sinh những biến chứng nghiêm trọng. Do đó người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng nếu quầng thâm mắt xuất hiện lâu ngày kèm theo những biểu hiện khác.

Chẩn đoán thận yếu gây thâm mắt như thế nào?

Quầng thâm mắt không phải triệu chứng đặc trưng của thận suy. Tình trạng này có thể chỉ là sự thay đổ màu sắc của vùng da quanh mắt hoặc xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Vì thế trong lần đầu thăm khám, người bệnh được kiểm tra đặc điểm ở vùng da dưới mắt và những biểu hiện đi kèm.

Nếu nghi ngờ thận yếu gây thâm mắt, người bệnh được chỉ định một số xét nghiệm giúp xác định chẩn đoán. Cụ thể:

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra những chỉ số liên quan và phát hiện các bất thường ở thận
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm sinh hóa máu được chỉ định để kiểm ra chỉ số ure máu, acid uric, nồng độ Creatinin huyết thanh, độ lọc cầu thận (GRF), điện giải đồ… Những chỉ số bất thường có thể cho thấy thận của bạn có đang hoạt động bình thường hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Song song xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu có thể giúp kiểm tra chức năng thận của bạn. Thông thường xét nghiệm này sẽ được chỉ định để kiểm tra protein niệu (nồng độ đạm niệu trong 24 tiếng) và tỷ trọng nước tiểu. Nếu bị suy giảm chức năng thận, kết quả có thể cho thấy protein niệu > 0.3g/l/24h và tỷ trọng nước tiểu không nằm trong khoảng 1.01 – 1.020.
  • Sinh thiết thận: Đây là một thủ thuật nhỏ, được dùng để lấy một mẫu mô thận và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Những bất thường của tế bào thận sẽ phản ánh những bệnh lý mà bạn đang gặp.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Ít khi xét nghiệm hình ảnh được chỉ định. Tuy nhiên nếu nghi ngờ thận bị tổn thương nghiêm trọng, siêu âm bụng, chụp CT hoặc xạ hình thận sẽ được thực hiện. Những xét nghiệm này có thể kiểm tra sự tắc nghẽn, đánh giá chức năng và mức độ tổn thương của thận.

Cách khắc phục thận yếu gây thâm mắt

Để khắc phục quầng thâm mắt do thận yếu, người bệnh cần tích cực điều trị bệnh thận. Khi chức năng thận được cải thiện, quầng thâm mắt sẽ dần mất đi. Ngoài ra bạn cần áp dụng thêm một số biện pháp giúp cải thiện vùng da dưới mắt và giảm quầng thâm.

1. Dùng thảo dược trị thận yếu gây thâm mắt

Một số loại thảo dược thiên nhiên có thể giúp cải thiện vùng da dưới mắt, giảm quầng thâm. Biện pháp này khá đơn giản, lành tính và đàm bảo an toàn. 

Dưới đây là một số thảo dược giúp giảm thâm mắt do thận yếu hiệu quả:

  • Trà xanh

Hoạt chất chống oxy hóa trong trà xanh có tác dụng cải thiện làn da, làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời giảm bớt nếp nhăn và quầng thâm dưới mắt. Ngoài ra loại thảo dược này còn chứa vitamin K giúp hẹp mạch máu ở vùng da quanh mắt, se khít lỗ chân lông, giải phóng vết thâm.

Cách thực hiện: Dùng túi trà lọc ngâm trong nước nóng 15 phút, vớt ra để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút. Sau đó dùng túi trà chườm lên mắt trong 5 phút, rửa sạch.

  • Nha đam

Nha đam được sử dụng phổ biến trong điều trị thận yếu gây thâm mắt. Hàm lượng cao vitamin A, C, E trong loại thảo dược này có đặc tính chống oxy hóa, cung cấp dưỡng chất giúp làm ẩm và cải thiện sắc tố của vùng da quanh mắt. Từ đó giúp làm mờ vết thăm rõ rệt.

Ngoài ra những dưỡng chất trong nha đam còn có tác dụng làm dịu da, làm chậm quá trình lão hóa và tăng khả năng kháng khuẩn.

Nha đam
Nha đam chứa vitamin A, C, E giúp làm ẩm và cải thiện màu sắc của vùng da quanh mắt

Cách thực hiện: 

    • Rửa sạch 1 nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ, lấy phần thịt bên trong thái lát mỏng và cho vào tủ lạnh
    • Đắp trực tiếp nha đam lên những vùng thâm mắt trong 5 phút, tiếp tục massage nhẹ nhàng theo hình tròn thêm 5 phút
    • Thực hiện vài lần và thư giãn trong 30 phút
    • Dùng nước sạch để rửa lại.
  • Khoai tây

Khoai tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, chất sắt, magie… Những thành phần này có tác dụng làm sáng và nuôi dưỡng da. Đồng thời giúp da mềm mại, ngăn ngừa lão hóa và giảm vết thâm.

Cách thực hiện: Rửa sạch một củ khoai tây, thái thành lát mỏng và đắp trực tiếp lên vùng da quanh mắt. Thư giãn trong 20 phút và rửa lại bằng nước sạch.

  • Dưa chuột

Dưa chuột được sử dụng để điều trị thâm mắt cho nhiều nguyên nhân, trong đó có thận yếu. Thảo dược chứa vitamin K giúp dưỡng ẩm cho da, cải thiện màu sắc và giảm quầng thâm dưới mắt. Ngoài ra vitamin K cùng những dưỡng chất khác còn có tác dụng chống viêm tự nhiên.

Dưa chuột chứa vitamin K giúp dưỡng ẩm cho da
Dưa chuột chứa vitamin K giúp dưỡng ẩm cho da, làm mịn da và giảm quầng thâm dưới mắt

Cách thực hiện: Rửa sạch và thái mỏng dưa chuột (dưa leo), đắp trực tiếp lên vùng da quanh mắt, thư giãn trong 30 phút và rửa lại với nước sạch.

2. Xây dựng lối sống khoa học

Loại bỏ thói quen xấu và xây dựng lối sống khoa học có thể góp phần điều trị thận yếu gây thâm mắt hiệu quả.

  • Ngủ đủ giấc

Đảm bảo ngủ sớm, ngủ sâu và ngủ đủ giấc (8 tiếng) mỗi ngày. Điều này giúp làn da luôn tươi trẻ, cơ thể và thận có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Từ đó giúp thận làm việc tốt hơn và ngăn tình trạng thiếu ngủ khiến quần thăm mắt thêm nghiêm trọng.

  • Uống nhiều nước

Bệnh nhân bị thận yếu được khuyên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là những người có quầng thâm dưới mắt. Điều này giúp giữ ẩm cho cơ thể, cải thiện làn da.

Ngoài ra uống đủ nước còn giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, ngăn chất thải tích tụ trong cơ thể khiến thận gặp nhiều khó khăn và tổn thương thêm nghiêm trọng.

  • Loại bỏ thói quen xấu

Những thói quen xấu khiến thận hoạt động với tần suất cao. Điều này dẫn đến thận suy hoặc làm nặng hơn mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi điều này xảy ra, quầng thâm mắt và những biểu hiện khác sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là những lưu ý cụ thể:

    • Tẩy trang sạch sẽ và dưỡng ẩm trước khi đi ngủ để bảo vệ vùng da dưới mắt. Một số loại kem bôi có thể giúp cải thiện làn da và giảm nhanh tình trạng thâm mắt.
    • Bôi kem chống nắng và mang kính râm trước khi ra ngoài để bảo vệ vùng da mắt.
    • Không thức khuya.
    • Không hút thuốc lá và dùng chất kích thích. Đồng thời không uống nhiều rượu bia để tránh bệnh thận thêm nghiêm trọng.
    • Không vận động gắng sức hoặc lao động nặng nhọc, nên dành thời gian để nghỉ ngơi.
    • Không nhịn tiểu.
  • Duy trì vận động và tập thể dục

Những người thận yếu được khuyên duy trì vận động và tập thể dục mỗi ngày. Điều này giúp duy trì hoạt dộng của các cơ quan trong cơ thể, cải thiện sức khỏe tổng thể và đề kháng.

Ngoài ra thường xuyên luyện tập thể dục còn giúp lưu thông máu, tăng tốc độ chữa lành và phục hồi thận. Từ đó giúp thận khỏe và giảm những triệu chứng liên quan.

Duy trì vận động và tập thể dục
Duy trì vận động và tập thể dục để nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng tốc độ chữa lành và phục hồi thận
  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp

Những người bị thận yếu gây thâm mắt nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Hãy bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất có trong những loại trái cây tươi, rau củ quả, thịt nạc, sữa chua, các loại hạt, đậu… đều này giúp phục hồi thận và cải thiện làn da.

Ngoài ra một số thành phần dinh dưỡng như axit béo omage-3, vitamin A, C, E… có khả năng kháng viêm, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da và hỗ trợ điều trị thận yếu.

Người bệnh cũng cần sử dụng đạm thực vật thay vì đạm động vật, ăn tỏi, dầu ô liu, lòng trắng trứng… để bổ sung hàm lượng protein đủ để duy trì các hoạt động, cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm những triệu chứng liên quan đến thận yếu.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cần tránh ăn nhiều đường, muối, dầu mỡ, chất béo kém lành mạnh, thức uống có cồn… Bởi đây đều là những nhóm thực phẩm có thể làm nặng hơn tình trạng suy thận và khiến quầng thâm mắt của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm: Người Bị Thận Yếu Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tốt Cho Sức Khoẻ?

3. Thuốc trị thận yếu 

Cần điều trị tích cực chứng thận yếu để kiểm soát bệnh và giảm quầng thâm mắt. Hầu hết trường hợp được yêu cầu dùng thuốc để cải thiện chức nâng thận và ngăn bệnh thêm nghiêm trọng.

Dưới đây là các thuốc trị thận yếu thường được sử dụng:

  • Thuốc lợi tiểu: Bệnh nhân được yêu cầu dùng thuốc lợi tiểu để giảm phù nề và ứ nước trong cơ thể, tăng đào thải độc tố qua nước tiểu. Điều này giúp giảm áp lực lên thận và giảm tình trạng suy thận gây thâm mắt.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp: Thận suy yếu khiến huyết áp tăng cao và gây biến chứng. Để ngăn ngừa, thuốc điều trị cao huyết áp được sử dụng ở liều thích hợp và bệnh nhân đáp ứng tốt. Nhóm thuốc này có tác dụng ổn định huyết áp và giảm phù nề.
  • Thuốc cân bằng axit uric: Axit uric không được đào thải hoàn và đúng cách khi thận bị suy yếu. Vì vậy thuốc cân bằng axit uric sẽ được sử dụng để hạn chế sản sinh axit uric và tăng đào thải chất này ra khỏi cơ thể.
  • Thuốc kiểm soát kali trong máu: Sự tích tụ kali do thận yếu gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và yếu cơ. Vì vậy một loại thuốc kiểm soát kali trong máu được dùng để tăng đào thải kali ra khỏi cơ thể.
  • Thuốc chống thiếu máu: Bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu do thận tổn thương, cản trở quá trình sản sinh hồng cầu và lọc máu. Để cải thiện thuốc chống thiếu máu sẽ được sử dụng. Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích sản xuất tế bào hồng cầu và cải thiện chức năng thận. Erythropoietin là thuốc chống thiếu máu thường được sử dụng.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, thuốc chữa thận yếu gây thâm mắt được dùng với loại và liệu lượng khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Phòng ngừa thận yếu gây thâm mắt

Thận yếu gây thâm mắt có thể được hạn chế bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:

Uống đủ 2 lít nước/ ngày
Uống đủ 2 lít nước/ ngày để tăng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, phòng ngừa thận yếu gây thâm mắt
  • Phòng ngừa và điều trị tích cực chứng thận yếu.
  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày (dựa trên nhu cầu của cơ thể). Những người vận động nhiều nên uống nhiều hơn lượng nước khuyến cáo.
  • Loại bỏ những thói quen có thể dẫn đến thận yếu gây thâm mắt. Cụ thể như: 
    • Ngừng sử dụng thuốc lá
    • Hạn chế uống rượu bia
    • Không thức khuya, nên ngủ đủ giấc và ngủ sớm
    • Không nhịn tiểu…
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ rau xanh, trái cây và những nhóm thực phẩm khác.
  • Không ăn nhiều muối, nhiều đường, các loại thực phẩm nhiều chất béo không lành mạnh và dầu mỡ.
  • Vận động và tập thể dục mỗi ngày. Những bài tập và bộ môn như đi bộ, yoga, chạy bộ, bơi lội… có thể giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, duy trì hoạt động của các cơ quan.
  • Điều trị tích cực những bệnh lý có thể gây thận yếu.
  • Thực hiện những biện pháp cải thiện và bảo vệ vùng da quanh mắt như bôi kem mắt, dùng kem chống nắng, mang kính râm, tẩy trang đầy đủ…

Thận yếu gây thâm mắt là tình trạng thường gặp, vết thâm dai dẳng và khó điều trị. Để khắc phục, người bệnh cần điều trị tích cực chứng thận yếu, áp dụng những biện pháp chăm sóc và giảm thâm mắt tại nhà. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị cụ thể hơn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger