Mề Đay Tự Phát: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mề đay tự phát là tình trạng cơ thể tự phát sinh các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da nhưng không rõ nguyên nhân. Hầu hết những trường hợp bị mề đay tự phát đều là mãn tính do nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, dẫn đến quá trình điều trị và phòng ngừa không phù hợp. Tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây. 

Mề đay tự phát
Có hơn 50% trường hợp bị mề đay là tự phát, vô căn không rõ nguyên nhân

Mề đay tự phát là bệnh gì?

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) giải thích nổi mề đay là một dạng bệnh dị ứng phổ biến, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên (như phấn hoa, bụi bẩn, thức ăn, thuốc, thời tiết…) hoặc do các yếu tố bệnh lý xuất phát từ bên trong cơ thể. Các phản ứng mề đay dị ứng là kết quả của quá trình phóng thích histamine và các hoạt chất trung gian dưới da thông qua cơ chế miễn dịch của cơ thể. Bệnh được biểu hiện thông qua các mảng da hồng ban, sưng phù, nổi gồ trên da, có giới hạn rõ ràng và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

Nổi mề đay tự phát hay còn gọi là nổi mề đay vô căn. Là tình trạng xuất hiện các tổn thương mề đay mẩn ngứa, dị ứng trên da nhưng không xác định rõ nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp bị mề đay tự phát đều là mãn tính (tên tiếng Anh là Chronic Idiopathic Urticaria/ CIU), kéo dài dai dẳng trên 6 tuần. 

Người bị mề đay tự phát mãn tính thường không quá nguy hiểm và hiếm có trường nào phát triển thành sốc phản vệ như các đợt mề đay cấp tính. Tuy nhiên, các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm dai dẳng, tái đi tái lại thường xuyên gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe thể trạng và tính thẩm mỹ, ngoại hình của người bệnh. 

Khác với những dạng nổi mề đay dị ứng thông thường có nguyên nhân xác định, mề đay tự phát không thể xác định rõ nguyên nhân nên rất khó điều trị. Hầu hết bệnh nhân thường không đáp ứng với các loại thuốc dị ứng thông thường. Theo các chuyên gia Da liễu, bệnh này được xem là một thách thức không nhỏ đối với ngành y học. 

Nguyên nhân gây nổi mề đay tự phát

Bệnh mề đay tự phát không có nguyên nhân gây bệnh cụ thể, bệnh tự phát đột ngột với các triệu chứng tương tự như các dạng nổi mề đay thông thường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy vẫn cò những yếu tố nguy cơ được nghi ngờ là nguyên nhân phát sinh mề đay tự phát như:

Mề đay tự phát
Nổi mề đay tự phát xảy ra khi phát sinh các triệu chứng bệnh đột ngột nhưng không xác định rõ nguyên nhân gây ra
  • Liên quan đến bệnh lý: Theo một khảo sát, có đến 50% trường hợp mề đay tự phát có liên quan đến các bệnh lý tự miễn như bệnh tuyến giáp, lupus ban đỏ, ung thư hoặc các bệnh về rối loạn nội tiết tố… 
  • Dị ứng phấn hoa: Dị ứng phấn hoa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay. Tuy nhiên, thường ít ai nhận ra việc mình lại dị ứng với phấn hoa chỉ đến khi có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nổi mẩn đỏ ngứa ngáy mề đay… 
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc có khả năng phát sinh mề đay dị ứng như thuốc salycilat, penicillin, huyết thanh, vaccine… 
  • Dị ứng thức ăn: Các loại thực phẩm như tôm, cua, mực, cá biển, nhộng tằm… đều rất giàu đạm và tiềm ẩn nguy cơ cao gây nổi mề đay. 
  • Một số yếu tố khác: Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, mề đay tự phát còn có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác như: 
    • Môi trường ô nhiễm, khói bụi, phân hóa học, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm màu thực phẩm hoặc thuốc nhuộm màu công nghiệp… 
    • Stress, áp lực, căng thẳng quá mức;
    • Thời tiết thất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột lúc nóng lúc lạnh; 
    • Mặc quần áo quá chật, cào gãi mạnh cũng có thể dẫn đến mề đay tự phát; 
    • Vận động quá mức làm đổ mồ hôi gây kích thích dị ứng nổi mề đay; 
    • Rối loạn hormone nội tiết tố có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt; 

banner-meday-DMD11-1.gif

Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết mề đay tự phát 

Các triệu chứng của mề đay tự phát thường phát triển thành từng đợt. Tuy được đánh giá là không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng chúng khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt do ngứa dai dẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Một số triệu chứng thường gặp khi bị mề đay tự phát gồm:

  • Xuất hiện các mảng da phù, gồ lên, màu đỏ hoặc hồng, sờ vào cứng chắc và có ranh giới rõ ràng với các vùng da lành khác. 
  • Tùy theo tình trạng nổi mề đay nặng hay nhẹ mà tổn thương da có thể khu trú hoặc lan trên diện rộng, thậm chí lan khắp cơ thể; 
  • Kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu, thậm chí ngứa dữ dội nếu có yếu tố kích thích. 
  • Sau một thời gian, các tổn thương mề đay trên da có thể thu nhỏ lại và mờ dần đi nhưng lại tái phát trở lại sau một thời gian ngắn. 
  • Khi gặp các yếu tố như căng thẳng, thay đổi nhiệt độ, cào gãi, ra nhiều mồ hôi… có thể khiến triệu chứng mề đay tự phát càng diễn tiến nghiêm trọng hơn. 

Chẩn đoán xác định mề đay tự phát

Để chẩn đoán mề đay tự phát, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau: 

Mề đay tự phát
Xét nghiệm dị nguyên nhằm tìm ra tác nhân dị ứng gây nổi mề đay tự phát
  • Chẩn đoán lâm sàng: Quan sát, đánh giá các triệu chứng lâm sàng, thăm hỏi tìm hiểu tiền sử bệnh hoặc có tiếp xúc với bất kỳ thứ gì đó lạ hay không. Đồng thời, xem xét đến nguy cơ mắc các bệnh có liên quan đến dị ứng như chàm da, hen phế quản, viêm mạch dị ứng… 
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm lấy da (skin prick test), xét nghiệm máu tìm kháng thể chống dị ứng, xét nghiệm protein phản ứng C (CRP), xét nghiệm hấp thụ dị nguyên gắn phóng xạ (RAST) hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang CAP… Các xét nghiệm này nhằm mục đích tìm kiếm tác nhân gây dị ứng hoặc nghi ngờ có các triệu chứng tổn thương mề đay có liên quan đến một bệnh lý nào khác. 

Bị mề đay tự phát vô căn có chữa được không?

Theo nhiều tài liệu thống kê, phần lớn các trường hợp bị nổi mề đay tự phát không rõ nguyên nhân chỉ kéo dài trong khoảng vài tháng hoặc dai dẳng vài năm sẽ tự khỏi mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu hay có bất kỳ can thiệp y tế nào. Tuy nhiên, dù là mề đay tự phát hay mề đay dị ứng thông thường đều rất khó điều trị dứt điểm tận gốc. Vì bệnh xảy ra do sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với kháng nguyên và sẽ không có cách nào để thay đổi yếu tố này trong cơ thể. 

Nhưng về cơ bản, việc điều trị mề đay tự phát vẫn là điều cần thiết nhằm kiểm soát và cải thiện các triệu chứng bệnh, hạn chế tổn thương trên da, ngăn ngừa biến chứng. Cộng với việc chủ động chăm sóc, bảo vệ làn da khỏi các dị nguyên nghi ngờ sẽ giúp duy trì cuộc sống khỏe mạnh, hạn chế thấp nhất số lần tái phát mề đay tự phát. 

Một vài trường hợp mề đay tự phát kéo dài dai dẳng và phát triển nghiêm trọng do đáp ứng kém với các biện pháp điều trị. Lúc này, các tổn thương dị ứng diễn tiến rất nhanh, các nốt mẩn đỏ, mảng da sưng phù… đột ngột xuất hiện có thể phát triển thành sốc phản vệ tương tự như mề đay cấp. 

Mề đay tự phát
Mề đay tự phát không thể chữa khỏi tận gốc nhưng vẫn có cách để kiểm soát đẩy lùi triệu chứng

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, được biểu hiện thông qua các triệu chứng như sưng giãn mạch máu, phù mạch, khó thở, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim… Nếu người bệnh không được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Ngoài ra, tuy hầu hết bệnh nhân bị mề đay tự phát không quá nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan lơ là trong việc điều trị. Vì ngoài những cơn ngứa ngáy dữ dội, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng, do ngứa nhiều gây khó ngủ, suy nhược cơ thể, chán ăn và ảnh hưởng đến ngoại hình, tính thẩm mỹ, vẻ ngoài của người bệnh. 

XEM NGAY: 3 Tháng Ở Cữ Mệt Mỏi Vì MỀ ĐAY SAU SINH – Mẹ Bầu Kim Oanh Đã Xử Lý Thế Nào?

Phương pháp điều trị nổi mề đay tự phát hiệu quả

Dù các triệu chứng có thể tự thuyên giảm nhưng để đẩy nhanh quá trình này cũng như giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng trong những lần tái phát sau đó, hãy áp dụng các biện pháp điều trị sau: 

1. Điều trị không dùng thuốc

Với những trường hợp bị nổi mề đay tự phát mức độ nhẹ, hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng các biện pháp tại nhà đơn giản như: 

Ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát mề đay tự phát. Dù không thể chữa bệnh dứt điểm nhưng ít nhất thói quen ăn uống tốt sẽ giúp kiểm soát các tổn thương, giảm mức độ phạm vi ảnh hưởng của bệnh trên da. 

Mề đay tự phát
Chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, tránh thực phẩm dị ứng hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng mề đay tự phát

Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng về vấn này hoặc thực hiện theo một số hướng dẫn sau: 

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua đa dạng các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả, trái cây tươi, các loại thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, đậu, hạt… 
  • Ăn uống với lượng vừa phải, cân bằng các giá trị dinh dưỡng không quá thừa cũng không thiếu, đặc biệt tránh bổ sung dư chất đạm và chất béo bão hòa vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chung. 
  • Uống nhiều nước, từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày, nước sẽ giúp duy trì độ ẩm cho làn da và cải thiện các triệu chứng nổi mề đay. Có thể xen kẽ sử dụng thêm một số loại nước ép trái cây, sữa hạt… để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 
  • Tránh ăn những món chứa nhiều dầu mỡ, chất béo không tốt, chế biến đậm vị, cay nóng, quá mặn, quá ngọt, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đóng hộp chứa chất bảo quản… 
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia…. vì chúng có thể làm bùng phát các triệu chứng mề đay tự phát, thậm chí nặng hơn so với lần trước đó. 

Lối sống khoa học, tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng

Thực hiện một lối sống khoa học, nghiêm túc và có kỷ luật sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng mề đay tự phát. 

Mề đay tự phát
Đeo găng tay dày khi tiếp xúc với các tác nhân, chất lạ trong môi trường để hạn chế nguy cơ bùng phát mề đay tự phát
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, tránh thức khuya. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể phục hồi tốt nhất, tăng cường miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Làm việc vừa sức, tránh lao lực quá mức, nhất là đối với các hoạt động đổ nhiều mồ hôi để giảm thiểu kích ứng. 
  • Tập thể dục thể thao, rèn luyện thể chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ, lạc quan sẽ giúp bệnh phục hồi tốt hơn. Vì theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân bị mề đay tự phát mạn tính thường nhạy cảm với chất acetylcholine, đây là 1 chất dẫn truyền thần kinh nằm tập trung chủ yếu tại não bộ. 
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội hàng ngày để loại bỏ các dị nguyên lạ bám trên cơ thể. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Không nên mặc quần áo quá chật, bó sát vì rất dễ gây kích ứng, bạn sẽ dễ cào gãi mạnh để giảm ngứa và càng làm tăng nặng tình trạng mề đay tự phát.  
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát. Hạn chế mở cửa để tránh tạo điều kiện cho các dị nguyên bay vào nhà và chỉ trồng những loại cây không thu hút côn trùng, không chứa phấn hoa dị ứng. 
  • Đeo găng tay chuyên dụng khi tiếp xúc với các loại hóa chất, nước tẩy rửa, nước giặt quần áo, rửa tay bằng xà phòng ngay khi tiếp xúc với hóa chất hoặc các vật thể lạ. 
  • Chọn lựa sử dụng mỹ phẩm lành tính, không chứa hóa chất độc hại có thể gây kích ứng da. 

2. Dùng thuốc Tây trị mề đay tự phát

Các loại thuốc thường dùng trong nổi mề đay vô căn tự phát như:

Mề đay tự phát
Điều trị mề đay tự phát bằng thuốc Tây là giải pháp hiệu quả, nhanh chóng được nhiều người áp dụng
  • Thuốc kháng histamine H1: Đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh nổi mề đay nói chung. Thuốc có tác dụng ức chế sản sinh histamine ở thụ thể H1, từ đó cải thiện các tổn thương ngoài da, giảm sưng, giảm ngứa. Các loại thuốc kháng histamine H1 thường dùng cho bệnh nhân mề đay tự phát sẽ ưu tiên các loại ít có tác dụng an thần như Desloratadine, Certirizine, Loratadine, Fexofenadine… 
  • Thuốc kháng histamine H2: Nhóm thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh dạ dày. Nhưng nếu các triệu chứng mề đay tự phát không đáp ứng với nhóm histamine H1 sẽ được chuyển qua dùng loại này. Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát tình trạng phát ban trên da, giảm nổi mẩn đỏ, giảm ngứa… hiệu quả nhờ vào cơ chế ức chế sản sinh histamine H2. Một vài loại thường dùng như Ranitidine, Cimetidine, Famotidine…
  • Thuốc Corticosteroid: Vì các triệu chứng mề đay tự phát thường phát sinh toàn thân nên cần phải dùng thuốc corticosteroid. Thuốc chỉ được dùng trong trường hợp bùng phát mề đay tự phát cấp, ở mức độ nghiêm trọng và không đáp ứng với các loại thuốc kháng H1 và H2. Liều dùng khuyến cáo là 30 – 60g, uống 1 lần sau khi ăn no hoặc chia làm 2 lần sử dụng sáng, chiều. Tránh lạm dụng vì thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ. 
  • Thuốc Adrenaline: Thuốc thường dùng cho những trường hợp bị mề đay tự phát có dấu hiệu phát sinh biến chứng như phù mạch, khó thở, rối loạn tiêu hóa…, thậm chí có thể phát triển thành sốc phản vệ. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Nếu nắm được tình trạng bệnh, có thể tái phát bệnh bất kỳ lúc nào, hãy luôn mang theo ống tiêm Adrenaline để ngăn chặn kịp thời tình trạng sốc phản vệ. 
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài các loại thuốc trên, tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng toa thuốc cho phù hợp như: 
    • Montelukast: Được dùng để ngăn chặn sản sinh các leukotrienes – chất trung gian làm bùng phát phản ứng viêm. 
    • Omalizumab: Đây là loại thuốc cuối cùng được chỉ định trong trường hợp các triệu chứng mề đay tự phát hoàn toàn không đáp ứng với bất kỳ loại thuốc nào. Omalizumab: là một loại chế phẩm sinh học được dùng dưới dạng tiêm (1 tháng/ lần) nhằm ngăn chặn sản xuất kháng thể IgE và tăng khả năng phóng thích histamine vào da, ngăn tái phát cơn ngứa.
    • Thuốc ức chế miễn dịch: Như Cyclosporin, Tacrolimus…. dùng ngắn hạn để điều trị bệnh. Không sử dụng vô tội vạ, lạm dụng quá liều trong thời gian dài vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. 
    • Ngoài ra, còn có thuốc Doxepin chống trầm cảm và thuốc Corticoid dùng ngắn hạn như Prednisolon. 

Lưu ý, việc sử dụng thuốc Tây trị mề đay tự phát chỉ nhằm mục đích kiểm soát và làm giảm triệu chứng. Người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng thuốc quá mức trong thời gian dài để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

3. Điều trị mề đay tự phát theo Đông y

Bên cạnh thuốc Tây, người bệnh có thể áp dụng cách chữa mề đay tự phát theo phương pháp Đông y. Sử dụng 100% các vị thuốc dược liệu có cơ chế trị bệnh tận gốc nhờ khả năng bồi dưỡng can thận, tăng sức đề kháng. Đặc biệt, ít tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Vậy đâu là bài thuốc chữa mề đay tự phát hiệu quả nhất? 

BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH – PHƯƠNG THUỐC TRỊ MỀ ĐAY GIA TRUYỀN 150 NĂM CỦA DÒNG HỌ ĐỖ MINH CHỮA BỆNH TẬN GỐC

Trên thị trường hiện nay, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được biết đến như một giải pháp chữa được hầu hết các bệnh lý mề đay, trong đó có cả mề đay tự phát. Bài thuốc này được nghiên cứu, phát triển dựa trên các nguyên lý YHCT xa xưa kết hợp với công thức bí truyền của dòng họ. 

Trải qua 3 thế kỷ lưu truyền và ứng dụng vào thực tiễn chữa bệnh, bài thuốc hiện nay đang dần trở nên hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với cơ địa của người Việt hiện đại nhờ sự kế thừa của lương y Tuấn

CÙNG TÌM HIỂU: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa bệnh nổi mề đay có thực sự hiệu quả?

Báo chí nói gì về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Điểm đặc biệt làm nên hiệu quả cao của bài thuốc này chính là sự kết hợp của 3 phương thuốc nhỏ trong cùng 1 liệu trình gồm: 

  • Bài thuốc đặc trị mề đay dị ứng: Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan và đẩy lùi các triệu chứng mẩn ngứa do mề đay tự phát. Sử dụng các vị thuốc gồm bồ công anh, diệp hạ châu, hạ khô thảo… 
  • Bài thuốc bổ thận giải độc: Có tác dụng bồi dưỡng, phục hồi chức năng thận, đào thải độc tố và tăng cường sức khỏe toàn diện. Sử dụng các vị thuốc như xích đồng, dây tơ hồng xanh, hoàng kỳ… 
  • Bài thuốc bổ gan dưỡng huyết: Có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, thanh huyết, nhuận gan và tăng cường đề kháng cho cơ thể. Sử dụng các vị thuốc gồm bồ công anh, lá chanh, cà gai, nhân trần… 

Giai đoạn tác động của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Sự kết hợp đặc biệt có 1 – 0 – 2 này giúp bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đạt được cơ chế điều trị SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả. Hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều bệnh nhân kiểm chứng và cho kết quả rất khả quan.

Số liệu bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Không những vậy, theo thống kê trong suốt gần 3 thế kỷ qua, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã chữa khỏi căn bệnh mề đay dai dẳng cho hơn hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước. Nhiều bệnh nhân mắc mề đay dai dẳng, mãn tính khó điều trị cũng được bài thuốc chữa trị thành công

Rất nhiều mẹ bầu, phụ nữ sau sinh hay trẻ em,... đã sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh và phản hồi không hề gặp tác dụng phụ
Rất nhiều mẹ bầu, phụ nữ sau sinh hay trẻ em,… đã sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh và phản hồi không hề gặp tác dụng phụ

Nguyễn Hùng Long, chàng trai trẻ 25 tuổi mắc mề đay mãn tính đã lâu khiến công việc và cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn. Những nốt mẩn đỏ nổi trên cánh tay, rồi cảm giác ngứa râm ran. Lúc đầu chỉ là những nốt rất nhỏ trên tay sau lan dần ra cả cơ thể, vùng mề đay nổi sưng lên thành từng cục và trở nên ngứa nhiều hơn, nhất là về đêm hoặc khi ở trong nhiệt độ lạnh. Những lúc như thế khiến anh gãi muốn rách cả da mà cũng chẳng đỡ ngứa là bao.

May mắn anh biết đến bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh và tin tưởng dùng thuốc. Anh chia sẻ: “Lúc mới uống thuốc tôi thấy cảm giác ngứa càng gia tăng, mề đay thì nổi nhiều hơn, trong đầu cứ suy nghĩ hay do mua phải thuốc dỏm rồi, tôi liền gọi điện đến cho nhà thuốc và được lương y Tuấn giải thích và khuyên tiếp tục dùng thuốc. Thật bất ngờ, sau tháng đầu tiên, mỗi khi trời trở lạnh, mề đay giảm rõ rệt.

Sau 4 tháng dùng thuốc tôi đã không còn bị mề đay làm phiền nữa rồi, đáng mừng hơn nữa là không những hết bệnh mà tôi còn cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, ăn ngủ ngon hơn rất nhiều nữa”.

Không chỉ đạt được hiệu quả điều trị cao, bài thuốc còn được nhiều bệnh nhân tin dùng bởi vì AN TOÀN TUYỆT ĐỐI- LÀNH TÍNH với người sử dụng. Để làm được điều này, nhà thuốc chúng tôi đã mất hàng chục năm trời để nghiên cứu tuyển chọn gần 50 loại thảo dược quý thiên nhiên đưa vào bảng thành phần VÀNG của bài thuốc. Các dược liệu được kết hợp với nhau theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN của dòng họ để mang lại kết quả điều trị vượt trội.

Chúng tôi sử dụng 100% dược liệu được cung cấp từ vườn ươm hữu cơ, không nhập liệu từ bên ngoài. Các dược liệu được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng trước khi đưa vào chưng cất và hoàn toàn không trộn lẫn tân dược hay chất bảo quản vào. Nhờ đó cao thuốc thành phẩm vẫn giữ trọn vẹn được những dược chất quý cho người bệnh.

ĐỌC NGAY: Góc nhìn từ chuyên gia, báo chí về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Một số vị thảo dược quý dùng để điều chế bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Nếu có nhu cầu sử dụng bài thuốc hoặc có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào cần các chuyên gia, lương y tại Nhà thuốc Đỗ Minh đường giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp thông qua địa chỉ sau: 

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình
  • Địa chỉ Tp.HCM: Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, Quận Bình Thạnh

banner-me-day-do-minh-duong15.gif

Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh mề đay tự phát. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích quý bạn đọc hiểu hơn về đặc điểm của bệnh và điều trị bệnh đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh, vui lòng trao đổi trực tiếp với chuyên gia để được tư vấn chi tiết hơn. 

Có thể bạn quan tâm

ĐỌC NGAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger