Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Nổi mề đay là một bệnh lý da liễu phổ biến – khoảng 20% dân số bị mề đay ít nhất 1 lần trong đời. Nếu không điều trị dứt điểm, mề đay có thể chuyển thành mãn tính, tái phát thường xuyên, khiến người bệnh luôn ngứa ngáy, khó chịu, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin hữu ích liên quan tới bệnh và cách điều trị tận gốc.
Nổi mề đay là gì
Nổi mề đay (mày đay) là một dạng phát ban, nổi mẩn ngứa ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Các nốt mẩn, mảng phát ban có màu trắng hoặc hồng, hơi sưng phù, có giới hạn rõ với vùng da xung quanh. Kích thước và hình dạng mẩn không cố định, mức độ ngứa khác nhau tùy bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay
Khi hệ miễn dịch phản ứng với tác nhân kích ứng sản sinh ra lượng lớn histamin tự do. Histamin này đi vào máu sẽ gây nên phản ứng sưng phù ở lớp trung bì và kích thích rễ thần kinh gây cảm giác ngứa.
Dưới đây Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chúng tôi) sẽ “chỉ điểm” các tác nhân phổ biến gây kích ứng nổi mề đay:
Tác nhân bên trong
- Thay đổi hormone
- Hệ miễn dịch yếu
- Cơ địa quá mẫn cảm
- Tâm lý căng thẳng
Tác nhân bên ngoài
- Nhiệt độ
- Thức ăn
- Đồ uống
- Dược phẩm
- Hóa, mỹ phẩm
- Bụi bẩn
- Phấn hoa
- Lông động vật…
Cách dạng nổi mề đay thường gặp
Với gần 20 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh, dưới đây lương y Tuấn sẽ chỉ ra những dạng nổi mề đay phổ biến nhất:
Nổi mề đay khi mang thai và nổi mề đay sau sinh
Phụ nữ trong khi mang thai và sau sinh, cơ thể có sự thay đổi lớn về tâm, sinh lý. Nồng độ hormone biến động đột ngột, những áp lực mới phát sinh khi có con hay việc dùng thuốc bổ như canxi, sắt…quá nhiều trong thời gian bầu bì là lý do góp phần hình thành bệnh.
THAM KHẢO: 3 Tháng Ở Cữ Mệt Mỏi Vì MỀ ĐAY SAU SINH – Mẹ Bầu Kim Oanh Đã Xử Lý Thế Nào?

Mề đay ở trẻ em
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ em bị nổi mề đay là do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, hoạt động không ổn định nên dễ xảy ra phản ứng quá mẫn với các tác nhân kích ứng.
Nổi mề đay khi trời lạnh và mề đay cholinergic
Đây là dạng nổi mề đay do cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường. Bệnh thường bùng phát vào thời điểm giao mùa hay khi di chuyển từ ngoài trời nắng vào phòng điều hòa.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHÍNH XÁC NHẤT VỀ TỪNG DẠNG MỀ ĐAY
CLICK NGAY ĐỂ TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP VỚI LƯƠNG Y TUẤN
Hình ảnh nổi mề đay
Dưới đây là các hình ảnh tiêu biểu của bệnh nhân mề đay, bạn đọc có thể tham khảo để hình dung.
Nổi mề đay có lây không?
Mề đay có lây không là thắc mắc của nhiều người bệnh, đặc biệt là các mẹ đang cho con bú. Như đã phân tích trong phần nguyên nhân, mề đay hình thành do sự rối loạn trong cơ chế miễn dịch, vì vậy, bệnh hoàn toàn không lây.
Tuy nhiên, trẻ sinh ra có bố hoặc mẹ từng mắc mề đay thì khả năng bé sẽ mắc bệnh là 25%, nếu cả bố và mẹ đều từng bị bệnh thì tỷ lệ này sẽ tăng lên là 50%.
ĐỌC NGAY: Nữ trưởng phòng U30 KHỎI HẲN dị ứng, mề đay nhờ kiên trì thực hiện theo cách này

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi?
Các triệu chứng nổi mẩn ngứa mề đay thường tự lặn sau 15-30 phút và tái phát thành từng đợt. Khoảng cách giữa các đợt và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào loại tác nhân, thời gian tiếp xúc với tác nhân kích ứng, thể trạng cơ thể từng người.
Căn cứ vào thời gian của các đợt mề đay, có thể chia mề đay thành 2 dạng:
- Nổi mề đay cấp tính: Thời gian dưới 6 tuần
- Nổi mề đay mãn tính: Kéo dài trên 6 tuần
MUỐN NHANH KHỎI MỀ ĐAY
ĐỪNG CHẦN CHỪ GÌ NỮA, LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI
Mề đay có nguy hiểm không? Biến chứng bệnh nổi mề đay
Mề đay cấp tính nếu không được điều trị tốt, có thể chuyển sang mãn tính, đeo bám, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống:
Gây bội nhiễm
Gãi là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cảm thấy ngứa, nhiều người không kiềm chế được có thể gãi tới mức chảy máu.

Vết thương hở trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, khiến da tổn thương nặng, lâu lành và để lại sẹo.
Khiến người bệnh tự ti
Những mảng mẩn khắp người ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người bệnh có tâm lý tự ti, ngại giao tiếp.
Gây mất ngủ, khó tập trung
Mề đay thường gây cảm giác ngứa ngáy liên tục, khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu, khó tập trung. Nhiều trường hợp bị mề đay, cảm giác ngứa sẽ tăng thêm về đêm, khiến người bệnh trằn trọc, mất ngủ.
Sốc phản vệ
Đa số trường hợp, bệnh nổi mề đay chỉ gây ngứa ngáy, nổi mẩn ở các vùng như tay, đùi, lưng, ngực, bụng… gây mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nếu mẩn xuất hiện ở cổ, miệng, họng… có thể là dấu hiệu cảnh báo sốc phản vệ: Phù mạch làm hẹp khí quản, gây hẹp đường thở, dẫn tới suy hô hấp, rối loạn nhịp thở, dẫn tới sốc phản vệ, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, dị tật thai nhi
Phụ nữ mang thai bị mề đay làm tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Khiến trẻ mắc mề đay bẩm sinh, bị hở hàm ếch…
Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, cần điều trị sớm, tránh để bệnh chuyển thành mãn tính.
Các cách chữa mề đay phổ biến hiện nay
Dưới đây là 3 cách trị mề đay mà người bệnh có thể tham khảo:
Thuốc trị mề đay
Nổi mề đay là một dạng bệnh tự miễn, phần lớn thuốc tân dược trị mề đay hiện nay chỉ điều trị phần ngọn, chặn ngang chuỗi phản ứng dị ứng. Tuy có tác dụng nhanh nhưng lại không bền vững, mề đay có thể dễ dàng tái phát.
Các loại thuốc trị mề đay phổ biến, thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân là:
- Thuốc bôi chứa Corticoid: Phenergan, Eumovate… phù hợp với người bệnh bị mề đay diện tích nhỏ, giúp kháng viêm tại chỗ.
- Thuốc uống kháng Histamin, thuốc chẹn H1: Fexofenadine, Chlopheniramin, Diphenidramine… làm bất hoạt các Histamin tự do, ngăn hình thành sưng phù, mẩn ngứa.
Các loại thuốc tân dược đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc. Đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và cho con bú, nên ưu tiên sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc Tây, tránh ảnh hưởng đến bé.
Cách trị nổi mề đay tại nhà
Dân gian có lưu truyền rất nhiều cách chữa mề đay bằng mẹo, tận dụng dược tính có trong các thảo dược thiên nhiên.
THAM KHẢO: Bí quyết chữa mề đay, nổi mẩn ngứa khi trời lạnh “một đi không trở lại”của nam dancer 9X

Bạn đọc có thể tham khảo các phương pháp như:
- Chữa mề đay bằng lá hẹ: Đun lá hẹ trong 10 phút rồi vớt bã, lọc lấy nước để uống mỗi ngày (có thể cho thêm đường phèn để dễ uống hơn).
- Chữa mề đay bằng lá kinh giới: Dùng lá kinh giới đun với muối biển lấy nước tắm.
- Chữa mề đay bằng lá tía tô: Xay nhuyễn lá tía tô, lấy phần nước cốt pha với nước để uống, lấy phần bã đắp lên da.
- Trị mề đay bằng rượu: Dùng rượu trắng không pha cồn trộn cùng lá kinh giới đã giã nhuyễn, thoa hỗn hợp lên vùng da bị mẩn ngứa trong 10 phút.
- Trị mề đay bằng gừng: Thái gừng thành lát mỏng, cho vào cốc nước sôi 100 độ, hãm trong 5-10 phút rồi thêm mật ong vào uống.
- Cách trị mề đay bằng muối: Rang muối hạt to trên chảo khô trong 15-20 phút để muối nóng đều rồi cho vào khăn bọc lại, chườm lên vùng da nổi mẩn.
- Chữa mề đay bằng lá trầu: Thêm ít muối hạt vào cùng lá trầu giã hoặc xay nát, thu lấy hỗn hợp xoa lên da, để trong 20-30 phút.
- Cách trị mề đay bằng lá khế: Đun lấy nước dùng tắm hàng ngày.
- Lá đơn đỏ chữa mề đay: Đun lá đơn đỏ lấy nước tắm hoặc lấy nước uống.
Các cách trị mề đay dân gian an toàn, lành tính, tiết kiệm nên được nhiều người lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý, dược tính của các thảo dược tự nhiên khá yếu, nếu dùng riêng lẻ hoặc kết hợp không đúng tỷ lệ đều không đem lại hiệu quả điều trị cao, chỉ có tính hỗ trợ.
Điều trị mề đay bằng thuốc tân dược rất hiệu quả với người bệnh bị mề đay cấp tính, giúp kiểm soát triệu chứng bệnh nhanh chóng. Chữa mề đay bằng mẹo an toàn, lành tính thích hợp với các đối tượng có sức đề kháng yếu, đang trong thời kỳ đặc biệt như trẻ em, bà bầu, phụ nữ đang cho con bú, người già…
Tuy nhiên, có thể thấy, với người bệnh mắc mề đay mãn tính, cả hai phương pháp trên đều trở nên vô hiệu vô hiệu. Nếu bạn liên tục bị hành hạ bởi những đợt mề đay mẩn ngứa liên miên, bài thuốc điều trị mề đay của dòng họ Đỗ Minh sẽ giải thoát bạn khỏi nỗi ám ảnh này.
Chữa nổi mề đay bằng đông y
“Từ vài năm trước, mình bắt đầu bị mề đay mẩn ngứa thường xuyên: Mỗi lần ngồi phòng điều hòa, đi gió lạnh, đi mưa hay đêm xuống là da lại phát ban. Bắt đầu từ những nốt mẩn nhỏ màu đỏ dưới da, xong nổi hẳn lên trên, tạo thành những mảng lớn gây ngứa ngáy, khó chịu.
Ngứa quá, ngồi làm việc cũng không thể tập trung, nói tới gặp đối tác, tụ tập bạn bè là e ngại. Khổ nhất là về đêm càng ngứa hơn, mình ngủ không nổi, có khi gãi tới chảy máu cũng không hay. Cả người lúc nào cũng khó chịu, bực bội, căng thẳng...”, anh Nguyễn Hùng Long chia sẻ.
Có lẽ nhiều bạn đọc sẽ thấy hình ảnh của mình qua những chia sẻ của anh Long. Anh là nhân viên Marketing tại Hà Nội, không may mắc phải mề đay mãn tính. Khám chữa khắp các bệnh viện da liễu lớn nhỏ, suốt 3 năm, tốn kém bao tiền thuốc mà không có kết quả.
Hiệu quả công việc giảm, các mối quan hệ xung quanh dần trở nên xa cách, sức khỏe bản thân suy giảm mà không biết phải làm thế nào, anh đã từng rất hoang mang.
Không ít trường hợp bệnh giống nhân vật Long chúng ta chia sẻ ở trên, đã từng chữa bằng các cách nhưng không khỏi. Chỉ đến khi dùng thuốc đông y, thuốc nam từ thảo dược tự nhiên.
Trong Đông y, nổi mề đay được gọi là tầm ma chẩn hay phong chẩn khối, bệnh khởi phát do sự kết hợp của tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể.
- Tác nhân bên trong: Cơ thể suy nhược, khí huyết tắc nghẽn + Gan thận suy yếu, tích tụ độc tố
- Tác nhân bên ngoài: Phong hàn, phong nhiệt xâm nhập
Lương y Tuấn cho biết muốn điều trị bệnh này phải đi từ nguyên nhân gốc rễ, phục hồi sức khỏe từ bên trong mới thấy được tác dụng.
Nắm rõ nguyên lý trị bệnh đó, từ những năm đầu thế kỷ XIX, cố lương y Đỗ Minh Tư (người đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp nghề y của dòng họ Đỗ Minh chúng tôi) đã bào chế thành công BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH. Đây chính là bí quyết trị dứt điểm mề đay mẩn ngứa cho anh Long cùng HƠN 150.000 BỆNH NHÂN khác trong suốt gần 3 THẾ KỶ qua.
Báo 24h.com.vn có bài viết: Bài thuốc nam dòng họ Đỗ Minh chữa trị nổi mề đay hiệu quả và an toàn
Sau khoảng 2 tháng sử dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của chúng tôi, anh Long có chia sẻ: “Ban đầu dùng thuốc mình thấy tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa trên da càng nặng. Lúc đó hoảng lắm, mình gọi ngay cho lương y Tuấn thì được lương y giải thích là thuốc đang phát huy tác dụng, đào thải hết độc tố ra ngoài cơ thể nên có thể mề đay sẽ nổi nhiều hơn nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt.
Thầy lương y Tuấn nói như vậy thì mình cũng yên tâm tiếp tục dùng thuốc. Mình nhận thấy càng dùng thuốc, các triệu chứng mề đay mẩn ngứa càng giảm dần. Cuối cùng sau 2 tháng thuốc, tình trạng mề đay của mình gần như không còn nữa”.
Mọi người có thể lắng nghe chia sẻ của anh Long cùng nhiều bệnh nhân khác về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh thông qua video dưới đây:
Để nói chi tiết về bài thuốc này, trước tiên mọi người cần biết bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được kê đơn sẽ gồm:
- Thuốc điều trị mề đay, dị ứng
- Thuốc bổ gan dưỡng huyết
- Thuốc bổ thận giải độc
Số lượng từng loại thuốc ra sao sẽ được các lương y, bác sĩ của chúng tôi tư vấn cụ thể sau khi thăm khám. Cơ địa, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh chính là những yếu tố quyết định đến liệu trình và thời gian điều trị của mỗi người. Nhà thuốc chúng tôi tuyệt đối không có tình trạng kê đơn láo, không đồng nhất bệnh của tất cả mọi người. Từng bệnh nhân sẽ có LIỆU TRÌNH CÁ NHÂN HÓA phù hợp.
ĐỌC NGAY: Bài thuốc gia truyền 150 năm Mề đay Đỗ Minh dứt điểm nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng, mề đay
Bài thuốc “3 trong 1” của chúng tôi mang đến hiệu quả điều trị bệnh cao bởi nó có tác dụng SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG:
- Tấn công và tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh
- Kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu độc, thanh nhiệt
- Đào thải hết độc tố ra ngoài cơ thể; tái tạo, phục hồi làn da bị tổn thương
- Đẩy lùi tà khí, mạnh chính khí, cân bằng âm dương trong cơ thể
- Bồi bổ cơ thể, mát gan, bổ thận, tăng sức đề kháng
Bài thuốc sẽ tác động tới bệnh theo 3 giai đoạn như sau:
ĐỌC THÊM: [GÓC PHẢN HỒI] Hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh qua khảo sát và chia sẻ của người bệnh
Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh chứa nhiều dược liệu có thành phần kháng sinh tự nhiên, mang lại hiệu quả trị bệnh tốt và quan trọng là không gây hại cho sức khỏe người dùng.
Ngoài ra, chúng tôi cam kết toàn bộ vị thuốc (gần 50 loại khác nhau) được sử dụng trong bài thuốc đều được kiểm định cẩn thận về chất lượng, thành phần dược tính trước khi đem đi sơ chế và hòa trộn theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN 5 đời dòng họ Đỗ Minh.
Hơn nữa, dược liệu có trong bài thuốc đảm bảo SẠCH, LÀNH TÍNH. Chúng tôi cam kết không dùng dược liệu bẩn trôi nổi ngoài thị trường, không trộn lẫn tân dược và chất bảo quản nên trẻ em dưới 5 tuổi, bà bầu, phụ nữ sau sinh đều sử dụng được.
Nếu các bạn ngại đun sắc khi sử dụng thuốc nam, nhà thuốc chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bào chế miễn phí thành dạng cao, đóng lọ thủy tinh nhỏ gọn, không vón cục. Với dạng cao, trong quá trình dùng, các bạn chỉ cần hòa tan thuốc với nước nóng rồi uống trực tiếp ngày 3 lần, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
Hiện bài thuốc này chỉ được kê đơn ĐỘC QUYỀN tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị hiệu quả nhất.
Nổi mề đay có tắm được không, cần kiêng gì? [Chuyên gia giải đáp]
Xung quanh chế độ sinh hoạt, ăn uống của người bệnh nổi mề đay, dân gian lưu truyền rất nhiều quy tắc kiêng khem như: Kiêng gió, kiêng nước, không được nằm quạt, không được tắm…
Những kinh nghiệm này có chính xác hay không? Dưới đây lương y Tuấn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Nổi mề đay có được tắm không?
Theo lương y Tuấn, khi bị nổi mề đay nên kiêng gió, kiêng nước chỉ chính xác một phần. Làn da bị mề đay đang yếu và rất nhạy cảm, nếu gặp phải các tác nhân có hại trong gió (bụi bẩn, vi khuẩn, phấn hoa…) rất dễ khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, việc kiêng tắm là không chính xác, nếu không tắm rửa, vệ sinh thường xuyên, dầu thừa và tế bào chết tích tụ trên da là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Từ đó, khiến tình trạng ngứa ngáy càng nghiêm trọng hơn. Vết thương hở do người bệnh gãi mạnh dễ bị nhiễm trùng, khó lành hơn.
Bệnh nhân nổi mề đay nên tắm rửa, vệ sinh hàng ngày trong khoảng 10 phút. Nên tắm ở nơi kín gió, duy trì nước tắm trong khoảng 35-37 độ C, không chà xát mạnh trong khi tắm.
Nổi mề đay kiêng gì?
Lương y Tuấn cũng giúp bệnh nhân liệt kê danh sách những việc cần kiêng:
- Không nên gãi ngứa
- Không tự ý dùng thuốc tân dược
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, hóa chất… có tính tẩy rửa mạnh
- Kiêng gió, tránh ánh nắng trực tiếp
- Không tiếp xúc với lông động vật
- Kiêng ăn các loại thực phẩm giàu đạm, đồ ăn cay nóng
- Hạn chế muối và đường
- Không uống rượu bia, không dùng chất kích thích
Nổi mề đay mẩn ngứa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và những hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám, điều trị bệnh kịp thời. Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu phát ban, mẩn ngứa, hãy click ngay để nhận tư vấn từ chuyên gia của nhà thuốc chúng tôi.
XEM NGAY:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!