Hiện tượng trẻ nổi mề đay khắp người và cách chữa trị an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Trẻ nổi mề đay khắp người là hiện tượng bệnh lý xảy ra do trẻ tiếp xúc hoặc dung nạp các dị nguyên lạ. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách khởi phát các tổn thương mề đay khắp người như nổi mẩn đỏ, sưng phù, ngứa ngáy rất khó chịu. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập, vui chơi và sự phát triển chung của con. 

Trẻ nổi mề đay khắp người
Trẻ nổi mề đay khắp người là hiện tượng phát sinh các triệu chứng tổn thương viêm da sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng

Nổi mề đay khắp người là gì? Cơ chế bệnh sinh

Nổi mề đay khắp người là tình trạng các tổn thương ngoài da như vết sẩn phù, nốt mẩn ngứa xuất hiện trên toàn bộ cơ thể bao gồm các vị trí như mắt, môi, miệng, lưỡi, da cổ, lưng, bụng, tay, chân…, thậm chí xuất hiện trong cả cơ quan sinh dục. 

Cơ chế gây nổi mề đay toàn thân ở trẻ nhỏ là do sự hình thành và phóng thích histamin dị ứng, tích tụ dưới da. Đây là hoạt chất trung gian miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền thần kinh. Trong trạng thái bình thường, histamin thường tồn tại sẵn trong các tế bào mast, dưỡng bào, tế bào nón, bạch cầu ưa axit như dạ dày, phổi, niêm mạc miệng và da dưới dạng phức hợp protein không hoạt động. 

Tuy nhiên, khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên lạ như phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn, thức ăn, thuốc… thì phức hợp kháng nguyên – kháng thể IgE trong cơ thể sẽ ngay lập tức tác động lên phức hợp protein nói trên và làm tăng sinh lượng histamin, từ đó hình thành dị ứng mề đay. 

Sự xuất hiện của các histamin dưới lớp hạ bì không chỉ được biểu hiện thông qua những tổn thương thực thể như sẩn da phù, mẩn đỏ… mà nó còn tạo kích thích tại các điểm mút thần kinh da khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay khắp người 

Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay khắp người ở trẻ nhỏ. Trong đó, nguyên nhân cốt lõi được các chuyên gia Da liễu đưa ra đó là do miễn dịch suy giảm, yếu kém trong những năm tháng đầu đời cộng với yếu tố cơ địa, phản ứng quá mẫn với các tác nhân dị nguyên lạ bên ngoài. 

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ sẽ dần hoàn thiện theo thời gian thông qua chế độ sinh hoạt, môi trường sống, cách ăn uống và rèn luyện thể chất. Ngoài ra, chuyên gia còn cho biết nếu hệ miễn dịch trong những năm đầu đời không được tiếp xúc nhiều với môi trường sống sẽ rất nhạy cảm và dễ phát sinh dị ứng dù trẻ đã đủ lớn. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao trẻ thành thị lại dễ bị dị ứng hơn những đứa trẻ nông thôn. 

Trẻ nổi mề đay khắp người
Dị ứng thức ăn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nổi mề đay khắp người

Một số tác nhân dị ứng/ dị nguyên gây nổi mề đay khắp người ở trẻ nhỏ như:

  • Dị ứng thực phẩm: Thực chất không có thực phẩm dị ứng, chỉ có cơ địa dị ứng với thực phẩm mà thôi. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch nhận diện các chất lạ trong thực phẩm là dị nguyên gây hại cho cơ thể, bắt đầu phát sinh các triệu chứng dị ứng mề đay toàn thân. Đặc biệt nó còn ghi nhớ dị nguyên thức ăn này, dẫn đến việc trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm đó ngay từ khi còn nhỏ. Một vài thực phẩm dễ gây dị ứng mề đay nhất như: hải sản (tôm, cua, ốc, mực, ghẹ…), đậu phộng, nhộng tằm, thịt bò, sữa… Ngoài ra, sữa mẹ cũng có thể gây nổi mề đay ở trẻ do mẹ ăn phải thực thực phẩm dị ứng. 
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt trong thời điểm giao mùa, từ nóng sang lạnh đột ngột cũng rất dễ khiến trẻ bị nổi mề đay khắp cơ thể. So với người lớn, cơ thể của trẻ chưa học được cách thích ứng và điều chỉnh thân nhiệt nhanh, dẫn đến giảm miễn dịch nên việc bùng phát mề đay là điều khó tránh khỏi. 
  • Dị ứng thuốc: Bất kỳ loại thuốc Tây nào cũng đều có khả năng gây dị ứng, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau… Đối với trẻ nhỏ, việc dùng thuốc bừa bãi, tùy tiện không có liều lượng nhất định khiến độc tố từ thuốc không được đào thải hết, tích tụ dưới da và khởi phát mề đay. 
  • Nhiễm trùng cấp: Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng… Ngoài các triệu chứng hô hấp, các bệnh này cũng kích thích da dẫn đến nổi mề đay. 
  • Nhiễm ký sinh trùng: Trẻ nhỏ hiếu động, thích chơi đùa ngoài trời, nghịch cát, đất, chơi với chó mèo hoặc ăn uống tùy tiện khi không có sự giám sát của người lớn. Đây đều là những nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm ký sinh trùng, giun sán… Và một trong những triệu chứng thường gặp nhất là trẻ nổi mề đay khắp người. 
  • Tiếp xúc với các dị nguyên trong không khí: Môi trường ngày càng ô nhiễm, độc hại do chứa nhiều dị nguyên như khói bụi xe cộ, khói/ mùi của hóa chất công nghiệp hoặc phấn hoa, lông động vật… Khi trẻ hít phải những dị nguyên này, ngay lập tức phát sinh ngay các triệu chứng mề đay trên toàn bộ cơ thể. 
  • Trẻ bị côn trùng đốt: Trẻ bị các loại côn trùng như muỗi, kiến, sâu, mạt… cắn sẽ gây kích ứng da tại chỗ, sưng phù, nổi đỏ, ngứa ngáy và đau rát khó chịu. Đây đều là những triệu chứng của bệnh mề đay, một số trường hợp nặng hơn có thể khiến trẻ nôn ói, sốt cao, mạch đập nhanh, thở khò khè, khó thở… cần cấp cứu ngay. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy nổi mề đay dị ứng nói chung còn có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, với tỷ lệ 40% trên tổng các trường hợp mắc bệnh. Nên nếu thế hệ con, cháu có các biểu hiện của mề đay khi gia đình có người bị thì đó không phải do lây nhiễm mà là do yếu tố di truyền, trẻ mang gen bệnh ngay từ khi chào đời và bùng phát bệnh khi có điều kiện thuận lợi. 

Triệu chứng và biểu hiện khi trẻ bị nổi mề đay toàn thân

Làn da của trẻ vốn rất mỏng manh, yếu ớt nên các triệu chứng mề đay khi xuất hiện có thể còn nặng hơn so với người lớn. 

Trẻ nổi mề đay khắp người
Các tổn thương mẩn đỏ, sẩn ngứa xuất hiện khắp mọi vị trí trên cơ thể trẻ

Dấu hiệu ngoài da

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên toàn cơ thể với nhiều kích thước khác nhau;
  • Càng gãi các nốt đỏ càng xuất hiện nhiều hơn;
  • Có cảm giác nóng rát khó chịu trên da ở những trẻ lớn;
  • Da trầy xước do trẻ gãi ngứa;
  • Sưng phù từng mảng da nhỏ, bờ cứng, ấn vào chuyển từ màu hồng sang trắng, có ranh giới rõ ràng với những vùng da khác; 
  • Nổi ban đỏ đột ngột tại các vùng da nhạy cảm như môi, mí mắt, ngoài cơ quan sinh dục… Khi thấy những dấu hiệu này cũng là lúc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng; 

Biểu hiện

  • Nổi mề đay khiến trẻ bị sốt nhẹ do sự tấn công của dị nguyên khiến sức đề kháng suy giảm;
  • Trẻ ngứa ngáy dữ dội, nhất là về đêm do phản ứng giữa dị nguyên và histamin;
  • Trẻ mệt mỏi, ăn ít, chán ăn hoặc bỏ ăn, bỏ bú cả ngày do các triệu chứng bệnh khiến trẻ giảm vị giác. Ngoài ra, sự hoạt động của hệ tiêu hóa cũng suy giảm phần nào nên việc ăn uống lúc này khá khó khăn;
  • Quấy khóc liên tục do ngứa ngáy và khó ngủ, nhất là vào ban đêm do cơn ngứa tăng lên; 
  • Một số trường hợp trẻ nổi mề đay khắp người nghiêm trọng gây phù mạch sẽ kèm theo một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, khó thở, loạn nhịp tim, thậm chí có các biểu hiện của sốc phản vệ cực kỳ nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời để tránh đe dọa tính mạng của trẻ. 

Trẻ bị nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay do dị ứng thông thường không quá nguy hiểm vì các triệu chứng thường lành tính. Sau thời gian ngắn chăm sóc và điều trị, bệnh sẽ khỏi và làn da của trẻ sẽ phục hồi trở lại bình thường. Tuy không nguy hiểm nhưng những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ngoài da khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ, nhất là vào ban đêm, chán ăn, ít vui chơi và giảm năng suất học tập. 

Trẻ nổi mề đay khắp người
Trẻ nổi mề đay khắp người thường có các triệu chứng nghiêm trọng, dễ biến chứng nhiễm trùng da hoặc sốc phản vệ

Một số ít trường hợp, từ các triệu chứng nổi mề đay thông thường mà phát sinh thành các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Nhiễm trùng da do trẻ cào gãi mạnh khiến da trầy xước; 
  • Trẻ chậm phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa, thậm chí còi cọc, suy dinh dưỡng nếu bị nổi mề đay mãn tính kéo dài; 
  • Suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày… nếu dùng nhiều thuốc Tây trong trị bệnh;
  • Tăng nguy cơ phát triển sốc phản vệ, đe dọa tính mạng của trẻ nếu không điều trị kịp thời; 

Do đó, để tránh xảy ra nhưng hậu quả khó lường từ bệnh nổi mề đay khắp ở trẻ, cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ thật kỹ, nhất là làn da để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất. Sau đó, đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để được thăm khám và điều trị sớm, bảo vệ sức khỏe và bảo toàn tính mạng. 

Cách xử lý điều trị nổi mề đay toàn thân ở trẻ hiệu quả, an toàn

Tìm cách chữa mề đay toàn thân cho trẻ là mối bận tâm hàng đầu của các bậc làm cha mẹ. Có thể dễ dàng tìm thấy những câu hỏi với từ khóa cách chữa mề đay cho trẻ trên nhiều hội nhóm, diễn đàn… Hãy thử tham khảo áp dụng các biện pháp sau: 

1. Loại bỏ dị nguyên 

Đầu tiên, bố mẹ cần xác định nguyên nhân hoặc tác nhân/ yếu tố dị nguyên gây ra các triệu chứng nổi mề đay khắp người ở trẻ. Nếu không thể xác định được, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán, thực hiện xét nghiệm (nếu cần) để tìm ra nguyên nhân chính xác. 

Sau đó, tiến hành loại bỏ nguyên nhân hoặc tác nhân dị nguyên đó đi. Chẳng hạn như trẻ bị dị ứng do một loại thực phẩm, món ăn, thuốc… nào đó, bố mẹ nên tránh sử dụng lại chúng và tìm thay thế bằng một loại thực phẩm có dinh dưỡng tương đương. Hoặc nếu nguyên nhân là do giảm đề kháng hoặc suy giảm chức năng gan, thận, hãy tham khảo các cách chăm sóc, bồi dưỡng phục hồi hệ miễn dịch, chức năng gan, thận… Từ đó, các triệu chứng mề đay sẽ thuyên giảm và không tái phát trở lại. 

2. Xử lý làm giảm triệu chứng tại nhà

Để cải thiện các triệu chứng mề đay mẩn ngứa toàn thân trên da, giúp trẻ thoải mái, dễ chịu hơn, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau: 

Tắm nước mát

Cách này có tác dụng tương tự như chườm lạnh, nhưng vì các tổn thương mề đay xuất hiện trên diện tích rộng nên tắm sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt hơn. Khi tắm cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trẻ nổi mề đay khắp người
Tắm nước mát giúp giảm cơn ngứa ngáy, xoa dịu kích ứng nổi mề đay và làm sạch cơ thể trẻ
  • Không tắm nước quá lạnh, chỉ tắm nước mát để giảm ngứa; 
  • Tắm nhanh từ 5 – 10 phút; 
  • Không chà xát, cào gãi mạnh lên da trẻ; 
  • Không sử dụng bất kỳ loại sữa tắm hay xà phòng nào; 
  • Lau khô người sau khi tắm xong;

Bôi kem dưỡng ẩm

Da khô ráp khi bị nổi mề đay càng làm cho các triệu chứng ngày càng nặng hơn. Vì vậy, các chuyên gia Da liễu khuyến cáo bố mẹ nên thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm lên da của trẻ, đây được xem là một cách hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả, dùng toàn thân và đạt kết quả đồng bộ. Bôi 2 lần/ ngày, tốt nhất nên bôi sau khi tắm để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng những loại kem dưỡng ẩm lành tính, chiết xuất thành phần tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại cho làn da, hương liệu, màu nhân tạo… để đạt hiệu quả tối ưu mà không gây thêm kích ứng cho da trẻ. 

Vệ sinh thân thể trẻ thường xuyên

Nếu e ngại việc cho trẻ tắm nhiều lần trong ngày dễ bệnh, mẹ có thể tiến hành lau người bằng khăn với nước ấm. Lau người sạch sẽ giúp loại bỏ các dị nguyên bám trên người trẻ như bụi bẩn, lông chó mèo, phấn hoa… Nước ấm còn giúp xoa dịu kích ứng, làm giãn các mạch máu và hỗ trợ cải thiện triệu chứng mề đay hiệu quả. 

Cho trẻ uống nhiều nước

Bố mẹ cho trẻ uống nước thường xuyên cũng là một cách cải thiện triệu chứng nổi mề đay hiệu quả. Vì nước là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể, từ đó loại bỏ các dị nguyên độc hại dưới da, giảm ngứa ngáy, khó chịu cho con. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp duy trì độ ẩm cho làn da, ngăn không để da khô ráp, phục hồi tổn thương trên da nhanh chóng. 

Trẻ nổi mề đay khắp người
Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố dưới da, hỗ trợ cải thiện cơn ngứa ngáy mề đay trên cơ thể

Mặc quần áo thoải mái

Khi bị mề đay, các tổn thương trên da cần được để cho thông thoáng, mát mẻ mới có thể sớm khỏi bệnh. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm, mịn, thấm hút mồ hôi tốt, tránh quần áo quá bó sát vào người sẽ cọ xát, rất bí bách khiến da bị kích ứng nhiều hơn, tăng nặng các triệu chứng mề đay trên khắp cơ thể. 

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ bị nổi mề đay khắp người cần ưu tiên các loại loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, C, E từ rau xanh, củ quả, trái cây… Ăn nhiều nhóm thực phẩm này giúp giảm thiểu dị ứng, cải thiện triệu chứng và tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đồng thời, bổ sung thêm các loại thực phẩm có tính mát, hạn chế cho trẻ dung nạp thức ăn dầu mỡ, quá cay vì sẽ càng gây nóng trong người, làm bùng phát các triệu chứng dị ứng mề đay nặng hơn. 

3. Chữa mề đay toàn thân cho trẻ bằng mẹo dân gian

Y học dân gian Việt Nam ghi nhận rất nhiều loại dược liệu tự nhiên được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Trong đó có thể đến như lá khế, lá kinh giới, tía tô, gừng… có khả năng chống khuẩn, sát trùng da, tiêu viêm và cải thiện các triệu chứng dị ứng mề đay ngoài da cho trẻ hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.  

Chẳng hạn như:

  • Lá khế: Dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm nước muối. Cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Đổ nước ra chậu, pha thêm nước lạnh vào để điều chỉnh nhiệt độ giúp rồi tắm cho trẻ. 
  • Lá kinh giới: Tương tự như lá khế, mẹ dùng lá kinh giới để nấu nước tắm cho trẻ. Để tăng hiệu quả, có thể phối hợp thêm lá sả, vỏ bưởi, tía tô… cũng rất tốt. 
  • Lá trà xanh: Nấu sôi một nồi nước lá trà xanh, đổ ra chậu và pha thêm nước rồi cho trẻ tắm, ngâm mình 10 phút. 
  • Lá bạc hà: Trong lá bạc hà chứa tinh dầu kháng khuẩn tự nhiên phù hợp với làn da nổi mề đay dị ứng của trẻ. Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà, vò nát rồi đun sôi lên lấy nước tắm hoặc đắp trực tiếp lên vùng da dị ứng. 

Lưu ý: Những mẹo dân gian này chỉ giúp cải thiện các triệu chứng mề đay ngoài da, không có khả năng chữa bệnh tận gốc. Do đó, nếu áp dụng vài ngày nhưng bệnh không thuyên giảm, thậm chí ngày càng có xu hướng tăng nặng, tốt nhất nên ngưng lại và điều trị bằng các biện pháp khác phù hợp hơn. 

4. Điều trị bằng thuốc Tây 

Đối với trẻ em, việc sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh nổi mề đay toàn thân thường không được khuyến khích vì những tác dụng phụ khó lường. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, bệnh diễn tiến nghiêm trọng, không đáp ứng bằng các biện pháp điều trị tại nhà, kéo dài dai dẳng nhiều ngày không khỏi bắt buộc phải dùng thuốc để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng. 

Trẻ nổi mề đay khắp người
Trẻ bị nổi mề đay toàn thân với các triệu chứng nghiêm trọng sẽ được chỉ định dùng thuốc Tây để kiểm soát triệu chứng

Một số loại thuốc chữa mề đay toàn thân cho trẻ như:

  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế quá trình sản sinh histamin dưới da và giảm triệu chứng mề đay ở trẻ. Tùy theo mức độ và tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống cho phù hợp. Có thể kể đến như Fexofenadine, Loratidine, Cetirizine… 
  • Thuốc Corticoid: Thường được chỉ định dùng cho những trường hợp triệu chứng dị ứng ngoài da nặng như Prednisone, Dexamethasone… Vì thuốc có tác dụng mạnh, nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng điều trị ngắn hạn. 
  • Các loại thuốc bôi ngoài da: Là các loại thuốc chứa dược chất với nồng độ vừa đủ giúp xoa dịu các kích ứng ngoài da do nổi mề đay ngứa ngáy như Dermovate, Clamine, Hydrocortisone, Menthol 1%… 
  • Thuốc tiêm: Loại thuốc này được chỉ định sử dụng khi trẻ nhập viện cấp cứu và điều trị. Nhóm thuốc tiêm có tác dụng mạnh tác động đến toàn bộ cơ thể, nhờ đó kiểm soát triệu chứng nổi mề đay khắp người hiệu quả. Thường dùng nhất là Methylprednisolon, Dimedrol…

Lưu ý: Bất kỳ sử dụng loại thuốc nào khi cho trẻ bị mề đay toàn thân sử dụng đều phải do bác sĩ chỉ định sau các thăm khám, chẩn đoán. Bố mẹ tránh cho trẻ dùng thuốc thông quan tự chẩn đoán triệu chứng. Tuân thủ liều dùng, cách dùng được hướng dẫn và thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình này. 

4. Chữa mề đay toàn thân cho trẻ bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Theo quan niệm trong Đông y, chứng mề đay ở trẻ xảy ra ở trẻ là do suy giảm chức năng tạng can, thận, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể, dưới da và phát sinh ra sẩn đỏ, phù da, ngứa ngáy khó chịu. Nếu như điều trị mề đay bằng thuốc tân dược chỉ giúp kiểm soát triệu chứng tạm thời, không thể chữa bệnh dứt điểm được, thì Đông y lại chú trọng tập trung vào giải quyết căn nguyên gây bệnh thông qua các tác động sâu trong cơ thể. 

Một trong những phương thuốc chữa mề đay toàn thân cho trẻ được nhiều người biết đến đó là Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường. Bài thuốc này được nghiên cứu và bào chế lần đầu tiên bởi Cố lương y Đỗ Minh Tư. Trải qua hơn 3 thế kỷ gìn giữ và phát huy, phương thuốc này đã có những thay đổi tích cực và ngày càng hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh hiện đại. 

Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn (Truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh và là Giám đốc chuyên môn của Nhà thuốc) cho biết: “Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh là giải pháp trị bệnh toàn diện, tác động kép giúp dứt điểm bệnh dựa trên những cơ sở y lý, y trị tinh hoa của Y học cổ truyền và công thức bí truyền của gia tộc. Đặc biệt an toàn và phù hợp với mọi đối tượng, trong có cả trẻ nhỏ”. 

Phương thuốc này bao gồm 3 bài thuốc nhỏ gồm: Thuốc đặc trị mề đay + Thuốc bổ thận giải độc + Thuốc bổ gan dưỡng huyết. Mỗi bài thuốc là sự kết hợp của những vị dược liệu, vị thuốc quý hiếm tự nhiên, chúng bổ trợ và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng (trừ tà), thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết và tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Trẻ nổi mề đay khắp người
Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa nổi mề đay khắp người ở trẻ hiệu quả, an toàn

Thành phần thuốc được lấy từ 100% dược liệu tự nhiên, được điều chỉnh gia giảm theo tỷ lệ vàng. Đặc biệt, nguồn thảo dược được trồng, thu hoạch, sơ chế và bào chế tại Nhà thuốc, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh, sạch sẽ, không chứa chất bảo quản, không lẫn tân dược. Tóm lại đây là phương thuốc hoàn toàn nguyên chất mà hiếm có bài thuốc hay sản phẩm nào trên thị trường có được.

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh phù hợp và an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi… cũng có thể sử dụng được. Hãy yên tâm vì đây là bài thuốc đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp giấy phép chữa bệnh. Trường hợp sử dụng cho trẻ em, có thể dùng sản phẩm cao điều chế sẵn, mùi thơm nhẹ dễ uống và sử dụng tiện lợi, không cần đun sắc. 

Nếu các bậc phụ huynh có nhu cầu chọn sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh cho con trẻ hoặc muốn đưa trẻ đến khám bệnh trực tiếp tại nhà thuốc, hãy dựa theo các thông tin sau:

  • Cơ sở Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình. Hotline  0963 302 349
  • Cơ sở Tp HCM: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh. Hotline 0938 449 768

Cách phòng ngừa nổi mề đay khắp người ở trẻ 

Trẻ bị nổi mề đay khắp người là căn bệnh rất dễ tái phát tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vì vậy song song với việc tập trung điều trị, phụ huynh cũng cần áp dụng đầy đủ các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa tái phát bệnh ở trẻ. 

Trẻ nổi mề đay khắp người
Ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm lành tính như rau xanh, củ quả trái cây tốt cho da, phòng ngừa kích ứng nổi mề đay
  • Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân dị ứng từ môi trường bên ngoài, nhất là khi trẻ có một cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng như đeo khẩu trang, mắt kính, áo khoác… 
  • Nếu trẻ mẫn cảm, dị ứng với lông chó mèo tốt nhất không nên nuôi thú cưng trong nhà. 
  • Giữ vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ bằng nước ấm, sử dụng các loại xà bông, sữa tắm dịu nhẹ, dành riêng cho làn da của trẻ nhỏ. 
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và giữ vệ sinh tai mũi họng. 
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tạo không gian thoáng đãng, không khí trong lành, thay mới chăn ga gối đệm ngủ và làm sạch đồ chơi, các vật dụng của trẻ để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ bùng phát dị ứng mề đay. 
  • Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy lọc không khí thay vì máy điều hòa nhằm duy trì độ ẩm cho làn da, giảm thiểu kích ứng trên da, hạn chế nguy cơ bùng phát mề đay dị ứng. 
  • Tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, giải trí lành mạnh ngoài trời trong những năm đầu đời. Việc này sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều tác nhân mới, không phát sinh phản ứng dị ứng trong tương lai. Ngoài ra, việc này còn giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, kỹ năng sống, học tập. 

Trẻ bị nổi mề đay khắp người là căn bệnh da liễu phổ biến. Tuy không nguy hiểm nhưng vẫn phải can thiệp chăm sóc từ bố mẹ hoặc có những chỉ định y tế cần thiết từ bác sĩ chuyên khoa để sớm khỏi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger