Người Bị Nổi Mề Đay Có Kiêng Tắm Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bị nổi mề đay có kiêng tắm không là thắc mắc của không ít người bệnh. Vì đặc trưng triệu chứng của bệnh này là những tổn thương ngoài da, sưng viêm, ngứa ngáy và thậm chí là viêm nhiễm. Việc tắm tiếp xúc với nước liệu có khiến các tổn thương này ngày càng nghiêm trọng hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Nổi mề đay có kiêng tắm không?
Nổi mề đay là một dạng dị ứng phổ biến bất kỳ ai cũng có thể mắc phải

Nổi mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải, từ trẻ em cho đến người trưởng thành, người già. Cơ chế khởi phát mề đay thực chất là quá trình phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân dị ứng, phóng thích histamin vào da và gây sưng viêm, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy… 

Có nhiều yếu tố dị nguyên gây nổi mề đay như dị ứng thức ăn, thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm, dị ứng thuốc, nhiễm nấm, ký sinh trùng… Hầu hết trường hợp bị mề đay đều ở mức độ nhẹ và có thể kiểm soát được bằng những biện pháp hiệu quả tại nhà hoặc chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ. 

Người bị nổi mề đay có kiêng tắm không? Vì sao? 

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ Chuyên môn Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường, Truyền nhân đời thứ 5 của Dòng họ Đỗ Minh, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Tinh hoa YHCT 2022 và là Cố vấn Y khoa của nhiều chương trình sức khỏe của kênh VTV2, VTC2) cho biết: “Mề đay là chứng bệnh da liễu rất đặc biệt, các triệu chứng thường là da nổi sần đỏ, nổi mụn li ti, gây ngứa ngáy dữ dội. Một số trường hợp bệnh nặng còn gây ra sốt, suy hô hấp, đau khớp, sốc phản vệ… rất nguy hiểm.

Trong Đông y, mề đay xảy ra do sự tác động của các yếu tố như phong nhiệt, phong hàn vào trong cơ thể, trong trạng thái hệ miễn dịch suy yếu. Nên dân gian quan niệm, người bị mề đay cần kiêng nước, kiêng gió để tránh khiến bệnh ngày càng diễn tiến nghiêm trọng hơn”.

Tuy nhiên, quan niệm này đúng nhưng chưa đủ, hiện tượng nổi mề đay đúng là do tiếp xúc với gió hoặc nước bẩn, nhưng đó là đối với gió trời tự nhiên chứa nhiều dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn hoặc nguồn nước bẩn, ô nhiễm… Còn việc người bị nổi mề đay vẫn phải tắm rửa hằng ngày bằng nguồn nước sạch, đạt chuẩn và đảm bảo không chứa các chất gây kích ứng làn da. 

Nổi mề đay có kiêng tắm không?
Người bị nổi mề đay không cần kiêng tắm, thậm chí càng phải tắm thường xuyên để vệ sinh cơ thể

Nhiều người kiêng cữ tuyệt đối việc tắm trong lúc bị mề đay là không phù hợp, thậm chí vì suy nghĩ sai lầm này mà các triệu chứng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, có biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Thay vào đó, việc tắm gội sạch sẽ hàng ngày, sử dụng các sản phẩm lành tính với làn da có tác dụng cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh, vệ sinh làn da, loại bỏ các tác nhân dị ứng, độc tố và giảm ngứa, sưng viêm. 

Đặc biệt, qua các sinh hoạt hàng ngày, lỗ chân lông của chúng ta tích tụ rất nhiều độc tố, chất cặn bã, tế bào chết, vi khuẩn… và gây bít tắc lỗ chân lông. Và đây là một trong những yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển trên làn da, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm trùng, khó chữa khỏi dứt điểm bệnh nổi mề đay. 

Nói tóm lại, người bị nổi mề đay vẫn phải tắm rửa, vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt là vào những thời điểm nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức, làn da ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, chỉ cần tắm đúng cách, các triệu chứng mề đay ngứa ngáy sẽ thuyên giảm nhanh chóng, hỗ trợ quá trình phục hồi các tổn thương ngoài da nhanh hơn.

Hướng dẫn cách tắm hiệu quả và an toàn cho người bị nổi mề đay

Làn da của người bị nổi mề đay khá yếu và nhạy cảm, tắm sẽ giúp vệ sinh da sạch sẽ, tuy nhiên nếu tắm không đúng cách sẽ khiến các triệu chứng bệnh ngày càng nặng hơn. Dưới đây là một số lưu ý về cách tắm đúng dành cho người bị nổi mề đay:

Tắm bằng nước ấm

Nước tắm dành cho người bị mề đay nên là nước ấm hoặc nước mát (nếu tắm vào mùa hè) là tốt nhất. Không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Trong đó, nếu tắm nước quá nóng rất dễ gây kích ứng da, khiến da khô ráp, bong tróc và tăng nặng mức độ ngứa ngáy khó chịu. Còn tắm nước lạnh quá mức có thể gây sốc nhiệt cơ thể, tăng nguy cơ cảm mạo và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Do đó, tốt nhất bạn nên tắm bằng nước mát hoặc nước ấm. Đặc biệt, đảm bảo nguồn nước tắm sạch, không chứa hóa chất hay dị nguyên gây hại cho làn da. 

Tắm nước lá dược liệu 

Trong dân gian có rất nhiều mẹo dân gian sử dụng dược liệu để nấu nước tắm trị mề đay hiệu quả như: lá trà xanh, tía tô, kinh giới, trầu không., lá khế.. Dược chất trong dược liệu có tác dụng sát trùng, kháng viêm, chống khuẩn trên da, giảm ngứa ngáy mề đay và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, hồi các tổn thương da cho mề đay. 

Nổi mề đay có kiêng tắm không?
Tắm lá khế, trà xanh, lá trầu không, kinh giới… là giải pháp điều trị mề đay hiệu quả, an toàn và lành tính với làn da

Tuy nhiên, chỉ sử dụng cách tắm lá dược liệu cho những trường hợp bệnh mức độ nhẹ. Ngược lại với những người bị mề đay nặng, có biến chứng hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm ngoài da nên tránh sử dụng. Nếu thực hiện đúng thì đây sẽ là một trong những cách chữa mề đay hiệu quả, đơn giản và lành tính với sức khỏe người dùng. 

Không chà xát mạnh khi tắm

Cơn ngứa ngáy khi bị nổi mề đay rất khó chịu, người bệnh có xu hướng cào gãi mạnh để giảm ngứa. Điều này càng khiến các tổn thương ngoài da ngày càng nghiêm trọng hơn, lở loét viêm nhiễm. Do đó, trong lúc tắm không nên chà xát mạnh lên da, chỉ nên massage nhẹ nhàng vùng da này để loại bỏ dị nguyên, tế bào chết. 

Tắm trong thời gian phù hợp 

Người bị mề đay nên tắm càng nhanh càng tốt, tối đa 10 phút là phù hợp. Vì tổn thương mề đay càng tiếp xúc với nước lâu càng khiến tổn thương ngoài da bị kích ứng nặng hơn. Vì vậy, khuyến khích bạn nên tắm bằng vòi hoa sen, không nên ngâm bồn hoặc tắm hoặc tắm ở những hồ bơi công cộng. 

Chọn các sản phẩm phù hợp 

Làn da bị tổn thương mề đay rất dễ bị kích ứng bởi các sản phẩm sử dụng hàng ngày như sữa tắm, dầu gội, dầu xả, sữa rửa mặt… chứa hóa chất độc hại. Do đó, nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm lành tính, chiết xuất 100% organic tự nhiên phù hợp với làn da nhạy cảm.

Lưu ý cần biết về chăm sóc làn da bị nổi mề đay 

Để việc tắm rửa khi bị nổi mề đay đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

Nổi mề đay có kiêng tắm không?
Sử dụng các sản phẩm vệ sinh cơ thể lành tính, chiết xuất dược liệu tự nhiên là tốt nhất cho người bị mề đay
  • Ngay sau khi tắm xong, hãy lau khô người bằng khăn mềm, sạch rồi mới mặc quần áo. Không nên mặc quần áo khi cơ thể còn ướt để tránh gây ảnh hưởng đến các tổn thương trên làn da. 
  • Ưu tiên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, tránh những loại quá bó sát, chật khít vào da vì sẽ dễ gây bít tắc lỗ chân lông, đổ mồ hôi gây ngứa da, tăng nặng triệu chứng mề đay. 
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thay mới chăn drap nệm gối mới thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. 
  • Ăn uống khoa học, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm lành tính như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc… Tránh sử dụng các loại thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích như rượu bia… trọng quá trình điều trị bệnh. 
  • Tập luyện thể dục, rèn luyện thể chất điều độ mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch chống lại bệnh tật. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng trong đời sống hàng ngày. Vì căng thẳng quá mức là một trong những tác nhân hàng đầu gây mề đay. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có được câu trả lời chính xác về vấn đề “người bị nổi mề đay có kiêng tắm không?”. Trong một số trường hợp nhận thấy mức độ diễn tiến nặng, tốt nhất nên thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger