6 biến chứng của bệnh mề đay nguy hiểm chớ xem thường

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến và không quá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng mề đay rất ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí phát sinh các biến chứng khó lường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu các biến chứng bệnh mề đay thường gặp nhất trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay là tình trạng các mao mạch dưới da phản ứng lại với các yếu tố dị ứng. Người bị bệnh mề đay đặc trưng bởi các triệu chứng như nổi các nốt sẩn đỏ, phù nề, ngứa ngáy và khó chịu tại một số vùng da trên cơ thể. Một số trường hợp nặng hơn có thể nổi mụn nước, nhiễm trùng, khó thở… Các triệu chứng nổi mề đay khá tương đồng với một số bệnh da liễu khác như chàm, eczema… nên rất khó để chẩn đoán trong giai đoạn đầu. 

Biến chứng của bệnh mề đay
Nổi mề đay là bệnh da liễu không nguy hiểm nhưng các biến chứng của bệnh lại rất đáng lo ngại

Bệnh lý này được chia làm 2 dạng gồm mề đay cấp tính (bệnh bộc phát trong vòng 24 giờ và kéo dài dưới 6 tuần) và mề đay mãn tính (các triệu chứng bệnh tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài hơn 6 tuần). Các vị trí dễ nổi mề đay trên cơ thể như mặt, cổ, bụng, lưng, hai cánh tay, mông… 

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay như:

  • Tiếp xúc với các dị nguyên: Các tác nhân dị ứng phổ biến như thực phẩm, thời tiết, thuốc tân dược, lông động vật, các loại hóa  mỹ phẩm… Thông thường, ngay khi tiếp xúc với các dị nguyên này, cơ thể sẽ ngay lập tức xuất hiện các triệu chứng sẩn phù, ngứa ngáy. 
  • Nọc độc côn trùng: Tiếp xúc trực tiếp với các loại động vật chứa nọc độc như ong, sâu róm, kiến… và bị chúng cắn khiến chất độc ngấm vào da và gây dị ứng, nổi mề đay ngứa ngáy. 
  • Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng: Có rất nhiều loại vi khuẩn, virus dưới dạng các loại giun khi đi vào trong cơ thể và gây ra hiện tượng nổi mề đay kéo dài. 
  • Các nguyên nhân khác: do yếu tố di truyền, do các tác động vật lý, hậu quả của các bệnh lý về gan, viêm nhiễm, tuyến giáp…

Mề đay là căn bệnh phổ biến mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Có thể tự khỏi sau 6 tuần hoặc kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại nếu là bệnh mãn tính. Tùy theo từng thể bệnh mà việc điều trị khác nhau. Người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khó lường. 

6 biến chứng nổi mề đay thường gặp

Các biến chứng thường gặp của bệnh nổi mề đay như: 

1. Phù mạch, khó thở

Mề đay phù mạch là một trong những biến chứng thường gặp nhất đối với căn bệnh này. Các tổn thương nổi ban, nốt sưng thường xuất hiện ở sâu trong da. Kèm theo đó là các nốt sần, phát ban tại vùng trung bì, thượng bì kèm theo cảm giác căng, đau khó chịu, đặc biệt chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. 

Các vị trí dễ bị mề đay phù mạch nhất vùng môi và mí mắt. Việc phát ban, sưng tấy tại các bộ phận này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm thị lực và gây nguy hiểm đến cấu trúc mắt. Trường hợp vị trí bị phù mạch là lưỡi, hầu, thanh quản chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến đường thở.

2. Dễ bị nhiễm trùng da

Các tổn thương trên da như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khiến người bệnh có xu hướng gãi mạnh liên tục để giải tỏa sự khó chịu. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến da dễ bị rách, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. 

Biến chứng của bệnh mề đay
Cào gãi do ngứa ngáy quá mức khiến da bị tổn thương và dễ bị nhiễm trùng

3. Suy nhược cơ thể

Nếu như các triệu chứng mề đay cấp tính chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và biến mất ngay sau đó thì mề đay mãn tính lại tái đi tái lại thường xuyên. Sự xuất hiện của các triệu chứng khó chịu và dai dẳng khiến người bệnh ăn ngủ không yên, mệt mỏi kéo dài và dẫn đến suy nhược cơ thể. Tình trạng này còn khiến sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng, các triệu chứng mề đay càng diễn tiến nặng và tạo điều kiện phát triển các bệnh lý khác. 

4. Các vấn đề về tiêu hóa

Các triệu chứng mề đay có thể xuất hiện trong đường tiêu hóa, gây ra các vấn đề nghiêm trọng tại đây như: đau bụng quặn thắt, tiêu chảy kéo dài, nôn ói, khó hấp thu dinh dưỡng… Kéo theo đó là những ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng đường ruột, dễ bị đau dạ dày, viêm ruột… 

5. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mề đay, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Tiến triển sốc phản vệ cực kỳ nhanh, chỉ mất vài phút kể từ lúc phát sinh khiến bệnh nhân tụt huyết áp, tổn thương các nội tạng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, buồn nôn, tiêu chảy, mất ý thức… Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu trên, hãy đưa bệnh nhân đến viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời. 

6. Phù nề não, tử vong

Đây là biến chứng khá hiếm gặp nhưng cũng là biến chứng nguy hiểm nhất. Phù nề não làm cản trở hoạt động của não bộ và tăng nguy cơ tử vong.

Cách điều trị nổi mề đay hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng

Để biết được nguyên nhân và mức độ bệnh, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để đánh giá các tổn thương, kết hợp các xét nghiệm nổi mề đay khác nhau để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác. Một số nguyên tắc trị bệnh mề đay có hiệu quả gồm: hạn chế tiếp xúc với vùng da bị mề đay, tránh tiếp xúc với nắng nóng, thực hiện các biện pháp chống nổi mề đay, dùng nước lạnh giảm ngứa và nghỉ ngơi, ăn uống khoa học. 

1. Điều trị bằng thuốc

Một số thuốc trị mề đay phổ biến như:

  • Các loại thuốc kháng histamine như Chlopheniramin, Loratadine… 
  • Nhóm thuốc chứa Glucocorticoid như Prednisolone, Methylprednisolone… 
  • Các loại thuốc bôi như Dexclorpheniramin, Eumovate, Phenergan…
Biến chứng của bệnh mề đay
Các loại thuốc kháng histamine, thuốc uống, thuốc bôi… giúp giảm ngứa, cải thiện triệu chứng phù nề, sưng đỏ do nổi mề đay

Lưu ý: Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng thuốc, tránh tự ý lạm dụng thuốc để hạn chế tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe như nhờn thuốc thuốc, tổn thương gan, thận… 

2. Các mẹo giảm triệu chứng mề đay

Ngoài dùng thuốc uống, thuốc bôi, người bệnh mề đay cũng có thể sử dụng một số mẹo dân gian giúp giảm ngứa ngáy do nổi mề đay theo kinh nghiệm dân gian. 

  • Rửa nước muối pha loãng: Pha loãng 2 thìa cafe muối cùng 200ml nước ấm và rửa vùng da bị tổn thương do mề đay. Sau đó rửa lại bằng nước ấm, thực hiện cách này 1 – 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả cải thiện triệu chứng mề đay đáng kể. 
  • Lá tía tô: Dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch, giã nhuyễn để lọc lấy nước cốt để uống. Hoặc bạn cũng có thể nấu nước lá tía tô để pha nước tắm hoặc rửa trực tiếp lên vùng da nổi mề đay. 
  • Lá khế chua: Dùng 1 nắm lá khế, rửa sạch, để ráo rồi sao nóng với muối. Đổ hỗn hợp này ra một chiếc khăn sạch, buộc chặt đầu rồi chườm lên vùng da ngứa ngáy do mề đay. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá khế để nấu nước tắm hàng ngày. 

Lưu ý đây chỉ là các mẹo giảm ngứa do mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Tuy hiệu quả tốt nhưng khá chậm. Không phải ai cũng phù hợp áp dụng, tùy theo cơ địa của từng người mà hiệu quả khác nhau. 

3. Chăm sóc tại nhà cải thiện triệu chứng mề đay

Bên cạnh dùng thuốc và các bài thuốc thảo dược, người bệnh nổi mề đay cần chú ý thực hiện hoặc chủ động tránh các vấn đề sau đây để đẩy lùi bệnh nhanh chóng: 

Biến chứng của bệnh mề đay
Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh sử dụng các sản phẩm dễ gây dị ứng giúp đẩy lùi các triệu chứng mề đay
  • Người bệnh nổi mề đay nên tránh các tác nhân dị ứng như xà phòng, phấn rôm, xà bông tắm, thức ăn, hải sản, thuốc, sữa tắm, mỹ phẩm, chất tẩy rửa… 
  • Vào mùa đông lạnh, nên chú ý giữ ấm cơ thể, vệ sinh sạch sẽ nơi ở và hạn chế tiế[ xúc với bụi bẩn, phấn hoa…
  • Nếu có làn da dễ bị kích ứng nên hạn chế dùng các loại quần áo làm từ các loại vải từ len, vải bố, da lộn… Tránh mặc quần áo quá chật, gây cọ xát trực tiếp vào làn da. 
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với vật nuôi đang bị ghẻ, nấm, nhiều bọ chét, chấy, rận… để giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về da. 
  • Ăn uống khoa học, đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ưu tiên các loại rau xanh, củ quả, trái cây, nước ép tươi… 
  • Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho làn da. Đồng thời hỗ trợ thanh lọc, đào thải độc tố, các chất dị ứng trong cơ thể. 
  • Ngủ nghỉ đúng giờ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ bị nổi mề đay. 
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh stress, áp lực, cân đối giữa thời gian làm việc và ngủ nghỉ để cơ thể phục hồi năng lượng, đẩy lùi bệnh nhanh chóng. 

Tuy bản chất bệnh nổi mề đay không nguy hiểm nhưng các biến chứng của bệnh lại rất đáng lo ngại. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt để đẩy lùi bệnh tật, bảo vệ sức khỏe, tính mạng khỏi các bệnh lý nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger