Trẻ bị nổi mề đay: Nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Trẻ bị nổi mề đay là hiện tượng phát sinh dị ứng mẩn ngứa trên da do tiếp xúc với các dị nguyên lạ. Trên rất nhiều hội nhóm, có không ít bậc phụ huynh lo lắng về tình trạng này của con nhưng không biết phải làm sao. Nguyên nhân thường gặp nhất là dị ứng sữa mẹ, sữa công thức, do di truyền… Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào? 

Trẻ bị nổi mề đay
Nổi mề đay là căn bệnh nhiều đứa trẻ gặp phải và không quá nguy hiểm

Trẻ bị nổi mề đay là bệnh gì? 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nổi mề đay nhất, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Một thống kê tại Việt Nam cho thấy có khoảng 20% dân số mắc căn bệnh này ngay từ nhỏ. Bệnh xảy ra do có sức đề kháng kém, làn da mỏng manh, nhạy cảm nên rất dễ bị tấn công, gây bệnh bởi các tác nhân dị ứng nội sinh và ngoại sinh. 

Nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như thời tiết, môi trường, hóa chất, bụi bẩn, thức ăn, thuốc… Khi cơ thể tiếp xúc hoặc dung nạp dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ nhận diện chúng như một chất lạ có hại cho cơ thể của trẻ và bắt đầu phóng thích ra kháng nguyên để chống lại. Tuy nhiên, quá trình vô tình tạo ra chất trung gian là histamin, chất này tích tụ dưới da và gây ra hàng loại các triệu chứng, biểu hiện mề đay. 

Trẻ bị nổi mề đay thường bị toàn thân do diện tích da trên cơ thể vẫn còn ít, các tổn thương dễ lây lan. Điển hình là các nốt sẩn đỏ, mảng da hồng, trắng sưng lên kèm theo ngứa ngáy. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ rất khó chịu do ngứa ngáy, quấy khóc và có hành động dùng tay cào gãi mạnh vào da. 

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em

Theo các chuyên gia, các nguyên nhân gây ra nổi mề đay ở trẻ nhỏ hiện nay vẫn còn là những giả thuyết. Tuy nhiên, một số tài liệu cũng ghi nhận một vài nguyên nhân cụ thể sau: 

Di truyền

Nguyên nhân lớn nhất được ghi nhận là do yếu tố di truyền. Thông qua nhiều nghiên cứu tại các bệnh viện Da liễu lớn, mề đay có đặc tính di truyền. Hiểu đơn giản là nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ hoặc anh chị em bị mề đay thì nguy cơ thế hệ sau, đời con sau khi sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh. 

Theo thống kê, tỷ lệ nổi mề đay do di truyền là từ 5 – 7%. Bệnh thường không tiến triển ngay mà phải đến một thời điểm nhất định, có điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, kích thích hệ miễn dịch phóng thích kháng nguyên chống lại dị nguyên, vô tình sản sinh ra histamin gây dị ứng. 

Hệ miễn dịch yếu kém

Hầu hết mọi đứa trẻ đều có hệ miễn dịch yếu và đang trong quá trình hoàn thiện. Việc tiếp xúc lần đầu với các tác nhân lạ khiến hệ miễn dịch nhận diện là yếu tố gây hại cho cơ thể và bắt đầu phát sinh các phản ứng chống lại hay còn được gọi là phản ứng dị ứng.

Trẻ bị nổi mề đay
Hệ miễn dịch yếu kém là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay ở trẻ

Hệ miễn dịch của mỗi đứa trẻ thường khác nhau tùy theo môi trường sống, chế độ ăn uống và cơ địa. Cùng là một dị nguyên nhưng có trẻ lại dị ứng, có trẻ lại không sao. Đây cũng chính là câu trả lời lý giải nguyên nhân vì sao những đứa trẻ nông thôn thường khỏe mạnh và ít bị dị ứng mề đay hơn so với các trẻ thành thị. 

Các yếu tố/ tác nhân dị nguyên khác 

Nếu xác định nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em không phải do di truyền, thì bố mẹ có thể nghĩ ngay đến các nguyên nhân quen thuộc tồn tại chính trong gia đình như:

Dị ứng với các dị nguyên trong không khí

Trong không khí tồn tại rất nhiều dị nguyên có khả năng kích phát dị ứng nổi mề đay như bụi bặm, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất, khí rác thải công nghiệp… Trẻ nhỏ khi hít phải những dị nguyên này cộng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chắc chắn sẽ khiến làn da của con nổi các nốt mẩn đỏ, sưng phù, phát ban, ửng đỏ ngay lập tức.

Một số trường hợp dị ứng nặng còn tiến triển nhanh thành biến chứng như phù mạch, sưng môi, mí mắt, cơ quan sinh dục, khó thở… 

Dị ứng mỹ phẩm 

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Việc này là tốt, giúp duy trì độ ẩm và bảo vệ làn da khỏe mạnh. Nhưng với điều kiện loại kem dưỡng ẩm sử dụng phải đảm bảo an toàn, không chứa các thành phần hóa học độc hại, hương liệu hay có mùi hóa chất quá nồng… Việc cho trẻ sử dụng sản phẩm không phù hợp khiến da trẻ dễ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa mề đay. 

Dị ứng sữa tắm

Ngoài mỹ phẩm thì sữa tắm cũng là sản phẩm cần chú ý chọn lựa loại phù hợp với làn da của trẻ để tránh tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ, mề đay ngứa ngáy. 

Dị ứng thức ăn

Trẻ em rất dễ bị dị ứng thức ăn nổi mề đay, nhất là đối với những loại thực phẩm nhiều protein như hải sản, đậu phộng, thịt bò, sữa hạt… hoặc dị ứng sữa mẹ, sữa công thức do chứa các chất lạ. Nguyên nhân được cho là do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu kém, chưa đủ khỏe mạnh để nhận diện protein trong thức ăn là bình thường, từ đó dẫn đến việc phát sinh dị ứng trong những lần sử dụng tiếp theo, hình thành phản ứng dị ứng dai dẳng về sau.

Trẻ bị nổi mề đay
Dị ứng thức ăn là tác nhân dị ứng phổ biến nhất khiến trẻ bị nổi mề đay

Ngoài các tổn thương ngoài da, trẻ bị dị ứng thức ăn còn xuất hiện nhiều triệu chứng tại đường tiêu hóa hoặc hô hấp như buồn nôn, nôn nói, đau bụng, tiêu chảy, khó thở… 

Chất liệu quần áo 

Làn da của trẻ vốn rất nhạy cảm, mỏng manh và dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ thường tiết nhiều mồ hôi hơn so với người lớn nên việc cho trẻ mặc những bộ quần áo quá chật, bó sát vào người hay chất liệu vải không thấm hút mồ hôi tốt sẽ khó tránh khỏi tình trạng da bị kích ứng, phát sinh các tổn thương dị ứng, nổi mề đay ngứa ngáy. 

Nệm, mền, gối ngủ không sạch sẽ

Trẻ nhỏ dành phần lớn thời gian để ngủ, do đó phòng ngủ của trẻ phải là nơi được vệ sinh sạch sẽ, không bụi bặm hay bất kỳ loại côn trùng nào. Ngược lại, nếu phụ huynh không thường xuyên vệ sinh nhà cửa, các loại vật dụng ngủ của con không sạch sẽ, có gián, mạt, kiến, muỗi… trú ngụ sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát mề đay mẩn ngứa và các tổn thương ngoài da khác.  

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu kém nên rất hay mắc bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng… Hậu quả là khởi phát các bệnh lý nhiễm trùng cấp như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa… Trong quá trình bệnh khởi phát, ngoài các triệu chứng chính của bệnh còn kéo theo các vấn đề về kích ứng làn da, nổi mề đay, phát ban ngứa ngáy. 

Các chuyên gia cũng cho biết, y học cũng ghi nhận nhiều trường hợp trẻ bị mề đay tự phát hay còn gọi là mề đay vô căn. Tức phát bệnh đột ngột nhưng không xác định rõ được nguyên nhân là gì. 

Ngoài những nguyên nhân theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, bệnh nổi mề đay ở trẻ em cũng cũng được đưa vào nghiên cứu và phân tích sâu dưới góc nhìn của Y học cổ truyền. Các chuyên gia cho biết, bệnh nổi mề đay còn được gọi là Phong chẩn khối hay Tẩm ma chẩn. Căn nguyên gây bệnh là do:

  • Các yếu tố ngoại nhân: Liên quan chủ yếu đến các tố như phong nhiệt, phong hàn. Tức bố mẹ cho trẻ tiếp xúc lâu với môi trường có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Suy giảm chức năng tạng phủ trong cơ thể: Chức năng gan, thận của trẻ nhỏ thường hoạt động kém hơn so với người trưởng thành, đặc biệt khi có bệnh hoặc vì một lý do nào đó khiến chức năng 2 tạng này suy giảm sẽ khiến quá trình đào thải độc tố bị suy yếu, dẫn đến tích tụ chất độc trong cơ thể, dưới da và phát sinh các phản ứng dị ứng. 
  • Vệ khí bất hòa: Sự tấn công của các yếu tố ngoại tà trong tình trạng miễn dịch của trẻ suy yếu khiến tuần hoàn máu kém, uất tích ở bì phu. Từ đó bùng phát các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa khó chịu. 
  • Tà khí mạnh hơn chính khí: Sự cân bằng âm dương trong cơ thể là nền tảng của sức khỏe. Nhưng khi tà khí mạnh, chính khí yếu sẽ khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào cơ thể, sinh sôi phát triển và gây bệnh. 

Dù là theo Tây y hay Đông y, từng nguyên nhân gây bệnh đều sẽ có cách điều trị riêng biệt. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu dị ứng ngoài da, dù có phải mề đay hay không bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp. 

Các cấp độ và dấu hiệu nhận biết nổi mề đay ở trẻ em 

Tương tự như ở người lớn, bệnh nổi mề đay ở trẻ em được chia làm 2 dạng chính gồm: mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Mỗi cấp độ sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau:

  • Mề đay cấp tính: Là tình trạng xuất hiện các cơn mề đay cấp đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Thường kéo dài vài tiếng, vài ngày và tối đa 6 tuần là khỏi hẳn. Bệnh có thể tự khỏi nhanh chóng và biến mất mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. 
  • Mề đay mãn tính: Trẻ bị mề đay tái phát nhiều lần, tái đi tái lại không thể chữa khỏi dứt điểm. Các triệu chứng bệnh thường kéo dài trên 6 tuần, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm liền. Chỉ có thể chữa khỏi triệu chứng và tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp, có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết nổi mề đay ở trẻ không quá khó, chỉ cần các bậc phụ huynh chú ý quan sát sức khỏe và làn da của con mỗi ngày. Một vài biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ bị nổi mề đay như:

Trẻ bị nổi mề đay
Da trẻ nổi mẩn đỏ, phù nề và ngứa ngáy là các triệu chứng đặc trưng khi nổi mề đay
  • Trên da xuất hiện các nốt sẩn màu đỏ, màu hồng với nhiều kích thước khác nhau. Ban đầu chúng chỉ khu trú tại chỗ nhưng sau một thời gian ngắn sẽ nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ cơ thể.
  • Xuất hiện từng mảng da sưng phù, gồ lên khỏi bề mặt da, chúng có bờ tròn, sờ vào có cảm giác cứng chắc, ấn xuống chuyển sang màu trắng và có ranh giới rõ ràng với những vùng da khác. 
  • Đi kèm theo là cảm giác châm chích khó chịu và ngứa ngáy trên da. 
  • Đối với trẻ nhỏ trên 8 tháng thường xuất hiện thêm cảm giác nóng rát, đau nhức da. Còn trẻ trên 5 tuổi bị mề đay có thể kèm theo hiện tượng phù mạch, sưng mắt, mũi miệng, môi, cơ quan sinh dục… 

Trẻ bị bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?

Mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến và hầu hết các trường hợp bị bệnh đều không quá nguy hiểm do các triệu chứng bệnh khá lành tính, dễ dàng kiểm soát. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy, có một số ít trẻ bị mề đay nghiêm trọng do dị ứng nặng hoặc cơ địa quá mẫn, bệnh tiến triển nhanh chóng cộng với lơ là điều trị làm phát sinh hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như: 

Trẻ bị nổi mề đay
Nổi mề đay ngứa ngáy khiến trẻ bỏ ăn, ngủ không ngon, quấy khóc và chậm phát triển
  • Trầy xước, nhiễm trùng da: Nổi mề đay nặng thường đi kèm với những cơn ngứa ngáy dữ dội, ngứa về đêm gần sáng và có cảm giác nóng rát trên da. Đối với một đứa trẻ, khi làn da quá khó chịu, trẻ thường có xu hướng dùng tay hoặc các vật cứng để cào gãi, chà xát mạnh lên da để xoa dịu cơn ngứa mà không hề ý thức được rằng hành động này sẽ khiến làn da tại vị trí nổi mề đay bị trầy xước, chảy máu và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Trẻ còi cọc, chậm phát triển: Trẻ bị nổi mề đay phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy khó chịu dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, sốt nhẹ, ngủ không ngon giấc, ngủ ít… Hậu quả là chỉ trong thời gian ngắn trẻ đã bị sụt cân nhanh chóng, suy giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. 
  • Phát sinh các bệnh lý khác: Như đã nói, các tạng như can, thận, tỳ, phế, tâm… là những tạng quan trọng trong cơ thể, trong đó suy giảm chức năng tạng phế là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nổi mề đay. Đồng thời, tình trạng này còn sinh ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như viêm thận, viêm gan, suy thận… rất đáng lo ngại.
  • Đe dọa tính mạng của trẻ: Trường hợp bùng phát triệu chứng mề đay nghiêm trọng ở trẻ như biến chứng phù mạch gây sưng hầu họng, sưng khí quản, thanh quản, lưỡi… sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng suy hô hấp, khó thở, thậm chí sốc phản vệ. Nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời và đưa đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu có thể đe dọa đến tính mạng. 

Vì những hệ lụy khó lường này, các bậc phụ huynh cần chú ý sự thay đổi của trẻ dù là nhỏ nhất, đặc biệt là các biểu hiện trên làn da. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con trong tương lai. 

Phương pháp chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ hiệu quả 

Chữa trị mề đay cho trẻ bằng cách nào là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha mẹ. Dưới đây là các cách được áp dụng phổ biến nhất hiện nay: 

1. Cách chăm sóc trẻ bị mề đay tại nhà

Phần lớn các trường hợp trẻ bị đều tự thuyên giảm nhanh chóng sau vài giờ hoặc vài ngày. Đó là do trẻ sức đề kháng của trẻ vẫn còn tốt và bố mẹ kịp thời thực hiện các biện pháp chăm sóc kỹ lưỡng sau: 

Trẻ bị nổi mề đay
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và bôi kem dưỡng ẩm da khi bị nổi mề đay
  • Vệ sinh, tắm gội sạch sẽ: Trẻ bị mề đay vẫn nên tắm gội bình thường để làm sạch làn da, chống lại các tác nhân dị ứng. Tuy nhiên, việc tắm cho trẻ cần lưu ý một số vấn đề như không tắm bằng nước lạnh, chỉ tắm bằng nước ấm, tắm nhanh trong vòng 5 – 10 phút, không chà xát mạnh bạo lên vùng da mề đay, không dùng xà phòng, sữa tắm chứa hóa chất và lau khô người trẻ thật nhanh sau khi tắm xong. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Da thiếu ẩm là nguyên nhân khiến các tổn thương mề đay ở trẻ càng nặng hơn. Vì vậy, sau tắm bố mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm lên da trẻ như một cách hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả, giảm ngứa, tạo hàng rào bảo vệ da và chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. 
  • Mặc quần áo rộng rãi: Cho trẻ mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như vải cotton để tránh làm gây kích ứng đến các tổn thương mề đay trên da.
  • Ăn uống đủ chất: Đối với trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nhiều hơn bình thường một chút. Đối với những trẻ lớn hơn chỉ cần cho con uống nhiều nước, bổ sung các loại rau củ quả có tính mát, giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể như rau má, mồng tơi, rau ngót, mướp đắng… và thực Tránh ăn những món cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối… để tránh khiến bệnh ngày càng nặng hơn. 
  • Giữ ấm cho trẻ: Giữ ấm cơ thể, tránh cho trẻ tiếp xúc với gió sẽ giúp các triệu chứng mề đay dần thuyên giảm và biến mất mà không cần điều trị. 
  • Không cho trẻ gãi ngứa: Chỉ cần không tác động cào gãi lên da sẽ giúp các tổn thương có thời gian phục hồi và lành lại. Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên dùng bao tay cho con, nhất là vào ban đêm khi đang ngủ. Còn với trẻ lớn hơn hãy quan sát và nhắc nhở trẻ thường xuyên để hạn chế tối đa việc trẻ gãi ngứa. 

2 Chữa bệnh bằng các mẹo dân gian

Ngoài các biện pháp chăm sóc da, tùy theo tình trạng và mức độ tổn thương trên da mà bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian sau: 

Trẻ bị nổi mề đay
Tắm nước lá khế là mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ hiệu quả
  • Tắm bột yến mạch: Bột yến mạch là một hỗn hợp thiên nhiên lành tính, có chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp dưỡng ẩm và giảm ngứa ngáy, nóng rát cho làn da. Mẹ có thể pha bột yến mạch dạng keo vào nước tắm để trẻ ngâm mình khoảng 5 – 10 phút. Chỉ sau vài lần thực hiện, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. 
  • Chườm lạnh: Nhiệt lạnh từ đá khi chườm lên vùng da bị mề đay sẽ giúp trẻ hết ngứa rất nhanh. Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng tạm thời và chỉ được thực hiện cho những trẻ lớn có làn da tương đối khỏe. 
  • Bôi giấm táo: Trong giấm táo chứa hàm lượng cao axit axetic, có tác dụng tiêu viêm, chống khuẩn tốt, phù hợp cho việc cải thiện các triệu chứng nổi mề đay nhẹ ở trẻ. Pha  loãng giấm táo với nước ấm, dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm giấm táo bôi lên vùng da mề đay, để 5 – 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. 
  • Tắm nước lá khế: Trong lá khế có chứa tinh dầu với đặc tính sát khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Không những vậy, nó còn kích thích các vết thương mề đay trên da trẻ lành lại nhanh hơn. Rửa sạch lá khế qua nhiều lần nước, đun sôi rồi đổ ra chậu, pha thêm nước ấm để tắm cho trẻ. 

Lưu ý: Điều trị mề đay cho trẻ bằng mẹo dân gian chỉ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không có khả năng chữa bệnh tận gốc. Vì vậy, bố mẹ không nên lạm dụng trong thời gian dài nếu không có kết quả. 

3. Điều trị bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây chữa mề đay chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm, việc sử dụng thuốc không dễ dàng như người lớn mà phải có sự chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, chẩn đoán. Hầu hết các loại thuốc trị mề đay cho trẻ là thuốc bôi hoặc thuốc uống liều thấp chứa thành phần kháng histamin, corticoid… như:

  • Thuốc bôi Phenergan 
  • Kem bôi Eumovate
  • Siro trị mề đay Benaryl 
  • Kem bôi Rokoito
  • Thuốc uống Cetirizine
  • Thuốc Fexodenadine
  • Thuốc Loratadine
  • Thuốc Chlorpheniramine
  • Thuốc Hydroxyzine
  • Thuốc Cimetidine

Lưu ý: Trẻ em dùng thuốc Tây tuy giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng cần chú ý về tác dụng phụ của thuốc. Phụ huynh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng khuyến cáo, không tăng giảm liều bất thường, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và thông báo cho bác sĩ ngay nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào sau khi dùng thuốc. 

4. Chữa mề đay cho trẻ theo Đông Y

Nhiều bậc phụ huynh phản ánh rằng trẻ bị mề đay tái đi tái lại rất thường xuyên dù sử dụng thuốc Tây đúng chỉ định của bác sĩ. Trên thực tế, vẫn có nhiều bậc cha mẹ đang gặp phải tỉnh cảnh này và cứ cho trẻ dùng thuốc Tây liên tục khiến chức năng gan, thận, dạ dày… của trẻ bị suy giảm. Tuy nhiên, thuốc Tây cũng rất tốt, giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng mề đay, ngăn chặn tiến triển của bệnh, nhưng chỉ cần ngưng sử dụng là các triệu chứng lại bùng phát. 

Hay áp dụng các mẹo dân gian cũng khá ổn, nhưng chỉ loại bỏ làm giảm triệu chứng ngoài da, không tác động tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Nên việc tái bệnh nhiều lần cũng là điều dễ hiểu. Do đó, việc tìm đến các bài thuốc Đông y chữa bệnh là cách tốt nhất để khắc phục căn bệnh này. 

Đông y được áp dụng hiệu quả với khả năng khắc chế sự phát triển của các tổn thương do nổi mề đay gây ra. Khác với thuốc tân dược, các bài thuốc Đông y cổ truyền sử dụng các vị thuốc quý, dược liệu tự nhiên an toàn, lành tính với sức khỏe người dùng, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân, bao gồm cả trẻ em. Trên thị trường thuốc Đông y có rất nhiều bài thuốc khác nhau, tuy nhiên đâu mới là bài thuốc được tin dùng, hiệu quả và an toàn nhất. 

BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH – PHƯƠNG THUỐC GIA TRUYỀN 5 ĐỜI CHỮA KHỎI TẬN GỐC NỔI MỀ ĐAY Ở TRẺ

Trẻ bị nổi mề đay
Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa bệnh mề đay cho trẻ hiệu quả tận gốc, an toàn

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được nghiên cứu, phát triển và bào chế bởi Cố Lương y Đỗ Minh Tư. Tính đến thời điểm hiện tại, bài thuốc này đã trải qua 3 thế kỷ và vẫn được đông đảo người bệnh đón nhận, sử dụng để chữa khỏi bệnh. Hiện nay, bài thuốc gia truyền này được thuộc sở hữu độc quyền và quản lý bởi Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường, do Lương y Đỗ Minh Tuấn thừa kế. Ông là truyền nhân đời thứ 5 và đang giữ chức Giám đốc Chuyên môn của Nhà thuốc. 

Bài thuốc này là sự kết hợp giữa những tinh hoa, nền tảng lý luận cơ bản của Y học cổ truyền và công thức bí truyền của dòng họ. Trải qua mỗi đời thừa kế, bài thuốc lại được điều chỉnh, gia giảm hoặc bổ sung thêm các dược liệu khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên giá trị, phát huy cao khả năng điều trị mề đay, mẩn ngứa dị ứng hiệu quả ngay từ liệu trình đầu tiên. 

Liệu trình bài thuốc Mề đay Đỗ Minh với cơ chế 3 trong 1 và tác động dựa trên nguyên tắc SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG. Gồm 3 bài thuốc nhỏ sau: 

  • Bài thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa: thanh nhiệt, giải độc, dứt điểm các triệu chứng mề đay bằng cách tác động sâu vào bên trong cơ thể, xử lý nguồn căn gây bệnh. 
  • Bài thuốc bổ gan dưỡng huyết: có tác dụng thanh huyết, bổ huyết, nhuận gan và tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Bài thuốc bổ thận giải độc: bồi dưỡng chức năng thận, làm mát cơ thể, thanh nhiệt, giải độc và tăng sức đề kháng. 

Mỗi bài thuốc đều sử dụng các vị thuốc, dược liệu tự nhiên quý hiếm, được trồng, thu hoạch, sơ chế và bào chế theo quy trình nghiêm ngặt. Đảm bảo đem lại bài thuốc chữa bệnh mề đay hiệu quả nhất cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em cũng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Đối với trẻ nhỏ khó uống các bài thuốc sắc, phụ huynh có thể chọn sử dụng thuốc dạng cao được điều chế sẵn, dễ sử dụng và dễ uống hơn. 

Nếu quan tâm đến bài thuốc chữa mề đay Đỗ Minh cho con trẻ hoặc có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào về cách chẩn đoán, chữa bệnh tại Nhà thuốc, bố mẹ có thể liên hệ thông qua:

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Có 2 cơ sở Hà Nội và Tp HCM
    • Cơ sở Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình.
    • Cơ sở Tp.HCM: Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh.
  • Số điện thoại: 0963 302 349 – 0938 449 768
  • Fanpage: FB.com/nhathuocdominhduong

Biện pháp phòng ngừa chứng nổi mề đay ở trẻ nhỏ

Ngoài thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị mề đay cho trẻ vừa kể trên, các bậc phụ huynh cũng phải chủ động quan tâm đến con cái, bảo vệ chúng khỏe mạnh và phòng ngừa mề đay bùng phát, thông qua một số biện pháp sau:

Trẻ bị nổi mề đay
Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc sớm với môi trường để hệ miễn dịch làm quen, giảm nguy cơ bị nổi mề đay
  • Chủ động giữ ấm kỹ lưỡng cho trẻ, nhất là vào thời điểm thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh. 
  • Che chắn cẩn thận khi ra ngoài bằng cách đeo khẩu trang, mắt kính, áo khoác, găng tay, tất chân… để tránh bụi bẩn, ánh nắng mặt trời hoặc côn trùng cắn. 
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh nhà cửa, các dụng cụ đồ dùng, đồ chơi của con sạch sẽ. 
  • Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi giải trí thoải mái ngoài trời ngay từ nhỏ cũng là một cách hiệu quả giúp rèn luyện hệ miễn dịch của con làm quen với nhiều dị nguyên thông thường, ngăn chặn phát sinh dị ứng nổi mề đay trong tương lai. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Khuyến khích trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, không kén chọn vì đây cũng là một cách làm quen với thực phẩm mới trong những năm đầu đời, giảm thiểu nguy cơ dị ứng về sau. 
  • Vận động vui chơi tích cực, thoải mái tinh thần, ngủ đủ giấc với lịch sinh hoạt điều độ giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Quan sát kỹ những thay đổi của trẻ hàng ngày và thăm khám khi cần thiết để tránh các biến chứng rủi ro ngoài ý muốn. 

Nổi mề đay ở trẻ em là căn bệnh phổ biến và cũng không quá nguy hiểm, có thể điều trị được bằng cách bảo vệ trẻ tránh xa khỏi dị nguyên và chăm sóc tốt tại nhà. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng do dị ứng quá mức cần phải nhập viện điều trị càng sớm càng tốt để ngăn các biến chứng khó lường, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger