Ngủ Dậy Bị Đau Lưng Là Bị Gì? Nên Làm Gì Để Khắc Phục?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Ngủ dậy bị đau lưng là tình trạng đau nhức âm ỉ tại cột sống sau một giấc ngủ dài ban đêm. Tình trạng này khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, không thể rời khỏi giường để đi lại ngay được. Nếu đang đối mặt với tình trạng này trong thời gian dài rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đáng lo ngại về cột sống, xương khớp…

Ngủ dậy bị đau lưng
Thức giấc với cơn đau lưng âm ỉ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và hạn chế khả năng vận động

Ngủ dậy bị đau lưng là sao? Có nguy hiểm không?

Buổi sáng thức dậy với cảm giác đau lưng dữ dội khiến bạn bắt đầu ngày mới với một thể trạng sức khỏe và tâm lý không tốt. Nhất là khi tình trạng này xảy ra với tần suất thường xuyên, trong thời gian dài thì rất đáng báo động. Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra cơn đau lưng sẽ giúp bạn có cách xử lý, khắc phục hiệu quả. 

Các chuyên gia cho biết tình trạng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên, càng về những lần sau mức độ đau càng tăng và kèm theo nhiều triệu chứng khác như nhức mỏi, tê bì chân tay chứng tỏ đây là dấu hiệu của mạch máu bị chèn ép. 

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Chân tay tê bì, mất cảm giác và mất khả năng kiểm soát vận động; 
  • Tắc nghẽn mạch máu gây liệt nửa người, thậm chí tàn phế vĩnh viễn; 
  • Nghiêm trọng nhất là tử vong do chứng nhồi máu cơ tim; 

Tốt nhất nên chủ động thăm khám ngay khi phát hiện triệu chứng và nghi ngờ do bệnh lý để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị sớm. 

Nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị đau lưng 

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau lưng sau khi ngủ dậy:

1. Nằm ngủ sai tư thế

Tư thế ngủ đóng vai trò rất quan trọng quyết định chất lượng giấc ngủ và cả trạng thái sức khỏe sau khi ngủ dậy. Một tư thế ngủ không tốt sẽ khiến giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc, làm chậm quá trình lưu thông máu, tăng áp lực lên cột sống, cơ xương khớp và tác động đến đường cong sinh lý của cột sống. Thông thường, nằm sấp khi ngủ dễ khiến bạn đi đau lưng sau khi ngủ dậy hơn so với các tư thế khác. Ngoài ra, ngủ sai tư thế cũng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, nội tạng khác.

Ngủ dậy bị đau lưng
Nằm ngủ sai tư thế khiến cột sống bị tổn thương, làm chậm quá trình lưu thông máu và gây đau lưng sau khi ngủ dậy

2. Nằm nệm quá cứng hoặc quá mềm

Nếu nguyên nhân đau lưng không phải do tư thế nằm thì rất có thể là do loại nệm bạn đang sử dụng. Một chiếc đệm quá cứng hoặc quá mềm đều tác động không tốt đến cột sống, các đốt sống bị chèn ép quá mức, cản trở tuần hoàn máu và hậu quả là một giấc ngủ không ngon kèm theo đau lưng sau khi thức giấc. 

3. Mang vác vật nặng quá sức

Khuân vác vật nặng hoặc lao động chân tay quá sức gây đau lưng là phản ứng bình thường của cơ thể. Tình trạng này được thể hiện rõ nhất vào buổi sáng ngày hôm sau, khi bạn vừa thức giấc. Ngoài đau lưng bạn còn cảm thấy ê ẩm toàn thân, nhức mỏi và không có sức để làm việc. 

4. Đau lưng khi ngủ dậy do rời giường sai tư thế

Sau một giấc ngủ dài, nằm yên một chỗ khiến tuần hoàn máu hoạt động chậm và các cơ khớp, đốt sống chưa được linh hoạt. Nếu bạn đứng dậy và rời khỏi giường một cách đột ngột, cúi người quá xa về phía trước sẽ khiến các đốt sống lưng căng thẳng quá mức và gây ra đau nhức. 

5. Tập thể dục quá sức vào ngày hôm trước

Tương tự như khi lao động, tập thể dục thể thao quá sức vào ngày hôm trước có thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau lưng sau khi ngủ dậy vào sáng hôm sau.  

6. Ăn uống thiếu chất

Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau lưng sau khi ngủ dậy. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người ăn uống theo sở thích, tiêu thụ nhiều các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, rượu bia, chất kích thích… và thiếu đi các loại thực phẩm tươi như rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc… 

7. Mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng thường xuyên bị đau lưng sau khi ngủ dậy, hiện tượng này thường xuất hiện vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến rối loạn nội tiết tố thai kỳ cũng như áp lực từ trọng lượng, cân nặng của thai nhi lên hệ xương khớp, cột sống của mẹ bầu, gây ra triệu chứng đau lưng, căng cơ kéo dài. 

8. Các bệnh lý gây đau lưng sau khi ngủ dậy

Dưới góc độ đánh giá của các chuyên gia, hiện tượng sáng ngủ dậy bị đau lưng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cơ xương khớp sau: 

Thoát vị đĩa đệm

Hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đều phải đối mặt với tình trạng đau lưng âm ỉ vào mỗi buổi sáng ngủ dậy. Nguyên nhân là do cấu trúc đĩa đệm đang trong giai đoạn phát triển tổn thương, thoái hóa và lỏng lẻo. Nhất là khi nằm ngủ sai tư thế khiến đĩa đệm càng lệch nhiều hơn, đè ép quá mức vào các dây thần kinh xung quanh, phát sinh cơn đau. 

Ngủ dậy bị đau lưng
Thoát vị đĩa đệm đặc trưng với những cơn đau nhức âm ỉ kéo dài, đặc biệt sau khi ngủ dậy

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường liên quan chủ yếu đến lão hóa, tuổi cao hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo. Lúc này, xương cột sống yếu dần, dẫn đến thoái hóa gây đau nhức. Đặc biệt cảm giác đau sau khi ngủ dậy càng tăng nặng hơn khi bị tác động mạnh, khiến đốt sống thoái hóa bị lệch khỏi trục tự nhiên. 

Đau thần kinh tọa

Những người thường xuyên bị đau lưng khi ngủ dậy, đau bên trái, bên phải hoặc cả hai bên có thể là dấu hiệu của chứng đau dây thần kinh tọa. Trường hợp mắc phải căn bệnh này khiến bệnh nhân bị hành hạ bởi những cơn đau lưng dữ dội, xuất phát từ vùng thắt lưng chạy dọc xuống hông, mông, đùi, bắp chân, bàn chân… 

Chứng đau cơ xơ hóa

Đây là một dạng rối loạn khiến người bệnh bị đau nhức, căng cơ co thắt khắp cơ thể, đặc biệt là ở vùng lưng. Các cơn đau cơ xơ hóa càng làm tăng cường độ đau lưng do tác động đến não bộ xử lý tín hiệu. Bất kỳ ai cũng có thể bị đau cơ xơ hóa, tuy nhiên phụ nữ thường phổ biến hơn nam giới. 

Ngoài đau lưng sau khi ngủ dậy, người mắc chứng bệnh này còn gặp phải các triệu chứng khác như hội chứng ruột kích thích, mệt mỏi, ăn ngủ không ngon, đau đầu, suy giảm trí nhớ, lo âu, căng thẳng… 

Hẹp cột sống

Hẹp cốt sống là hiện tượng xảy ra có liên quan đến sự thoái hóa của dây chằng cột sống hoặc do hình thành gai xương. Việc tủy sống bị chèn ép quá mức khiến rễ dây thần kinh bị siết chặt, phát sinh các triệu chứng đau nhức tại thắt lưng, sau đó lan dần xuống hai chân. 

Chấn thương, vẹo cột sống

Cột sống có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, chịu tải trọng lớn nên rất dễ bị chấn thương. Có rất nhiều nguyên nhân gây chấn thương cột sống như tai nạn giao thông, tổn thương khi chơi thể thao, lao động quá sức… và gây ra các cơn đau nhức khó chịu, thậm chí tăng dần sau khi thức dậy. 

Ngoài ra, vẹo cột sống cũng là bệnh lý xương khớp thường gặp với biểu hiện rõ ràng nhất là đau lưng vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. 

Mẹo chữa đau lưng sau khi ngủ dậy hiệu quả

Ngủ dậy bị đau lưng không phải vấn đề quá nguy hiểm và có thể khắc phục được xác định đúng nguyên nhân gây ra. Việc điều trị cũng cần được thực hiện càng càng tốt, vì đau nhức dai dẳng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý của bạn. 

Dưới đây là một số giải pháp đẩy lùi cơn đau lưng sau khi ngủ dậy hiệu quả bạn có thể áp dụng ngay: 

1. Điều chỉnh tư thế ngủ

Một tư thế ngủ chuẩn khoa học không chỉ giúp bạn có giấc ngủ ngon mà còn đẩy lùi, phòng ngừa các bệnh liên quan đến cơ xương khớp. Gợi ý môt vài tư thế ngủ đúng chuẩn dành cho bạn:

Ngủ dậy bị đau lưng
Chọn lựa tư thế ngủ phù hợp giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy không bị đau lưng
  • Nằm nghiêng: Tư thế này giúp hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của lưng với mặt phẳng, giảm thiểu mức độ chèn ép các dây thần kinh. Đồng thời, kết hợp dùng 1 chiếc gối mềm kẹp giữa hai đầu gối để giữ cho vùng xương chậu, hông và cột sống được thẳng hàng. 
  • Tư thế cuộn tròn: Tư thế này giúp các đĩa đệm giữa những đốt sống có thêm không gian, giảm thiểu áp lực và giải phóng chèn ép. Rất thích hợp với những người bị đau lưng sau khi thức dậy do có dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm. 
  • Nằm ngửa: Hầu hết chúng ta đều ngủ trong tư thế nằm ngửa, tuy nhiên đây lại là tư thế khiến cột sống chịu nhiều áp lực nhất. Nhưng nếu bạn đã quen ngủ trong tư thế này, hãy chọn một chiếc nệm êm ái và kê thêm một chiếc gối nhỏ dưới chân để tránh khiến đầu bị lệch sang một bên, khiến cột sống đau nhức. 
  • Nằm sấp: Nằm sấp là tư thế không được khuyến khích cho giấc ngủ ban đêm vì ảnh hưởng không tốt cho các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, để giảm đau lưng thỉnh thoảng bạn có thể nằm tư thế này và kê một chiếc gối dưới bụng để giúp cột sống được thẳng hàng.

2. Thực hiện các động tác giãn cơ trước khi rời giường

Sau khi tỉnh giấc, bạn không nên rời khỏi giường ngay mà hãy thực hiện động tác giãn cơ để cải thiện cơn đau lưng.

  • Nằm trên giường, vươn hai tay vượt qua khỏi đầu hết mức có thể và duỗi căng hai chân;
  • Sau đó kéo đầu gối về phía ngực sao cho vùng lưng căng giãn hết mức, giữ tư thế này trong vòng 10 giây; 
  • Ngồi dậy và đặt hai chân xuống sàn với tư thế hai chân dang rộng bằng vai, đưa hai tay qua đầu và ưỡn người để kéo căng toàn bộ cơ thể; 

3. Chọn nệm và gối phù hợp

Sử dụng nệm và gối chất lượng không chỉ đem lại giấc ngủ ngon mà còn hạn chế đau mỏi lưng sau khi ngủ dậy. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, cần chú ý một số nguyên tắc sau: 

  • Với những người bị đau lưng nhiều nên chọn đệm có độ cứng vừa phải để hỗ trợ giảm đau tốt hơn. Riêng với những người bị hẹp cột sống nên ưu tiên sử dụng nệm êm ái, có độ căng vừa phải. 
  • Tránh sử dụng nệm dễ bị lún xuống khi nằm lên vì rất dễ khiến cột sống bị tổn thương, đau nhức nhiều hơn. 
  • Chọn loại nệm có độ dày từ 10cm trở lên để đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm thiểu nguy cơ đau lưng sau khi thức dậy. 
  • Chọn gối có độ cao vừa phải, dưới 30cm để tránh làm lệch cột sống cổ, ức chế tuần hoàn máu và gây đau mỏi cột sống lưng. 

4. Massage lưng trước khi ngủ

Massage là biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm giúp hạn chế tình trạng đau lưng sau khi ngủ dậy kèm theo co cứng cơ khớp. Các động tác massage nhẹ nhàng ở lưng giúp kích thích tuần hoàn máu, giải phóng áp lực đè nén lên các dây thần kinh cột sống.

Ngủ dậy bị đau lưng
Massage lưng nhẹ nhàng trước khi đi ngủ giúp thư giãn các đốt sống và giảm đau lưng hiệu quả khi thức dậy

Hãy nhờ người thân dùng lực vừa phải từ lòng bàn tay, các ngón tay xoa bóp theo chuyển động tròn trong vòng 15 – 20 phút. Nếu muốn đạt hiệu quả tốt hơn, có thể kết hợp tắm nước ấm hoặc chườm nóng trước khi đi ngủ. 

5. Các bài tập giảm đau và tăng cường sức mạnh cơ lưng

Tập luyện hàng ngày bằng các bài tập đơn giản là cách tốt nhất để giảm đau lưng sau khi ngủ dậy. Đồng thời, tăng cường sức mạnh và duy trì sức khỏe xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn. Ưu tiên những bộ môn nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều sức lực như đi bộ, chạy bộ chậm, yoga, thiền, bơi lội…

Đồng thời, đều đặn tập luyện một số bài tập sau để đạt hiệu quả tốt hơn:

Tập Plank

Hướng dẫn cách tập:

  • Nằm sấp trên thảm tập, hướng mũi chân xuống dưới; 
  • Chống hai cẳng tay lên tạo với vai một góc 90 độ, kết hợp dùng lực nâng người lên khỏi sàn.
  • Lúc này dồn lực xuống toàn bộ hai tay và mũi bàn chân. Chú ý giữ cho lưng, mông và chân thẳng hàng kết hợp siết chặt cơ bụng. 
  • Mắt nhìn thẳng và hít thở đều, duy trì tư thế này trong 10 giây. 
  • Từ từ hạ hai tay xuống để cơ thể chạm sàn, thả lỏng và lặp lại động tác với mức thời gian tăng lên từ 20 – 30 giây mỗi lần. 

Bài tập uốn cong đầu gối

Hướng dẫn cách tập

  • Đứng thẳng người thư giãn, sau đó từ từ khuỵa đầu gối xuống tạo thành tư thế ngồi xổm, sao cho cẳng chân và bắp đùi vuông góc với nhau. 
  • Úp hai lòng bàn tay vào nhau giơ thẳng khỏi đầu và hít thở đều. 
  • Duy trì tư thế này khoảng 30 giây rồi thả lỏng, trở về tư thế ban đầu. 
  • Lặp lại động tác khoảng 10 lần. 

Bài tập tư thế rắn hổ mang

Hướng dẫn cách tập

  • Nằm sấp trên thảm tập, hai lòng bàn tay úp xuống. 
  • Dồn lực vào cánh tay để nâng phần thân trên lên cao hết cỡ, chân duỗi thẳng. 
  • Đầu hướng về phía trước và hít thở đều.
  • Duy trì tư thế này trong vòng 10 – 15 giây rồi thả lỏng, trở về tư thế ban đầu và lặp lại vài lần cho đến khi mỏi. 

6. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày với đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe xương khớp và cải thiện cơn đau lưng vào mỗi buổi sáng ngủ dậy. Trong đó, hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ lượng canxi, kẽm, magie, sắt, protein… cùng đa dạng các loại vitamin, chất xơ từ rau xanh, trái cây. 

Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn thức uống có hại như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, rượu bia, chất kích thích… Vì hầu hết những loại này chỉ càng khiến tình trạng đau lưng buổi sáng càng nghiêm trọng hơn. 

7. Dùng thuốc không kê đơn

Dùng thuốc là biện pháp cuối cùng được áp dụng để đẩy lùi những cơn đau nhức khó chịu sau khi ngủ dậy. Một số loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen, Aspirin… hoặc một vài loại thuốc bôi ngoài da, miếng dán đau lưng để hạn chế tác dụng phụ. 

Ngủ dậy bị đau lưng
Dùng thuốc không kê đơn là biện pháp giảm đau hiệu quả, nhanh chóng nhưng chỉ có tác dụng tạm thời

Việc dùng thuốc nên có sự tư vấn chỉ định của chuyên gia, bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng quá mức để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Ngủ dậy bị đau lưng không quá nguy hiểm và có thể dễ dàng khắc phục được nếu người bệnh tuân thủ các nguyên tắc về dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện. Tuy nhiên, trường hợp đã áp dụng hết các cách trên nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm, hãy nghiêm túc xem xét lại tình trạng sức khỏe của bản thân và chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán, điều trị ngay, phòng ngừa các biến chứng khó lường. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger