7 Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng cực hay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng là mẹo được áp dụng dựa trên những kinh nghiệm dân gian có từ xa xưa, khi y học hiện đại chưa phát triển. Xương rồng có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp hiệu nghiệm, an toàn và lành tính, phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, chỉ gây đau nhức chưa có biến chứng. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng là mẹo dân gian hiệu nghiệm được áp dụng từ xưa đến nay

Thực hư công dụng chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng 

Xương rồng có tên khoa học là Euphorbiaceae, thuộc họ Thầu dầu, là loại thực vật thân mềm chứa mủ và mọng nước. Loại cây này có nguồn gốc từ Mỹ và hiện đang phân bố rộng khắp trên thế giới, chủ yếu ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt, khô nóng như Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập…

Tại Việt Nam, cây xương rồng thường trồng để làm cảnh. Theo thống kê, có khoảng 1500 – 1800 loài xương rồng tại nước ta như: xương rồng 3 chia (3 cạnh), xương rồng bẹ, xương rồng bát tiên, xương rồng tai thỏ, xương rồng càng cua… Cây xương rồng có chiều cao trung bình từ 1 – 3m, thậm chí lên đến 6m. 

Không chỉ được trồng để làm cảnh, xương rồng còn được tận dụng để làm dược liệu chữa bệnh hiệu quả, trong đó có căn bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm. Trong bài viết này chủ yếu nhắc đến xương rồng 3 cạnh với khả năng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Xương rồng chứa các hoạt chất sinh học có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm và cải thiện sự linh hoạt của xương khớp, cột sống

Theo Y học hiện đại

Theo các nghiên cứu khoa học, trong cây xương rồng thường chứa một số hoạt chất sinh học gồm: 

  • Chất acid tartaric, acid fumaric, acid citric… trong toàn bộ cây;
  • Các chất triterpenoid như taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol… trong thân xương rồng; 
  • Chất euphol, euphorbol, b-amyrin, cycloartenol… trong nhựa xương rồng; 
  • Hoạt chất taraxerol trong rễ xương rồng; 

Đây đều là những chất đem lại lợi ích tích cực đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe khớp nói riêng. Cụ thể như:

  • Chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả; 
  • Chống co thắt, giảm đau nhanh chóng; 
  • Cải thiện độ chắc khỏe, sự dẻo dai và linh hoạt xương khớp nói chung, cột sống đĩa đệm nói riêng;
  • Chiết xuất cây xương rồng chứa chất kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ chữa thấp khớp, gout, nổi mụn cóc, thoát vị đĩa đệm… 

Theo Y học cổ truyền

Theo YHCT, xương rồng được sử dụng như một loại dược liệu tốt cho sức khỏe và chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Xương rồng có vị đắng đặc trưng, có tính hàn, hơi độc và có tác dụng hành ứ, chỉ thống, tiêu thũng, giảm đau nhức, đồng thời hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. 

Ngoài thoát vị đĩa đệm, dân gian cũng ghi nhận rất nhiều bài thuốc chữa táo bón, đau nhức răng, bệnh dạ dày, viêm da, mụn nhọt, giảm đường huyết, trị sốt, chữa xơ gan, cổ chướng, nhuận tràng… bằng xương rồng hiệu quả. 

Hướng dẫn 7 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng hiệu quả nhất

Y học dân gian ghi nhận có nhiều bài thuốc mẹo kết hợp xương rồng với các loại dược liệu khác để đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu. Dưới đây là gợi ý 7 cách đơn giản bạn có thể tham khảo áp dụng. 

1. Chườm nóng xương rồng và muối hạt

Xương rồng 3 cạnh kết hợp với muối hạt trắng là bài thuốc chườm ngoài da giúp cải thiện hiệu quả cơn đau thoát vị đĩa đệm. Chườm nóng hỗn hợp xương rồng và muối trắng giúp giảm nhanh cơn đau nhức cột sống, tê bì tay chân, giảm sưng viêm và phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Chườm nóng bằng hỗn hợp xương rồng giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm nhanh chóng

Cách thực hiện

Cách 1: 

  • Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng 3 cạnh, loại bỏ phần gai nhọn và rửa sạch qua nhiều lần nước. 
  • Đập dập từng nhánh xương rồng để nhựa chảy ra, trộn với muối hạt và sao nóng khoảng 15 phút. 
  • Bọc xương rồng vào một chiếc khăn mỏng, chườm trực tiếp lên vùng cột sống đau nhức. 
  • Kiên trì thực hiện cách này liên tục trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách 2: 

  • Chuẩn bị vài nhánh xương rồng và một nắm muối biển hạt to. 
  • Loại bỏ gai nhọn trên xương rồng, rửa sạch và để lên bếp than nướng khoảng 10 phút. 
  • Nướng đều cả 2 mặt xương rồng, cạo bỏ phần vỏ đen bên ngoài rồi mang đi giã nhuyễn với muối. 
  • Đổ hỗn hợp này ra miếng vải mỏng, buộc chặt phần đầu và chườm trực tiếp lên vùng da đau nhức. 
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày, kiên trì trong 1 tuần sẽ đạt hiệu quả cải thiện rõ rệt. 

2. Mẹo dùng xương rồng kết hợp với cám gạo và giấm táo

Giấm táo và cám gạo là 2 nguyên liệu lành tính tốt cho sức khỏe. Đặc biệt phù hợp với xương rồng, kết hợp với nhau tạo thành hỗn hợp chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Giúp giảm đau nhức, chống sưng viêm, giảm co thắt cơ và phục hồi chức năng đĩa đệm tổn thương. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng ba cạnh, 15ml giấm táo và 100g cám gạo. 
  • Xương rồng loại bỏ gai nhọn, rửa sạch và giã nát. 
  • Cho vào chảo sao nóng lên khoảng 5 phút cùng với cám gạo. 
  • Trộn hỗn hợp này cùng với giấm táo sao cho thành hỗn hợp kết dính với nhau. 
  • Đổ hỗn hợp ra khăn, buộc chặt đầu rồi chườm trực tiếp lên vùng cột sống đĩa đệm bị thoát vị. 
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần chườm khoảng 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. 

3. Ngâm rượu gừng xương rồng

Gừng là loại dược liệu lành tính trong Đông y, có tính ấm, vị cay nồng đặc trưng, có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau và làm ấm cơ thể, xoa dịu căng thẳng mệt mỏi. Khi kết hợp với xương rồng tạo để ngâm rượu tạo thành bài rượu thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Rượu gừng xương rồng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ gân khớp, giảm đau và phục hồi vận động.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Gừng ngâm rượu và xương rồng giúp cải thiện cơn đau nhức cột sống hiệu quả

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3 – 4 nhánh xương rồng tươi, nhiều loại như 3 cạnh, tai thỏ… cùng 3 – 4 củ gừng tươi, 1 lít rượu trắng. 
  • Xương rồng rửa sạch, loại bỏ gai nhọn, cắt thành từng lát mỏng, ngâm trong chậu nước muối 20 phút rồi vớt ra để ráo. 
  • Gừng cạo vỏ, đập dập hoặc cắt lát mỏng. 
  • Trộn lẫn xương rồng và gừng, cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngập đầy bình. 
  • Đậy kín nắp, đặt bình rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ủ ít nhất 2 tuần là có thể lấy ra sử dụng. 
  • Người bị thoát vị đĩa đệm dùng một lượng rượu nhỏ xoa bóp trực tiếp lên vùng cột sống đau nhức. 
  • Áp dụng cách này mỗi ngày, cho đến khi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thuyên giảm. 

4. Kết hợp xương rồng với dây tơ hồng, cúc tần và ngải cứu

Ngoài xương rồng, ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng đều là các vị thuốc dược liệu quý tốt cho sức khỏe xương khớp nói chung và chứng thoát vị đĩa đệm nói riêng. Kết hợp chung các dược liệu này tạo thành bài thuốc Nam hiệu nghiệm, giúp giảm đau nhức, sưng viêm gây ra bởi thoát vị đĩa đệm và cải thiện chức năng vận động, tăng sức mạnh cột sống. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm 3 nhánh xương rồng tùy loại, cúc tần, ngải cứu và tơ hồng mỗi loại một nắm nhỏ. 
  • Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu, xương rồng loại bỏ gai, cắt miếng nhỏ, ngâm nước muối, các loại còn lại cũng rửa sạch và cắt thành từng đoạn ngắn. 
  • Trộn chung với nhau, cho vào chảo sao vàng cho nóng lên. 
  • Đổ ra chiếc khăn mỏng, buộc chặt phần đầu và chườm trực tiếp lên vùng cột sống đau nhức. 
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày và kiên trì áp dụng cho đến khi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thuyên giảm hoàn toàn. 

5. Xương rồng kết hợp với chanh

Chanh là loại quả chứa hàm lượng cao acid ascorbic, có tác dụng tăng sức đề kháng, chống viêm kháng khuẩn và giảm triệu chứng chảy máu dưới da. Kết hợp chanh với xương rồng vừa có tác dụng giảm độc tính của xương rồng vừa hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm do thoát vị đĩa đệm gây ra. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Chanh có tác dụng loại bỏ bớt độc tố của xương rồng và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 4 bẹ xương rồng tươi, 3 quả chanh và 100g muối biển hạt to. 
  • Cắt bỏ gai xương rồng, cắt nhỏ thành từng miếng và ngâm trong nước chanh pha muối để loại bỏ chất nhầy, độc tố. 
  • Sao nóng khoảng 5 phút, bọc trong một chiếc khăn, chườm lên vùng cột sống đau nhức. 

6. Dùng xương rồng tai thỏ chữa thoát vị đĩa đệm

Tương tự như xương rồng 3 cạnh, xương rồng bẹ, thì xương rồng tai thỏ cũng là sự chọn tuyệt vời nếu bạn có nhu cầu chữa thoát vị đĩa đệm. Theo nghiên cứu, xương rồng tai thỏ chứa hàm lượng cao hoạt chất heterosid flavonic có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, tiêu viêm… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100g xương rồng tai thỏ, vắt nước cốt của 1 quả chanh, một nắm muối hạt, 50g gừng và 1 ít rượu trắng 45 độ. 
  • Xương rồng rửa sạch, loại bỏ hết gai, lá, cắt thành từng lát mỏng và ngâm với nước muối chanh pha loãng. 
  • Trộn xương rồng với gừng, rượu, mang đi sao nóng cho đến khi khô lại.
  • Đổ hỗn hợp này ra khăn, cột chặt phần đầu và chườm lên cột sống bị đau. 

7. Chế biến các món ăn ngon từ xương rồng

Ngoài các bài thuốc kết hợp xương rồng với các dược liệu khác, bạn cũng có thể kết hợp xương rồng với các loại thực phẩm khác để chế biến thành món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các món ăn bổ dưỡng chế biến từ xương rồng như món canh, xào, nước ép…

# Canh cá lóc xương rồng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng 3 cạnh, 1 con cá lóc khoảng 250g, 3 quả cà chua, một củ gừng và các loại gia vị nêm nếm thông thường. 
  • Sơ chế nguyên liệu:
    • Xương rồng loại bỏ hết gai, ngâm nước muối loại bỏ nhựa mủ độc và cát bụi bẩn;
    • Cá lóc làm sạch vảy, nội tạng, chà rửa với muối cho sạch nhớt và khử mùi hôi tanh; 
    • Gừng cạo vỏ, cắt lát, cà chua rửa sạch, cắt múi cau;
  • Phi thơm tỏi với dầu, cho gừng và cà chua vào xào đều tay, nêm nếm muối, mắm, đường, bột ngọt. 
  • Khi cà chua nhuyễn nhừ, ra nước thì cho thêm 500 – 600ml nước vào, nước sôi lên thì cho cá vào nấu cùng. 
  • Đợi khi nước canh sôi bùng lên, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, cho hành lá vào, tắt bếp. 
  • Múc ra tô và thưởng thức khi còn nóng. 

# Xương rồng xào

Tại Việt Nam, xương rồng non cũng được chế biến thành một món xào thơm ngon, giàu din dưỡng. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 bẹ xương rồng tươi, còn non để có vị ngọt và mềm dễ ăn. 
  • Gọt sạch gai, tách bỏ lớp màng mỏng bên ngoài, rửa sạch rồi mang đi luộc 5 phút đến khi xương rồng chuyển sang màu hơi vàng là được. 
  • Vắt ráo nước, thái hạt lựu và mang đi xào với cà chua, thịt bò… tùy sở thích. 

# Nước ép xương rồng 

Nước ép xương rồng là nguồn bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin B và C. Loại nước ép này có vị như dưa leo, hơi nhẫn đắng hơi khó uống. Nhưng nếu sử dụng được rất tốt cho sức khỏe, cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm và các vấn đề sức khỏe như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, ung thư… 

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm 

Dù xương rồng là thực vật dược liệu chữa bệnh lành tính, nhưng vẫn có nguy cơ gây ra rủi ro nếu sử dụng sai cách. Do đó, nếu muốn áp dụng cách chữa này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây: 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Loại bỏ hết các gai xương rồng trước khi sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe
  • Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng là cách chữa theo dân gian, chỉ phù hợp với những người mắc bệnh mức độ nhẹ, chỉ đau nhức đơn thuần và không có biến chứng. Ngược lại với những người bệnh nặng nên thăm khám và điều trị bằng phác đồ y tế chuyên sâu phù hợp. 
  • Xương rồng trước khi sử dụng cần đảm bảo sơ chế sạch sẽ, loại bỏ hết gai nhọn, ngâm nước muối để loại bỏ mủ, chất độc để tránh gây hại cho sức khỏe. 
  • Sơ chế cẩn thận, tránh để mủ xương rồng bắn vào mắt, da vì rất độc hại.
  • Chống chỉ định áp dụng cách này với những người có cơ địa dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong xương rồng. 
  • Với những trường hợp phù hợp và chữa bệnh hiệu quả bằng phương pháp này, hãy kiên trì áp dụng, không bỏ dở giữa chừng để đạt kết quả tốt nhất. 
  • Trong suốt quá trình thực hiện, chú ý quan sát phản ứng của cơ thể để kịp thời xử lý các rủi ro tác dụng phụ (nếu có) để tránh gây hại cho sức khỏe. 

Trên đây là gợi ý 7 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng hiệu quả dành cho những ai quan tâm và có nhu cầu thực hiện. Để sớm đẩy lùi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt khoa học, duy trì tư thế đúng khi vận động, tập thể dục điều độ… Đồng thời, thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được kiểm tra, chẩn đoán và chỉ định điều trị bằng các biện pháp phù hợp hơn. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger