Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì để phòng bệnh tái phát

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với kết quả điều trị dị ứng cơ địa. Một chế độ ăn uống đầy đủ, đúng cách giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh, phục hồi các tổn thương ngoài da và phòng ngừa tái phát bệnh dài lâu. Vậy người bị dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? 

Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?
Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh nhanh chóng?

Nguyên tắc ăn uống khi bị dị ứng cơ địa

Dị ứng cơ địa là thuật ngữ chỉ các bệnh dị ứng gây tổn thương ngoài da như ngứa ngáy, sưng viêm, phù nề…, kèm theo các triệu chứng liên quan tại đường tiêu hóa, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt… Bệnh được khởi phát do cơ thể có sẵn mầm mống dị ứng và bộc phát khi gặp điều kiện thuận lợi.

Các yếu tố tác nhân dị nguyên thường gặp nhất là thức ăn, thuốc, môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng yếu kém, tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn, nấm hoặc các yếu tố khác như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật… Những người bị dị ứng cơ địa và nhất là dị ứng với thức ăn cần có một chế độ ăn uống khoa học để cải thiện các triệu chứng bệnh. Đồng thời ngăn chặn tiến triển nghiêm trọng của bệnh và phòng ngừa tái phát. 

Khi bị dị ứng với thực phẩm nói chung và các dạng dị ứng cơ địa khác nói riêng, người bệnh thường có các triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, đau bụng, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, khó thở, mệt mỏi… Một số loại thực phẩm có nguy cơ cao dị ứng như hải sản (tôm, cua, sò, ốc…), ngũ cốc chứa gluten, trứng, sữa, cá, đậu phộng, nhộng tằm, thực phẩm quá cay, nóng, ngot, giàu đạm, chất béo… Tùy theo cơ địa của từng người mà mực độ dị ứng sẽ khác nhau. 

Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?
Người bị dị ứng cơ địa, đặc biệt là dị ứng thức ăn cần có một chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát bệnh hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, mặc dù thức ăn không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra các tổn thương dị ứng cơ địa, nhưng một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ đóng vai trò đáng kể trong việc làm giảm mức độ dị ứng. Nguyên tắc dinh dưỡng đối với người bị dị ứng cơ địa, nổi mề đay cần đảm bảo một số điều sau:

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa hoạt chất mà cơ thể đã từng có tiền sử dị ứng; 
  • Tránh thực phẩm kích thích phản ứng dị ứng, phóng thích IgE; 
  • Tránh dùng những loại thực phẩm mà cơ thể kém dung nạp hoặc không có khả năng dung nạp. Thường là do cơ thể thiếu enzyme phân giải. 
  • Thay thế các loại thực phẩm dị ứng này bằng một thực đơn ăn uống hàng ngày lành mạnh hơn, không dị ứng với cơ thể; 
  • Đối với các loại thức ăn lạ, nhất là những món thập cẩm, kết hợp nhiều nguyên liệu không rõ ràng, hãy hạn chế sử dụng;

Vì các triệu chứng dị ứng cơ địa rất dễ tái phát, do đó người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống này trong một quãng thời gian dài, thậm chí trong cả cuộc đời để tránh bùng phát bệnh trong tương lai. Vì dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sức khỏe, tinh thần và ngoại hình của bệnh nhân dị ứng cơ địa sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Do đó, tốt nhất nên sinh hoạt và ăn uống thật lành mạnh để phòng ngừa tái phát bệnh. 

Nên ăn gì khi bị dị ứng cơ địa?

Hiểu được bản chất của dị ứng cơ địa sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng thực đơn ăn uống với các loại thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh. Ngoài việc ăn uống bình thường, tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng nhất định, bạn cần ưu tiên các loại thực phẩm phù hợp. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt như:

1. Các loại cá béo

Một số loại cá béo giàu chất béo tốt cho sức khỏe như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá cơm biển… nên được bổ sung thường xuyên vào thực đơn ăn uống hàng ngày ở những người bị dị ứng cơ địa. 

Theo nhiều nghiên cứu, trong các loại cá này có chứa hàm lượng cao omega-3 giúp ngăn chặn quá trình mất nước của làn da, ức chế diễn tiến nghiêm trọng của phản ứng dị ứng, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng dị ứng bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. 

Đồng thời, cá béo còn tốt cho người bệnh có tiền sử mắc bệnh huyết áp, tim mạch, ổn định nhịp tim và phòng ngừa các tổn thương động mạch, gây tắc nghẽn động mạch tim. 

2. Rau xanh, củ quả

Thực đơn ăn uống của người bị dị ứng cơ địa không thể bỏ qua nhóm rau xanh, củ quả. Thường xuyên sử dụng nhóm thực phẩm này hỗ trợ loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, ức chế phản ứng dị ứng cơ địa như viêm da, chàm eczema, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, nổi mề đay… 

Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?
Thực đơn ăn uống cho người bị dị ứng cơ địa cần có đầy đủ các nhóm rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc…

Một số loại bạn nên dùng thường xuyên như: 

  • Rau chân vịt
  • Bông cải xanh
  • Măng tây
  • Ớt chuông
  • Cà rốt
  • Nấm kim châm
  • Cà chua 
  • Giá đỗ

3. Trái cây 

Vài loại trái cây tốt cho sức khỏe của người bị dị ứng cơ địa, cải thiện triệu chứng rõ rệt như:

  • Táo tàu: Các loại táo tàu, bao gồm cả đỏ và đen đều có chứa hàm lượng cao các chất chống dị ứng, vừa có thể cải thiện các triệu chứng dị ứng vừa ngăn chặn sự phát sinh của phản ứng dị ứng trong cơ thể. Mỗi ngày bạn dùng khoảng 10 quả táo tàu đỏ, rửa sạch và hãm trong nước sôi 15 phút. Chắt lấy nước uống ngày 3 lần. 
  • Dứa: Trong dứa chứa hoạt chất Bromelain – 1 loại enzyme có khả năng phân giải các chất protein tiêu hóa từ thực phẩm. Nhờ đó giúp kiểm soát các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, sưng viêm, phù nề, đau rát ngoài da, các dấu hiệu hô hấp, tiêu hóa. 
  • Ổi: Ổi là loại quả chứa hàm lượng cao vitamin C giúp duy trì sự ổn định của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, tổng hợp các hoạt chất giúp trung hòa các dưỡng chất, đào thải độc tố dị ứng trong cơ thể. Nhờ đó, giúp đẩy lùi các triệu chứng dị ứng cơ địa. Đồng thời, chất này còn giúp tăng sinh nồng độ chất oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. 

Ngoài ra, nên ưu tiên các loại quả mọng có màu đỏ hoặc màu tím như nho đỏ, cherry, việt quất, củ cải đường… Vì trong những loại này có chứa hàm lượng cao hoạt chất anthocyanin, chất này có khả năng cải thiện mức độ viêm trong cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân dị ứng hoặc giảm thiểu mức độ dị ứng đang diễn ra.

4. Nguyên liệu gia vị

Một số loại nguyên liệu gia vị lành tính và tốt cho sức khỏe, có khả năng cải thiện dị ứng cơ địa như:

Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?
Gừng, tỏi, hành… là những nguyên liệu phổ biến giúp cải thiện dị ứng cơ địa rõ rệt nhờ đặc tính kháng viêm, chống khuẩn
  • Gừng: Gừng có đặc tính ấm, vị cay nồng và mùi hương dễ chịu giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng ngoài da. Mỗi ngày 1 ly nước gừng pha mật ong hoặc dùng gừng trong hầu hết các món ăn hàng ngày giúp đem lại hiệu quả cao đối với các triệu chứng dị ứng cơ địa bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. 
  • Tỏi: Tỏi chứa hàm lượng Allicin cao có khả năng chống oxy hóa tốt cho hệ thống miễn dịch và giảm thiểu mức độ dị ứng cơ địa. Bạn có thể sử dụng tỏi cho bất kỳ món ăn nào phù hợp hoặc chế biến tỏi ngâm mật ong, tỏi ngâm giấm để sử dụng hàng ngày. 
  • Nghệ: Thêm nghệ vào trong chế biến các món ăn như cà ri, hầm súp, các món kho, luộc, nước chấm, salad… cũng đem lại khả năng cải thiện các triệu chứng dị ứng khả quan.
  • Hành tây: Trong hành tây chứa hoạt chất quercetin có gốc thực vật flavone phù hợp với những người bị dị ứng cơ địa thường gặp như ngứa ngáy ngoài da, viêm nhiễm… Ngoài ra, một số loại thực phẩm có chứa quercetin như việt quất, ớt chuông, các loại rau cải,… 

5. Sữa chua

Sữa chua là một trong những loại thực phẩm giàu probiotic – chất này có nhiệm vụ chống lại các tác nhân dị ứng, tăng cường sức đề kháng và giảm viêm, nhiễm khuẩn gây hại cho cơ thể. Đồng thời, sữa chua còn là thực phẩm siêu tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện các rối loạn đường ruột do dị ứng cơ địa gây ra. 

Ngoài sữa chua, một số loại thực phẩm giàu probiotic tốt cho sức khỏe, nhất là những người bị dị ứng cơ địa như canh miso, kimchi, cải chua, pho mát… Lưu ý, chỉ nên sử dụng sữa chua cho người lớn và trẻ trên 3 tuổi. Đối với trẻ dưới 3 tuổi chống chỉ định sử dụng sữa chua, vì trong giai đoạn này sữa mẹ mới là thứ quan trọng và cần thiết nhất cho sự phát triển của con. 

6. Các loại ngũ cốc, hạt 

Các loại ngũ cốc, đậu, hạt như bột cám lúa mì, hạt điều, hạt óc chó, đậu nành, đậu hũ… đều là những loại thực phẩm giàu vitamin E và đạm thực vật. Đây đều là các loại thực phẩm cần thiết cho sức khỏe, cải thiện rõ rệt các triệu chứng dị ứng cơ địa, viêm da, ngứa ngáy dai dẳng, khó chịu. 

Tuy nhiên, khi chế biến món ăn có chứa các loại thực phẩm này, người bệnh cần lưu ý về cách nấu, kết hợp thực phẩm phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. 

7. Mật ong

Mật ong là thực phẩm tự nhiên được ghi nhận có khả năng đẩy lùi các triệu chứng dị ứng cơ địa theo mùa. Theo nhiều nghiên cứu, mật ong có khả năng ức chế sự phát sinh của các gen nhạy cảm hơn với histamine – hoạt chất có khả năng gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy ngoài da, chảy nước mũi, hắt hơi, giảm ho, giảm viêm, chống khuẩn… 

Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?
Mật ong rất tốt cho sức khỏe và được dùng như một liệu pháp chống dị ứng hiệu quả

Việc sử dụng mật ong được đánh giá cao với công dụng tương tự như một mũi tiêm dị ứng. Tốt nhất bạn nên sử dụng mật ong nguyên chất từ tự nhiên là tốt nhất. Nhằm tăng cường sức chịu đựng của cơ địa với chất dị ứng, mỗi ngày bạn hãy dùng trực tiếp 1 thìa cafe mật ong, không quá 15ml/ ngày. 

Ngoài ra, người bị dị ứng cơ địa cũng có thể sử dụng mật ong bằng đa dạng cách như pha nước ấm uống mỗi ngày, mật ong chưng trứng gà, kết hợp với salad rau xanh, trái cây… để đạt kết quả tốt nhất. 

8. Uống nhiều nước

Nước chiếm 70% cơ thể con người và tham gia vào rất nhiều quá trình hoạt động của cơ thể. Trong đó, có thể kể đến đó là hỗ trợ bài tiết, giải độc cơ thể, làm mát, trung hòa các thành phần trong máu và duy trì sự hoạt động của cơ thể.

Đặc biệt, đối với người bệnh dị ứng cơ địa, đặc trưng với các tổn thương ngoài da như ngứa ngáy, sưng viêm, uống nhiều nước lọc, ăn các món ăn nhiều nước như súp, canh hầm, uống nước ép trái cây, củ quả mọng nước… sẽ giúp đẩy lùi các triệu rõ rệt. 

Bị dị ứng cơ địa không nên ăn gì? 

Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn, người bệnh dị ứng cơ địa cũng cần đồng thời loại bỏ các loại những nhóm thực phẩm dễ kích hoạt phản ứng dị ứng. Dưới đây là một số ví dụ điển hình, tùy theo cơ địa dị ứng của bản thân mà điều chỉnh cho phù hợp. 

1. Hải sản 

Hải sản là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở những người có cơ địa và hệ miễn dịch nhạy cảm quá mức. Hàm lượng protein trong hải sản, nhất là các loại động vật giáp xác như tôm, cua, ốc, nghêu, sò… được hệ miễn dịch ghi nhận là chất lạ gây hại cho cơ thể. Khi được dung nạp, chúng trở thành tác nhân kích thích cơ thể sản sinh histamine, gây dị ứng mẩn ngứa. 

Do đó, nếu đang trong quá trình bị dị ứng cơ địa, nhất là dị ứng thực phẩm, người bệnh cần lưu ý loại bỏ các loại hải sản tươi ngon như tôm, cua, hàu, biển, nghêu, sò… ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Tình trạng này có thể chấm dứt khi hệ miễn dịch ổn định trở lại và quen với các chất có trong hải sản. 

2. Các loại thịt đỏ

Vì các loại thịt đỏ chứa hàm lượng đạm cao, hoàn toàn có khả năng kích phát phản ứng dị ứng trong cơ thể. Protein động vật này khi được dung nạp vào trong cơ thể và khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn đây là chất lạ có hại, kích phát cơ chế dị ứng để chống lại. 

Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?
Các loại thịt đỏ giàu đạm động vật rất dễ kích phát các triệu chứng dị ứng cơ địa cả trong lẫn bên ngoài cơ thể

Một số loại thịt đỏ phổ biến trong thực đơn ăn uống hàng ngày như thịt bò, thịt dê, thịt trâu, thịt cừu, thịt nai… Cụ thể, trung bình trong 100gr thịt bò có chứa đến 28gr protein. Do đó, nếu bản thân bẩm sinh bị dị ứng cơ địa, tốt nhất nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ. Thay vào đó là nguồn thực phẩm giàu protein thực vật để đảm bảo cân bằng lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

3. Trứng/ thịt gà

Gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tương đối lành tính với cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người có cơ địa dị ứng bẩm sinh với thịt gà, trứng gà. Ngay sau khi ăn, dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như sưng viêm, nóng rát da, phù nề da, mưng mủ, ngứa ngáy… Vì vậy, hãy tránh ăn gà và trứng gà để ngăn chặn phản ứng dị ứng. 

4. Sữa/ các chế phẩm từ sữa 

Hàm lượng đạm cao và các chất như casein, whey protein trong sữa hoặc các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, váng sữa… có khả năng kích hoạt cơ chế dị ứng đối với những cơ địa nhạy cảm. Hậu quả là phát sinh các triệu chứng dị ứng ngoài da và hệ tiêu hóa như chúng ta vẫn thường hay gặp phải. 

Ngoài ra, sữa cũng là nguyên nhân gây ra sự rối loạn quá trình điều tiết bã nhờn và gây tích tụ độc tố, chất cặn bã, gây nổi mụn, ngứa ngáy. Người bệnh càng cào gãi nhiều càng kích thích các tổn thương da, khởi phát dị ứng cơ địa ngày càng nghiêm trọng khó kiểm soát. 

5. Thực phẩm muối chua/ lên men

Các loại thực phẩm muối chua lên men như dưa cải, rau muối xổi, kimchi… ngoài chứa lợi khuẩn tốt cho đường ruột, thì đồng thời nó cũng là nhóm thực phẩm có tính axit cao, mặn và không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng quá mức. Đặc biệt, đối với người bị dị ứng cơ địa khi dùng thường xuyên có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng dị ứng. 

Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?
Các loại thực phẩm muối chua, lên men không tốt cho người bị dị ứng cơ địa

6. Thực phẩm nhiều đường 

Đường là “món ăn ưa thích” của các loại vi khuẩn, virus đã xâm nhập vào trong cơ thể, tạo điều kiện cho chúng phát triển ngày càng nhiều. Tình trạng này khiến các tổn thương dị ứng cơ địa bùng phát nặng hơn, điển hình như các triệu chứng dị ứng ngoài da như ngứa ngáy, đau rát, sưng viêm da, nổi mẩn ngứa… cũng dai dẳng và lâu khỏi. 

Do đó, khi bị dị ứng cơ địa nên tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như siro, kẹo dẻo, bánh ngọt, kẹo mạch nha… 

7. Món ăn cay nóng

Thức ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị nồng như ớt, tiêu, mù tạt… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên giảm bớt hoặc loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh dị ứng cơ địa. Tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng những món ăn cay nóng sẽ tạo điều kiện cho các triệu chứng dị ứng ngày càng phức tạp và khó chịu hơn. 

Đặc biệt, hàm lượng cao Capsaicin trong ớt hoặc chế phẩm từ ớt càng kích phát các triệu chứng như chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì liên tục… không tốt cho sức khỏe của người có cơ địa dị ứng bẩm sinh. 

8. Thức ăn nhiều dầu mỡ, đóng hộp, chứa chất bảo quản

Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ hoặc đóng hộp chứa hàm lượng cao chất bảo quản, phẩm màu như hamburger, gà rán, khoai tây chiên, thịt hộp, xúc xích… đều là những món cần được loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày ở người bị dị ứng cơ địa bẩm sinh. 

9. Chất kích thích/ nước ngọt có gas

Rượu bia và các loại đồ uống có cồn nói chung, nước ngọt có gas… đều là những loại cần được gạch bỏ khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh dị ứng cơ địa. Theo các chuyên gia, các chất trong rượu bia có khả năng ức chế các mạch máu trong cơ thể giãn nở ra, gây khô, ngứa da và nổi mẩn đỏ. 

Không những vậy, người bị dị ứng cơ địa khi uống rượu bia quá mức còn kích thích cơ thể sản sinh nhiều histamine, phát sinh các triệu chứng dị ứng ngày càng nặng, giảm miễn dịch nghiêm trọng nếu lạm dụng nhiều, tạo điều thuận lợi để phát sinh nhiều bệnh lý khác. 

Lưu ý cần biết về chăm sóc điều trị bệnh dị ứng cơ địa nhanh khỏi

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với người bệnh dị ứng cơ địa. Ngoài tuân thủ những góp ý vừa được nêu trên, bản thân người bệnh cũng cần chịu khó chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc cơ thể, vệ sinh hàng ngày và sinh hoạt khoa học để khỏi bệnh nhanh hơn. 

Dị ứng cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?
Duy trì chế độ ăn uống khoa học kết hợp với chăm sóc, vệ sinh cơ thể giúp phòng ngừa dị ứng cơ địa tái phát
  • Giữ vệ sinh cơ thể mọi lúc mọi nơi, tắm gội sạch sẽ, nhẹ nhàng bằng nước ấm và các sản phẩm lành tính. 
  • Thay quần áo thường xuyên, ưu tiên các loại quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính, phù hợp và lành tính với làn da. 
  • Bảo vệ làn da và hệ hô hấp khi ra ngoài bằng cách đeo khẩu trang, áo khoác, mắt kính, găng tay… 
  • Vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giặt giũ quần áo, chăn, drap, gối, nệm và thay mới thường xuyên. 
  • Tránh cào gãi hoặc tránh những tổn thương mạnh ngoài da để tránh làm tăng nặng mức độ của các triệu chứng. 
  • Sinh hoạt lành mạnh, điều độ, ngủ đủ giấc, làm việc vừa sức, tránh thức khuya, vận động, rèn luyện thể chất mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch chống lại các tác nhân dị ứng gây hại cho cơ thể. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có thêm những kiến thức về dinh dưỡng và nguyên tắc ăn uống khi bị bệnh dị ứng cơ địa. Việc tuân thủ thực hiện một thực đơn ăn uống đủ chất và phù hợp mỗi ngày chắc chắn sẽ rút ngắn thời gian điều trị bệnh đáng kể. Nếu thực hiện tốt có thể phòng ngừa tái phát bệnh dài lâu. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger