Cách chữa dị ứng cơ địa bằng Thuốc Nam an toàn từ thảo dược

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam là cách chữa được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian từ xa xưa, tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để đẩy lùi triệu chứng bệnh. Một số dược liệu thường dùng như: lá muồng trâu, chè xanh, đơn đỏ, trầu không, lá lốt… Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ cách thực hiện hiệu quả và an toàn. 

Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam
Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam là mẹo trị bệnh được áp dụng dựa trên những kinh nghiệm dân gian từ xa xưa

Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc thảo dược thuốc Nam có hiệu quả không?

Dị ứng cơ địa là thuật ngữ dùng để chỉ những bệnh dị ứng xảy ra do cơ thể có sẵn yếu tố dị ứng và bùng phát thành triệu chứng khi gặp điều kiện thuận lợi. Có nhiều dạng dị ứng cơ địa như viêm da cơ địa (chàm thể tạng), viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay, hen suyễn… 

Cơ chế gây dị ứng cơ địa thực chất chính là sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân dị nguyên như thực phẩm, môi trường, thời tiết, hóa chất, nọc độc côn trùng… Nhưng về bản chất thì di truyền và bẩm sinh mới là 2 yếu tố chính quyết định sự bùng phát của căn bệnh này. 

Các dấu hiệu nhận biết của dị ứng cơ địa rất dễ quan sát thấy thông qua các tổn thương ngoài da như: ngứa ngáy, phát ban, đỏ da, phù nề, sưng viêm, nóng rát da… Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể, tác nhân dị ứng là gì mà các triệu chứng kèm theo sẽ khác nhau như sổ mũi, hắt hơi, ho, đau họng, buồn nôn, nôn ói, đau đầu, chóng mặt… 

Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam
Dị ứng cơ địa đặc trưng bởi các tổn thương ngoài da như nổi mẩn đỏ, phù nề da, ngứa ngáy khó chịu…

Để đẩy lùi dị ứng cơ địa có rất nhiều cách, trong đó cách đơn giản và hiệu quả nhất là loại bỏ hoặc cách ly bản thân với các dị nguyên. Tuy nhiên, đây là cách không khả thi vì có những tác nhân rất bình thường xung quanh như không khí, khói bụi, phấn hoa… có thể gây dị ứng, nhưng không có cách nào để loại bỏ hẳn chúng. 

Trong bài viết này sẽ gợi ý các cách chữa dị ứng cơ địa bằng các thảo dược thuốc Nam. Đây là mẹo dân gian được ông cha ta áp dụng từ xa xưa, vào thời điểm y học hiện đại chưa phát triển. Cách này tận dụng dược chất từ những loại dược liệu tự nhiên để xoa dịu triệu chứng bên ngoài hoặc sắc uống để cải thiện bệnh từ bên trong cơ thể. 

Đây là một trong những cách trị bệnh hiệu quả, an toàn và lành tính, lại tiết kiệm khá nhiều chi phí trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần có những nhận định chính xác về căn bệnh này. Sẽ không có việc chỉ sử dụng các loại dược liệu này mà trị dứt điểm được bệnh. Vì hàm lượng dược chất trong thảo dược không quá cao, chỉ phù hợp dùng cho những trường hợp bệnh nhẹ, vừa khởi phát. 

Ngoài ra, hãy kết hợp với những giải pháp an toàn khác như vệ sinh thân thể, môi trường sống xung quanh, điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc (nếu cần thiết) nhằm hỗ trợ cải thiện kiểm soát triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị. 

TOP 10 cách chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam hiệu quả nhất

Thuốc Nam là những loại thảo dược mọc hoang dại trong tự nhiên hoặc được trồng, thu hoạch và sơ chế tại nước ta. Dưới đây là một số loại thảo dược thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa hiệu quả. 

1. Lá đơn đỏ

Tại nhiều địa phương, lá đơn đỏ còn được gọi là cây liễu đỏ, cây đơn mặt trời. Trong Đông y, lá đơn đỏ là vị thuốc quý trong tự nhiên có vị đắng, tính mát với công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa dị ứng cơ địa, tổn thương ngoài da như ngứa ngáy, nóng rát, nổi mẩn… Ngoài ra, lá đơn đỏ còn được dùng để chữa đau bụng khi đến kỳ, đau bụng kinh nguyệt… 

Theo y học hiện đại, trong lá đơn đỏ có chứa các thành phần hoạt chất gồm flavonoid, saponin, tanin, anthranoid, coumarin… Những chất này có khả năng giảm sưng viêm, ngứa ngáy và hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng dị ứng cơ địa. Đồng thời, cung cấp các dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, phục hồi các tế bào da bị tổn thương. 

Cách thực hiện

Cách 1: Nấu nước trà lá đơn đỏ 

  • Dùng 10g lá đơn đỏ tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng 15 phút, vớt ra cắt nhỏ. 
  • Đun sôi 1 lít nước, cho lá vào ấm đun thêm 10 phút. 
  • Nếu dùng dược liệu khô có thể cho vào ấm hãm thành trà.
  • Kiên trì uống nước lá đơn đỏ hàng ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. 

Cách 2: Tắm nước lá đơn đỏ 

  • Chuẩn bị 200g lá cây đơn đỏ và lá cây tam phỏng. Rửa sạch và ngâm nước muối trước khi dùng. 
  • Đun sôi 4 lít nước, cho lá vào nồi, vắt 1/2 quả chanh vào và khuấy đều lên. 
  • Đổ hỗn hợp này ra chậu, đợi cho nguội bớt rồi dùng để tắm.
  • Không nên pha nước lạnh và kết hợp chà xát bã nhẹ nhàng lên da để đạt hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh chóng. 

2. Lá khế

Một trong những loại thảo dược thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa hiệu quả và lành tính đó là lá khế. Đây là loại dược liệu vô cùng quen thuộc, xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Trong Đông y, lá khế có đặc tính tán nhiệt độc, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu tiện. Nhờ đó chữa được rất nhiều bệnh như dị ứng, nổi mề đay, sẩn ngứa, nổi ung nhọt… 

Không những vậy, đối với những người bị dị ứng cơ địa với các tổn thương ngoài da như nổi mẩn, ngứa ngáy, nóng rát, rôm sảy… Khi sử dụng lá khế còn giúp làm sạch da, chống khuẩn và hỗ trợ phục hồi các tổn thương này nhanh chóng hơn. 

Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam
Lá khế có đặc tính sát khuẩn và giảm viêm, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng dị ứng cơ địa nhanh chóng sau vài lần sử dụng

Cách thực hiện

Cách 1: Tắm nước lá khế 

  • Chuẩn bị 200gr lá khế chua, tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước và ngâm trong chậu nước muối pha loãng trước khi sử dụng. 
  • Vò nát rồi cho vào nồi nước sôi khoảng 2 lít. 
  • Đun 10 phút, tắt bếp rồi đổ ra chậu sứ, pha thêm 1 ít nước lạnh để giảm nhiệt nóng và dùng để tắm hoặc ngâm rửa đều được. 

Cách 2: Đắp bã lá khế 

  • Dùng 100gr lá khế tươi và 1/2 thìa cafe muối biển. 
  • Rửa sạch lá khế, cho vào cối giã nhuyễn hoặc vò nát. 
  • Vệ sinh vùng da tổn thương do dị ứng cơ địa, lau khô rồi đắp bã lá khế trực tiếp lên da. 
  • Có thể dùng băng gạc y tế quấn cố định lại khoảng 15 phút. 
  • Gỡ ra và rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện 1 – 2 lần ngày để đạt kết quả tốt nhất. 

3. Lá lốt

Lá lốt không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon, tốt cho sức khỏe, mà nó còn được tận dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, mùi thơm nhẹ rát rất đặc trưng và có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi dùng lá lốt lại đem đến hiệu quả cao trong việc chữa trị viêm da dị ứng cơ địa. 

Đồng thời, theo các nghiên cứu hiện đại, trong lá lốt chứa hàm lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, cùng các hoạt chất như ancaloit, benzyl axetat… giúp chống lại sự tác động của virus, vi khuẩn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. 

Cách thực hiện

Cách 1: Xông hơi nước lá lốt

  • Dùng 1 nắm lá lốt tươi, không sâu rầy, rửa sạch và cho vào nồi, đậy kín nắp, đun sôi lên trong vòng 15 phút.
  • Cởi bỏ bớt quần áo, ngồi gần nồi nước lá lốt, dùng khăn lớn trùm kín cơ thể và nồi xông. 
  • Tiến hành xông hơi bằng cách mở nắp từ từ. Lưu ý cẩn thận, tránh mở nắp hoàn toàn vì rất dễ gây bỏng hơi. 
  • Chỉ cần thực hiện cách này 1 – 2 lần/ ngày, liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. 

Cách 2: Uống nước sắc lá lốt

  • Dùng 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo nước. 
  • Thái nhỏ, cho vào chảo sao vàng, tỏa mùi thơm là được. 
  • Cho vào ấm sứ, đổ khoảng 1 lít nước vào đun sôi lên khoảng 20 phút. 
  • Tắt bếp và rót nước ra bình, đợi cho nguội bớt là có thể sử dụng. Còn lại cho vào tủ lạnh bảo quản. 
  • Kiên trì sử dụng liên tiếp trong 2 – 3 tuần sẽ đạt kết quả cải thiện rõ rệt. 

4. Lá trầu không

Nhắc đến trầu không chắc hẳn ai cũng biết đây là loại dược liệu tự nhiên và được sử dụng rất phổ biến trong y học dân gian. Loại thảo dược này được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về nhiễm khuẩn ngoài da do dị ứng cơ địa như viêm da cơ địa, nổi mề đay, nổi sẩn ngứa… 

Với đặc tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh tự nhiên nhờ chứa các hoạt chất như Hydroxychavicol, Estragol, Betel Phenol, Chavicol, Diastase… Y học hiện đại ghi nhận đây đều là những chất có khả năng diệt vi khuẩn, virus, chống oxy hóa, cải thiện các vấn đề tổn thương ngoài da do dị ứng. Dân gian ghi nhận rất nhiều cách sử dụng, trong đó phổ biến nhất là nấu nước uống và nấu nước tắm, ngâm rửa ngoài da. 

Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam
Dùng lá trầu không chữa dị ứng cơ địa là mẹo dân gian có từ lâu đời và đem lại hiệu quả rõ rệt

Cách thực hiện

Cách 1: Nấu nước tắm/ ngâm rửa 

  • Chuẩn bị 5 – 10 lá trầu không tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước và ngâm nước muối pha loãng 15 phút trước khi sử dụng. 
  • Vớt ra, để ráo nước và vò hơi nát. 
  • Đun sôi nồi nước khoảng 3 lít, cho lá trầu không vào đun khoảng 10 phút. 
  • Đổ cả nước và lá ra chậu sứ, thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ, dùng để tắm hoặc ngâm rửa cho đến khi nguội. 
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần để đạt kết quả tốt nhất. 

Cách 2: Uống nước lá trầu không 

  • Chuẩn bị khoảng 10 – 20 lá trầu không tươi, rửa sạch và cũng ngâm 15 phút trong chậu nước muối loãng. 
  • Cắt nhỏ hoặc vò nát rồi cho vào ấm sứ, đun sôi cùng 500ml nước trong khoảng 20 phút. 
  • Tắt bếp, để nguội rồi rót vào bình, uống hết trong ngày. Kiên trì áp dụng cho đến khi các dấu hiệu dị ứng cơ địa thuyên giảm hoàn toàn. 

5. Ké đầu ngựa

Theo các tài liệu Đông y, ké đầu ngựa là vị thuốc có tính ấm, vị hơi cay, đắng và quy vào kinh phế. Loại dược liệu này mọc hoang trong tự nhiên, là cây thân thảo và phần lá, thân, quả được thu hoạch, sơ chế để làm thuốc trị bệnh. Với đặc tính sát trùng, tiêu độc, tán phong, trừ thấp, ké đầu ngựa được dùng để chữa trị hiệu quả các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng cơ địa, tổ đỉa, nổi chốc lở, mụn nhọt, ngứa ngáy… 

Còn trong nghiên cứu hiện đại, trong ké đầu ngựa chứa hàm lượng cao hoạt chất iốt và vitamin C, hỗ trợ phục hồi tốt các tổn thương ngoài da. Ngoài ra, triệu chứng viêm mũi dị ứng do mắc chứng dị ứng cơ địa cũng được cải thiện đáng kể khi sử dụng loại thảo dược tự nhiên này. 

Cách thực hiện

Cách 1: Bài thuốc sắc

  • Chuẩn bị 10g ké đầu ngực, 10g kim ngân, 10g bồ công anh, 12g kinh giới, 6g cam thảo nam và 8g bạc hà. 
  • Sắc lấy nước thuốc, chia làm 2 – 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày. 

Cách 2: Bột ké đầu ngựa

  • Dùng 1 lượng ké đầu ngựa tươi vừa đủ, sao vàng cho đến khi chuyển sang màu xám, 
  • Tán nhuyễn thành bột mịn. Có thể mang ra hiệu thuốc Đông y để thực hiện tốt hơn. 
  • Bảo quản trong hũ thủy tinh sử dụng dài lâu. 
  • Người bị dị ứng cơ địa mỗi lần dùng 3g bột ké đầu ngựa, pha nước uống. 
  • Sử dụng liên tục trong vòng 2 tuần, tương đương 1 liệu trình. Sau đó ngưng lại vài hôm và tiếp tục dùng liệu trình khác cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn. 

6. Sài đất

Sài đất là vị thuốc Nam tự nhiên được dùng để chữa dị ứng cơ địa hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy vị thuốc này trong rất nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm da cơ địa, nổi mề đay, nổi mẩn ngứa do dị ứng,…

Ngoài ra, theo các nghiên cứu hiện đại, cây sài đất được ghi nhận chứa các hoạt chất như Saponin, Flavonoid, Carotenoid… Đây là hoạt chất có khả năng sát trùng ngoài da, kháng khuẩn và kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng viêm. Đồng thời, hoạt chất Chlorophyll là một chất diệp lục cô đặc có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương trên da, phòng ngừa thâm sẹo sau đó.

Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam
Sài đất là thảo dược thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa được nhiều người áp dụng có hiệu quả

Cách thực hiện

Cách 1: Nấu nước tắm 

  • Chuẩn bị 20g sài đất, ké đầu ngựa và ô liên rô mỗi loại 10g. Rửa sạch qua nhiều lần nước và để cho ráo nước. 
  • Cho hết vào nồi nước sôi 2 lít, đun tiếp trong vòng 10 phút thì tắt bếp. 
  • Đổ nước ra chậu sứ, có thể pha thêm một lượng nhỏ nước lạnh để giảm nhiệt nóng. 
  • Dùng để tắm toàn thân hoặc tại ngâm rửa tại các các vùng da viêm nhiễm nhất định. 
  • Áp dụng cách liên tục từ 1 – 2 lần/ ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ đạt được kết quả cải thiện bệnh rõ rệt. 

Cách 2: Bài thuốc uống kết hợp các dược liệu khác

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm 30g cây sài đất, 20g bồ công canh, 10g sơn kỳ và 15g mật ngân hoa. 
  • Rửa sạch các vị thuốc trên, cắt nhỏ và cho vào ấm sứ. 
  • Đổ 500ml nước vào nồi, đun trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. 
  • Tắt bếp và chắt phần nước thuốc thu được ra ly, đợi cho nguội bớt và uống hết khi còn ấm. 
  • Khuyến khích sử dụng bài thuốc này liên tục cho đến khi các triệu chứng bệnh dị ứng cơ địa thuyên giảm hẳn.

7. Cây đinh lăng

Cây đinh lăng là loại dược liệu sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Với đặc tính bình, vị đắng nhạt, giảm sưng viêm, giải độc, thanh nhiệt cơ thể rất hiệu quả. Chính vì vậy, trong hầu hết các bài thuốc chữa viêm da dị ứng, nổi mụn nhọt, phát ban, mẩn ngứa… đều có sự xuất hiện của đinh lăng. 

Không những vậy, các tài liệu y học hiện đại còn ghi nhận trong phần lá đinh lăng chứa hàm lượng cao các chất gồm flavonoid, alkaloid, acid amin, tanin, vitamin B1… Những hoạt chất này có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên nhưng khá mạnh. Đồng thời, cung cấp hàm lượng cao vitamin, khoáng chất cho làn da, phục hồi các thương tổn và dưỡng da khỏe mạnh. 

Cách thực hiện

Cách 1: Uống nước sắc từ lá đinh lăng

  • Dùng 100g lá đinh lăng tươi, rửa sạch và ngâm trong chậu nước muối pha loãng, để ráo nước trước khi sử dụng. 
  • Cho vào ấm 300ml nước lọc, đun sôi lên khoảng 15 phút. 
  • Tắt bếp, chắt lấy nước, bỏ bã. Đợi cho nước nguội bớt, còn ấm và uống hết trong ngày. 

Cách 2: Ngâm rửa/ tắm nước lá đinh lăng

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng lớn, rửa sạch kỹ lưỡng qua nhiều lần nước. 
  • Cho đinh lăng vào nồi chứa 1 – 2 lít nước, thêm 1 nhúm nhỏ muối biển. 
  • Đậy kín nắp và đun sôi lên trong vòng 10 phút. 
  • Đổ nước ra chậu tắm, pha thêm nước để điều chỉnh nhiệt độ và tiến hành tắm, ngâm rửa vùng da bị tổn thương. 

8. Kim ngân hoa

Kim ngân hoa là loại thực vật mọc hoang trong tự nhiên, loại hoa này không chỉ đẹp mà còn đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, chữa bệnh hiệu quả. Trong Đông y, kim ngân có tính hàn, vị ngọt, không độc và được quy vào 4 kinh gồm tâm, tỳ, phế, vị. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa nổi mẩn ngứa do dị ứng cơ địa, tổn thương ngoài da, mụn nhọt,… Ngoài ra, giang mai, sốt, tả, lỵ, viêm họng, cảm cúm, quai bị… cũng có thể được cải thiện bằng loại dược liệu này. 

Ngoài ra, y học hiện đại cũng được ghi nhận có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, virus, chứa các hoạt chất giải độc cơ thể, giảm chất xuất tiết và kích thích làm tăng tác dụng của các thực bào của bạch cầu, cải thiện rõ rệt các triệu chứng dị ứng cơ địa. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường sự hưng phấn trung khu thần kinh, chống lao, kiểm soát chỉ số đường huyết, tốt cho mắt, giảm cholesterol trong máu, lợi tiểu… 

Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam
Kim ngân hoa là thảo dược rất tốt cho sức khỏe, một trong số đó là công dụng chữa dị ứng cơ địa theo dân gian

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 6g hoa kim ngân hoặc 12g phần lá/ cành kim ngân. 
  • Sau khi rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 100ml nước. 
  • Đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi nước cô đặc lại còn khoảng 10ml, cho vào 4g đường để tạo vị ngọt rồi tắt bếp. 
  • Cho vào ống nghiệm, bịt nắp và mang đi hấp tiệt trùng hoặc mang đi hấp giữ sôi khoảng 15 phút là uống được. 
  • Đối với người lớn uống 2 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 1 ống, trẻ em 1 – 2 ống tối đa.  

9. Trà xanh

Trà xanh chữa dị ứng cơ địa là mẹo dân gian cực kỳ hiệu quả, an toàn và lành tính với sức khỏe người dùng. Đây là loại dược liệu thuốc Nam có đặc tính chống oxy hóa mạnh tự nhiên, vừa kháng viêm chống khuẩn giảm triệu chứng vừa thanh nhiệt giải độc cơ thể, đem lại hiệu quả cải thiện bệnh hiệu quả. 

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy trong lá trà xanh chứa các hoạt chất gồm flavonoid, polyphenol và vitamin C có khả năng giảm sưng viêm, kháng khuẩn ngoài da rất tốt. Đồng thời, hàm lượng chất chống oxy hóa này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, giữ cho làn da luôn khỏe mạnh, tươi trẻ hồng hào, giảm thiểu các tổn thương ngoài da. 

Cách thực hiện

Cách 1: Tắm nước lá trà xanh 

  • Dùng khoảng 200gr lá chè xanh tươi, rửa sạch nhiều lần nước và ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút. 
  • Vớt ra, cho vào nồi nước 2 lít, đun sôi lên, cho thêm 1 nhúm muối nhỏ. Nước sôi bùng lên và lá chuyển màu thì tắt bếp. 
  • Đổ ra chậu, pha thêm một ít nước lạnh để chỉnh nhiệt và tiến hành tắm. 
  • Kết hợp dùng bã lá trà xanh chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị dị ứng, ngứa ngáy. 
  • Áp dụng cách này mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất. 

Cách 2: Uống nước lá trà xanh 

  • Sắc nước lá trà xanh như bình thường, đợi cho nguội bớt. 
  • Thêm bột nghệ hoặc mật ong vào khuấy đều lên. 
  • Uống hết khi còn ấm để đạt kết quả tốt nhất. 

10. Lá muồng trâu

Loại thảo dược thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa được nhắc đến trong bài viết này là lá muồng trâu. Loại cây này mọc hoang rất nhiều trong tự nhiên, nhất là ở những vùng nông thôn. Trong dân gian sử dụng loại dược liệu này trong rất nhiều bài thuốc chữa dị ứng cơ địa, cải thiện các tổn thương ngoài da, nấm da, chàm, vảy nến, ngoài ra còn có bệnh táo bón, thấp khớp… 

Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam
Lá muồng trâu là loại dược liệu tự nhiên chữa các bệnh về dị ứng cơ địa, tổn thương ngoài da rất hiệu quả

Cách thực hiện

  • Cách 1: Rửa sạch 2 – 3 lá muồng trâu, giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do dị ứng cơ địa. Chà xát bã lá nhẹ nhàng, đợi khoảng 30 phút để dược chất thẩm thấu. Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm, lau khô. Áp dụng 1 – 2 lần/ ngày, liên tục trong vòng 1 tuần sẽ đạt được kết quả rõ rệt. 
  • Cách 2: Dùng khoảng 20g phần cuống lá và quả khô không hạt của cây muồng trâu. Ngâm trực tiếp trong 1 lít nước sôi tương tự như cách hãm trà. Khi nước còn ấm nóng, hãy uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để giảm triệu chứng ngứa ngáy dị ứng hiệu quả. 

Lưu ý cần biết khi chữa dị ứng cơ địa bằng thảo dược thuốc Nam 

Dùng thảo dược chữa dị ứng cơ địa đem lại hiệu quả rõ rệt và tương đối lành tính với cơ thể người dùng. Tuy nhiên, so với thuốc Tây thì cách này không hiệu quả bằng. Và để đạt được hiệu quả như mong đợi, hãy tuân thủ một số lưu ý sau: 

  • Tuy hiệu quả nhưng sử dụng thuốc Nam nên tuân thủ đúng liều dùng, dùng đúng cách. Tránh lạm dụng hoặc dùng bừa bãi, tràn lan để ngăn tình trạng ngộ độc hoặc nhờn thuốc không đem lại hiệu quả như mong đợi. 
  • Vì hàm lượng dược chất không cao nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới có kết quả. 
  • Không được tự ý kết hợp thảo dược thuốc Nam với thuốc Tây để tránh gây tương tác thuốc dẫn đến các rủi ro khó lường. Vì bản chất của 2 loại thuốc này hoàn toàn khác nhau, nếu sử dụng cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. 
  • Đối với các loại thảo dược dùng ngoài, tránh dùng cho vùng da có vết thương hở, chảy máu để tránh gây nhiễm trùng. 
  • Trong quá trình dùng thảo dược chữa dị ứng cơ địa, bạn cần theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể. Nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng phụ nào, nhất là buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa… sau khi uống hãy ngưng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý ngay. 
  • Phối hợp cách này với các biện pháp điều trị, chăm sóc khác một cách nhuần nhuyễn để đạt được kết quả cao, rút ngắn thời gian điều trị. 

Dùng thảo dược thuốc Nam chữa dị ứng cơ địa là biện pháp nên được cân nhắc áp dụng. Tuy nhiên, hãy thận trọng và kỹ lưỡng khi sử dụng, quan sát phản ứng của cơ thể trong suốt quá trình này. Ngoài ra, tham khảo ý kiến của bác sĩ trong mọi vấn đề để được tư vấn hướng xử lý kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger