Viêm Mũi Dị Ứng: Điểm Mặt Nguyên Nhân, Dấu hiệu Và Cách Chữa

Bệnh viêm mũi dị ứng thường tiến triển phức tạp khiến nhiều người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác. Trước tình trạng bệnh bùng phát mạnh mẽ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa như hiện nay, các vấn đề về bệnh lý này lại càng được quan tâm hơn cả. Không ít người thắc mắc về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm căn bệnh phiền toái này. Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau. 

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng tiếng anh có tên là Allergic rhinitis, hay còn gọi là chứng sốt cỏ khô, dị ứng phấn hoa,… Đây là vấn đề xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng chống lại các tác nhân gây kích thích ở mũi. Bệnh gây nên các biểu hiện khá giống với cảm lạnh thông thường hay một số bệnh về đường hô hấp khác như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, hắt xì,… 

Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng không giống với các bệnh lý về đường hô hấp khác hay chứng cảm lạnh, bệnh không do vi khuẩn, virus gây nên mà do những phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng từ bên ngoài như lông động vật, phấn hoa, khói bụi,… 

Viêm mũi dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng lại với tác nhân gây kích thích mũi
Viêm mũi dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng lại với tác nhân gây kích thích mũi

Viêm mũi dị ứng có 3 dạng điển hình như sau: 

  • Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra theo mùa: Đây là tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng chỉ xảy ra vào một thời điểm nhất định trong năm, khi thời điểm đó qua đi, những triệu chứng bệnh cũng không còn. Thông thường, mùa xuân là thời điểm phát bệnh mạnh mẽ nhất vì lúc này, khí hậu bắt đầu ấm lên, các loài hoa sinh trưởng mạnh mẽ dẫn đến phấn hoa phát tán vào không khí nhiều hơn bình thường, khả năng mắc bệnh cũng gia tăng. 
  • Bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm: Đây là tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm, bệnh phát triển ngẫu nhiên không theo bất kỳ thời điểm cố định nào và tái phát thường xuyên. Thông thường, viêm mũi dị ứng quanh năm xảy đến với người bệnh có cơ địa dễ dị ứng với các tác nhân tồn tại trong môi trường như nấm, bụi bẩn,..
  • Viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường chứa nhiều khói bụi, khí SO2, FEO, hay khí gas hoặc các tác nhân như sợi lông, bông, hóa chất,.. thường có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao. 

Tại sao bị viêm mũi dị ứng?

Trả lời câu hỏi này, lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa các chương trình truyền hình về sức khỏe trên VTV, VTC, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, GĐ chuyên môn nhà thuốc chúng tôi cho rằng, khác với những bệnh lý về đường hô hấp khác, nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu đến từ tác nhân bên ngoài. Điển hình như: 

  • Các tác nhân trong nhà: Những tác nhân tồn tại trong nhà bạn như vật nuôi, nấm mốc, bụi bẩn,… có thể xâm nhập vào tế bào mũi, “cư trú” tại đó và gây nên những kích ứng cho niêm mạc bộ phận này. Lâu dần, hiện tượng này có thể sinh ra viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, các tác nhân kể trên cũng có thể xâm nhập vào phế quản gây ảnh hưởng cho bộ phận này. 
  • Thay đổi thời tiết: Những biến đổi đột ngột của thời tiết như chuyển mùa, nóng lạnh thất thường khiến cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi cũng có thể dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng. 
  • Ô nhiễm môi trường: Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao kéo theo những tác nhân gây hại cho sức khỏe con người cũng gia tăng, điển hình như khói bụi, khí độc, hóa chất… Khi những tác nhân này xâm nhập vào cơ thể theo đường mũi sẽ gây nên phản ứng viêm ở bộ phận “cửa ngõ” này. 
  • Dị ứng với thuốc: Không ít trường hợp bị bệnh do dị ứng với một số loại thuốc đang sử dụng như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc gây tê,..
  • Cấu tạo mũi: Một số ít trường hợp bệnh nhân bị viêm  mũi dị ứng do ảnh hưởng của cấu tạo mũi. Những người có cấu trúc mũi hẹp, dị thường vách ngăn mũi, có gai xuất hiện và hệ thống mào vách bị ngắn,… cũng có thể là  nguyên nhân mắc bệnh này.
  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bị bệnh thì có tới 30% khả năng con cái cũng sẽ mắc bệnh. 
  • Cơ địa dị ứng: Cơ địa dị ứng với hải sản, phấn hoa,… cũng một trong những căn nguyên gây bệnh. 
  • Mắc một số bệnh lý liên quan khác: Một số bệnh lý liên quan đến dị ứng như hen suyễn, mề đay mẩn ngứa, tổ đỉa, viêm da,… có có thể gây nên bệnh. 

Bệnh viêm mũi dị ứng triệu chứng là gì?

Cũng giống như những bệnh tai mũi họng nói chung, bệnh viêm mũi dị ứng có những dấu hiệu tương đối dễ nhận biết, người bệnh có thể cảm nhận được rõ sự thay đổi của cơ thể khi bệnh mới phát hiện. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường bị bỏ qua bởi nó giống với các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh thông thường, điển hình như: 

Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra những biểu hiện khó chịu cho người bệnh
Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra những biểu hiện khó chịu cho người bệnh
  • Chứng hắt hơi, sổ mũi
  • Cảm thấy ngứa mũi
  • Đỏ vùng mắt, cổ họng hoặc những vùng da khắc trên cơ thể
  • Hiện tượng ho hắng hoặc ngứa họng, người bệnh cảm thấy ngứa rát ở cổ họng, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh viêm họng hoặc viêm phế quản
  • Triệu chứng đau đầu xảy đến thường xuyên, kèm theo ù tai, chóng mặt
  • Người  bệnh cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, khó tập trung trong công việc và học tập
  • Ở một số trường hợp bệnh nhân có thể xuất hiện những đốm dạng chàm, nhìn khá giống với hiện tượng da bị khô, có thể có mụn nước và phát ban…
  • Có quầng thâm rõ dưới bọng mắt
  • Người  bệnh gặp một số vấn đề về khứu giác như loạn khứu giác, suy giảm chức năng khứu giác, điếc mũi,…

Các dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng xảy đến theo mùa hoặc quanh năm, gặp ở mọi đối tượng trên mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra nhiều phiền toái, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến quá trình học tập, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Phân biệt bệnh viêm mũi dị ứng với các bệnh lý khác

Cũng bởi bệnh này có các triệu chứng khá giống với dấu hiệu của một số bệnh lý về đường hô hấp thông thường, cụ thể là viêm mũi xoang và viêm mũi thường nên nhiều người bệnh nhầm lẫn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về bệnh tai mũi họng, đây là 3 thể bệnh hoàn toàn khác nhau. Việc phân biệt và xác định đúng bệnh sẽ có hiệu quả tốt cho quá trình điều trị về sau. Một số đặc điểm điển hình giúp người bệnh phân biệt rõ 3 bệnh lý này như sau: 

  • Bệnh viêm mũi dị ứng: Được hiểu đơn giản là tình trạng là mũi người bệnh phản ứng lại với những kích thích tác động từ bên ngoài môi trường như lông động vật, khói bụi, phấn hoa,… Phản ứng điển hình là sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi,… 
  • Viêm mũi xoang: Là tình trạng các hốc xoang nằm quanh vị trí mũi, dưới mắt và hốc mũi bị viêm do nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn, virus từ trong cơ thể hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào trong gây viêm. Khi bị viêm mũi xoang, các chất dịch nhầy sẽ tiết ra theo đường chảy của mũi dẫn đến tình trạng nước mũi, gây nên hiện tượng nghẹt mũi. Nước mũi của người bệnh thường có mùi hôi, tanh, khó chịu, có nhiều trường hợp đặc lại. 
  • Viêm mũi thường: Viêm mũi thông thường là tình trạng bệnh siêu nhiễm vi khuẩn của đường hô hấp trên. Bệnh có các triệu chứng tương tự như cảm cúm thông thường hay cảm  lạnh. 

Để có thể phân biệt đúng nhất 3 loại bệnh về mũi kể trên, tốt nhất, người bệnh hãy đến cơ sở y tế uy tín hoặc liên hệ với các chuyên gia để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị tương ứng. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay, các công cụ hỗ trợ sẽ cho bạn kết quả đúng nhất về bệnh lý và tình trạng đang mắc  phải, đừng nên “tự chẩn tự chữa” để rồi bệnh tình trở nên nặng hơn, thậm chí gặp phải những biến chứng đáng tiếc. 

Biến chứng của viêm mũi dị ứng cần biết

Bệnh ban đầu chỉ là những biểu hiện giống cảm cúm bình thường nên rất nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan, coi nhẹ. Những triệu chứng này là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài xâm nhập vào.

Thế nhưng, khi người bệnh không can thiệp điều trị kịp thời, những phản ứng này trở nên quá phát và gây nên biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Nguy hiểm hơn, bệnh này còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhiều người bệnh thắc mắc “Bệnh viêm mũi dị ứng để lâu có sao không? Có nguy hiểm không?” Trả lời các câu hỏi này, lương y Tuấn đưa ra một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải: 

Bệnh viêm mũi dị ứng nếu không chữa kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm mũi dị ứng nếu không chữa kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Nguy cơ bị bệnh viêm xoang hoặc bệnh về đường hô hấp nói chung như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản… : Bởi các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ho hắng nếu kéo dài sẽ gây tổn thương đến niêm mạc họng, xuất hiện dịch nhầy gây ứ đọng, tắc đường thở, từ đó dẫn đến các bệnh lý trên. 
  • Ảnh hưởng về đường hô hấp: Có thể mắc các bệnh như viêm tai giữa gây điếc vĩnh viễn
  • Rối loạn giấc ngủ, người bệnh thường xuyên mệt mỏi
  • Hen suyễn
  • Biến chứng ở mắt: Một số tình trạng có thể xảy đến như xước giác mạc, ngứa mắt, suy giảm thị lực hay viêm kết mạc…

Bị viêm mũi dị ứng phải làm sao? Đâu là cách chữa tốt nhất?

Bệnh viêm mũi dị ứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì không đáng lo ngại, không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.  Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh lý này. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ cùng các biểu hiện mà nó gây ra như bệnh viêm mũi dị ứng gây thâm mắt, viêm mũi dị ứng gây ho, gây khó thở, sốt hay đau họng,… mà đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp nhất. 

Ngày nay, phương pháp được sử dụng  phổ biến nhất là áp dụng tây y, đông y và những mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà. 

Mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Phương pháp này thường được áp dụng đối với người bệnh mắc viêm mũi dị ứng thể nhẹ. Cách này vừa an toàn, lại dễ thực hiện, chỉ cần tận dụng những nguyên liệu trong nhà bếp, vườn nhà là có ngay bài thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa viêm mũi dị ứng như sau: 

  • Gừng: Nếu người bệnh gặp phải tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nước mũi chảy nhiều thì có thể sử dụng gừng tươi, đem nhai trực tiếp để hạn chế các triệu chứng kể trên. Trong tình trạng sử dụng gừng tươi hơi cay, khó nhai, người bệnh có thể pha trà gừng uống thay trà hàng ngày để khắc phục tình trạng đó. 
  • Tỏi: Tỏi là thực phẩm được xem như chất kháng sinh tự nhiên dùng nhiều trong chữa các bệnh viêm xoang, đau họng, viêm amidan,… Cách sử dụng tỏi điều trị viêm mũi dị ứng cũng vô cùng đơn giản, người bệnh chỉ cần thêm nguyên liệu này vào trong các món ăn hàng ngày như một loại gia vị, vừa kích thích vị giác, vừa hỗ trợ chữa bệnh. Ngoài ra, tỏi chắt lấy nước cốt, đem trộn với mật ong rồi nhỏ vào mũi cũng là một cách trị bệnh hiệu quả. 
  • Hoa ngũ sắc: Cắt bỏ phần rễ của hoa, sử dụng hết phần thân cây ngũ sắc rồi rửa sạch, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Người bệnh lấy tăm bông, thấm nước cốt này rồi thoa lên vùng niêm mạc mũi trong khoảng 15 – 20 phút. 
  • Ngải cứu: Rửa sạch ngải cứu rồi đem xay nhuyễn rồi thu lấy nước cốt, pha loãng với nước lộc theo tỷ lệ 1:1, có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Mỗi ngày, người bệnh uống 1-2 lần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Thuốc tây điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng tây y là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Một phần bởi thói quen khi có những triệu chứng bất thường, mọi người thường ra hiệu thuốc tây mua thuốc theo triệu chứng, phần vì thuốc tây tiện lợi, hiệu quả nhanh. Với điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, tây y có những loại thuốc sau: 

Tây y là phương pháp trước tiên được nhiều người lựa chọn để chữa bệnh
Tây y là phương pháp trước tiên được nhiều người lựa chọn để chữa bệnh
  • Thuốc kháng histamin: Một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là cơ thể sản sinh kháng thể histamin gây nên những triệu chứng kích ứng. Thuốc này có 2 dạng là xịt và viên uống giúp ngăn ngừa sản sinh kháng thể histamin – nguyên nhân gây nên dị ứng.
  • Thuốc xịt chống nghẹt mũi: Thuốc xịt mũi mang lại tác dụng chống nghẹt, ngứa, sổ mũi nhanh chóng, tuy nhiên, người bệnh không nên dùng thuốc này quá 3 ngày bởi có thể đối mặt với một số tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Thuốc xịt mũi dạng chứa Corticosteroid: Đây cũng là một trong những loại thuốc thường được sử dụng chữa viêm mũi dị ứng. 
  • Thuốc chống dị ứng: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tiêm chống dị ứng cho đến khi giảm hẳn các triệu chứng bệnh. 

Bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng

Thuốc tây y tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng không điều trị tận gốc bệnh, viêm mũi dị ứng có thể tái đi tái lại khi người bệnh dừng sử dụng thuốc, điều này lâu dần khiến họ phụ thuộc và lạm dụng thuốc nhiều hơn. Do đó, người bệnh muốn chữa dứt điểm bệnh này cần tập trung tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch để tăng cường chức năng niêm mạc mũi. 

Trong số những phương pháp điều trị bệnh hiện nay, đông y được đánh giá là phương pháp chữa bệnh chuyên sâu, triệt để và toàn diện. Nói về điều này, lương y Tuấn cho hay: “Bệnh viêm mũi dị ứng hình thành bởi yếu tố tà độc xâm nhập vào cơ thể, khí huyết không lưu thông, tận, tỳ, phế suy giảm  chức năng, dịch ứ tắc ở mũi. Bởi căn nguyên đó, quá trình điều trị phải chú trọng lưu thông khí huyết, tăng cường chính khí để cân bằng âm dương trong cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng”. 

Y học cổ truyền điều trị bệnh chuyên sâu, an toàn
Y học cổ truyền điều trị bệnh chuyên sâu, an toàn

Theo đó, lương y Tuấn gợi ý cho người bệnh một số bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng như sau: 

  • Bài thuốc chữa bệnh thể phế, tỳ khí hư

Đối tượng mắc bệnh viêm mũi dị ứng thể bệnh phế, tỳ khí hư thường là người già hoặc những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm. Biểu hiện của thể bệnh này là bệnh nhân mệt mỏi, thiếu sức, hơi thở ngắn, viêm mũi dị ứng gây khó thở… Bệnh thường tái phát thường xuyên. 

Bài thuốc trị chứng bệnh này gồm các thành phần thảo dược như Đẳng sâm, Ké đầu ngựa, Rễ đinh lăng, Đậu ván, Ý dĩ, Kinh giới, Mã đề, Bạc hà, Bạch chỉ, Ngũ vị tử. Người bệnh sơ chế sạch sẽ những dược liệu kể trên (đối với Ý dĩ và Đậu ván thì cần được sao vàng trước) sau đó sắc chung cùng 750ml nước cho đến khi nước sôi cạn còn khoảng 300ml. Bệnh nhân chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày. 

  • Bài thuốc ôn dương ích khí thang

Bài thuốc này thường được sử dụng cho người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính, phần lớn bệnh nhân đều đạt được hiệu quả cao khi áp dụng. Các thảo dược chính của bài thuốc gồm: Chính kỳ, Can khương, Tiêu mao, Phụ tử chế, Ngũ vị tử, Quế chi, Tiên mao, Ô mai, Chích ma hoàng, Cam thảo và Tế tân. 

Đun sắc tất cả các thảo dược kể trên cùng nước, chia làm 3 lần sử dụng trong ngày sau các bữa ăn. Người bệnh viêm mũi dị ứng thể nặng nên sử dụng bài thuốc này trong khoảng từ 12-10 ngày để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. 

  • Bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường chữa viêm mũi dị ứng mọi thể bệnh

Đây là công trình nghiên cứu ĐỘC QUYỀN của đội ngũ lương y nhà thuốc chúng tôi xuyên suốt 150 năm qua. Bài thuốc được giới chuyên gia đánh giá mang đến hiệu quả cao khi điều trị viêm mũi dị ứng ở mọi thể bệnh, hàng nghìn người bệnh sử dụng thực tế đã công nhận những ưu điểm của bài thuốc:

  • Thuốc điều trị chuyên sâu, toàn diện: Bởi cơ chế tác động trong lẫn ngoài với liệu trình bài thuốc gồm thuốc uống đặc trị, cao thuốc tiêu viêm giải độc và thuốc xịt viêm mũi. 
  • Thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ: Lý do là vì bài thuốc này kết tinh từ 30-40 loại thảo dược sạch đạt chuẩn GACP – WHO thu hái trực tiếp từ vườn dược liệu do nhà thuốc chúng tôi phát triển. Bài thuốc không trộn lẫn tân dược hay rác thuốc. 
  • Dạng thức nhỏ gọn, dễ sử dụng: Nhà thuốc đã hỗ trợ người bệnh điều chế thuốc sẵn thành các chế phẩm dung dịch, cao đặc và viên hoàn đựng trong lọ nhỏ. Thuốc có mùi thơm thảo dược, không gây hắc hay khó chịu, người bệnh sử dụng dễ dàng và thuận tiện mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. 
Cách dùng bài thuốc viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường
Cách dùng bài thuốc viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường

Qua 5 đời “cha truyền con nối”, bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường chữa bệnh viêm mũi dị ứng vẫn là sự lựa chọn ưu tiên của người người bệnh hiện đại, mặc cho nhiều phương pháp chữa bệnh khác ra đời. Đây cũng là bài thuốc đã góp phần đưa tên tuổi nhà thuốc đến gần hơn với người bệnh và được vinh danh tại lễ trao giải Cúp vàng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017. Đồng thời, phương pháp chữa bệnh của chúng tôi cũng được giới thiệu rộng rãi đến người bệnh qua chương trình “Sống khỏe mỗi ngày: Đông y chữa bệnh viêm xoang” – VTV2 và trong phóng sự “Giải pháp trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng triệt để từ Đông y” – VTV2 Social. 

Hiệu quả bài thuốc chữa bệnh của chúng tôi đã được hàng nghìn người bệnh thừa nhận. Điển hình trong số đó có trường hợp nữ Dv Thanh Tú – người bệnh chữa viêm mũi dị ứng, viêm đa xoang tại Đỗ Minh Đường. Mặc dù tình trạng bệnh tương đối phức tạp, thế nhưng sau 2 tháng dùng thuốc, Thanh Tú đã cải thiện được khoảng 70% tình trạng bệnh.

[THAM KHẢO] Dv Thanh Tú chia sẻ về hiệu quả bài thuốc viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường

Lưu ý “VÀNG” khi chữa viêm mũi dị ứng

Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng có thể ngăn ngừa được những biến chứng của bệnh, hạn chế nguy cơ tái phát và xử lý nhanh những triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, để có được hiệu quả đó, người bệnh cũng cần phải nghiêm túc tuân thủ những lưu ý sau đây: 

  • Hầu hết, những loại thuốc tây chữa bệnh viêm mũi dị ứng đều có thể gây nên tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, vì thế, bệnh nhân không nên lạm dụng sử dụng thuốc trong thời gian dài. 
  • Mỗi thể trạng, mức độ bệnh sẽ phù hợp với loại thuốc điều trị riêng, người bệnh cần đi khám trước để chẩn đoán đúng tình trạng của mình, tránh trường hợp chưa biết bệnh đã mua thuốc dùng. 
  • Không tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc gia giảm liều lượng thuốc sai với phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đề ra. 
  • Đối với những người bệnh dùng thuốc nhỏ mũi, cần vệ sinh sạch sẽ, xì hết các chất dịch nhầy trong niêm mạc mũi ra bên ngoài trước khi xịt hay nhỏ mũi. 
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng (các loại thực phẩm cần tăng cường bổ sung và những đồ ăn nên kiêng) trong thời gian này để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. 

Phần lớn nguyên nhân bị bệnh là từ tác nhân bên ngoài xâm nhập qua đường mũi, vậy nên người bệnh cần tạo thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài. 

Hạn chế tiếp xúc hoặc sử dụng những tác nhân có khả năng gây bệnh như đồ hải sản, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… 

Bệnh viêm mũi dị ứng nói riêng hay những bệnh về đường hô hấp nói chung đều là chứng bệnh dai dẳng, có thể tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh “đau đầu”, mệt mỏi. Điều đáng tiếc, phần lớn chúng ta đều có tâm lý phát bệnh rồi mới chữa chứ không có tâm lý phòng bệnh ngay từ đầu, điều này khiến quá trình trị bệnh về sau khá khó khăn và phức tạp. Bỏ ngay thói quen đó! 

Nếu phát hiện cơ thể bạn đang gặp các vấn đề về mũi kể trên, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến chuyên gia để đẩy lùi bệnh ngay từ ban đầu. 

Liên hệ thăm khám viêm mũi dị ứng

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Viêm xoang sau mãn tính là biến chứng nặng của viêm xoang

Viêm Xoang Sau Mãn Tính: Cần Biết Dấu Hiệu Để Sớm Điều Trị

Viêm xoang sau mãn tính là 1 biến chứng thường gặp của viêm xoang, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho mọi người. Bệnh...

Viêm xoang sàng là tình trạng tổn thương niêm mạc lót xoang sàng

Viêm Xoang Sàng: Phát Hiện Triệu Chứng Nguyên Nhân Và Cách Chữa Cần Biết

Viêm xoang sàng là bệnh rất thường gặp trong nhóm các bệnh lý về hô hấp ở nước ta. Khoảng thời gian từ tháng 10...

Kỹ thuật test covid có thể gây sưng, tổn thương cho niêm mạc mũi xoang

Nghẹt mũi, đau nhức hốc mũi… sau test Covid: Nỗi ám ảnh của người bệnh Tai mũi họng

Sau mỗi lần “chọc mũi” lấy mẫu xét nghiệm Covid, nhiều người gặp phải tình trạng đau, nhức mũi, đau đầu, đau rát họng, hắt...

Viêm họng có đờm gây nhiều phiền toái cho người bệnh

Viêm Họng Có Đờm Là Gì? Truy Tìm Nguyên Nhân Để Điều Trị TẬN GỐC

Viêm họng có đờm là một bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, thường xuất hiện khi điều kiện thời tiết...

Zalo
Messenger