Dị Ứng Thuốc Nổi Mề Đay Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Ngoài dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc cũng rất phổ biến, xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng bẩm sinh với một số loại thuốc nhất định. Và dị ứng thuốc nổi mề đay là một trong những biểu hiện thường gặp nhất. Tình trạng này không quá nguy hiểm, nhưng bản chất của nổi mề đay rất dễ tái phát, do đó người bệnh cần có biện pháp chăm sóc phù hợp để phòng bệnh. 

Dị ứng thuốc nổi mề đay
Dị ứng thuốc nổi mề đay khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào có cơ địa dị ứng và hệ miễn dịch yếu kém

Dị ứng thuốc nổi mề đay là gì? 

Khi bị dị ứng thuốc (Drug allergy), cơ thể bộc phát rất nhiều triệu chứng, biểu hiện khác nhau và một trong những biểu hiện phổ biến nhất là nổi mề đay. Dị ứng thuốc nổi mề đay là tình trạng cơ thể xảy ra phản ứng dị ứng quá mức giữa hệ miễn dịch và các chất lạ trong thuốc được dung nạp vào trong cơ thể. Nổi mề đay có cơ chế sinh bệnh phức tạp, có liên quan mật thiết đến dị ứng cơ địa bẩm sinh và hệ miễn dịch yếu kém. 

Theo các chuyên gia, nổi mề đay khi bị dị ứng thuốc xảy ra khi hệ miễn dịch suy yếu, nhạy cảm và phản ứng quá mức với các tác nhân “lạ” trong thuốc. Các Immunosglobulin E (IgE) và tế bào mast miễn dịch được kích hoạt nhằm chống lại dị nguyên, kéo theo quá trình phóng thích histamin vào niêm mạc, tế bào da. Hậu quả là làm giãn các mao mạch trung bì, làm tăng tính thẩm thấu của các mạch máu, phát sinh hàng loạt các mảng da, nốt sần đỏ, ngứa ngáy, sưng phù khó chịu. 

Một thống kê cho thấy hầu hết các trường hợp bị dị ứng thuốc nổi mề đay thường xảy ra trong lần đầu tiên sử dụng thuốc. Lúc này, hệ miễn dịch chưa từng tiếp xúc với “chất lạ” này lần nào, dẫn đến phản ứng quá mức. Đây là hiện tượng khá bình thường, nhất là ở những người có sẵn cơ địa dị ứng. Không liên quan quá nhiều đến liều dùng hoặc thời gian dùng thuốc. Và lưu ý rằng dị ứng thuốc nổi mề đay không phải là tác dụng phụ của thuốc. 

Ngoài ra, dị ứng thuốc gây nổi mề đay cũng có thể được khởi phát khi gặp các điều kiện thuận lợi như:

  • Tiền sử bệnh trước đây hoặc di truyền từ người thân; 
  • Sử dụng thuốc sai cách, kết hợp thuốc tùy tiện; 
  • Dùng thuốc khi cơ thể đang nhiễm trùng gây rối loạn miễn dịch; 
  • Sử dụng các loại thuốc hết hạn sử dụng, dược chất trong thuốc bị biến đổi cấu trúc, vừa giảm công dụng vừa kích hoạt phản ứng dị ứng trong cơ thể; 

Các loại thuốc dễ gây dị ứng nổi mề đay 

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể khởi phát dị ứng nổi mề đay, vì như đã nói chính cơ địa mới là yếu tố khởi phát bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thuốc đặc biệt hơn với khả năng gây dị ứng cao như:

Dị ứng thuốc nổi mề đay
Thuốc kháng sinh, chống viêm, các vacxin, vitamin dạng tiêm, thuốc chống động kinh… là những loại dễ gây dị ứng nổi mề đay nhất
  • Thuốc kháng sinh, điển hình là các loại thuộc nhóm Penicillin;
  • Thuốc chống viêm không kê đơn NSAID, thường là Aspirin, Paracetamol; 
  • Các vitamin dạng tiêm;
  • Thuốc gây tê, thuốc giãn cơ, thuốc an thần; 
  • Thuốc nội tiết tố, điển hình như Insullin; 
  • Thuốc trị gout (Allopurinol); 
  • Thuốc chống động kinh, chống co giật, thường là Carbamazepine; 
  • Các loại thuốc tác động đến hệ tim mạch, thuốc chứa các tá dược là kim loại như vàng, arsen, thủy ngân… Hoặc các chế phẩm có chứa dược liệu tự nhiên như cà độc dược, mã tiền…; 
  • Các thuốc chứa chất cản quan có iod; 

Biểu hiện dị ứng thường gặp sau khi uống thuốc? 

Các tổn thương ngoài da khi bị dị ứng thuốc khá đa dạng, mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể. Có thể kể đến như:

Dị ứng thuốc nổi mề đay
Các triệu chứng dị ứng thuốc nổi mề đay thường gặp như nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy, có cảm giác nóng rát, châm chích…
  • Nổi mề đay:
    • Nổi mẩn đỏ, sẩn phù và ngứa ngáy dữ dội;
    • Các vùng da sưng phù có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau;
    • Kèm theo cảm giác nóng rát, đau nhức trên da;
    • Triệu chứng mề đay do dị ứng thuốc có tính chất đối xứng, tức là chúng sẽ xuất hiện ở cả hai bên cơ thể như hai má, hai chân, hai tay…;
    • Các triệu chứng mề đay thường xuất hiện ồ ạt, đột ngột nhưng cũng biến mất rất nhanh, thường là sau 24 tiếng; 
  • Viêm da tiếp xúc: Các triệu chứng viêm da tiếp xúc thường gặp nhất là phát ban đỏ, có mụn nước li ti, ngứa ngáy dữ dội và sưng phù tại những vùng da tiếp xúc trực tiếp với thuốc; 
  • Hiện tượng phù Quincke: Sau vài phút hoặc vài tiếng dùng thuốc (uống hoặc bôi), hiện tượng phù Quincke sẽ xuất hiện, nhưng thường là sau nổi mề đay. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở quanh mắt, cổ, môi, cơ quan sinh dục và cả trong ruột, thanh quản… Khi bị phù Quincke thường không ngứa, không sốt và da ít bị sậm màu hơn; 
  • Đỏ da: Bị dị ứng thuốc gây đỏ da toàn thân hoặc đỏ da trên diện rộng. Ban đầu đỏ da, sau đó chuyển sang giai đoạn bong vảy trắng;
  • Phát hồng ban: Sau vài tiếng hoặc vài ngày kể từ khi bị dị ứng thuốc, người bệnh sẽ có dấu hiệu nổi hồng ban, li ti nhiều nốt đỏ trên bề mặt da. Kèm theo sốt cao kéo dài và đau nhức mỏi toàn thân; 
  • Hội chứng Stevens – Johnson: Ngoài các triệu chứng nổi mề đay, trên da của người bị dị ứng thuốc còn xuất hiện các vết loét ở miệng, mắt. Kèm theo tổn thương da trên diện rộng, xuất hiện bọng nước. Đây được gọi là hiện tượng Stevens – Jonhson, nặng hơn có thể biến chứng sang tổn thương gan, thận, nặng hơn sẽ gây tử vong. 

Ngoài các triệu chứng nổi mề đay, tổn thương ngoài da, người bị dị ứng thuốc cũng có thể gặp nhiều triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm da cơ địa, sốc phản vệ… 

Bị dị ứng thuốc nổi mề đay có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi? 

Dị ứng thuốc có rất nhiều phản ứng và triệu chứng nguy hiểm, nhưng riêng với trường hợp bị dị ứng thuốc nổi mề đay thì không cần quá lo ngại. Vì bản chất của mề đay là sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, chỉ cần kiểm soát tốt hệ miễn dịch cộng với áp dụng các giải pháp đẩy lùi triệu chứng ngoài da, hiện tượng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất. 

Tuy nhiên, nếu người bệnh lơ là và chủ quan trong việc can thiệp điều trị, chăm sóc tổn thương và tăng cường miễn dịch, các triệu chứng mề đay sẽ ngày càng diễn tiến nghiêm trọng hơn. Đến một mức nào đó, chẳng hạn như lây lan ra toàn thân, kèm theo nôn ói, nóng sốt, tức ngực, khó thở, tụt huyết áp, mất ý thức… sẽ rất nguy hiểm. Vì đây là những dấu hiệu của sốc phản vệ – hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Dị ứng thuốc nổi mề đay
Dị ứng thuốc nổi mề đay là tình trạng không nguy hiểm và có thể cải thiện được bằng nhiều giải pháp khác nhau

Người thân cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất được xử lý kịp thời, kiểm soát các triệu chứng, giữ tính mạng cho người bệnh. Các chuyên gia cho biết không có thời gian chính xác về việc bao lâu sẽ khỏi hẳn dị ứng thuốc nổi mề đay. Vì kết quả này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ dị ứng, cơ địa thể trạng của người bệnh, cách điều trị, chăm sóc… Có thể vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. 

Cần làm gì khi bị dị ứng thuốc nổi mề đay? 

Không có dữ liệu chính xác về thời điểm bộc phát triệu chứng dị ứng thuốc nổi mề đay, có thể sau vài phút hoặc cũng vài ngày sau đó. Có người bị nhẹ khỏi ngay nhưng cũng có người triệu chứng bùng phát nặng thành bệnh lý và dai dẳng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có cách xử lý và điều trị phù hợp. 

1. Tạm ngưng sử dụng thuốc 

Ngay sau khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu dị ứng thuốc nói chung và dị ứng thuốc nổi mề đay nói riêng, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức. Có thể là thuốc uống, bôi, tiêm, nhỏ mắt, nhỏ mũi… Vì khi hệ miễn dịch đã ghi nhận thuốc là dị nguyên, việc càng dùng thuốc càng kích thích phản ứng dị ứng, tăng sinh nồng độ IgE trong máu, sản sinh lượng histamin cao, khiến tình trạng dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Ngay sau đó, nhanh chóng đến bệnh viện để thông báo cho bác sĩ. Khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định y tế phù hợp, có thể là ngưng thuốc hẳn đợi cho phản ứng dị ứng qua đi hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác, có tác dụng tương tự để không làm gián đoạn quá trình điều trị bệnh. 

2. Mẹo cải thiện triệu chứng dị ứng nổi mề đay tại nhà

Đối với người bị dị ứng thuốc nổi mề đay mức độ nhẹ, không quá nặng để dùng thuốc nhưng cũng không quá nhẹ để bỏ qua. Bắt buộc phải áp dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng, đặc biệt là cơn ngứa ngáy, khó chịu ngoài da. Dưới đây là một vài giải pháp đơn giản, hiệu quả dành cho bạn: 

Dị ứng thuốc nổi mề đay
Tắm lá thảo dược như tía tô, trầu không, trà xanh… là mẹo dân gian hiệu quả cải thiện các triệu chứng nổi mề đay do dị ứng thuốc
  • Chườm lạnh: Ngay khi phát hiện các nốt sần, mảng da đỏ ửng trên làn da sau khi uống thuốc, bạn hãy dùng túi chườm lạnh, cho đá vào và tiến hành chườm trực tiếp lên da khoảng 15 phút. Vừa chườm vừa di chuyển hình tròn để massage, xoa dịu kích ứng, giảm cảm giác nóng rát khó chịu và giảm sưng phù nề nhanh chóng. 
  • Tắm bột yến mạch: Bột yến mạch chứa hàm lượng cao avenanthramides có khả năng cấp ẩm, dưỡng da mềm mại và phục hồi các tổn thương mề đay hiệu quả. Nếu nổi mề đay toàn thân, pha bột yến mạch vào nước để tắm hoặc ngâm bồn. Còn với những tổn thương rải rác, bôi hỗn hợp bột yến mạch đặc sệt lên da mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất. 
  • Tắm nước lá dược liệu: Đây là mẹo cải thiện triệu chứng ngứa mề đay, sưng viêm da khá hiệu quả. Các loại dược liệu tự nhiên có khả năng này như: lá chè xanh, lá trầu không, kinh giới, sài đất, lá tía tô… Nước tắm không chỉ xoa dịu kích ứng trên da mà còn giúp chống khuẩn, giảm viêm khá tốt, hỗ trợ điều trị nổi mề đay hiệu quả. 

3. Điều trị bằng thuốc Tây

Sau khi ngưng sử dụng các loại gây dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị tích cực để cải thiện triệu chứng. Một số loại thuốc thường dùng như:

Thuốc kháng histamin

Vì các triệu chứng dị ứng do nổi mề đay khởi phát thông qua việc phóng thích histamin quá mức vào niêm mạc, da. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng histamin để giảm bớt lượng chất này. Nhờ đó, các triệu chứng dị ứng như nổi ban đỏ, ngứa ngáy do nổi mề đay, hắt hơi, sổ mũi… sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Có rất nhiều loại thuốc kháng histamin khác nhau, trong đó có một vài loại được chỉ định sử dụng nhiều như: Claritine, Benadryl, Zyrtec… Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại biệt dược hiệu quả, cũng như các hướng dẫn sử dụng phù hợp.

Dù thuốc đem lại hiệu quả tốt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, uể oải, đau đầu, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa… Do đó, hạy tránh uống thuốc sát giờ học bài hoặc làm việc để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động đòi hỏi sự tập trung. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc hoặc mắc các bệnh về gan để có những chỉ định sao cho phù hợp. 

Thuốc chống viêm không Steroid

Những người bị nổi mề đay do dị ứng với các loại thuốc nhóm chống viêm không steroid, sẽ được chỉ định dùng thuốc này để cải thiện các triệu chứng dị ứng. Theo chuyên gia, nhóm thuốc này có khả năng ức chế quá trình sản sinh tổng hợp chất PGF-2 alphas, giảm mức độ cảm thụ của các dây thần kinh cảm giác đối với phản ứng histamin. Nhờ đó giảm đau rát, ngứa ngáy và sưng viêm da do dị ứng thuốc. 

Dị ứng thuốc nổi mề đay
Thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để trị dị ứng thuốc nổi mề đay không do loại thuốc này gây ra

Ngoài ra, thuốc còn đem lại hiệu quả tốt trong việc hạ sốt trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng nặng. Một vài loại chống viêm không Steroid thường dùng như Aspirin, Natri Naproxen, Ibuprofen,…

Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc tự ý dùng để tránh gây các tác dụng phụ ngoài ý muốn như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ… Trường hợp có tiền sử mắc các bệnh suy gan, suy thận, rối loạn tuần hoàn máu… nên thông báo cho bác sĩ để được chỉ định phù hợp. 

Thuốc làm giãn phế quản

Trường hợp dị ứng thuốc nổi mề đay có kèm theo các triệu chứng trên đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, sưng đau họng… sẽ được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản để cải thiện triệu chứng. Thuốc này có khả năng mở rộng và khai thông đường hô hấp nhờ cơ chế giảm co thắt phế quản, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng nổi mề đay sau khi dùng thuốc. 

Một số loại thuốc giãn phế quản phổ biến: 

  • Albuterol
  • Levabuterol
  • Metaproterenol
  • Pirbuterol

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng loại thuốc này, chỉ những trường hợp được chỉ định mới dùng và khi dùng cần tuân thủ liều dùng, dùng trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Thuốc bôi ngoài da

Nếu như các loại thuốc vừa nếu trên là thuốc dạng uống, giúp kiểm soát triệu chứng từ bên trong cơ thể, thì các thuốc bôi ngoài da cũng được khuyến khích sử dụng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bên ngoài da. Kết hợp song song 2 loại thuốc này một cách phù hợp sẽ giúp đạt được kết quả tối ưu. 

Các loại thuốc này thường được điều chế dưới dạng gel hoặc kem bôi, có tác dụng xoa dịu kích ứng, cảm giác nóng rát, giảm sưng viêm và ngứa ngáy tại vùng da dị ứng nổi mề đay. Đồng thời, nhóm thuốc này còn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và ngăn chặn bội nhiễm da hoặc các biến chứng nguy hiểm khác trong trạng thái hệ miễn dịch cơ thể suy yếu. 

2 loại thường dùng phổ biến nhất là:

  • Thuốc mỡ/ kem bôi chứa Corticosteroid: Hoạt chất Corticosteroid có tác dụng giảm thiểu cảm giác ngứa rát, ngăn sưng viêm vùng da nổi mề đay. Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng vì thuốc có tác dụng quá mạnh, không phù hợp với những làn da quá yếu. Khi dùng nên tuân thủ liều dùng, thường dùng trong thời gian ngắn để tránh làm mỏng da hoặc nổi mụn nước. 
  • Kem dưỡng ẩm: Vùng da có tổn thương nổi mề đay do dị ứng thuốc thường rất xấu, khô ráp, bong tróc, nứt nẻ… Người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm để khắc phục các vấn đề này. 

Các loại thuốc khác

Ngoài các loại thuốc trên, Epinephrine (thuốc chống sốc phản vệ), các thuốc không kê toa chiết xuất từ thành phần thực vật, dược liệu tự nhiên… cũng là những loại được khuyến khích sử dụng khi cần thiết để cải thiện các triệu chứng dị ứng, ngăn biến chứng và phòng ngừa tái phát bệnh trở lại. 

4. Chữa dị ứng thuốc nổi mề đay theo Đông y

Chứng nổi mề đay trong Đông y thuộc chứng bệnh “phong” và được phân chia làm nhiều thể khác nhau dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Có 2 nhóm nguyên nhân chính là nội nhân và ngoại nhân, trong đó tình trạng dị ứng thuốc nổi mề đay thuộc nhóm ngoại nhân, xảy ra khi người bệnh có sẵn cơ địa dị ứng, cộng với yếu tố mất cân bằng âm dưỡng khí huyết. 

Các chuyên gia YHCT ghi nhận, nguyên tắc điều trị chứng bệnh này đó là tập trung giải trừ độc tố trong cơ thể, thanh nhiệt làm mát cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu. Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Đông y chữa mề đay mẩn ngứa nói chung, trong đó không thể không nhắc đến Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh đường

Dị ứng thuốc nổi mề đay
Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa dị ứng thuốc nổi mề đay hiệu quả và an toàn

BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH – BÍ KÍP ĐÁNH BAY MỀ ĐAY DỊ ỨNG THUỐC HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã có hơn 150 năm tồn tại, được truyền qua 5 đời và hiện tại Lương y Đỗ Minh Tuấn là người thừa kế đời thứ 5. Ông cũng đang giữ chức Giám đốc chuyên môn của Nhà thuốc. Vận dụng những kiến thức mới của nền YHCT và sự nhạy bén trong việc phối hợp các vị thuốc với nhau, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh ngày càng được hoàn thiện hơn về công dụng, tính an toàn. 

Một liệu trình bao gồm 3 bài thuốc nhỏ gồm;

  • Thuốc đặc trị mề đay
  • Thuốc bổ thận giải độc
  • Thuốc bổ gan dưỡng huyết

Sự kết hợp đặc biệt này với các dược liệu tự nhiên quý hiếm, không chỉ đem lại kết quả điều trị cao mà còn rất an toàn, lành tính với sức khỏe người dùng. Cam kết đạt hiệu quả cao điều trị dị ứng thuốc nổi mề đay sau 1 – 2 liệu trình, không tác dụng phụ và phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, người trưởng thành có cơ địa yếu.

Nếu có nhu cầu thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc hoặc tư vấn kỹ hơn về bài thuốc này, bạn có thể liên hệ thông qua thông tin sau: 

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình/ Hotline: 0963 302 349
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh/ Hotline: 0938 449 768

Lưu ý cần biết về chứng dị ứng thuốc gây nổi mề đay

Dị ứng thuốc nổi mề đay là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, tốt nhất bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng để phòng ngừa bệnh tái phát tại bất kỳ thời điểm nào. Trong đó, 2 yếu tố chủ chốt đó là tăng cường miễn dịch tự nhiên và hạn chế thấp nhất tần suất sử dụng thuốc gây dị ứng. 

Dị ứng thuốc nổi mề đay
Thông báo cho bác sĩ về cơ địa dị ứng của bản thân để được chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp
  • Tránh tiếp xúc tác nhân gây dị ứng: Ngoài tránh sử dụng các loại thuốc gây dị ứng, những người có sẵn cơ địa dị ứng nên tránh tiếp xúc với những dị nguyên xung quanh như thực phẩm, môi trường, thời tiết, nọc độc côn trùng… Những tác nhân này sẽ khiến hệ miễn dịch ngày càng kém đi và tăng nguy cơ dị ứng thuốc khi dùng thuốc để trị bệnh.
  • Ăn uống đủ chất: Trong thời gian điều trị và cả khi đã khỏi bệnh, hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất và đúng cách. Tránh những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa, nhộng tằm… Thay vào đó là những nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc, cá béo giàu omega-3… 
  • Uống nhiều nước: Cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần không chỉ giúp các hoạt động diễn ra trơn tru mà còn giúp làn da của bạn khỏe mạnh. Đủ nước da sẽ căng mềm, mịn màng và giảm nguy cơ bùng phát các kích ứng mề đay do dị ứng thuốc. Ngoài nước lọc, bạn có thể xen kẽ sử dụng thêm nước ép trái cây, rau củ, nước súp, canh hầm… 
  • Nghỉ ngơi nhiều: Bị dị ứng thuốc nổi mề đay còn khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải và mất sức. Tình trạng này càng khiến bệnh diễn tiến nặng hơn. Do đó, hãy cân đối với thời gian làm việc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao kết quả điều trị. 
  • Vệ sinh cơ thể: Tắm gội hàng ngày, tắm bằng nước ấm hoặc nước mát tùy thời tiết, sử dụng sữa tắm, dầu gội organic, không chứa hóa chất để giảm thiểu nguy cơ bị kích ứng da nổi mề đay nặng hơn khi đang trong thời điểm bị dị ứng thuốc. 
  • Chọn trang phục phù hợp: Để tránh gây cọ xát quá mức lên các tổn thương nổi mề đay do dị ứng thuốc, nên ưu tiên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Đây là cách đơn giản nhất giúp da luôn trong trạng thái khô thoáng dù đang bị dị ứng, ngăn ngừa viêm nhiễm và rút ngắn thời gian phục hồi. 
  • Rèn luyện thể chất: Tập thể dục mỗi ngày vừa giúp rèn luyện sức khỏe, tăng sức mạnh và sự dẻo dai cho cơ thể, vừa hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chống tự nhiên, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây dị ứng, bao gồm cả dị ứng thuốc. 

Dị ứng thuốc nổi mề đay không quá nguy hiểm nếu bản thân người bệnh hiểu rõ cũng như áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh tiến triển nặng ngoài tầm kiểm soát và xảy ra biến chứng khó lường. Tốt nhất hãy theo dõi bệnh kỹ lưỡng và thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được hỗ trợ điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger