Dị ứng cơ địa: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Dị ứng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dị ứng cơ địa là hiện tượng cơ thể có sẵn yếu tố dị ứng bẩm sinh và bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi thông qua ăn uống, môi trường, thời tiết… Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… Căn bệnh này đặc trưng với các đặc trưng như ngứa ngáy da, sưng viêm, phù nề, hắt hơi, sổ mũi, đau họng…

Dị ứng cơ địa
Dị ứng cơ địa là tình trạng cơ thể có sẵn yếu tố dị ứng và sẽ khởi phát khi gặp tác nhân thuận lợi

Dị ứng cơ địa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Dị ứng cơ địa là căn bệnh rất phổ biến và cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Căn bệnh này được hình thành từ chính cơ địa bẩm sinh của người bệnh. Tức là ngay từ khi sinh ra, bạn đã mang sẵn mầm dị ứng trong người. Tuy nhiên, bệnh sẽ không khởi phát ngay mà cần phải có tác nhân, điều kiện thuận lợi để kích hoạt bùng phát. 

Cơ chế bệnh sinh của dị ứng cơ địa được mô tả như sau: khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân dị nguyên (như thức ăn, môi trường, thời tiết…), cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế sản sinh kháng thể Immunoglobulin E (IgE) để chống lại. Khi 2 yếu tố này gặp nhau, cơ thể cũng sẽ phóng thích histamin quá mức. Đây cũng chính là tác nhân gây các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, sưng viêm, ngứa ngáy… 

Dựa vào mức độ và tiến triển của bệnh mà chia bệnh làm 3 cấp độ gồm: cấp tính, bán cấp và mãn tính. Theo thống kê, có khoảng 20% dân số Việt Nam có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Bất kỳ độ tuổi nào, giới tính nào cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, người dân thành thị thường dễ mắc bệnh hơn người dân nông thôn.

Dị ứng cơ địa
Trẻ thành thị có nguy cơ bị dị ứng cơ địa cao hơn những trẻ ở nông thôn

Nguyên nhân là do cơ địa của những người sống ở thành thị chưa từng tiếp xúc qua các dị nguyên, khiến hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện đó là tác nhân có hại trong lần đầu tiên tiếp xúc và khởi phát dị ứng. Ngược lại, người sống ở nông thôn, nhất là những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố được cho là dị nguyên từ môi trường, thời tiết sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Có đủ sự “trải nghiệm” trong những năm đầu đời và không gây dị ứng khi tiếp xúc lại trong những lần tiếp theo, nhất là khi trưởng thành. 

Hầu hết các trường hợp dị ứng cơ địa không quá nguy hiểm, tự thuyên giảm và biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các tài liệu y học cũng ghi nhận có một số trường hợp phản ứng dị ứng tiến triển nghiêm trọng, biến chứng thành sốc phản vệ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. 

Các triệu chứng dị ứng cơ địa thường gặp 

Các triệu chứng dị ứng cơ địa có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, gồm: 

  • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu trên da; 
  • Da ửng đỏ, có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ li ti, nặng hơn có thể nổi mụn nước, rỉ dịch;
  • Kèm theo cảm giác nóng rát, đau nhức khi sờ vào hoặc tiếp xúc với nước, sữa tắm;
  • Sưng viêm, phù nề tại vị trí tổn thương; 
  • Một số triệu chứng kèm theo tùy tác nhân như viêm mũi, sổ mũi, hắt hơi liên tục,  đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nghẹt mũi,…;
  • Cào gãi mạnh gây trầy xước da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nặng hơn là các biểu hiện của bội nhiễm và sốc phản vệ;
Dị ứng cơ địa
Ngứa ngáy, đau rát, da đỏ, sưng phù là những dấu hiệu dễ quan sát bằng mắt thường ở người bệnh dị ứng cơ địa

Tùy theo nguyên nhân, số lượng dị nguyên và mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch tại thời điểm dị ứng mà phản ứng dị ứng có thể nhẹ hoặc nặng. Không phải trường hợp nào cũng xuất hiện đầy đủ các triệu chứng vừa kể trên. Tuy nhiên, chỉ cần những triệu chứng cơ bản, người bệnh có thể đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra chẩn đoán bệnh. 

Nguyên nhân gây dị ứng cơ địa 

Như đã nói, dị ứng cơ địa được gây ra bởi sự tấn công, xâm nhập của các tác nhân dị nguyên trong trạng thái cơ thể có sẵn cơ địa dị ứng. Sau đó bùng phát thành triệu chứng để nhận biết, tùy từng trường hợp mà triệu chứng nặng hoặc nhẹ, đơn giản hoặc phức tạp.

Trong đó, di truyền được cho là nguyên nhân gây dị ứng cơ địa phổ biến nhất. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bố mẹ có tiền sử mắc bệnh này thì thế hệ con cái cũng sẽ có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, trên 60%. 

Dị ứng cơ địa
Đậu phộng là một trong những loại thực phẩm dị ứng hàng đầu đối với những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng

Các yếu tố tác nhân dị nguyên được cho là có khả năng kích phát dị ứng cơ địa như:

  • Dị ứng thời tiết: Sự thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh thất thường, thời tiết giao mùa, chuyển lạnh, độ ẩm cao…
  • Dị ứng thức ăn: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (tôm, cua, cá…), đậu phộng, thịt bò, bột ngọt, trứng, sữa… 
  • Dị ứng thuốc: Các loại thuốc tân dược như thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc gây tê, thuốc chống trầm cảm… rất dễ gây dị ứng nếu cơ địa người bệnh nhạy cảm. 
  • Dị ứng môi trường: Môi trường tồn tại nhiều khói bụi, hóa chất độc hại, vật liệu kích ứng như kim loại, sợi vải tổng hợp, niken… cũng có tỷ lệ dị ứng khá cao. 
  • Căng thẳng quá mức: Stress trong thời gian dài là một trong những yếu tố hàng đầu tác động tiêu cực lên đại thực bào và kích hoạt cơ chế phản ứng của hệ thần kinh, tăng mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch. Hậu quả là các phản ứng tiêu cực ngoài da hay còn gọi là dị ứng cơ địa. 

Phương pháp điều trị dị ứng cơ địa hiệu quả 

Điều trị dị ứng cơ địa chủ yếu là đẩy lùi và kiểm soát triệu chứng, sau đó kết hợp chăm sóc giữ gìn hàng ngày sđể bệnh không tái phát trở lại. Rất khó để trị dứt điểm tận gốc do bệnh liên quan đến yếu tố dị ứng cơ địa bẩm sinh, mà để can thiệp và thay đổi những yếu tố bẩm sinh thì gần như không thể. 

Dưới đây là một số cách chữa dị ứng cơ địa hiệu quả từ đơn giản cho đến phức tạp tùy theo từng trường hợp cụ thể: 

1. Chăm sóc tại nhà cải thiện triệu chứng 

Với những trường hợp nhẹ, chỉ cần chăm sóc đúng cách tại nhà cũng đủ để cải đẩy lùi các triệu chứng dị ứng cơ địa. Có thể kể đến như:

Loại bỏ tác nhân gây dị ứng 

Trường hợp ngay sau khi tiếp xúc các dị nguyên và phát sinh triệu chứng, điều đầu tiên cần làm cách ly hoặc loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng nhằm chặn đứng sự tiến triển và giảm mức độ của phản ứng dị ứng. 

Tùy theo dạng dị nguyên là gì mà cách xử lý sẽ khác nhau, chẳng hạn như kích thích cổ họng để nôn ra thức ăn dị ứng, lau sạch hoặc rửa trôi dị nguyên bám trên da, vệ sinh môi trường sống, dùng máy lọc không khí, ngưng nuôi thú cưng… Ngoài ra, ngay tại thời điểm này dù làn da rất ngứa ngáy, khó chịu, bạn cũng không được cào gãi hay chà xát lên làn da. 

Áp dụng các cách giảm ngứa ngáy 

Dù đã loại bỏ tác nhân gây dị ứng nhưng các triệu chứng sẽ không thể thuyên giảm ngay, nhất là các triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, đau rát, nổi mẩn đỏ. Tuy cảm giác ngứa không quá nghiêm trọng, nó chỉ là phản ứng bình thường của làn da khi bị kích ứng, nhưng cảm giác ngứa ngáy khó chịu kéo dài có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình, sức khỏe và tâm lý. 

Để cải thiện các triệu chứng do dị ứng cơ địa gây ra, bạn hãy thử áp dụng một số mẹo sau đây: 

Dị ứng cơ địa
Chườm lạnh là mẹo giảm ngứa nhanh chóng do dị ứng cơ địa hiệu quả
  • Chườm lạnh/ tắm nước mát: Nhiệt lạnh có tác dụng làm giảm lưu thông máu đến tổn thương dị ứng, làm co mạch và giảm khả năng cảm thụ cơn ngứa. Không những vậy, chườm lạnh hoặc tắm nước mát ngay còn giúp xoa dịu những mảng da sưng đỏ, phù nề khó chịu. Đây là mẹo cải thiện triệu chứng dị ứng hiệu quả và nhanh chóng, nhưng chỉ có tác dụng tạm thời, cần thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt kết quả tốt nhất. 
  • Tắm bột yến mạch: Đây cũng là mẹo cải thiện triệu chứng dị ứng cơ địa khá hiệu quả và lành tính an toàn. Bột yến mạch chứa nhiều vitamin & khoáng chất cần thiết cho làn da, đặc biệt hoạt chất avenanthramides giúp giảm ngứa ngáy, xoa dịu tổn thương sưng viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi những tế bào da bị tổn thương do dị ứng.
  • Tắm lá trà xanh: Trong lá chè xanh chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa EGCG, quercetin, polyphenol và nhiều khoáng chất khác. Chúng có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và giảm ngứa ngáy, sưng viêm trên làn da nhanh chóng. Chỉ cần kiên trì áp dụng sẽ đem lại kết quả rõ rệt trong thời gian ngắn. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Làn da bị dị ứng cơ địa thường có xu hướng xấu đi, khô ráp, sần sùi và bong tróc gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đây cũng là phản ứng bình thường của làn da khi tiếp xúc với các dị nguyên. Để khắc phục, bạn hãy thử bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da này từ 2 – 3 lần/ ngày. Nên bôi lúc đã vệ sinh da sạch sẽ và massage nhẹ nhàng để đạt kết quả tốt nhất. Ưu tiên chọn lựa các loại kem dưỡng ẩm đa năng vừa cấp ẩm vừa hỗ trợ giảm viêm, chống khuẩn, giảm ngứa và phục hồi các mô tế bào bị tổn thương. 
  • Các cách khác: Tuyệt đối không cào gãi, chà xát mạnh lên làn da nổi dị ứng, giữ cho làn da luôn khô thoáng sau khi tắm, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi để giảm ma sát, giảm kích ứng. 

Xử lý các triệu chứng khác 

Ngoài các triệu chứng ngoài da, mỗi loại dị ứng sẽ có triệu chứng khác nhau tùy theo từng yếu tố tác nhân gây dị ứng. Chẳng hạn như dị ứng với thức ăn sẽ gây nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, còn dị ứng thời tiết, môi trường sẽ gây hắt hơi, sổ mũi, đau họng… Tùy từng trường hợp mà bạn có thể chọn cách xử lý phù hợp, giảm bớt sự khó chịu. 

Dị ứng cơ địa
Súc họng bằng nước muối sinh lý giúp xoa dịu kích ứng trong cổ họng do dị ứng thức ăn
  • Uống trà gừng mật ong: Cả mật ong và gừng đều là 2 loại dược liệu có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và giảm viêm hiệu quả, tự nhiên. Do đó, nếu chẳng may ăn phải một món ăn dị ứng nào đó và gây nôn ói, hãy uống ngay một ly trà gừng mật ong để xoa dịu kích ứng cổ họng, giảm ho khan và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. 
  • Súc họng/ rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Nếu bị sổ mũi hoặc đau rát cổ họng, hãy dùng nước muối sinh lý để súc họng hoặc rửa mũi. Thực hiện liên tục từ 2 – 3 lần/ ngày, kiên trì thực hiện mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng dị ứng kèm theo này thuyên giảm hoàn toàn. 
  • Xông hơi bằng tinh dầu: Tinh dầu tràm trà có mùi thơm dễ chịu, chứa hoạt chất tinh dầu có khả năng làm thông mũi, mát họng. Chỉ cần cho vài giọt tinh dầu tràm trà vào tô nước nóng hoặc máy xông chuyên dụng để xông hơi mũi, họng sẽ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng dị ứng cơ địa. Ngoài ra, mùi hương tinh dầu được giải phóng vào không khí còn giúp xua tan mệt mỏi, căng thẳng, thư giãn đầu óc. 
  • Nghỉ ngơi: Người bị dị ứng cơ địa cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Vì chỉ khi nghỉ ngơi mới có thể phục hồi sức khỏe, thể trạng trở lại bình thường. Đồng thời, nghỉ ngơi nhiều khi đang bệnh giúp tăng sức đề kháng, duy trì hệ miễn dịch và điều hòa ngay các bất thường như khi xảy ra tình trạng dị ứng cơ địa. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn uống đúng cách khi bị dị ứng cơ địa đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh. Trước tiên, rà soát lại những loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng (thường là hải sản, thịt bò, trứng, sữa, lúa mì, các loại đậu…). Sau đó, loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn, thay vào đó là các loại thực phẩm lành mạnh và không gây dị ứng như cá hồi, rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc… Ưu tiên những món chế biến thanh đạm, chín kỹ để hỗ trợ tiêu hóa. Thậm chí, trong vài ngày đầu bị dị ứng cơ địa bởi thực phẩm, chỉ nên ăn những món như cháo trắng, cháo thịt bằm hoặc cháo trứng… để hệ tiêu hóa có thời gian phục hồi trở lại. 

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Không phải trường hợp nào bị dị ứng cơ địa cũng phải dùng thuốc Tây. Chỉ những người phát sinh triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, các triệu chứng ngày càng có xu hướng tăng nặng, thậm chí có nguy cơ phát sinh sốc phản vệ cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và kê toa thuốc phù hợp. 

Tùy vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân và mức độ gây dị ứng cơ địa, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng toa thuốc phù hợp. Trên thực tế, dị ứng cơ địa không có thuốc đặc trị, việc dùng một hay nhiều loại thuốc kết hợp với nhau nhằm mục đích cải thiện làm giảm triệu chứng, ngăn chặn tiến triển nặng của bệnh cũng như các biến chứng, rủi ro khó lường. 

Dị ứng cơ địa
Loại thuốc chữa dị ứng cơ địa phổ biến nhất là thuốc kháng histamine và thuốc sát khuẩn dùng ngoài da

Một vài loại thuốc trị dị ứng cơ địa thường dùng như:

  • Thuốc kháng Histamine: Đây là dòng thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị mọi loại dị ứng như nổi mề đay, viêm da dị ứng… và trong đó có dị ứng cơ địa. Thuốc có tác dụng làm bất hoạt các thụ thể histamine – đây là hoạt chất trung gian kích hoạt các phản ứng gây ngứa ngáy, sưng viêm, phù nề trên da, ngăn chặn tiến triển của các tổn thương ở hệ tiêu hóa và niêm mạc hô hấp. Một số thuốc kháng Histamin phổ biến như Chlorpheniramin, Certirizin, Fexofenadin, Loratadine… 
  • Thuốc bôi/ dung dịch sát khuẩn: Trường hợp phát sinh dị ứng cơ địa do tiếp xúc với nọc độc côn trùng, dịch mủ thực vật… gây nóng rát và nhiễm khuẩn da cần cần dùng các loại thuốc bôi sát khuẩn ngay. Tùy theo mức độ có thể dùng thuốc tím (Milian) hoặc thuốc đỏ (Povidine, Eosine…). Không chỉ sát khuẩn, chống viêm, các loại thuốc này còn, giúp xoa dịu cảm giác kích ứng da, ngăn ngừa bội nhiễm do tiếp xúc với tụ cầu vàng Stapphylococcus aureus. 
  • Epinephrine: Trường hợp dị ứng cơ địa nghiêm trọng có dấu hiệu của sốc phản vệ hoặc bùng phát những cơn hen suyễn cấp sẽ được chỉ định dùng Epinephrine. Thuốc có thể dùng dưới dạng khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch nhằm ức chế các cơn co thắt phế quản, tăng lực co bóp ở tim, duy trì hô hấp và giảm mức độ trương lực ở đường ruột. 
  • Thuốc chống xung huyết: Trường hợp dị ứng cơ địa quá mức gây viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng do dị ứng với thực phẩm, sẽ được chỉ định dùng thuốc chống xung huyết để cải thiện triệu chứng. Thông thường sẽ dùng dưới dạng khí dung, một vài loại điển hình như Pseudoephedrine và Phenylephrine. Sau khi dùng thuốc, hiện tượng xung huyết sẽ được kiểm soát và phục hồi hô hấp trở lại bình thường. 
  • Thuốc Corticoid: Trường hợp dị ứng cơ địa gây hiện tượng sưng phù toàn thân hoặc chỉ sưng ở một vài chỗ như mặt, môi, lưỡi, mí mắt,… có thể phải dùng đến nhóm thuốc Corticoid. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng dưới dạng uống hoặc khí dung. Thuốc có tác dụng chính là giảm sưng viêm nhanh chóng, giảm ngứa, phù nề hiệu quả. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ nên cần tuân thủ liều dùng theo chỉ định. Chống chỉ định sử dụng Corticoid song song với thuốc kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm. 
  • Thuốc kháng sinh: Nếu các triệu chứng dị ứng cơ địa ngoài da như ngứa ngáy, sưng viêm nghiêm trọng và chuyển sang bội nhiễm. Người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống để loại bỏ yếu tố viêm. Từ đó các tổn thương ngoài da mới có thể thuyên giảm được. Tuy nhiên, chỉ dùng kháng sinh tối đa từ 7 – 10 ngày để giảm thiểu tác dụng phụ. 
  • Thuốc giảm đau: Một vài trường hợp triệu chứng dị ứng ngoài da quá nặng gây sưng và đau nhức nhiều ngày, kèm theo sốt cần dùng ngay Paracetamol. Thuốc có tác dụng chính là giảm đau và hạ thân nhiệt nhanh chóng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng liều dùng phù hợp với độ tuổi. 

Đây là một số loại thuốc có thể được chỉ định sử dụng khi bị dị ứng cơ địa. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bệnh cũng dùng hết các thuốc trên. Thông thường, hầu hết người bệnh dị ứng cơ địa mức độ nhẹ và trung bình, chỉ cần dùng thuốc sát trùng ngoài da và thuốc kháng histamine trong vòng vài ngày là đạt kết quả khả quan. Còn những loại khác sẽ được cân nhắc chỉ định sau dựa vào diễn tiến của bệnh. 

3. Chữa dị ứng cơ địa bằng Đông y

Trong Đông y, dị ứng cơ địa được khởi phát do chức năng gan, thận suy yếu, dẫn đến độc tố tích tụ lâu ngày dưới da và bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Dựa vào lý luận này, các chuyên gia khẳng định để điều trị tận gốc dị ứng cơ địa, chỉ cần tập trung vào phục hồi chức năng gan, thận, thanh lọc cơ thể và bồi bổ tăng cường miễn dịch. 

Pháp trị dị ứng cơ địa thông thường là sử dụng các bài thuốc từ dược liệu tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu viêm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, trừ tà, phục hồi chức năng ngũ tạng… Áp dụng đúng nguyên tắc này chắc chắn sẽ giúp đẩy lùi tận gốc căn nguyên gây bệnh, phòng ngừa tái phát dài lâu. 

Một số bài thuốc Đông y trị dị ứng cơ địa hiệu quả như: 

  • Bài thuốc số 1: Gồm các vị thuốc xương bồ, xuyên khung, độc hoạt, tế tân, thục địa, trần bì, cam thảo, đương quy, bạch chỉ, cát cánh, thương nhĩ. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. 
  • Bài thuốc số 2: Gồm kinh giới, lá hòe, bạch chỉ nam, liên kiều, kim ngân hoa, lá vông, cây ngũ sắc, lá bưởi bung, chi tử, thổ phục linh. Sắc mỗi ngày 1 thang, lấy nước uống.
  • Bài thuốc số 3: Gồm tang ký sinh, cỏ mần trầu, hoàng cầm, bạch thược, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau má, xương bồ, tang diệp, cam thảo. Sắc lấy nước uống, dùng mỗi ngày 1 thang duy nhất. 

BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH – GIẢI PHÁP CHỮA DỊ ỨNG CƠ ĐỊA, MỀ ĐAY HIỆU QUẢ, AN TOÀN CỦA DÒNG HỌ ĐỖ MINH

Dị ứng cơ địa
Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa dị ứng cơ địa hiệu quả được nhiều người tin dùng

Với hơn 150 năm tìm tòi, nghiên cứu và phát triển, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của Nhà thuốc Đỗ Minh đường đã vô cùng hoàn thiện, đem lại hiệu quả cao và vô cùng phù hợp với cơ địa, thể trạng của người Việt. Bài thuốc này là kết tinh của nhiều vị thuốc dược liệu quý trong tự nhiên, được chia làm 3 phương thuốc nhỏ nhằm tác động sâu và toàn diện gồm: Thuốc đặc trị dị ứng cơ địa – Thuốc bổ thận giải độc – Thuốc bổ gan hoạt huyết. 

Áp dụng đúng liệu trình bài thuốc này trong thời gian phù hợp giúp đẩy lùi các triệu chứng dị ứng mề đay cơ địa như giảm ngứa, sưng viêm, thanh nhiệt, giải độc. Đồng thời, bồi dưỡng chức năng thận, gan, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Nhờ đó, giúp tác động tích cực và cải thiện các những tổn thương nhanh chóng. 

Điểm cộng lớn của bài thuốc này là sự an toàn và lành tính với sức khỏe người dùng. Cam kết chỉ sử dụng các dược liệu tự nhiên quý hiếm, hoàn toàn không chứa thành phần tân dược. Quá trình từ thu hái dược liệu cho đến điều chế được thực hiện thủ công dựa theo công thức bí truyền 5 đời của dòng họ. Đem lại kết quả chữa bệnh dị ứng cơ địa tận gốc mà không gây bất kỳ tác dụng phụ có hại nào, phòng ngừa tái phát bệnh dài lâu. 

Ngoài bài thuốc, Nhà thuốc Đỗ Minh đường còn hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng cao đặc, bảo quản trong hũ thủy tinh. Loại này vừa dễ sử dụng vừa tiết kiệm thời gian đun sắc. Chỉ cần kiên trì sử dụng mỗi ngày, 2 – 3 lần/ ngày và uống sau khi ăn để đạt kết quả tốt nhất.

Nếu có nhu cầu sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh để chữa dị ứng cơ địa, vui lòng liên hệ theo thông tin sau: 

  • CN Hà Nội: Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội | Hotline 0987976816 – 024 6253 6649 – 0963 302 349 – 0969720212 – 0969720219.
  • CN TP HCM: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp HCM | Hotline 0932 088 186 – 0936427358 – 0938 449 768. 

Biện pháp phòng ngừa dị ứng cơ địa 

Dị ứng cơ địa rất dai dẳng, có thể tái phát theo theo mùa hoặc nhiều lần trong năm do gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh sau: 

Dị ứng cơ địa
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, loại bỏ các dị nguyên có nguy cơ gây dị ứng xung quanh để phòng ngừa bệnh
  • Bảo vệ cơ thể trước những yếu tố dị nguyên khi đến mùa bằng nhiều cách khác nhau. Che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, áo khoác khi ra ngoài, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. 
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ sau khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ môi trường hoặc không khí như hóa chất, khói bụi… 
  • Khi đến mùa côn trùng sinh sôi phát triển, nên đóng kín cửa, kéo rèm kỹ để tránh tạo điều kiện cho chúng bay vào nhà. 
  • Thường xuyên giặt giũ mền gối, chăn drap, nệm, thay mới các vật dụng cá nhân đã cũ để loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh. 
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, ưu tiên thực phẩm lành mạnh, không chứa tác nhân dị ứng. Nếu đi ăn ngoài hãy thông báo cho nhân viên nhà hàng về việc bạn dị ứng với loại thực phẩm nào đó để họ tránh cho vào món ăn. 
  • Thiết lập những thói quen sinh hoạt tích cực như rèn luyện thể chất mỗi ngày, luôn tích cực, thoải mái, tránh stress áp lực, ngủ đủ giấc, không lạm dụng chất kích thích… để duy trì sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật. 
  • Định kỳ thăm khám sức khỏe hoặc thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý sớm, ngăn chặn tiến triển phức tạp của bệnh. 

Tóm lại, dị ứng cơ địa là căn bệnh rất dai dẳng, có thể tồn tại suốt đời nhưng nếu biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân thì các triệu chứng sẽ không tái phát hoặc nếu có cũng sẽ rất nhẹ, nhanh khỏi. Ngoài ra, ưu tiên theo sát tình trạng sức khỏe của bản thân hoặc của con nhỏ để có hướng xử lý sớm, phòng ngừa các biến chứng không đáng có. 

Có thể bạn quan tâm  

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger