Nếu Bị Đau Khớp Vai Trái, Tuyệt Đối Đừng Bỏ Qua Bài Viết Này

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Đau khớp vai trái là triệu chứng gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, càng về sau càng nặng nề.Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến người bệnh phải đối diện với nhiều cơn đau nhức khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà nó có thể dẫn tới những biến chứng xấu tới sức khỏe. Vậy làm sao để nhận biết chứng bệnh và xử lý đau khớp bả vai như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:

Đau khớp vai trái là gì? Đối tượng thường bị đau bả vai

Đau nhức vai trái được cho là tình trạng viêm khớp vùng vai đã gây ra, với các biểu hiện viêm dây chằng, viêm cơ, viêm màng khớp. Các triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị đau vai trái là bên vai trái của người bệnh trở nên đau nhức kéo dài cơn đau có thể âm ỉ nhưng nhiều khi lại dữ dội làm cho bạn luôn trong tình trạng đau đớn, khó chịu, khó nâng cánh tay.

Đau khớp vai trái thường gặp ở những người trên 40 tuổi
Đau khớp vai trái thường gặp ở những người trên 40 tuổi

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất cứ ai cũng có thể gặp hiện tượng khớp vai đau nhức, mỏi đặc biệt là:

  • Người lao động thường xuyên phải khuân vác nặng trên vai
  • Người từ 40 tuổi trở lên do quá trình thoái hóa khớp theo thời gian.
  • Nữ giới dễ bị đau nhức khớp vai nhiều hơn so với nam giới
  • Đối tượng thường chơi thể thao có cường độ mạnh và sử dụng nhiều tới cánh tay

Bệnh đau khớp vai có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau khớp vai trái không chỉ gây ra nhiều cơn đau nhức ảnh hưởng tới sinh hoạt mà nó tiến triển nặng có thể dẫn tới những hậu quả nguy hiểm như:

  • Viêm khớp vai cấp tính gây đau quanh khớp vai.
  • Giảm hoạt động khớp vai và cánh tay do cứng khớp.
  • Bệnh nặng có thể dẫn tới liệt vai hoàn toàn.

Chính vì những nguy hiểm mà nó mang lại, do vậy người bệnh cần chủ động kiểm soát tình trạng bệnh bằng việc sớm phát hiện các dấu hiệu và tìm ra nguyên nhân từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Các dấu hiệu điển hình của đau nhức khớp vai bên trái

Đau khớp vai trái với dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó chính là tình trạng các cơn đau bả vai trái, biểu hiện ban đầu chỉ là các cơn đau nhức bình thường nên dễ khiến cho nhiều người chủ quan và không để ý.

Người bệnh thường thấy khớp vai đau mỏi khó chịu
Người bệnh thường thấy khớp vai đau mỏi khó chịu

Chỉ đến khi cơn đau xương bả vai trái trở nên tăng dần về số lần cũng như kèm theo các cơn đau nhói liên tục. Thì lúc này bạn mới biết được rằng căn bệnh đau khớp vai trái không hề đơn giản như bạn nghĩ.

  • Các vận động ở khớp vai trái sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là các vận động đưa tay lên trên, đưa tay ra đằng sau sẽ gặp khó khăn, nếu như bạn càng cố thực hiện sẽ gây ra các cơn đau bả vai trái nặng hơn. Bên cạnh đó các hoạt động trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ gặp rất nhiều bất tiện.
  • Nếu thời tiết chuyển lạnh thì bên vùng vai trái và cổ sẽ cảm nhận được rõ nét các cơn đau và bạn thấy cần phải giữ ấm cho bên vai trái để không mỏi vai trái. Khi đi chụp X- quang sẽ thấy có hiện tượng bất thường ở vùng vai trái như xương bị xốp, xương mỏm vai bị hóa vôi hoặc bị viêm.

Nguyên nhân đau khớp vai trái thường gặp

Một số tác nhân dẫn tới tình trạng đau nhức bả vai trái thường gặp như:

  • Chấn thương gây tổn thương bao khớp, hệ dây chằng và cả gây cơ chóp xoay,…
  • Đau khớp vai khi tập thể hình do thực hiện động tác quá sức, cường độ mạnh  dẫn tới chệch khớp, bong gân.
  • Làm việc quá sức.
  • Đau khớp vai khi ngủ dậy do nằm sai tư thế.
  • Do ảnh hưởng từ bệnh lý xương khớp như thoái hóa, loãng xương, gout,…
Chấn thương khi lao động là nguyên nhân gây đau nhức vai
Chấn thương khi lao động là nguyên nhân gây đau nhức vai

>> Xem thêm: Đau Khớp Vai Khi Tập Gym: Nguyên Nhân Và Cách Chữa [HIỆU QUẢ]

Phương pháp điều trị đau bả vai trái hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh hiệu quả được áp dụng cho người bệnh đau khớp vai nói chung và đau bả vai trái nói riêng. Dưới đây là thông tin về các cách điều trị đau mỏi vai trái tốt nhất đang được đông đảo người bệnh áp dụng:

Điều trị không dùng thuốc

Nếu bạn chỉ bị đau vai do một số nguyên nhân cơ học như làm việc quá sức, nằm ngủ sai tư thế… thì có thể sử dụng một số cách giảm đau không dùng thuốc. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những trường hợp cơn đau mới khởi phát, không có tính chất nghiêm trọng:

  • Nghỉ ngơi: Làm việc căng thẳng hoặc quá sức sẽ khiến cho các gân cơ, dây thần kinh ở vùng khớp vai co cứng lại và gây ra tình trạng đau nhức. Vì vậy, việc bạn cần làm lúc này là dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Tạo điều kiện cho khớp vai được hồi phục về trạng thái bình thường.
  • Chữa mẹo: Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều bài thuốc, mẹo chữa đau nhức, tê mỏi khớp vai khá hiệu quả. Với những trường hợp mới bị đau, người bệnh hoàn toàn có thể thử áp dụng để cải thiện tình trạng. Một số mẹo chữa được nhiều người áp dụng là xoa bóp bằng rượu gừng, rượu hạt gấc; dùng ngải cứu rang muối chườm nóng; nướng xương rồng đắp lên vai hoặc uống thuốc sắc lá kinh giới, rễ cây xấu hổ…
  • Tập thể dục: Các bài tập thể dục luôn có ý nghĩa tích cực đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là khi hệ xương khớp đang gặp vấn đề bất ổn. Lựa chọn một bài tập thể dục phù hợp và thực hiện hàng ngày sẽ giúp cho cổ, vai gáy và các khớp xương khác trở nên linh hoạt, dẻo dai, hạn chế đau nhức. Thậm chí với những trường hợp đau nhức nhẹ, các bài tập còn giúp hồi phục hoàn toàn các tổn thương. Nhưng lưu ý, cần tập luyện vừa sức, đúng cách, tránh phản tác dụng.
  • Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu sẽ tác động đến các huyệt đạo, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, chống co cứng cơ và dẫn truyền dưỡng chất tới vùng khớp xương. Người bệnh nhờ đó sẽ cảm thấy các cơn đau được xoa dịu. Có nhiều liệu pháp vật lý, nhưng thường dùng có châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, chiếu laser, chiếu đèn hồng ngoại… Tùy vào từng trường hợp, điều kiện cụ thể mà người bệnh sẽ được khuyến nghị sử dụng phương pháp nào.

Chi tiết xem tại đây:

Điều trị đau khớp vai trái bằng thuốc

Khi các biện pháp điều trị không dùng thuốc không phát huy tác dụng, tình trạng đau nhức có chiều hướng diễn tiến nặng thì nguời bệnh sẽ cần phải điều trị bằng thuốc uống. Người bệnh có thể lựa chọn uống thuốc tân dược hoặc đông dược. Mỗi loại sẽ có những mặt lợi thế và hạn chế riêng.

Thuốc tân dược thường cho tác dụng nhanh nhưng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ, tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa và gan thận. Mặt khác, người bệnh cũng sẽ dễ dàng tái phát cơn đau sau một thời gian ngừng sử dụng thuốc. Thuốc đông y thì ngược lại. Với thành phần tự nhiên, thuốc có mức độ an toàn, lành tính cao hơn và có hiệu quả bền vững hơn. Tuy nhiên thời gian phát huy tác dụng thường chậm hơn so với thuốc tây. Vì vậy, lựa chọn loại thuốc nào phụ thuốc vào mong muốn của từng bệnh nhân.

  • Thuốc Tây y: Lựa chọn loại thuốc nào là tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Nhưng thường bao gồm thuốc giảm đau (Paracetamol, Acetaminophen,…); thuốc kháng viêm (Meloxicam, Diclofenac, Aspirin,…), thuốc giãn cơ (Myonal, Diazepam,…) và một số thuốc bổ sung vitamin B.
  • Thuốc Đông y: Người bệnh có thể lựa chọn thuốc bốc thang sắc uống hoặc thuốc đã được bào chế thành viên hoàn. Thành phần thuốc thường bao gồm các thảo dược như Phòng phong, Đỗ Trọng, Dây đau xương, Xuyên khung, Đương quy, Cây cỏ xước, Thục địa, Độc hoạt, Quế chi, Ngưu tất, Kê huyết đằng, Bạch truật, Bạch linh…

Phẫu thuật chữa đau khớp vai trái

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được lựa chọn khi các biện pháp điều trị bảo tồn không cho kết quả. Và thực tế, hầu hết các trường hợp này, các khớp vai đều đã bị hư hỏng nặng, bị gãy hoặc vỡ khớp xương. Đối với các tổn thương ở khớp vai, tùy vào mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện 1 trong 2 hình thức mổ nộ soi hoặc phẫu thuật thay khớp. Sau khi phẫu thuật người bệnh sẽ phải tiến hành tập vật lý trị liệu để giúp các khớp xương hoạt động trở lại như bình thường.

Mặc dù y học phát triển, máy móc hiện đại, trình độ phẫu thuật của bác sĩ cũng được nâng lên nhưng các biện pháp xâm lấn luôn tồn tại những rủi ro nhất định. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện cũng thường khá cao. Vì vậy, trước khi thực hiện, bệnh nhân nên tham vấn, trao đổi  kỹ lượng với các bác sĩ điều trị để tiên lượng các tình huống xấu có thể xảy ra.

Đau khớp vai trái khám ở đâu tốt nhất?

Để an toàn và điều trị bệnh nhanh chóng, các bạn nên chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín, chất lượng như:

Tại Hà Nội

  • Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện Nhân dân 115
  • Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
  • Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
  • Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Lưu ý giúp phòng tránh đau khớp vai

Một khi khớp vai đã bị tổn thương, thì điều đó có nghĩa là “sức mạnh” của nó đã bị sụt giảm đi rất nhiều. Vì vậy, cho dù có được điều trị khỏi thì cơn đau cũng có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu người bệnh không chú ý đến các biện pháp phòng tránh. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần chú ý:

  • Không mang vác, bưng bê vật nặng vượt quá sức chịu đựng của khớp vai.
  • Giảm thiểu các hoạt động đòi hỏi khớp vai phải vận động với lực mạnh.
  • Khi ngồi, ngủ cần chú ý không gồng vai, khiến vai căng thẳng và tạo áp lực cho gân cơ.
  • Nên thiết lập thói quen tập thể dục hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng, giúp cho các khớp vai trở nên dẻo dai, linh hoạt. Ví dụ như tập yoga, bơi lội hoặc tập dưỡng sinh…
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin D,… giúp cho xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế thu nạp các món ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường… hoặc các chất kích thích sẽ làm mòn các sụn khớp, giảm khả năng tiết chất nhờn cho khớp.

Với những chia sẻ về chứng bệnh đau bả vai trái ở trên, mong rằng bạn đã biết cách phòng và điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

Đọc thêm: Bất ngờ món đậu đen hấp trái dừa trị viêm khớp, đau xương khớp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger