Chia Sẻ Chế Độ Ăn Cho Người Suy Thận Độ 2 Bạn Nên Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng khoa học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị chăm sóc và phục hồi sức khỏe, bảo tồn chức năng thận. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ các nguyên tắc dinh dưỡng và chế độ ăn cho người suy thận độ 2. 

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2
Chế độ ăn cho người suy thận độ 2 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định sức khỏe và bảo tồn chức năng thận

Tìm hiểu về suy thận độ 2

Suy thận là một trong những bệnh lý mạn tính có tỷ lệ mắc cao trên thế giới và cả Việt Nam. Suy thận diễn tiến qua 5 giai đoạn chính được phân loại bằng cách đo khả năng lọc máu của thận (GFR), trong đó suy thận giai đoạn 2 được đánh giá là mức độ đáng lo ngại, được phát triển từ suy thận độ 1 nhưng không điều trị sớm và đầy đủ. 

Cụ thể đối với bệnh nhân suy thận độ 2, thận tổn thương làm suy giảm chức năng thận ở mức độ khoảng 40 – 50%. Lúc này, khả năng lọc máu của thận giảm xuống mức 60 – 89 ml/ phút.

Bản chất của suy thận độ 2 vẫn còn nằm ở ngưỡng giai đoạn đầu, tiến triển bệnh chưa quá nghiêm trọng nên có tiên lượng khá tốt. Chỉ cần phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, tiến triển bệnh sẽ chậm lại, ngăn ngừa các biến chứng về sau. Ngược lại, nếu không điều trị sẽ gây các biến chứng như:

  • Thiếu máu
  • Xương yếu, dễ đau nhức, dễ gãy 
  • Suy tim
  • Đột quỵ
  • Tử vong
Chế độ ăn cho người suy thận độ 2
Suy thận độ 2 là ranh giới chuyển giao giữa giai đoạn nhẹ và nặng cần phải hết sức thận trọng trong điều trị

Bệnh nhân suy thận độ 2 thường chưa có quá nhiều biểu hiện hoặc triệu chứng mờ nhạt, chưa rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Nhưng về cơ bản vẫn có các triệu chứng đặc trưng mà bạn nên cảnh giác và thăm khám ngay để chẩn đoán. 

  • Tăng tần suất tiểu tiện; 
  • Thay đổi tính chất nước tiểu; 
  • Sưng phù tay, chân, mặt; 
  • Da phát ban, ngứa ngáy;
  • Khó ngủ, mất ngủ;
  • Đau nhức 2 bên mạn sườn; 
  • Hơi thở có mùi hôi;
  • Có vị lạ trong miệng, thay đổi vị giác, ăn không ngon; 

Thông qua các triệu chứng lâm sàng trên và kết hợp với một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh nhân bị suy thận độ 2. Bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu đánh giá mức độ lọc máu của cầu thận; 
  • Xét nghiệm nước tiểu tìm kiếm protein hoặc tế bào hồng cầu; 
  • Siêu âm bụng giúp quan sát hình thái và cấu trúc thận; 
  • Chụp CT scan, MRI hoặc sinh thiết thận; 

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.  Hiện nay, điều trị suy thận độ 2 thường sẽ phối hợp giữa điều trị nguyên nhân (thường là nội khoa dùng thuốc) và điều chỉnh lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống. 

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân suy thận độ 2

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ giai đoạn suy thận nào, trong đó có suy thận độ 2. Chỉ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng một cách khoa học sẽ giúp ích rất nhiều trong việc: 

  • Duy trì nền tảng sức khỏe ổn định để người bệnh sinh hoạt và làm việc bình thường, phòng ngừa suy dinh dưỡng;
  • Hỗ trợ duy trì chức năng thận như khả năng lọc thải, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa và thúc đẩy quá trình sản xuất hormone trong cơ thể; 
  • Làm chậm tiến triển của bệnh, bảo tồn chức năng thận và ngăn ngừa nguy cơ phải chạy thận lọc máu nhân tạo; 
Chế độ ăn cho người suy thận độ 2
Chế độ ăn cho người suy thận độ 2 nên tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây, giảm đạm, muối và các khoáng chất như kali, phospho

Một số nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản trong chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân suy thận độ 2 bao gồm: 

  • Cung cấp nguồn năng lượng theo nhu cầu của cơ thể, nên đảm bảo ở mức 35 – 45 kcal/ kg/ ngày; 
  • Giảm protein, chất béo xuống khoảng 20%, ở mức 0.8g/ kg/ ngày là phù hợp;  
  • Giảm các khoáng chất như sắt, kali (2 – 3g/ ngày), phốt pho (< 1.2g/ ngày) và đặc biệt là natri (muối ở mức 2g/ ngày); 
  • Tăng lượng canxi, các vitamin thiết yếu như A, B, C, E, D3…;
  • Uống đủ lượng nước cần thiết, bù đắp lượng dịch thiếu hụt nhưng không gây tích nước, khoảng 300 – 500ml/ ngày; 

Suy thận độ 2 là ranh giới chuyển từ giai đoạn nhẹ sang nặng. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định về điều trị và kiểm soát nghiêm ngặt chế độ ăn uống nhằm ngăn không để bệnh tiến triển xấu hơn, bảo tồn tối đa chức năng thận. 

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2 chuẩn khoa học 

Khẩu phần ăn hàng ngày dành cho bệnh nhân suy thận độ 2 cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và đảm bảo các vấn đề lưu ý sau:

# Giảm lượng đạm 

Đạm là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, có nhiệm vụ phục hồi, tái tạo cơ bắp, sản sinh ra nguồn năng lượng cần thiết phục vụ hoạt động sống hàng ngày. Tuy nhiên, đối với người bị suy thận, việc dư thừa đạm sẽ làm tăng áp lực cho thận và đẩy nhanh quá trình suy thận nặng hơn. 

Bệnh nhân suy thận độ 2 nên chú ý bổ sung nguồn đạm từ đa dạng các loại thực phẩm chứa đạm có giá trị sinh học cao trong thịt, cá, trứng, sữa… Tùy theo nhu cầu đạm hiện tại để bổ sung phù hợp. Chẳng hạn như: 

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2
Sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm giàu đạm với lượng vừa phải nhằm giảm áp lực cho thận
  • Trứng ăn 3 quả/ tuần, ăn cách ngày; 
  • Các loại cá biển như cá hồi, cá nục, cá trích… ăn 2 lần/ tuần; 
  • Thịt bò ăn 1 – 2 lần/ tuần;
  • Uống các loại sữa giảm đạm; 

Lưu ý nên tránh nguồn đạm có chứa lẫn chất béo xấu như thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, nội tạng động vật… Nếu có thể, hãy thay thế nguồn đạm động vật bằng đạm thực vật tốt hơn cho sức khỏe. 

# Chất bột đường 

Ưu tiên chọn các loại thực phẩm chứa chất bột ít đạm, tốt cho tình trạng suy thận độ 2 như:

  • Miến dong
  • Bột sắn dây
  • Gạo xay
  • Các loại củ khoai như khoai lang, khoai tây, khoai sọ… 

# Thực phẩm chứa calo, chất béo 

Nguồn thực phẩm giàu calo giúp cung cấp nguồn năng lượng quan trọng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Việc thiếu hụt calo đối với bệnh nhân suy thận độ 2 có thể làm tăng quá trình dị hóa, khiến cơ thể gầy yếu và đẩy nhanh tiến triển nặng của suy thận độ 2 sang độ 3, 4, 5. 

Các loại thực phẩm giàu calo chứa chất béo có lợi như:

  • Các loại cá từ biển sâu như cá hồi, cá trích, cá ngừ…;
  • Các loại hạt, ngũ cốc như óc chó, macca, hạt ô liu, hạnh nhân, hạt chia…;

Ưu tiên chọn những loại chất béo không bão hòa, ít cholesterol, tránh sử dụng các thực phẩm chứa nguồn chất béo xấu như da gà, thịt mỡ heo… hoàn toàn không tốt cho thận. Đồng thời, hạn chế các món chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… 

# Tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây

Đối với bệnh nhân suy thận độ 2 với mức lọc cầu thận GRF ≥ 60, có thể bổ sung đa dạng nguồn rau xanh, trái cây, củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng… Riêng với người bị suy thận kèm theo triệu chứng đái tháo đường nên chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, táo… 

# Giảm natri, kali, phốt pho 

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2
Người bị suy thận độ 2 nên ăn nhạt, giảm lượng muối và hạn chế các món mắm, cá muối mặn
  • Kali: Chỉ số kali quá cao có khả năng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, nhất là bệnh nhân suy thận. Do đó, nên tránh nguồn thực phẩm giàu kali như cam, chuối, rau dền, khoai tây, dưa… Thay vào đó là các loại ít kali hơn như quả mâm xôi, việt quất, rau chân vịt, khoai tây, bông cải xanh, bắp cải…; 
  • Phốt pho: Thận có khả năng giữ phốt pho và canxi, vitamin D để giúp xương khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh nhân suy thận độ 2 thường bị suy giảm chức năng này. Nên tốt nhất hãy giảm lượng chất này bằng cách hạn chế sử dụng thực phẩm giàu phốt pho như sữa, phô mai, cá mòi, lòng đỏ trứng, hàu, ngũ cốc nguyên cám, rau củ sấy khô, socola, hạt sen, đậu nành, nấm đông cô…; 
  • Natri: Natri chính là muối ăn. Việc sử dụng nhiều muối chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận và đẩy nhanh tiến triển của suy thận đến các giai đoạn nặng hơn. Khuyến cáo bệnh nhân suy thận độ 2 nên chọn ăn nhạt, ít dùng muối để nêm nếm gia vị và các loại thực phẩm mặn như mắm, cá, cá muối… 

# Uống đủ lượng nước cần thiết

Lượng nước bổ sung vào cơ thể hàng ngày cần được kiểm soát nghiêm ngặt để tránh làm tăng nặng triệu chứng bệnh. Đối với bệnh nhân suy thận độ 2, thường bác sĩ sẽ yêu cầu giảm lượng nước uống vào mỗi ngày ít hơn so với ban đầu. Thường áp dụng công thức tính sau: “Lượng nước uống trong ngày = lượng nước tiểu + lượng dịch thất thoát qua đại tiện, mồ hôi hoặc hơi thở + 500ml”. 

Đồng thời, hạn chế ăn các món canh, súp, kem, đá nhiều nước… Khi uống nước nên uống từng ngụm nhỏ, được phân chia từng cốc với mức ml chính xác nhằm hỗ trợ kiểm soát tốt lượng nước nạp vào trong cơ thể. 

Thực đơn mẫu về khẩu phần ăn trong ngày dành cho bệnh nhân suy thận độ 2

Tham khảo thực đơn mẫu dưới đây để điều chỉnh áp dụng ngay cho bữa ăn của mình hoặc người thân. 

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2
Gợi ý thực đơn mẫu dành cho bệnh nhân suy thận độ 2
  • Bữa sáng: 200g khoai sọ, 200ml sữa tươi và 20g đường. 
  • Bữa trưa
    • 100g cơm gạo tẻ
    • 100g củ su hào
    • 20g thịt heo xay nhuyễn
    • 100g cà chua
    • 15g dầu 
    • 100g quả việt quất
  • Bữa xế: 1 – 2 củ khoai lang nhỏ
  • Bữa tối
    • 150g bánh phở xào rau củ
    • 20g thịt gà
    • 15g dầu
    • 100g táo ngọt 

=> Tổng giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn này là 1800 kcal, 26g đạm, 40g chất béo và 310g chất bột đường. 

Lưu ý điều trị dành cho bệnh nhân suy thận độ 2

Để đạt được những lợi ích tích cực trong việc điều trị suy thận độ 2, bản thân mỗi người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc dinh dưỡng theo sự tư vấn của chuyên gia.
  • Tạo thói quen ăn chậm nhai kỹ nhằm hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Chọn lựa thực phẩm phù hợp, sơ chế và chế biến đúng cách để phát huy tối đa dinh dưỡng hoặc giảm nguồn dưỡng chất không có lợi cho tình trạng suy thận. 
  • Tốt nhất nên có thói quen cân đo hàm lượng dưỡng chất của từng loại thực phẩm trước khi nấu để dùng lượng phù hợp. 
  • Ưu tiên bổ sung rau xanh, củ quả, trái cây tươi, sạch có lợi cho sức khỏe. 
  • Chọn chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) khoa học nhằm giảm thiểu các rủi ro bệnh lý về huyết áp, tim mạch, phòng ngừa suy thận. 
  • Kết hợp điều chỉnh lối sống khoa học, ngủ đủ giấc, ngủ sớm, tập luyện thể dục, rèn luyện thể chất tích cực, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, tránh xa các chất kích thích rượu bia thuốc lá… sẽ giúp hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị suy thận nói chung. 
  • Chủ động thăm khám tổng quát định kỳ hoặc lịch hẹn tái khám theo yêu cầu của bác sĩ theo từng mốc giai đoạn để theo dõi và kịp thời xử lý các bất thường trong quá trình điều trị bệnh. 

Có thể thấy, một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp không chỉ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị mà còn giúp bảo tồn chức năng thận của bạn trong tương lai. Do đó, hãy điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp hoặc tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ cung cấp các kiến thức liên quan về vấn đề này. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger