Thận âm hư uống thuốc gì? 3 Loại hiệu quả được bác sĩ kê đơn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thận âm hư là chứng bệnh cần được can thiệp điều trị mới có thể khỏi và phục hồi hiệu quả. Có rất nhiều cách chữa khác nhau, trong đó dùng thuốc chữa thận âm hư là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất, giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng thận âm hư cũng như phục hồi chức năng thận, ổn định sức khỏe. Vậy thận âm hư uống thuốc gì tốt nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Thận âm hư uống thuốc gì?
Thận âm hư uống thuốc gì tốt nhất là thắc mắc của không ít người bệnh

Nguyên tắc điều trị chứng thận âm hư

Dưới góc nhìn của Đông y, thận âm là yếu tố quan trọng bên cạnh thận dương, nhằm cân bằng và điều hòa chức năng thận hoạt động hiệu quả. Cụ thể, thận âm đảm nhiệm phần âm của cơ thể, chịu trách nhiệm kiểm soát chức năng sinh sản, tinh huyết, khí lực, ham muốn tình dục… 

Người bị thận âm hư thường đặc trưng bởi các triệu chứng như thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo, đau lưng, mỏi gối, hay quên, yếu sức, mệt mỏi, phân khô, nước tiểu vàng, có cảm giác nóng trong xương, ngũ tâm phiền nhiệt, tóc bạc sớm, rụng nhiều, răng lung lay, giảm chất lượng tinh trùng… Cả nam và nữ giới đều có thể mắc phải chứng bệnh này. 

Theo các chuyên gia YHCT, chứng thận âm hư được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: 

  • Do tiên thiên bất túc, phần âm của thận bị thiếu hụt, không được bồi bổ đầy đủ hoặc thiếu hụt từ khi chào đời; 
  • Mắc bệnh thận lâu ngày nhưng không can thiệp điều trị sớm gây ra thận âm hư; 
  • Dâm dục quá độ, tùy tiện và không dùng biện pháp an toàn; 
  • Hiện tượng tình chí thất điều và ngũ chí hóa hỏa làm thiêu đốt thận âm;

Ngoài những ảnh hưởng về sức khỏe thể chất nói chung, chứng thận âm hư gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản. Do thận vốn tàng tinh, chủ về sinh dục nên nếu không có đủ thận âm sẽ khiến những vấn đề về tinh lực, tinh khí, sinh sản giảm sút đáng kể. Cụ thể:

Thận âm hư uống thuốc gì?
Chứng thận âm hư thường xảy ra ở nam giới gây suy giảm chức năng sinh lý cùng nhiều triệu chứng khác
  • Đối với nam giới: dễ mắc các rối loạn tình dục như rối loạn cương dương, di tinh, hoạt tinh, mộng tinh…;
  • Đối với nữ giới: khó có thai, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, khó lên đỉnh khi quan hệ, mãn kinh sớm…;

Thận âm hư không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sinh lý mà còn kéo theo nhiều rủi ro biến chứng nguy hiểm khác như: 

  • Biến chứng suy thận cấp, tắc mạnh hoặc trụy mạch;
  • Gây ra hàng loạt các rối loạn chuyển hóa như thiếu sắt, thiếu máu, giảm canxi trong máu; 
  • Biến chứng mạn tính như suy thận mạn, xơ vữa động mạch, suy dinh dưỡng; 
  • Biến chứng nhiễm trùng, thường gặp nhất là viêm phúc mạc nguyên phát và viêm mô tế bào; 

Có nhiều cách chữa chứng thận âm hư khác nhau như Tây y, Đông y hoặc thuốc Nam. Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể và mong muốn của bệnh nhân mà áp dụng phương pháp phù hợp. Trong đó, dùng thuốc Tây là phương pháp được nhiều người chọn lựa và áp dụng vì đem lại hiệu quả nhanh chóng. 

Tham khảo thêm: Thận Dương Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Hướng Điều Trị

Thận hư uống thuốc gì tốt nhất? 

Dựa vào mức độ, nguyên nhân gây bệnh cũng như thể trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc, liều lượng phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể:

1. Nhóm thuốc đặc trị

Nguyên tắc điều trị thận âm hư theo Tây y là tập trung kiểm soát triệu chứng kết và ngăn ngừa biến chứng. Phác đồ thuốc trị thận hư nói chung phổ biến nhất tại Việt Nam là ứng dụng phác đồ Corticoid, có tác dụng ức chế protein rỏ rỉ vào nước tiểu.

Thận âm hư uống thuốc gì?
Điều trị chứng thận hư nói chung bằng phác đồ Tây y dùng Corticoid

Ngoài ra, một số trường hợp còn được chỉ định sử dụng:

  • Thuốc lợi tiểu: Giúp tăng cường khả năng lọc thải độc tố và điều hòa thận âm, điển hình là Furosemide. Liều dùng khuyến cáo là từ 50 – 100mg/ ngày. 
  • Thuốc chống tăng huyết áp: Có tác dụng kiểm soát triệu chứng phù nặng do thận hư, giảm nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Tùy từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Điển hình như thuốc ức chế men thụ thể (Valsartan), thuốc ức chế men chuyển ACE (Quinapril), thuốc chẹn giao cảm beta (atenolol, propanolol), thuốc chống cân bằng phospho và calci… 
  • Các loại thuốc khác: Một số loại thuốc chữa thận âm hư khác như nhóm thuốc chống thiếu sắt như viên bổ sung sắt, alpha… hoặc thuốc cân bằng acid uric như Allopurinol, Colchicine… 

Lưu ý: Đối với các loại thuốc Tây, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc tùy tiện. Chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ cũng như tuân thủ các chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu rủi ro biến chứng ngoài ý muốn. 

2. Thuốc bổ thận âm 

Đồng thời, các chuyên gia khuyến cáo cần kết hợp sử dụng các loại thuốc bổ thận âm để cải thiện các triệu chứng thận âm hư vừa kể trên. Nguyên tắc dùng thuốc bổ thận âm chính là dùng những loại chuyên chủ trị tình trạng bứt rứt, khó chịu, ra nhiều mồ hôi. Ngược lại với bổ thận dương là dùng các thuốc chủ trị tình trạng đau lưng, mỏi eo, tay chân lạnh… 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ thận âm được tin dùng và được các chuyên gia khuyến khích sử dụng song song với nhóm thuốc đặc trị nhằm hỗ trợ điều trị bệnh với kết quả tốt hơn. Tham khảo 1 trong 10 loại dưới đây để dễ dàng đưa ra sự chọn lựa phù hợp. 

Thận âm hư uống thuốc gì?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ thận âm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả
  • Thuốc Nhất Nhất 
  • Hoàn lục vị bổ thận âm OPC chữa thận âm hư
  • Thuốc Sâm Nhung bổ thận TW3
  • Thuốc lục vị Kingphar
  • Thuốc Việt Dược 
  • Thuốc BVP
  • Thuốc Nam Hà
  • Bổ thận âm Lục vị F
  • Thuốc Kidney lục vị 
  • Thuốc Đại Hồng Phúc 
  • Viên uống Cergin Women Gold
  • Viên uống Kidney Power Ball 

Đây là những loại thuốc bổ thận âm phổ biến trên thị trường, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn sử dụng loại phù hợp. 

3. Chữa thận âm hư bằng thuốc Đông y

Bên cạnh thuốc Tây y, người bị thận âm hư có thể uống thuốc Đông y để cải thiện triệu chứng bệnh. Hầu hết các bài thuốc Đông y này đều sử dụng các vị thuốc có tính mát, giúp bồi dưỡng thận âm và nâng cao sức khỏe toàn diện. Một số bài thuốc được áp dụng phổ biến như: 

Thận âm hư uống thuốc gì?
Chữa thận âm hư bằng các bài thuốc Đông y cổ truyền hiệu quả và lành tính

# Bài thuốc Đại bổ âm hoàn

Tác dụng: Có tác dụng bồi dưỡng can thận, dưỡng huyết, hạ hỏa và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thận âm hư như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, rát họng, ù tai… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị quy bản và thục địa mỗi thứ 24g, hoàng bá và tri mẫu mỗi thứ 16g. 
  • Quy bản tẩm giấm rồi đem nướng lên, trộn với quy mẫu và hoàng bá rồi tán thành bột mịn. 
  • Hầm xương ống heo để lấy một lượng nhỏ nước cốt tủy, cho bột hỗn hợp này vào đảo lên.
  • Vo viên thành hoàn, cho vào hũ thủy tinh bảo quản sử dụng dần. Người bị thận âm hư mỗi lần uống 8 – 12g. 

# Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn

Đây là bài thuốc nổi tiếng chuyên chữa hiệu quả chứng thận âm hư nhờ khả năng tư can bổ thận. Không chỉ cải thiện bệnh mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chống suy nhược cơ thể. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị sơn thù và hoài sơn mỗi thứ 16g, bạch linh, thục địa, trạch tả và đan bì mỗi thứ 12g.
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang, kiên trì sử dụng cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm. 

# Bài thuốc Tả quy hoàn

Bài thuốc này rất phù hợp với những người mắc chứng thận âm hư, các triệu chứng đặc trưng như đau lưng, mỏi gối, đẹp da, mượt tóc, đau rát cổ họng… Nhờ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện các tổn thương thận âm và điều hòa chức năng gan, thận. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị sơn dược, câu kỷ tử, sơn dược, lộc giác giao, quy giao và thỏ ty tử mỗi thứ 16g, 12g ngưu tất và 32g thục địa. 
  • Sơn dược mang đi sao khô, trộn với thỏ ty tử, cẩu kỷ tử và sơn thù thành bột mịn. 
  • Các dược liệu còn lại rửa qua với rượu, nấu nhuyễn kỹ vùng với mật. 
  • Trộn chung hết với nhau rồi vo thành hoàn, cho vào bình thủy tinh bảo quản. 
  • Người bị thận âm hư uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 20g. 

Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc chữa thận âm hư

Hầu hết các loại thuốc chữa thận âm hư dạng thuốc bổ được điều chế từ các loại thảo dược tự nhiên với nguyên tắc cân bằng âm dương. Tuy đem lại hiệu quả tốt và tương đối lành tính nhưng người bị thận âm hư cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây trong quá trình sử dụng: 

Thận âm hư uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc chữa thận âm hư cần lưu ý về liều dùng, cách dùng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Tuân thủ liều dùng và thời gian sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tuyệt đối không lạm dụng hay tùy tiện thay đổi liều dùng để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 
  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc bổ thận âm, xảy ra các vấn đề bất thường như cơ thể phù thũng nặng, tiểu nhiều, mệt mỏi, suy nhược, buồn ngủ, ngứa da, phát ban… Tốt nhất hãy ngưng sử dụng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời xử lý. 
  • Tại thời điểm dùng thuốc, chỉ được sử dụng 1 loại thuốc chữa thận âm hư duy nhất. Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau vì nghĩ rằng như vậy sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh. Hậu quả là khiến thận ngày càng suy yếu trầm trọng, thậm chí dẫn đến suy thận. 
  • Dòng thuốc này chỉ được sử dụng cho những trường hợp thận yếu, thận hư. Chống chỉ định với những đối tượng bệnh nhân có tiền sử dị úng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Có bệnh lý nền là tim mạch, huyết áp, tiểu đường… tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Chọn mua loại thuốc chữa thận âm hư chất lượng của những thương hiệu uy tín, mua hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo đạt được hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe. Không nên ham rẻ mà chọn sử dụng những sản phẩm kém chất lượng gây phản tác dụng. 

Trên đây là gợi ý 10 loại thuốc chữa thận âm hư chất lượng được nhiều người tin dùng. Hy vọng với những gợi ý này đã giúp quý bạn đọc dễ dàng đưa ra sự chọn lựa phù hợp nhất. Nhưng khuyến cáo tốt nhất vẫn là thăm khám chuyên khoa sớm để được chẩn đoán bệnh, tư vấn điều trị bằng biện pháp phù hợp. 

Lưu ý: Thông tin về thuốc được nhắc đến trong bài viết trên chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng trao đổi trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn chi tiết hơn. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger