Gợi Ý Bạn Chế Độ Ăn Cho Người Suy Thận Cấp Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận cấp ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Khác với suy thận mạn, suy thận cấp cần có khẩu phần ăn phù hợp, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất cần thiết duy trì sức khỏe, làm chậm tiến triển bệnh và bảo tồn chức năng thận. 

Chế độ ăn cho người suy thận cấp
Chế độ ăn cho người suy thận cấp phù hợp giúp duy trì sự sống, làm chậm tiến triển bệnh và bảo tồn chức năng thận

Hiểu đúng về suy thận cấp 

Suy thận cấp là một trong hai cấp độ của bệnh suy thận, bên cạnh suy thận mạn. Tổn thương thận cấp là tình trạng chức năng lọc cầu thận bị suy giảm đột ngột trong vòng vài giờ hoặc vài ngày liền. Tình trạng này khiến các độc tố, chất thải, chất điện giải dư thừa không được lọc khỏi máu, tích tụ trong cơ thể và tạo gánh nặng cho thận. 

Đặc trưng của suy thận cấp là tình trạng bùng phát đột ngột của các triệu chứng như: 

  • Tiểu niệu, lượng nước tiểu ít hơn so với bình thường; 
  • Sưng phù mắt cá chân, bàn chân do cơ thể tích nước; 
  • Tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim;
  • Buồn nôn, nôn ói; 
  • Suy nhược thần kinh, yếu ớt; 
  • Nghiêm trọng nhất là co giật, rơi vào hôn mê; 

Rất nhiều trường hợp suy thận cấp khó nhận biết ngay từ giai đoạn đầu, chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm nhằm kiểm tra một bệnh lý hay vấn đề sức khỏe khác. 

Chế độ ăn cho người suy thận cấp
Suy thận cấp là tình trạng bùng phát đột ngột các triệu chứng, thường kéo dài trong vài giờ đến vài ngày

Có 3 nhóm nguyên nhân gây suy thận cấp gồm: 

  • Nguyên nhân trước thận:
    • Do giảm lượng máu lưu thông đến tim, kéo theo thiếu máu đến nuôi dưỡng thận. Phần lớn trường hợp bệnh xảy ra do nguyên nhân này thường là do bị thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim, van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim…
    • Do giảm lưu lượng tưới máu đến thận phát sinh tổn thương thận cấp. Hiện tượng này xảy ra do tác dụng phụ của thuốc, mất máu, mất nước, sốc nhiễm trùng, ảnh hưởng từ việc bị bỏng, bệnh viêm tụy, xơ gan… 
  • Nguyên nhân tại thận
    • Tổn thương mạch máu lớn, trung bình và nhỏ khiến dòng máu lưu thông đến thận bị hạn chế, gây tổn thương và phát sinh thành bệnh. 
    • Tổn thương cầu thận trong hội chứng thận hư hoặc viêm cầu thận. 
    • Viêm mô kẽ cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm virus hoặc tác dụng phụ của thuốc…
    • Tổn thương ống thận, gây hoại tử cấp hoặc nhiễm độc ống thận, cộng với tình trạng chấn thương, xuất huyết, sốc, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết gram âm… cũng là nguyên nhân gây suy thận cấp. 
  • Nguyên nhân sau thận
    • Xuất hiện khối u, sỏi hoặc cục máu đông gây tắc nghẽn;
    • Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ác tính hoặc lành tính;
    • Những tổn thương tại dương vật như hẹp lỗ niệu đạo, hẹp bao quy đầu, hẹp niệu đạo…; 
    • Chứng xơ hóa sau phúc mạc; 
    • Bàng quang niệu quản ngược dòng; 
    • Phình độc mạch chủ bụng;
    • Hoại tử nhú thận; 
    • Thu hẹp cơ quan tiết niệu; 

Ngoài ra, người lớn tuổi có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường, suy tim, ung thư, thừa cân béo phì, suy gan, từng thực hiện các phẫu thuật cấy ghép nội tạng và đặc biệt là đã từng nhiễm SARV – CoV2 gây tổn thương da cũng có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận cấp. 

Bệnh nhân suy thận cấp cần phải nhập viện theo dõi và điều trị theo phác đồ. Mục đích điều trị nhằm kiểm soát triệu chứng, làm chậm tiến triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng và bảo tồn chức năng thận. Thông qua các chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ xây dựng hoàn chỉnh phác đồ điều trị phù hợp dành cho từng bệnh nhân. 

Các biện pháp điều trị suy thận cấp phổ biến như: 

  • Dùng thuốc trong giai đoạn khởi đầu; 
  • Chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng; 

Nguyên tắc dinh dưỡng đối với bệnh nhân suy thận cấp

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân suy thận cấp cần được thiết kế riêng khẩu phần ăn uống phù hợp. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và kết quả điều trị của bệnh nhân suy thận nói chung, suy thận cấp nói riêng. 

Chỉ cần bổ sung đủ chất và khoa học, sử dụng thực phẩm lành mạnh sẽ giúp duy trì thể chất ổn định, giảm áp lực cho thận, hỗ trợ thận lọc máu tốt hơn, điều hòa cơ chế sản sinh hormone và làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng, không phải chạy thận nhân tạo. 

Chế độ ăn cho người suy thận cấp
Bảng nhu cầu dinh dưỡng dành cho bệnh nhân suy thận cấp tham khảo

Xây dựng thực đơn ăn uống cho bệnh nhân suy thận cấp cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Cung cấp đủ nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể; 
  • Cắt giảm lượng đạm, ưu tiên nguồn đạm thực vật có giá trị sinh học cao; 
  • Giảm lượng chất béo; 
  • Tăng cường bổ sung sắt, vitamin A, B6, B12, C, E…; 

Gợi ý chế độ ăn cho người suy thận cấp 

Khẩu phần ăn hàng ngày dành cho người bệnh suy thận cấp cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các yếu tố sau: 

  • Năng lượng: Cung cấp khoảng 35kcal/ kg, người trưởng thành bổ sung trung bình khoảng 1800 – 1900 kcal/ ngày; 
  • Protein: Đảm bảo lượng đạm nạp vào cơ thể không quá 33g/ ngày, chia trung bình là 0.6g/ kg cân nặng/ ngày. Tỷ lệ đạm động vật chiếm 6:4 so với đạm thực vật; 
  • Chất béo: Nhu cầu khoảng 20 – 25% so với tổng năng lượng cần bổ sung trong ngày. Bệnh nhân suy thận cấp cần bổ sung trung bình từ 40 – 50g/ ngày; 
  • Carbohydrate: Cần bổ sung khoảng 50 – 60% so với tổng năng lượng của khẩu phần ăn; 
  • Glucid: Đảm bảo duy trì bổ sung khoảng 310 – 350g/ ngày;

Ngoài ra, bệnh nhân suy thận cấp nên thực hiện chế độ ăn nhạt, cắt giảm lượng muối và mì chính khi chế biến thức ăn hàng ngày. Lượng muối và mì chính khuyến cáo là 2 – 4g, tuyết đối không nên dùng quá 5g/ ngày nhằm giảm bớt áp lực cho thận. 

Cuối cùng là uống nước vừa đủ, bổ sung lượng cần thiết cho cơ thể theo công thức chuẩn “Lượng nước uống trong ngày = lượng nước tiểu + lượng nước đã thất thoát qua da, phân, hơi thở”. Không nên uống thừa hoặc uống thiếu để tránh làm tăng nặng các triệu chứng suy thận. 

Bệnh nhân suy thận cấp nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh suy thận cấp nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe như:

Chế độ ăn cho người suy thận cấp
Thực đơn ăn uống cho bệnh nhân suy thận cấp nên ưu tiên các loại thực phẩm ít kali, ít đạm, ít chất béo từ rau xanh, củ quả, trái cây
  • Thực phẩm chất đạm: bổ sung từ các loại thịt trắng, thịt gia cầm, cá và trứng… Trường hợp suy thận cấp kèm theo rối loạn chỉ số lượng mỡ trong máu chỉ dùng tối đa 3 quả trứng/ tuần và ăn cách ngày, các loại cá như cá hồi, cá nục, cá vược, cá trích… ăn 2 lần/ tuần, thịt bò ăn tối đa 1 – 2 lần/ tuần.
  • Thực phẩm chứa chất bột đường: Ưu tiên các loại thực phẩm chứa ít đạm như miến dong, gạo xay, bún, phở, khoai lang, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang… 
  • Thực phẩm chứa chất béo: Ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật tốt thay vì động vật tốt cho sức khỏe dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành… Tránh các loại mỡ cá, da gà hay nội tạng động vật. 
  • Trái cây: Đối với người bệnh suy thận cấp, nên chọn các loại trái cây màu sắc như xanh, vàng, đỏ, tím… Trường hợp suy thận cấp kèm theo tiểu đường nên chọn loại trái cây có chứa lượng đường huyết thấp như dâu tây, cam, bưởi, quýt, táo tây, nho đỏ… 
  • Rau xanh, củ quả: Ưu tiên những loại trái cây ít chứa kali như ớt chuông đỏ, bắp cải, bông cải xanh, hành, gừng… 

Người bệnh suy thận cấp cần hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Trái cây chứa hàm lượng kali cao như chuối, xoài, kiwi, bơ…; 
  • Các loại phô mai, sữa chua, chế phẩm từ sữa; 
  • Thức ăn chế biến nhiều nước như canh, súp, cháo, kem…; 
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa để tránh nguy cơ tăng cholesterol và acid béo, không tốt cho thận và tim mạch; 
  • Hạn chế thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, nghêu…; 
  • Giảm dùng muối trong chế biến thức ăn hàng ngày; 

Chế độ ăn cho người suy thận cấp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, bảo tồn chức năng thận tối ưu. Do đó, hãy nắm rõ những nguyên tắc dinh dưỡng để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp. Hoặc nếu chưa có đủ kiến thức, hãy thăm khám chuyên khoa để được chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh trạng. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger