Bị nổi mề đay liên tục cần làm gì để khỏi hẳn?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bị nổi mề đay liên tục thường xảy ra do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị ứng gây các cơn ngứa ngáy khó chịu dai dẳng. Nổi mề đay tuy không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại có đặc tính dễ tái phát gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Vậy bị nổi mề đay liên tục cần làm gì để khỏi hẳn?

Bị nổi mề đay liên tục
Bị nổi mề đay liên tục gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe và tính thẩm mỹ của người bệnh

Tìm hiểu sơ về bệnh nổi mề đay liên tục

Nổi mề đay liên tục hay còn được gọi là mề đay mãn tính, là tình trạng phát sinh những nốt sẩn ngứa, hồng ban trên da sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Chúng thường xuất hiện đột ngột, đa dạng về kích thước và cũng lặn đi rất nhanh. Người bị nổi mề đay mạn tính là khi các triệu chứng bệnh cứ tái đi tái lại liên tục, kéo dài trên 6 tuần, thậm chí dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm. 

Tuy nổi mề đay là bệnh da liễu lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này kéo dài liên tục với các triệu chứng khó chịu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, khiến người bệnh mất ăn mất ngủ và giảm chất lượng công việc, tính thẩm mỹ. 

Mề đay là căn bệnh da liễu dị ứng và rất khó để xác định nguyên nhân. Đối với nổi mề đay liên tục thường có liên quan đến việc thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Các chuyên gia cho biết, rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây nổi mề đay. Nhưng theo quan sát, hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay liên tục thường có liên quan đến những yếu tố nguy cơ từ môi trường bên ngoài như: 

Bị nổi mề đay liên tục
Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ môi trường là nguyên nhân hàng đâu gây nổi mề đay liên tục
  • Dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng thuốc
  • Dị ứng với không khí chứa bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật…
  • Dị ứng với các yếu tố vật lý như thời tiết quá nóng, quá lạnh…
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Thói quen cào gãi, chà xát mạnh trên da
  • Một số bệnh tự miễn cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt các triệu chứng mề đay tái phát nhiều lần.

Trên thực tế, không có bất kỳ biện pháp đặc trị nào đối với bệnh nổi mề đay. Vì đây là căn bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa, các triệu chứng dễ phát sinh ngay khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Mục đích của việc điều trị chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng liên quan, hạn chế tổn thương lây lan trên da và bảo vệ, phòng ngừa bệnh tái phát. 

Bị nổi mề đay liên tục nên làm gì để trị khỏi bệnh dứt điểm?

Để khỏi hẳn bệnh nổi mề đay là điều rất khó, đặc biệt với những người mắc bệnh do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Tuy nhiên, vẫn có những biện pháp điều trị nổi mề đay cùng các cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh tái phát người bệnh có thể áp dụng để thoát khỏi các triệu chứng bệnh dai dẳng. 

1. Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng

Cách duy nhất để bệnh nổi mề đay không tái phát nữa chính là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Chỉ cần cơ thể không tiếp xúc với các yếu tố làm kích phát phản ứng sản sinh histamin, các triệu chứng nổi mề đay sẽ không xuất hiện. Riêng với những trường hợp do tính chất nghề nghiệp bắt buộc phải tiếp xúc, người bệnh cần chú ý che chắn kỹ lưỡng. 

Bị nổi mề đay liên tục
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng, hạn chế phát sinh các triệu chứng nổi mề đay nghiêm trọng

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý cân bằng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống và làm việc như:

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như tôm, cua, hải sản, thịt bò, nhộng tằm… Tuy nhiên, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để tránh việc kiêng khem quá mức gây suy nhược cơ thể. 
  • Tắm gội thường xuyên, vệ sinh da kỹ lưỡng, nhẹ nhàng, nhất là sau khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên lành tính để tránh gây kích ứng da. 
  • Tuyệt đối không được cọ xát, cào gãi mạnh vì sẽ khiến da bị tổn thương, viêm nhiễm nặng và tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Hạn chế sinh hoạt ở những nơi có nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp vì dễ khiến da bị khô ráp, kích ứng và tái phát nổi mề đay theo mùa. 
  • Tập luyện thể dục, rèn luyện thể chất mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng, hạn chế thấp nhất nguy cơ tái phát bệnh. 

2. Cách giảm ngứa thông thường

Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay là do cơ địa và yếu tố dị ứng. Khi đã loại bỏ yếu tố dị ứng thì các triệu chứng bệnh cũng sẽ biến mất mà không cần có bất kỳ can thiệp nào. Tuy nhiên, trong trường hợp ngứa ngáy dữ dội, người bệnh cần chú ý tuyệt đối không được cào gãi mạnh vì sẽ khiến tổn thương lây lan nhanh hơn. 

Bị nổi mề đay liên tục
Chườm đá lạnh tuy không điều trị bệnh tận gốc nhưng ;ại giúp giảm ngứa, xoa dịu các vết sưng viêm khá tốt

Thay vào đó, bạn nên tiến hành chườm lạnh hoặc tắm nước lạnh lên vùng da bị sưng viêm, ngứa ngáy để xoa dịu triệu chứng một cách an toàn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc chữa nổi mề đay dân gian, sử dụng dược liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng. Chẳng hạn như tắm nước lá lốt, lá trầu không, đắp gừng, lá kinh giới, lá tía tô… lên vùng da cần điều trị. 

Lưu ý những mẹo này chỉ phù hợp với trường hợp bị nổi mề đay vừa khởi phát triệu chứng bệnh. Ngược lại với các trường hợp nổi mề đay nặng, liên tục dài ngày không khỏi cần chủ động đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

3. Điều trị nổi mề đay bằng thuốc

Dùng thuốc Tây là cách kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay hiệu quả và nhanh chóng nhất. Dưới đây là danh sách các nhóm thuốc trị nổi mề đay được sử dụng phổ biến: 

Bị nổi mề đay liên tục
Điều trị nổi mề đay liên tục bằng thuốc Tây nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng bệnh
  • Thuốc kháng histamine: Có tác dụng ức chế quá trình sản sinh histamine, từ đó giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng viêm khó chịu. Một số loại thường dùng như  nhóm thuốc thế hệ I gồm Diphenhydramine, Chlopheniramin, Hydroxyzine, Dexchlophniramin… hoặc nhóm thuốc thế hệ II như Fexofenadine, Loratadine, Cetirizin… 
  • Thuốc Corticoid: Đây là nhóm thuốc chống viêm chứa thành phần glucocortioid, thường được chỉ định dùng kết hợp với thuốc kháng histamine thế hệ 1 điều trị các triệu chứng nổi mề đay liên tục, dai dẳng và nghiêm trọng. Điển hình như thuốc Methylprednisolon, Prednisone, Cortisol… 
  • Thuốc kháng sinh: Thường dùng nhất là loại Azithromycin trong trường hợp bị nổi mề đay liên tục do nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng… 
  • Thuốc bôi ngoài da: Nhóm thuốc này thường chứa thành phần kháng sinh, kháng histamine hoặc corticoid dùng ngoài da nhằm cải thiện các triệu chứng nổi mề đay. Điển hình như Phenergan, Eumovate… 
  • Thuốc tiêm: Những trường hợp nổi mề đay liên tục với triệu chứng nghiêm trọng như co giật, tím tái, khó thở, nôn ói… sẽ được cân nhắc dùng các loại thuốc tiêm như Mehthylprednisolon, Andrenalin, Dimedrol… để kiểm soát tình trạng bệnh. 

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc trị nổi mề đay, cần lưu ý tuân thủ tuyệt đối liều dùng được chỉ định, không tự ý tăng giảm liều theo cảm tính hay lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Sau một thời gian dùng thuốc cần tái khám lại để được điều chỉnh liều lượng, không dùng thuốc theo toa cũ để tránh gây các tác dụng phụ nguy hiểm. 

4. Chữa nổi mề đay theo Đông y 

Nếu như Tây y chỉ có khả năng điều trị triệu chứng thì các bài thuốc Đông y có thể tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh và dứt điểm bệnh tận gốc. Tuy tác dụng của thuốc chậm hơn so với thuốc Tây nhưng đảm bảo hiệu quả cao, an toàn, lành tính và không tác dụng phụ.

Tùy theo từng thể bệnh mề đay khác nhau thầy thuốc sẽ kê toa thuốc phù hợp, chia thành từng thang để sắc uống hàng ngày. 

  • Mề đay thể phong hàn: Chuẩn bị các vị thuốc gồm tế tân, ma hoàng, phòng phong, quế chi, cam khương, bạch chỉ… Sắc mỗi ngày 1 thang uống 2 lần/ ngày. 
  • Mề đay thể phong nhiệt: Dùng các vị thuốc gồm trúc diệp, sinh địa, ngưu hoàng, kim ngân, lô căn, kinh giới, liên kiều… Sắc uống mỗi ngày 1 thang. 

Đây là 2 bài thuốc được quảng cáo phổ biến trên các diễn đàn chuyên về bệnh Da liễu. Tốt nhất người bệnh nên đến trực tiếp cơ sở Đông y để được kê đơn bốc thuốc chuẩn, tránh tự ý sử dụng để tránh gây ra những tác hại không tốt đến sức khỏe. Một trong những cơ sở chữa trị nổi mề đay nổi tiếng bằng phương pháp Đông y đó là Mề đay Đỗ Minh – Bài thuốc gia truyền 150 năm của Dòng họ Đỗ Minh giúp điều trị mề đay liên tục tận gốc, không tái phát. 

Bị nổi mề đay liên tục
Bài thuốc chữa dị ứng nổi mề đay liên tục của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH – TINH HOA 150 NĂM CHUYÊN CHỮA TRỊ NỔI MỀ ĐAY TẬN GỐC 

Đây là bài thuốc gia truyền được phát triển dựa trên cơ chế lý luận y học cổ truyền và bí quyết của Dòng họ Đỗ Minh. Bài thuốc này hiện đang được tiếp nhận và phát triển bởi Lương y Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – Người kế thừa đời thứ 5 của dòng họ. 

Phương thuốc này là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ gồm: Thuốc đặc trị nổi mề đay mẩn ngứa, Thuốc bổ gan dưỡng huyết và Thuốc giải độc bổ thận. Bài thuốc này đã được tối ưu để đảm bảo sự phù hợp đối với cơ địa của người Việt Nam. Với sự kết hợp của nhiều loại thảo dược tự nhiên như: tơ hồng xanh, hạ khô thảo, bồ công anh, diệp hạ châu, nhân trần, kim ngân cành, xích đồng… cùng nhiều vị thuốc quý khác với liều lượng gia giảm để phù hợp với tình trạng bệnh cũng như cơ địa của bệnh nhân. 

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã và đang chữa trị khỏi dứt điểm chứng nổi mề đay cho hàng trăm ngàn bệnh nhân nhờ những ưu điểm sau: 

  • Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng viêm, mát gan và làm tan nhanh các vết mẩn đỏ trên da;
  • Bồi bổ và tăng cường chức năng gan, thận; 
  • Thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và loại bỏ tác nhân gây dị ứng nổi mề đay; 
  • Bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài cơ thể;
  • An toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ, phù hợp dùng cho cả trẻ em và người lớn. 

=> Do đó, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh là giải pháp chữa nổi mề đay mạn tính tận gốc dứt điểm, được hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng sử dụng. 

Trên đây là một số gợi ý về những điều cần làm để chữa khỏi dứt điểm bệnh nổi mề đay kéo dài liên tục. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân và mức độ bệnh ra sao mà chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp. Lời khuyên tốt nhất vẫn là thăm khám tại bệnh viện trước để được đánh giá bệnh, sau đó được tư vấn phác đồ điều trị chuẩn xác. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger