Mách Bạn 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế Cực Đơn Giản

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa mề đay bằng lá khế là mẹo dân gian có từ ngày xưa và được áp dụng hiệu quả cho đến nay. Cách chữa này được thực hiện nhờ tận dụng hiệu quả các dược chất có trong lá khế, với đặc tính kháng viêm, sát khuẩn và giảm ngứa ngáy hiệu quả, nhanh chóng. Đồng thời, lá khế còn hỗ trợ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, đặc biệt lành tính và an toàn cho người dùng, kể cả làn da của trẻ em. 

Chữa mề đay bằng lá khế
Chữa mề đay bằng lá khế là mẹo dân gian hiệu nghiệm và lành tính được nhiều người áp dụng

Tìm hiểu về cây khế và các tác dụng chữa bệnh của lá khế

Cây khế là một trong những loại cây ăn quả phổ biến tại những nơi có khí hậu nhiệt đới, thường là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia… Tên khoa học của cây khế là Averrhoa carambola.  Cây trưởng thành thường cao từ 5 – 12m, lá khá dày, màu xanh thẫm, hoa màu đỏ tím, quả hình ngôi sao, quả sống màu xanh và khi chín có màu vàng. 

Hầu hết các bộ phận của cây khế như lá, quả và hoa đều có thể sử dụng được để làm dược liệu trị bệnh. Chẳng hạn như quả khế trị cảm sốt, nhuận tràng, chữa tiểu đường và huyết áp… Còn hoa khế trị hen suyễn, vàng da, trị ho, đau bụng… Đặc biệt, lá khế là phần dược liệu chữa bệnh tốt nhất, nhất là đối với các loại bệnh da liễu. 

Cụ thể, trong lá khế chứa hàm lượng cao ethanol, trong tinh dầu này chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, tanin, alkloid, saponin, triterpene, steroid, đường khử… Đặc tính của lá khế có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, đem lại các lợi ích tốt cho sức khỏe như:

  • Chữa mề đay mẩn ngứa: Với khả năng kháng viêm, chống viêm cao tự nhiên. Nhờ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy da hiệu quả. Ngoài ra, trong YHCT lá khế được đánh giá là lành tính, có vị chua, chát nhẹ và khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả. 
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong lá khế giúp xoa dịu các kích ứng tại đường tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, dây hơi…. 
  • Điều hòa huyết áp: Các dược chất có trong lá khế giúp ngăn không cho mạch máu co lại, tăng cường tuần hoàn máu và điều hòa huyết áp. Điển hình như các chất phytochemical, flavonoid và saponin. 
  • Cải thiện các triệu chứng đường hô hấp: Hàm lượng cao vitamin B, C, kẽm, kali, sắt cùng nhiều khoáng chất khác có khả năng tăng cường miễn dịch, cải thiện các triệu chứng sổ mũi, đau họng, ho khan… 

Chính vì vậy, sử dụng lá khế để chữa mề đay dị ứng cùng nhiều bệnh lý khác là giải pháp hiệu quả, đơn giản và khá lành tính. Người bệnh có thể cân nhắc áp dụng cách này trong trường hợp mắc bệnh mức độ nhẹ, tổn thương ngoài da lành tính, không có biến chứng, trầy xước hay hở, chảy máu để ngăn ngừa các rủi ro về nhiễm trùng. 

Gợi ý 5 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả, dễ thực hiện

Bạn có thể sử dụng lá khế theo 5 cách sau đây để chữa nổi mề đay hiệu quả: 

1. Đun nước tắm lá khế

Tắm nước lá khế là một trong những cách trị mề đay hiệu quả nhất hiện nay. Cách này phù hợp dùng cho cả trẻ em và người lớn vì sự lành tính, an toàn. 

Chữa mề đay bằng lá khế
Tắm nước lá khế giúp xoa dịu kích ứng ngoài da, đẩy lùi các triệu chứng nổi mề đay nhanh chóng

Cách thực hiện

  • Đun sôi nồi nước 2 lít, cho lá khế tươi đã rửa sạch vào đun tiếp 10 phút. 
  • Đổ nước ra chậu tắm, pha thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ và tiến hành tắm như bình thường. 
  • Thực hiện cách này mỗi ngày, liên tục trong 1 – 2 tuần để đạt kết quả cao như mong đợi. 

2. Xông hơi nước lá khế 

Với những người bị nổi mề đay toàn thân, các triệu chứng rải rác khắp cơ thể hãy thử áp dụng cách xông hơi từ nước lá khế. Hơi nước này chứa hàm lượng tinh dầu cao với các chất kháng viêm, chống khuẩn và hỗ trợ phục hồi các tổn thương ngoài da do mề đay gây ra. 

Cách thực hiện

  • Rửa sạch một nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối 15 phút. 
  • Cho vào nồi đun sôi lên trong vòng 10 phút. Đậy kín nắp và chỉnh lửa vừa trong lúc đun. 
  • Cởi bỏ bớt quần áo trên người, trùm một chiếc khăn kín người cùng với nồi nước xông. 
  • Hé mở nắp từ từ để hơi nước từ nồi xông tỏa ra. 
  • Chú ý xông từ từ, tránh mở nắp nồi quá nhanh để tránh gây bỏng hơi nước. 
  • Thực hiện xông cho đến khi các nồi nước xông nguội bớt.
  • Có thể kết hợp lấy nước này để ngâm hoặc rửa vùng da này để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Chườm lá khế sao vàng 

Lá khế tươi sao vàng cũng là một cách điều trị mề đay hiệu quả được nhiều người áp dụng. Cách này cũng khá đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà không tốn nhiều công sức. 

Chữa mề đay bằng lá khế
Chườm lá khế sao vàng giúp giảm ngứa ngáy và các triệu chứng khác trên bề mặt da

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và cho vào chậu nước muối loãng ngâm 15 phút. 
  • Đun nóng chảo, cho lá khế vào sao vàng cho đến khi lá héo lại. 
  • Đổ ra một tấm vải sạch, buộc chặt đầu lại và chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay. 
  • Thực hiện cách này từ 1 – 2 lần/ ngày, liên tục trong ít nhất 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. 

4. Đắp bã lá khế + muối 

Cả lá khế và muối đều là những nguyên liệu tự nhiên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, muối cũng có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, sát trùng ngoài da và lành tính với sức khỏe người dùng. Bạn nên chọn những lá khế tươi, không sâu rầy và dùng muối biển hạt to, kết hợp chúng với nhau để đạt kết quả tốt nhất. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi và muối hạt to. 
  • Rửa sạch lá khế, ngâm nước muối 15 phút và vớt ra để ráo trước khi sử dụng. 
  • Giã nát lá khế với muối, trộn đều lên. 
  • Vệ sinh vùng da bị mề đay, đắp hỗn hợp này lên da, massage nhẹ nhàng 5 phút. 
  • Để yên khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, lau khô là hoàn thành. 
  • Thực hiện cách này khoảng 1 – 2 lần/ ngày, kiên trì mỗi ngày để đạt hiệu quả cao. 

5. Uống nước sắc lá khế

Cách cuối cùng là sắc lá khế tươi để lấy nước uống. Trong nước lá khế tươi chứa đầy đủ các dưỡng chất, giúp chống viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc cơ thể và giảm ngứa ngáy hiệu quả. Chính vì vậy, người bị mề đay mẩn do nóng trong người, suy giảm chức năng gan, thận rất phù hợp uống loại nước này. 

Chữa mề đay bằng lá khế
Uống nước sắc lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đẩy lùi các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa qua vài lần nước rồi vớt ra để ráo. 
  • Vò hơi nát rồi cho vào ấm đun với 1 lít nước trong khoảng 1 tiếng. 
  • Lọc nước lá qua rây, bỏ bã, phần nước thu được chia làm 2 phần uống hết trong ngày. 
  • Kiên trì áp dụng cách này từ 5 – 10 ngày liên tục sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt của các triệu chứng mề đay. 

Lưu ý cần biết khi sử dụng lá khế chữa bệnh nổi mề đay

Chữa mề đay dị ứng bằng lá khế là mẹo dân gian hiệu quả và lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, bất kỳ cách chữa bệnh nào cũng tồn tại song song 2 mặt tốt – xấu. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc thận trọng trước khi thực hiện. Hãy ghi nhớ các biện pháp sau đây trước khi thực hiện để đạt kết quả tốt nhất: 

Chữa mề đay bằng lá khế
Chỉ áp dụng cách chữa mề đay bằng lá khế cho những trường hợp bệnh mức độ nhẹ, vừa khởi phát
  • Mẹo này chỉ phù hợp với những người mắc bệnh mức độ nhẹ, triệu chứng bệnh vừa khởi phát và không quá nghiêm trọng. Với những người mắc bệnh nặng, có biến chứng tốt nhất nên đến bệnh viện để thăm khám và được tư vấn cách điều trị y tế phù hợp. 
  • Đối với các cách thực hiện ngoài da, tránh dùng lên tổn thương bị hở da, chảy máu, rỉ dịch hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm để giảm nguy cơ bội nhiễm. 
  • Lá khế trước khi được sử dụng phải được rửa kỹ qua nhiều lần nước, đặc biệt là ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn có hại. 
  • Chống chỉ định áp dụng cách này cho những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh hoặc người có tiền sử dị ứng với các thành phần hoạt chất trong lá khế. 
  • Tránh tự ý kết hợp lá khế với các loại dược liệu khác khi chưa có từng có trường hợp áp dụng thử để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 
  • Trong quá trình thực hiện, nếu xảy ra bất kỳ phản ứng bất thường nào trên cơ thể, hãy ngưng sử dụng ngày ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. 
  • Để đạt kết quả trị mề đay tốt nhất từ cách này, bản thân người bệnh cũng cần chủ động thực hiện các giải pháp chăm sóc, vệ sinh làn da, ăn uống khoa học, rèn luyện thể chất khỏe mạnh và tránh tiếp với các tác nhân dị ứng. 
  • Thăm khám định kỳ, dù bị mề đay nhẹ để được theo dõi tiến triển của bệnh, nhất là với những người đã từng có tiền sử phát sinh biến chứng do mề đay. 

Trên đây là bí kíp chữa mề đay bằng lá khế dành cho những người đang mắc bệnh hoặc có cơ địa dị ứng dễ bệnh nhưng chưa phát nhằm chủ động về cách trị ngay từ đầu. Hy vọng những kiến thức này đã giúp ích cho quý bạn đọc. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ trước khi thực hiện, tránh lạm dụng hoặc sau khi dùng một thời gian không có hiệu quả hãy ngưng lại và chuyển sang phương pháp khác để đạt kết quả tốt hơn. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger