Nổi Mề Đay Ở Mặt: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Chữa Dứt Điểm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay ở mặt là triệu chứng bệnh da liễu dễ gặp ở bất cứ ai. Vị trí nổi mề đay trên mặt là vị trí không ai mong muốn bởi ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khiến mọi người ngại ngùng, tự ti, không dám tiếp xúc với những người xung quanh. Đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách nào xử lý an toàn, hiệu quả. Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời sau đây.

Nổi mề đay ở mặt là triệu chứng bệnh khá phổ biến mọi người cần lưu ý
Nổi mề đay ở mặt là triệu chứng bệnh khá phổ biến mọi người cần lưu ý

Nguyên nhân nổi mề đay ở mặt

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh bạn có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp, dứt điểm. Sau đây là một số lý do gây nổi mề đay trên mặt bạn đọc cần nắm được:

Do côn trùng cắn: Muỗi đốt, ong đốt, sâu róm, kiến ba khoang hay một số loại côn trùng có nọc độc khác có thể là tác nhân gây ra triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay, nổi mụn nước li ti trên da mặt. Nếu đây là nguyên nhân chính gây bệnh, bạn sẽ không cần quá lo lắng bởi một đến hai ngày triệu chứng sẽ giảm thiểu.

Do cháy nắng: Việc tiếp xúc với áng nắng mặt trời trong thời gian dài, nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến làn da. Ngoài việc bị cháy nắng, đen xạm bạn có thể bị nổi mẩn ngứa mề đay, da nổi rộp… Hãy chú ý bôi kem chống nắng khi ra ngoài đặc biệt trong mùa hè. Sản phẩm kem chống nắng, mũ nón sẽ giúp hạn chế một phần tác động tiêu cực của tia cực tím.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Một số người có cơ địa nhạy cảm, thời tiết quá lạnh hay quá nóng hay thay đổi đột ngột từ môi trường nóng sang lạnh cũng sẽ là tác nhân hình thành bệnh nổi mề đay. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở mặt mà còn xuất hiện nhiều vị trí khác trên cơ thể như tay, cổ, chân, bụng…

Dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến, nếu bạn có tiền sử dị ứng hải sản, thực phẩm, thuốc men, mỹ phẩm hay lông động vật… Chỉ cần tiếp xúc với các tác nhân này, triệu chứng nổi mề đay sẽ xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Trên đây là một số lý do chính gây ra bệnh nổi mề đay ở mặt, dĩ nhiên các vị trí khác cũng sẽ xuất hiện triệu chứng. Để giải quyết cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn.

Ngứa ngáy là biểu hiện phổ biến của bệnh nổi mề đay khiến người bệnh vô cùng khó chịu
Ngứa ngáy là biểu hiện phổ biến của bệnh nổi mề đay khiến người bệnh vô cùng khó chịu

Triệu chứng nổi mề đay ở mặt

Ngoài hiện tượng ngứa, nổi mẩn đỏ, nổi thành mảng mề đay trên mặt, người bệnh còn có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Nóng đỏ vùng mặt
  • Mặt có thể bị sưng hoặc không
  • Da khô rát, nứt nẻ, có thể xuất hiện mụn nhỏ
  • Một số trường hợp bệnh nhân bị sốt nhẹ hoặc không
  • Nổi mề đay ở mặt có thể gây phù mặt, phù mắt mí môi… tuy nhiên trường hợp này không phổ biến

Nếu tình trạng nổi mề đay tái phát nhiều lần không đỡ, đã áp dụng các mẹo dân gian nhưng không ăn thua, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Chú ý không chủ quan bởi để càng lâu, mề đay chuyển sang mãn tính, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Cách chữa nổi mề đay ở mặt

Có rất nhiều cách giảm thiểu triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa trên mặt bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng sau đây:

Điều trị nổi mề đay bằng thuốc tây

Thuốc tây là sự lựa chọn phổ biến của bất cứ ai. Ưu điểm của tân dược là hiệu quả nhanh, chỉ sau 1 liều thuốc đôi khi triệu chứng đã được đẩy lùi hoàn toàn. Hơn nữa cách sử dụng đơn giản, tiện dụng, có thể dự trữ trong nhà vì vậy đây là cách được mọi người đánh giá cao.

Một số thuốc trị mề đay được kê đơn như Loratadine, Fexofenadine, Diphenhydramine, Brompheniramine, Chlorpheniramine,…

Dùng thuốc tây trị nổi mề đay trên mặt cần chú ý, nghe theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ
Dùng thuốc tây trị nổi mề đay trên mặt cần chú ý, nghe theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ

Chú ý: mặc dù thuốc tây mang lại tác dụng tích cực tuy nhiên việc lạm dụng thuốc, dùng không đúng cách sẽ gây ra một loạt tiêu cực như ảnh hưởng đến gan thận, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, người bệnh có thể bị đau đầu chóng mặt buồn nôn hoặc phụ thuốc vào thuốc… Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc đặc biệt là các loại thuốc có tác dụng mạnh như nhóm Corticoid.

Mẹo dân gian điều trị nổi mề đay

Ngoài dùng thuốc tây, một số mẹo dân gian chữa nổi mề đay cũng mang lại hiệu quả cao không kém hơn nữa tiết kiệm và an toàn hơn mà bạn có thể tham khảo, tiêu biểu như:

Chữa nổi mề đay bằng nha đam: phần gel trắng trong lá nha đam có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn, dưỡng ẩm da, dưỡng trắng da cực kỳ tốt. Đây là cách làm đẹp mà các bạn gái không nên bỏ qua. Chỉ cần đắp phần gel trắng nha đam lên da mặt, tình trạng nổi mẩn ngứa mề đay, khô da, nứt nẻ da sẽ được cải thiện đáng kể. Hãy áp dụng cách này mỗi ngày đến khi vết mề đay lặn hoàn toàn.

Rửa mặt bằng lá khế chua: Đây là bài thuốc được dân gian truyền miệng hàng trăm đời nay, hiệu quả mang lại chúng ta không thể phủ nhận. Chỉ cần tìm lá khế chua rửa sạch, đun sôi với nước khoảng 5-10 phút sau đó đợi nước này nguội bớt thì dùng để rửa mặt. Massage da nhẹ nhàng, áp dụng hàng ngày tình trạng mẩn ngứa sẽ giảm dần.

Ngoài 2 cách phổ biến và dễ làm trên, bạn đọc có thể thay thế nguyên liệu bằng cách tắm rửa nước lá kinh giới, đắp mặt nạ bột yến mạch trộn với mật ong và sữa chua, chườm đá lên da … Hiệu quả đều sẽ khiến bạn ngạc nhiên tuy nhiên cần kiên trì để thấy công dụng.

Một số mẹo trị mề đay an toàn, tiết kiệm
Một số mẹo trị mề đay an toàn, tiết kiệm

Điều trị nổi mề đay bằng đông y

Với các bệnh mãn tính khó trị như nổi mẩn ngứa mề đay, đông y được xem là giải pháp hoàn hảo bởi tác dụng cao, điều trị khỏi về lâu dài, không phản ứng phụ, không biến chứng đặc biệt giá thành tiết kiệm.

Cơ chế điều trị của đông y là đi sâu vào gốc rễ, phục hồi tạng gan thận bên trong. Gan thận có khỏe, khả năng đào thải độc tố trong cơ thể mới tốt từ đó tình trạng nổi mề đay cũng được cải thiện hoàn toàn.

So với các cách trị mề đay ở trên chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, đông y là cách duy nhất có thể trị bệnh dứt điểm, ngăn ngừa tái phát tối đa.

Vì vậy hãy tìm các nhà thuốc đông y gia truyền hay bệnh viện  y học cổ truyền, lựa chọn địa chỉ uy tín để được khám chữa.

Một số lời khuyên dành cho bệnh nhân nổi mề đay ở mặt

  • Tuyệt đối không gãi là điều đầu tiên bệnh nhân nổi mề đay cần ghi nhớ. Việc không thể kiểm soát cơn gãi ngứa sẽ gây trầy xước da, tổn thương da từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và tinh thần người bệnh.
  • Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, điều trị từ nguyên nhân để có thể đẩy lùi bệnh về lâu dài
  • Chủ động đi khám chữa sớm để trị bệnh dứt điểm
  • Chú ý các loại mỹ phẩm thường dùng bởi việc không hợp mỹ phẩm hoặc sản phẩm bạn dùng không đạt chất lượng là lý do phổ biến gây nổi mề đay ở mặt.
  • Chú ý nguồn nước sử dụng
  • Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh
  • Vệ sinh cơ thể đặc biệt là da mặt sạch sẽ
  • Giữ môi trường sống thoáng mát, trong lành
Chủ động khám chữa bệnh sớm để ngăn ngừa biến chứng
Chủ động khám chữa bệnh sớm để ngăn ngừa biến chứng

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về bệnh nổi mề đay ở mặt, hy vọng mọi người đã nắm rõ để dựa vào đó có thể đưa ra phương pháp đặc trị. Nếu có gì thắc mắc cần giải đáp, đội ngũ chuyên gia nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường luôn sẵn sàng lắng nghe và trả lời hoàn toàn miễn phí. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh. Đỗ Minh Đường đồng hành cùng sức khỏe bạn!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger