Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống: Cách Phân Biệt

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh xương khớp vô cùng phổ biến và có tỷ lệ mắc cao trong vài năm trở lại đây. Cả 2 căn bệnh này đều bắt nguồn từ sự tổn thương cột sống, đều gây đau nhức và suy giảm chức năng vận động. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 căn bệnh này để có hướng điều trị chính xác? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là bệnh gì? 

Rất nhiều người nhầm tưởng về thoát vị đĩa đệmthoái hóa cốt sống là 2 bệnh lý giống nhau. Nhưng trên thực tế đây lại là 2 bệnh lý xương khớp khác biệt. Việc nhầm lẫn thường xuất phát do bệnh bắt nguồn từ những tổn thương vùng cổ và thắt lưng, gây ra những cơn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến chức năng vận động. 

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là phần nằm giữa 2 đốt sống, có nhiệm vụ hấp thu giảm lực, giảm ma sát và có tính đàn hồi, bảo vệ cột sống khi vận động. Cấu trúc đĩa đệm gồm lớp màng bao xơ bên ngoài bao bọc ấy phần nhân nhầy bên trong. Thoát vị đĩa đệm (Herniated Disc) là hiện tượng đĩa đệm bị tổn thương, lớp màng bao xơ bị nứt, rách và lệch khỏi vị trí ban đầu. Khối nhân nhầy thoát vị tích tụ xung quanh cột sống và chèn ép các rễ dây thần kinh, gây ra đau nhức, tê bì, suy giảm chức năng vận động. 

Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm tổn thương, nhân nhầy thoát ra chèn ép dây thần kinh gây đau nhức

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống (Degenerative Spine) là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm xương khớp cột sống, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như cổ, ngực, lưng… Bệnh lý xương khớp mãn tính này chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, có liên quan mật thiết đến sự lão hóa nhanh chóng khi về già. Cấu trúc và chức năng cột sống suy yếu nhưng phải chịu tải trọng lớn trong thời gian dài khiến dẫn đến sự thoái hóa. 

Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thực chất là tình trạng viêm xương khớp cột sống có liên quan đến yếu tố lão hóa

Đặc trưng của thoái hóa cột sống là sự suy yếu và biến dạng hình thái cột sống, điển hình như mọc gai xương cột sống, tổn thương phần mặt đĩa đệm, hình thành các mỏm gai… Hiện tượng mọc gai này xảy ra dựa theo cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, nhằm cân bằng ổn định và vững chắc cột sống. Tuy nhiên, các gai xương này vô tình gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, làm thu hẹp ống sống và gây đau mỏi, tê bì khó chịu. 

Vì sao thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống dễ bị nhầm lẫn? 

Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là 2 căn bệnh xương khớp mãn tính có mối liên hệ mật thiết, chuyển hóa và tác động qua lại lẫn nhau. Những người bị thoái hóa cột sống thường có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm và ngược lại người bị thoát vị đĩa đệm sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống. Nguyên nhân được xác định là do 2 yếu tố sau: 

  • Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm: Khối nhân nhầy thoát vị không chỉ chèn ép lên dây thần kinh mà còn khiến cấu trúc đĩa đệm xẹp lại, hẹp hơn. Tình trạng này khiến 2 đốt sống cọ xát liên tục vào nhau, ma sát quá mức dẫn đến thoái hóa. 
  • Đối với trường hợp thoái hóa cột sống: Cột sống bị tác động mạnh hoặc chịu áp lực trong thời gian dài dẫn đến thoái hóa, thay đổi cấu trúc, hình thái, chẳng hạn như gai cột sống, kéo theo tổn thương đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Nhưng nhìn chung, đây đều là 2 căn bệnh thoái hóa xương khớp, đều gây ra những tổn thương và triệu chứng tương đồng nên việc nhầm lẫn giữa 2 bệnh là điều rất hay xảy ra. Do đó, tốt nhất khi các triệu chứng khởi phát, hãy chủ động thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. 

Dựa vào yếu tố nào để phân biệt thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm? 

Để phân biệt 2 bệnh lý này, bạn cần hiểu rõ về đặc tính, đặc điểm cơ bản của mỗi bệnh, từ đó nhận biết điểm giống và khác nhau. Sau đây là một số yếu tố giúp bạn phân biệt được 2 căn bệnh này: 

1. Triệu chứng 

Nếu chú ý quan sát kỹ thì thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm những điểm khác nhau như: 

Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống đều gây ra những cơn đau nhức khó chịu, nhưng có phần khác nhau về mặt cường độ

Thoát vị đĩa đệm

  • Xuất hiện những cơn đau nhức tại vùng cổ, thắt lưng và đau dây thần kinh tọa;
  • Kèm theo cảm giác ngứa ran và châm chích như có kiến bò mỗi khi ngồi hoặc đứng quá lâu; 
  • Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh gây tê bì tay chân, rối loạn cảm giác;
  • Trong giai đoạn nặng có thể gây teo cơ, yếu chi, bại liệt hoặc rối loạn cơ tròn gây mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện;

Thoái hóa cột sống

  • Những cơn đau xuất hiện âm ỉ trong thời gian dài hoặc bùng phát đột ngột chủ yếu ở thắt lưng, cổ; 
  • Bệnh diễn tiến quá lâu khiến cơn đau lan sang các bộ phận khác như hông, đùi, mông, vai…;
  • Hạn chế khả năng cử động, gây cứng gáy và có thể kèm theo chóng mặt, hoa mắt, ù tai, ngáp, nấc liên tục..

2. Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân gây ra cả 2 căn bệnh này, nhưng có những nguyên nhân chỉ xảy ra chủ yếu ở 1 trong 2 bệnh và bạn có thể dựa vào nguyên nhân này để chẩn đoán phân biệt: 

Thoát vị đĩa đệm

  • Hoạt động sai tư thế, đi, đứng, ngồi, nằm không đúng tư thế, vặn mình đột ngột, khuân vác vật nặng không đúng cách; 
  • Phát triển từ thoát vị đĩa đệm; 
  • Lười vận động, thừa cân béo phì…; 

Thoái hóa cột sống

  • Lão hóa tuổi tác; 
  • Ảnh hưởng từ những chấn thương trong quá khứ; 
  • Dị dạng khớp, cử động sai tư thế trong thời gian dài;

3. Cách điều trị 

Để chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống, người bệnh đều sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang, MRI cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính CT scan… Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Một số xét nghiệm hình ảnh giúp chẩn đoán phân biệt chính xác giữa thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm

  • Dùng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ…; 
  • Vật lý trị liệu bằng các bài tập theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ;
  • Chú ý tránh thực hiện các tư thế xấu trong sinh hoạt; 
  • Một số trường hợp nặng có thể can thiệp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Thoái hóa cột sống

  • Điều chỉnh lối sống sinh hoạt, tăng cường vận động để giúp tăng cường sức mạnh khớp xương, cột sống; 
  • Kết hợp sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết;
  • Ngoài ra các loại thuốc làm chậm quá trình thoái hóa để ngăn ngừa biến chứng; 

Cách chăm sóc xương khớp phòng ngừa các bệnh lý cột sống 

Ngoài những điểm khác nhau, xét về bản chất thì cả thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống đều là những bệnh lý xương khớp nói chung. Nguyên nhân khởi phát bệnh chính từ những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Vì vậy, chỉ cần chú ý điều chỉnh lối sống, ăn uống và vận động khoa học đều đặn sẽ giúp phòng ngừa bệnh và nâng cao sức mạnh xương khớp. 

Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Tích cực vận động, duy trì tư thế chuẩn trong sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa các bệnh lý xương khớp nói chung
  • Duy trì các tư thế đúng khi đi, đứng, ngồi, nằm. Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ, nếu bắt buộc do tính chất công việc hãy dành một ít thời gian để đi lại thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu đến cột sống và toàn bộ khung xương. 
  • Hạn chế khuân vác vật nặng, khom cong lưng quá mức hay vận động quá sức. 
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày, điều độ, tập vừa sức và ưu tiên những bộ môn phù hợp với thể trạng sức khỏe. 
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua những nhóm thực phẩm lành mạnh, đặc biệt tốt cho sức khỏe xương khớp. 
  • Thiết lập những thói quen sinh hoạt khoa học như ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. 
  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, ưu tiên chiết xuất từ các loại dược liệu tự nhiên nhằm tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và ổn định cấu trúc cột sống. 

Về cơ bản, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống đều là những căn bệnh xương khớp phổ biến, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng bệnh, phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, bảo vệ chức năng cột sống khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger