Thận Yếu Gây Đau Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thận yếu gây đau lưng là một trong những triệu chứng điển hình thường gặp. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, thậm chí khá nguy hiểm với các biến chứng khó lường. Vậy nguyên nhân nào gây ra chứng đau lưng do thận yếu? Điều trị bằng cách nào tốt nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Thận yếu gây đau lưng
Đau lưng do bệnh thận yếu là một trong những dấu hiệu của suy thận

Chứng thận yếu gây đau lưng là gì? 

Thận gồm 2 quả, nằm ở 2 bên cột sống, là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ đảm nhiệm chức năng lọc máu, nước tiểu, đào thải độc tố, chất cặn bã ra khỏi cơ thể thông qua đường bài tiết nước tiểu. Đồng thời, thận còn tham gia quá trình sản sinh các tế bào máu, cải thiện chứng thiếu máu và điều hòa huyết áp. 

Nên khi thận yếu xảy ra, cơ thể sẽ phát sinh những triệu chứng bất thường ngay lập tức như một “lời cảnh báo” đến người bệnh. Các dấu hiệu sớm thường gặp ở người bị thận yếu như: phù nề tay, chân, lạnh tứ chi, có cảm giác ớn lạnh, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, suy giảm sức khỏe sinh lý… Và một trong những triệu chứng phổ biến không kém đó là đau lưng. 

Cơn đau lưng do thận yếu gây ra khác với những cơn đau lưng thông thường. Nếu như ở người bị đau lưng do ảnh hưởng từ các bệnh lý cột sống, thì bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng đều có thể bị đau, thường kèm theo các triệu chứng về suy giảm chức năng vận động, tê bì, căng cơ, khó cử động… Những với cơn đau do thận yếu gây ra lại khác. Cụ thể như sau:

Thận yếu gây đau lưng
Cơn đau lưng do thận yếu gây ra có tính chất khác hẳn so với cơn đau nhức xương khớp thông thường
  • Vị trí: Đau ở 2 bên cột sống, dưới khung xương sườn vì đây là nơi tồn tại của 2 quả thận. Nên khi đau, người bệnh có thể phải chịu cơn đau ở 1 hoặc cả 2 bên tùy theo mức độ bệnh. 
  • Tính chất cơn đau:
    • Được mô tả lại là cơn đau xuất phát từ sâu bên trong cơ thể, khác với đau lưng thông thường sẽ âm ỉ hoặc kéo dài dai dẳng tại vị trí cột sống;
    • Cơn đau lưng do thận yếu có thể nhanh chóng lan sang nhiều vị trí khác trên cơ thể như hông, háng, đùi, bụng…;
    • Trường hợp thận yếu kèm theo sỏi thận và sỏi đi qua ống tiết niệu sẽ gây ra những cơn đau lưng dữ dội; 
  • Các triệu chứng kèm theo: Ngoài các triệu chứng thận yếu cơ bản, người bị đau lưng do thận còn kèm theo các triệu biểu hiện nghiêm trọng như: phù nặng toàn thân, tức ngực, khó thở, xuất hiện vị kim loại trong miệng, chuột rút, rối loạn ý thức, rối loạn nhịp tim… 

Nguyên nhân gây đau lưng do thận yếu 

Tình trạng đau lưng do bệnh thận yếu gây ra được ghi nhận là một trong những dấu hiệu của suy thận. Đây là biểu hiện của tình trạng chức năng thận bị suy giảm do ảnh hưởng từ các tổn thương bên trong lẫn bên ngoài, không can thiệp sớm và phát sinh những cơn đau nhức khó chịu ở vùng lưng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng do thận yếu như: 

  • Sỏi thận
  • Hội chứng thận hư
  • Nhiễm trùng thận hoặc viêm bể thận cấp tính
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Suy thận
  • ..

Người bị đau lưng do thận yếu có nguy hiểm không? 

Theo các chuyên gia, tình trạng đau lưng do thận yếu nói riêng và chứng thận yếu nói chung không phải nguyên nhân gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, sức khỏe thể chất, tinh thần và cả đời sống sinh hoạt hàng ngày đều sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều tùy theo cấp độ thận yếu. 

Trong trường hợp nhẹ, tần suất đau lưng do thận yếu gây ra chỉ xuất hiện thưa, rải rác vài lần đột ngột rồi biến mất hoặc dễ dàng thuyên giảm khi được chăm sóc tích cực. Nhưng ở giai đoạn nặng, tình trạng đau lưng kèm theo các triệu chứng sau đây thường khá nguy hiểm, gồm:

Thận yếu gây đau lưng
Thận yếu gây đau lưng nếu kèm theo tức ngực, khó thở, suy nhược cơ thể… có thể là dấu hiệu cảnh báo các rủi ro nguy hiểm khó lường
  • Tức ngực, khó thở; 
  • Căng cứng cơ;
  • Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ; 
  • Mất ngủ mãn tính; 
  • Giảm chức năng vận động, cử động khó khăn;
  • Rối loạn sinh lý;
  • … 

Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chủ quan, lơ là không can thiệp điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho các biến chứng nguy hiểm khác phát sinh như bệnh sỏi thận, suy thận, ung thư thận, các bệnh lý về tim mạch… Nghiêm trọng hơn đó là suy thận mãn tính, bắt buộc phải chạy thận để duy trì sự sống. Một số trường hợp còn không giữ được tính mạng, tăng tỷ lệ tử vong. 

Phương pháp điều trị chứng thận yếu bị đau lưng hiệu quả

Chứng thận yếu nói chung và thận yếu gây đau lung nói riêng đều gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cả khả năng vận động. Do đó, can thiệp điều trị kịp thời, dứt điểm triệu chứng và phục hồi chức năng thận là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe toàn diện. Dưới đây là một số cách chữa thận yếu bị đau lưng tốt nhất hiện nay: 

1. Mẹo giảm đau lưng tại nhà

Để cải thiện tình trạng thận yếu gây đau lưng ở giai đoạn vừa khởi phát, trước tiên người bệnh có thể thử áp dụng một số biện pháp giảm đau lưng tại nhà dưới đây: 

# Liệu pháp nhiệt

Chườm nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh tùy theo cấp độ đau lưng đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, tức thì. Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng tạm thời, phải thực hiện nhiều lần vì hiệu quả không thể duy trì được lâu. 

Thận yếu gây đau lưng
Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm tức thì cơn đau lưng nhưng thường chỉ có tác dụng tạm thời
  • Chườm nóng: Nhiêt nóng có tác dụng làm giãn các mạch máu, hệ thống cơ khớp dây chằng. Khi chườm nóng vào vị trí thận yếu, cơn đau lưng do bệnh lý này gây ra sẽ thuyên giảm nhanh chóng. 
  • Chườm lạnh: Những trường hợp đau cột sống thắt lưng kèm theo dấu hiệu sưng viêm hãy thử chườm lạnh. Chườm liên tục khoảng 15-20 phút giúp làm co mạch và giảm đau nhanh chóng. 

# Xoa bóp, massage

Nhiều người bị đau lưng do thận yếu gây ra phản ánh rằng xoa bóp, massage là phương pháp cải thiện hiệu quả nên được áp dụng. Vì bản chất của cơn đau lưng dù bất kỳ nguyên nhân gì cũng đều gây ra tình trạng căng đau, khó chịu. Do đó, chỉ với các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng cũng đã đủ để đẩy lùi cơn đau nhanh chóng. 

Nếu không thể tự xoa bóp cho mình, hãy nhờ đến sự trợ giúp của người thân hoặc đến các spa massage chuyên nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất. 

# Nghỉ ngơi nhiều hơn

Để giảm mức độ của cơn đau lưng do thận yếu bộc phát đột ngột, người bệnh hãy tạm ngưng công việc và dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Khi nằm nghỉ ngơi, hãy lưu ý chọn tư thế nằm phù hợp, đảm bảo toàn thân thả lỏng, đầu, vai, cột sống cổ và lưng, gót chân thẳng 1 hàng. Sau 15 – 20 phút, thay đổi tư thế nằm linh hoạt để thúc đẩy tuần hoàn máu. 

# Các bài tập tại nhà

Song song đó, thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng đau lưng do thận yếu gây ra. Chỉ cần kiên trì và dành ít nhất 20 phút/ ngày để tập một số bộ môn sau:

Thận yếu gây đau lưng
Người bị đau lưng do thận yếu nên tích cực vận động, rèn luyện thể chất hàng ngày để cải thiện bệnh hiệu quả
  • Các động tác vận động cơ bản như vặn người, đẩy hông lên cao, gập duỗi, chống đẩy, leo cầu thang…
  • Các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền định, bơi lội…

Những bài tập đơn giản này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, thư giãn gân cơ, giúp chúng trở nên linh hoạt hơn, giảm bớt cơn đau nhức lưng khó chịu.

2. Dùng thuốc giảm đau

Những biện pháp trên chỉ có thể cải thiện triệu chứng đau nhức tạm thời và vẫn có thể tái phát trở lại bất kỳ lúc nào khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt, tùy theo mức độ thận yếu gây đau lưng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị phù hợp. 

Thận yếu gây đau lưng
Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh cùng một số thuốc đặc trị thận yếu khác là những loại thuốc được dùng phổ biến

Một số loại thuốc trị thận yếu bị đau lưng như: 

  • Thuốc giảm đau: Giúp kiểm soát nhanh chóng triệu chứng đau nhức lưng nhanh chóng tức thì. Một số loại thường dùng như Profenid, Voltaren, Vioxx, Mobic… 
  • Thuốc kháng sinh: Một số trường hợp mắc chứng thận yếu kèm theo nhiễm trùng có thể được cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp. 
  • Thuốc lợi tiểu: Thường sử dụng thuốc lợi tiểu thuộc nhóm Thiazid như Indapamide, Furosemide, Hydrochlorothiazide, Metolazone… 
  • Các loại thuốc khác: Tùy triệu chứng bệnh cụ thể của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc đặc trị khác như thuốc chống thiếu máu, thuốc cân bằng acid uric, thuốc điều hòa huyết áp… 

Lưu ý: Nhiệm vụ của người bệnh là tuân thủ các chỉ định dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá mức cho phép để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

3. Chữa thận yếu gây đau lưng bằng bài thuốc Đông y

Trong Đông y, thận được xem là gốc rễ của sự sống, đảm nhiệm các chức năng tiết niệu, sinh dục, xương khớp, nội tiết, huyết dịch… Thận được chia làm thận âm và thận dương dựa trên thuyết ngũ hành. Chứng thận yếu xảy ra do sự suy giảm nguyên khí và chức năng thận. 

Bệnh đặc trưng với các triệu chứng về suy giảm sinh tinh, giảm ham muốn do thận khí không bền, kèm theo suy nhược cơ thể, giảm thính lực, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Và đặc biệt là đau lưng, mỏi gối. Để cải thiện bệnh trạng này, hãy áp dụng các bài thuốc chữa thận yếu dưới đây: 

Thận yếu gây đau lưng
Chữa thận yếu bị đau lưng bằng các bài thuốc Đông y hiệu nghiệm và lành tính

# Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm: hồ đào nhục, bổ cốt chỉ, đỗ trọng và đại táo mỗi thứ 160g. 
  • Sơ chế các vị thuốc như sau: hồ đào nhục sao thơm, bổ cốt chỉ sao rượu, đỗ trọng sao muối trước, sau đó sao rượu. 
  • Tán mịn thành bột từng loại dược liệu, trộn chung với nhau rồi cho vào bình thủy tinh bảo quản. 
  • Người bị đau lưng do thận yếu dùng khoảng 12g/ ngày, pha với rượu nóng và uống hết. 
  • Nên uống trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. 

# Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm tang phiêu tiêu, đảng sâm, phục thần và ích trí nhân mỗi thứ 15g, hoài sơn, thỏ ty tử, mẫu lệ, miệt giáp và long cốt mỗi vị 12g, ngũ vị tử, ô dược và thạch xương bồ mỗi vị 6g, 9g đường quy và 4.5g viễn chí. 
  • Rửa sạch các dược liệu, cho vào ấm đun, sắc kỹ với 2 chén nước cho đến khi nước thuốc cạn xuống còn 1 chén. 
  • Chắt ra chén, uống hết khi còn ấm nóng. 
  • Người bệnh thận yếu chỉ cần kiên trì sử dụng bài thuốc này trong vòng 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

# Bài thuốc số 3

  • Chuẩn bị can địa hoàng 32g, sơn thù và sơn dược mỗi thứ 16g, phục linh, trạch tả và đan bì mỗi vị 12g, quế chi và hắc phụ tử mỗi thứ 4g. 
  • Trộn chung các dược liệu trên, trừ can địa hoàng, mang đi sao nóng và tán thành bột mịn.
  • Cho mật ong vào hoàn thành viên, cho vào bình thủy tinh bảo quản. 
  • Người bị thận yếu dùng khoảng 4 – 6g/ lần, uống cùng với nước sôi để nguội là tốt nhất. 

# Bài thuốc số 4

  • Chuẩn bị thục địa 16g, lộc giác giao, thỏ ty tử, cẩu kỷ tử, hoài sơn và cao quy bản mỗi vị 12g, 6g sơn thù và 4g ngưu tất. 
  • Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào ấm đun và sắc với 3 chén nước. 
  • Chắt lấy nước thuốc ra chén, uống hàng ngày cho đến khi các triệu chứng thận yếu được cải thiện hoàn toàn. 

4. Các bài thuốc Nam chữa thận yếu gây đau lưng 

Ngoài thuốc Tây và thuốc Đông y, dùng thuốc Nam cũng là phương pháp hiệu quả chữa chứng thận yếu gây đau lưng. Ưu điểm của cách chữa này là đem lại hiệu quả cao đối với những trường hợp bệnh nhân có cơ địa phù hợp, mức độ an toàn cao nhờ sử dụng dược liệu lành tính và rẻ tiền, tiết kiệm chi phí điều trị. 

Gợi ý một số mẹo dân gian chữa đau lưng do thận yếu gây ra như:

# Bài thuốc đắp lá lốt 

Đắp lá lốt là mẹo giúp giảm nhanh cơn đau nhức do thận yếu gây ra. Theo Đông y, lá lốt là loại dược liệu có chứa các dược chất tốt có khả năng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng viêm hiệu quả. 

Thận yếu gây đau lưng
Chườm lá lốt và ngải cứu là mẹo dân gian giúp giảm nhanh cơn đau lưng do thận yếu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá lốt và ngải cứu tươi mỗi thứ 1 nắm, một ít giấm ăn;
  • Lá lốt và ngải cứu rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút trước khi dùng;
  • Cho hết vào cối giã nát, trộn chung với giấm; 
  • Đổ vào chảo sao nóng lên, đổ ra chiếc khăn sạch, buộc chặt phần đầu và chườm trực tiếp lên vùng lưng – thận đau nhức; 
  • Kiên trì thực hiện hàng ngày cho đến khi cảm giác đau thuyên giảm. 

# Bài thuốc từ cây quýt gai

Theo Y học cổ truyền, cây quýt gai có tính mát, vị đắng. Thường được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa các bệnh lý về thận hiệu quả, trong đó có thận yếu, thận hư. Cây quýt gai kết hợp với một số dược liệu khác giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm áp lực lên thận và hỗ trợ cải thiện triệu chứng thận yếu như đau lưng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ớn lạnh… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị cây quýt gai, cây mực, cây muối và cây nổ mỗi thứ 20g; 
  • Rửa sạch các dược liệu, mang đi phơi khô rồi cho vào chảo sao nóng đến khi toàn bộ chuyển sang màu nâu; 
  • Cho vào ấm đun, sắc kỹ với 2 lít nước cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 1/3 so với ban đầu. 
  • Chắt lấy nước thuốc, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 
  • Người bị thận yếu nên sắc uống mỗi ngày 1 thang để đạt hiệu quả tốt nhất. 

# Bài thuốc từ cây tầm gửi gạo

Theo nhiều nghiên cứu, cây tầm gửi gạo chứa nhiều hoạt chất giúp giảm viêm, chống khuẩn và tốt cho thận. Cụ thể, áp dụng mẹo chữa từ cây tầm gạo giúp bồi dưỡng, phục hồi chức năng thận, hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức lưng dưới do bệnh thận yếu gây ra. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị cây tầm gửi gạo 15g, thổ phục linh, rễ cỏ tranh và mã đề mỗi thứ 10g;
  • Rửa sạch các dược liệu, cho vào ấm đun sắc cùng với 1.5 lít nước, đậy kín nắp và chỉnh nhỏ lửa;
  • Đun khoảng 30 phút thì tắt bếp, chắt nước thuốc ra bình chứa, chia làm nhiều phần uống hết khi còn ấm. 
  • Người bị thận yếu dùng tối đa 1 thang/ ngày và không để nước thuốc qua đêm. 

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa đau lưng do thận yếu 

Chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc thận hàng ngày là cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ phát bệnh. Để có 2 quả thận khỏe mạnh, hãy ghi nhớ các điều sau: 

Thận yếu gây đau lưng
Ăn uống đủ bữa, cân bằng dưỡng chất và tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng góp phần ngăn chặn thận yếu gây ra đau lưng
  • Tập luyện thể dục hàng ngày để giúp thận hoạt động tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về thận nói chung. 
  • Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là không thể thiếu magie, vitamin B6… Tránh dung nạp quá nhiều đạm vào cơ thể để tránh nguy cơ làm suy giảm chức năng thận nhanh hơn. 
  • Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas, cà phê…
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau, nhưng đồng thời phải sử dụng thuốc đúng liều đối với các thuốc đặc trị huyết áp, tiểu đường để dự phòng phát bệnh. 
  • Loại bỏ thói quen nhịn tiểu khi có nhu cầu.
  • Cắt giảm lượng muối dư thừa đối với cơ thể nhằm giảm áp lực tác động lên thận, giảm nguy cơ phát sinh thận yếu, suy thận. 
  • Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, ít nhất 12 ly là tốt nhất.
  • Ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng/ đêm, tránh thức khuya. 

Thận yếu gây đau lưng rất dễ xảy ra và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe chung của người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Do đó, hãy chủ động thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, ngăn chặn các biến chứng khó lường. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger