Thận Yếu Có Gây Vô Sinh Không? Cách Chữa Trị Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thận yếu có gây vô sinh không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Tuyến thượng thận đảm nhận chức năng sản sinh hormone, duy trì sinh lý bình thường. Khi thận bị tổn thương và suy yếu, nhiều vấn đề về sinh lý và khả năng sinh sản có thể xảy ra.

Thận yếu có gây vô sinh không
Tìm hiểu thận yếu có gây vô sinh không, nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh lý hiệu quả

Tổng quan về bệnh thận yếu

Thận gồm 2 quả, đảm nhận những chức năng quan trọng của cơ thể. Cơ quan này chịu trách nhiệm chính cho quá trình lọc máu và chất thải, điều tiết nước tiểu, tái hấp thu các chất và cân bằng điện giải. Ngoài ra thận còn giúp duy trì sinh lý, điều hòa huyết áp và chức năng nội tiết.

Thận yếu là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm, các quá trình không được thực hiện đầy đủ và đúng cách. Tình trạng này chủ yếu do sự lão hóa ở người lớn tuổi, thói quen xấu (nhịn tiểu, dùng chất kích thích…), ảnh hưởng từ thuốc điều trị và bệnh lý (chẳng hạn như huyết áp cao và tiểu đường).

Những người bị suy giảm chức năng thận thường có dấu hiệu phù nề, tiểu nhiều, tiểu đêm, thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, đau lưng, da khô và ngứa… Đặc biệt suy giảm chức năng sinh lý là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thận yếu.

Thận yếu có gây vô sinh không?

Theo Y học cổ truyền, chức năng thận và sức khỏe sinh lý có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy thận yếu có gây vô sinh không? Theo các chuyên gia, thận yếu có thể gây vô sinh nếu không được điều trị.

Thận yếu làm mất cân bằng âm – dương (thận âm và thận dương). Điều này làm ảnh hưởng chức năng sinh lý, người bệnh suy giảm ham muốn tình dục. Hơn nữa một loạt bệnh lý có thể xảy ra bao gồm cả chứng vô sinh.

Mặt khác, thận yếu làm giảm khả năng tuần hoàn máu, máu lưu thông vào dương vật không tốt làm cản trở sự cương dương. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng giao hợp, khó xuất tinh và mang thai.

Thận yếu có thể gây vô sinh nếu không được điều trị
Thận yếu không được điều trị có thể gây chứng vô sinh và nhiều bệnh sinh lý khác

Vì sao thận yếu gây vô sinh?

Thận yếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý và gây vô sinh. Điều này xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:

1. Mất cân bằng âm – dương

Thận được chia thành thận âm và thận dương. Thận âm chủ vật về tinh huyết và chất dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Đồng thời giúp nam giới duy trì sự cương cứng khi hoạt động tình dục.

Trong khi đó thận dương chủ về sự hưng phấn và nhanh nhẹ của cơ thể. Đồng thời tăng sự ham muốn, duy trì sức khỏe và cơ thể ấm áp. Chính vì thế sự cân bằng giữa thận âm và thận dương rất quan trọng đối với sức khỏe và sinh lý, đặc biệt là nam giới.

Bất kỳ sự tổn thương nào dẫn đến mất cân bằng âm – dương đều khiến thận yếu. Điều này gây rối loạn chức năng sinh lý tự nhiên, giảm ham muốn tình dục. Đồng thời làm khởi phát nhiều chứng bệnh về sinh lý. Cụ thể như:

2. Giảm hormone sinh lý

Tuyến thượng thận giữ vai trò quan trọng trong việc sản sinh hormone sinh lý. Khi thận yếu hoặc bị tổn thương, quá trình sản sinh hormone không được đảm bảo. Lúc này lượng hormone được sản sinh không đủ để duy trì hoạt động sinh lý bình thường, gây rối loạn nội tiết tố và nhiều vấn đề khác.

Giảm hormone sinh lý ở cả nam giới và phụ nữ đều gây suy giảm ham muốn tình dục. Đối với phái nữ, điều này kéo dài có thể gây lãnh cảm và khó có con.

Hơn nữa thận yếu còn làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết và tiết niệu. Sự kết hợp của những yếu tố khiến người bệnh bị suy giảm nhu cầu tình dục, gây ra các bệnh về sinh lý và tăng nguy cơ vô sinh.

3. Thiếu máu và giảm tuần hoàn máu

Vô sinh do thận yếu cũng có thể liên quan đến khả năng tình dục ở nam giới. Bên cạnh chức năng lọc máu, thận tham gia quá trình sản sinh tế bào hồng cầu. Khi có thận yếu, chức năng này không được thực hiện đầy đủ và tăng nguy cơ thiếu máu.

Mặt khác sự suy giảm chức năng thận làm ảnh hưởng đáng kể đến quá trình lưu thông khí huyết. Khi có sự hưng phấn và hoạt động tình dục, thể hang được làm đầy và dưng vật cương cứng.

Tuy nhiên tình trạng thiếu máu và giảm tuần hoàn do thận yếu khiến quá trình tuần hoàn máu đến thể hang bị cản trở, dương vật khó cương cứng. Việc không được điều trị có thể gây rối loạn cương dương, khó xuất tinh vào âm đạo và gặp nhiều khó khăn trong việc thụ thai. Nhữn trường hợp nặng hơn có thể bị vô sinh.

Thiếu máu và giảm tuần hoàn máu
Thiếu máu và giảm tuần hoàn máu do thận yếu khiến dương vật khó cương cứng, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng không?

Thận yếu hầu như không làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Các chuyên gia cho biết tinh trùng được sản xuất hàng ngày, luôn đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng khi cơ thể khỏe mạnh và sinh hoạt lành mạnh

Khi sinh hoạt kém lành mạnh (lạm dụng thủ dâm, uống nhiều bia rượu…), tâm lý không ổn định, làm việc nặng nhọc và mệt mỏi… số lượng và chất lượng tinh trùng có thể bị suy giảm. Ngoài ra chế độ ăn thiếu dinh dưỡng cũng có khả năng làm suy giảm chất lượng tinh binh.

Trong khi đó thận là cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu. Thận yếu chỉ tác động đến chức năng sinh lý, gây rối loạn cương dương và dẫn đến vô sinh. Những trường hợp này vẫn có tinh trùng khỏe mạnh và được đảm bảo về số lượng. 

Chính vì thế nam giới bị thận yếu nếu kiểm soát tốt triệu chững vẫn có thể sinh con bình thường và khỏe mạnh. Do vậy người bệnh cần sớm thăm khám, chẩn đoán bệnh thận yếu và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp điều trị thận yếu hiệu quả

Khi thăm khám, người bệnh sẽ được kiểm tra triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận (xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…). Dựa trên kết quả chẩn đoán chi tiết, bác sĩ lên kế hoạch điều trị thích hợp và áp dụng những phương pháp tốt nhất.

Dưới đây là những cách chữa bệnh thận yếu hiệu quả và thường được áp dụng:

1. Chăm sóc và thay đổi lối sống

Những người bị thận yếu cần chú ý thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để cải thiện chức năng thận, giảm nguy cơ vô sinh. 

  • Chế độ sinh hoạt và vận động

Chế độ sinh hoạt và vận động phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện chức năng thận. Đồng thời tăng tuần hoàn khí huyết, cải thiện khả năng cương dương và giảm nguy cơ vô sinh.

    • Sinh hoạt khoa học, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động gắng sức và nặng nhọc.
    • Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/ đêm) và ngủ trước 23 giờ. Tránh ngủ quá muộn.
    • Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích khác
    • Hạn chế uống rượu bia.
    • Không nhịn tiểu để tích tụ độc tố khiến thận thêm tổn thương.
    • Kiểm soát căng thẳng, luôn duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan
    • Duy trì thói quen tập thể dục (mỗi ngày 60 phút) có thể giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, cải thiện chức năng thận, tăng tuần hoàn khí huyết. Từ đó đảm bảo sự cương dương ở nam giới, chống rối loạn nội tiết tố và cải thiện sinh lý. Ngoài ra tập thể dục còn là một trong những cách giảm stress và duy trì chức năng sinh lý hiệu quả nhất.
  • Chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh

Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân bị thận yếu. Nguồn thực phẩm lành mạnh có thể giảm thiểu áp lực lên thận, cung cấp những thành phần dinh dưỡng cho quá trình phục hồi.

Chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi

Cụ thể những người bị thận yếu cần áp dụng nguyên tắc ăn uống dưới đây:

    • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng từ những nguồn thực phẩm lành mạnh, bổ sung đầy đủ những dưõng chất thiết yếu cho cơ thể.
    • Tăng cường bổ sung những thành phần dinh dưỡng có khả năng chống viêm, giảm các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi chức năng thận. Cụ thể như vitamin A, B, C, D, E, magie, canxi…
    • Thêm rau củ và trái cây tươi vào chế độ ăn uống mỗi ngày.
    • Bổ sung calo và protein với hàm lượng cần thiết để duy trì sức khỏe, chống mệt mỏi suy nhược ở những người bị thận yếu.
    • Dùng protein thực vật thay thế cho protein động vật.
    • Cắt giảm lượng muối (natri) trong chế độ ăn uống.
    • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo kém lành mạnh, nhiều kali.
    • Uống đủ nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít nước) để hỗ trợ thận đào thải độc tố.

2. Dùng thuốc Tây

Thuốc trị thận yếu có thể giúp kiểm soát nhanh tình trạng, ngăn suy giảm chức năng tiến triển và giảm nhẹ các triệu chứng. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc này được dùng để giảm phù nề, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố qua nước tiểu.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp: Một loại thuốc điều trị cao huyết áp sẽ được dùng cho những bệnh nhân bị thận yếu gây tăng huyết áp. Thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn và lượng máu qua thận. Từ đó giúp điều chỉnh và ổn định huyết áp.
  • Thuốc cân bằng axit uric: Những loại thuốc cân bằng axit uric sẽ được dùng để phòng ngừa thận yếu làm tăng axit uric trong máu. Bởi sự suy giảm chức năng của thận khiến quá trình đào thải chất này không diễn ra đầy đủ.
  • Thuốc chống thiếu máu: Thận yếu có thể gây thiếu máu do ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hồng cầu. Tuy nhiên thuốc chống thiếu máu có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.
  • Thuốc kiểm soát kali trong máu: Chất kết dính kali được dùng để ngăn nồng độ kali tăng cao trong máu.
  • Thuốc điều trị cholesterol cao: Statin thường được dùng để giảm nồng độ cholesterol xấu và bảo vệ tim mạch.

Nhiều loại thuốc được chỉ định trong điều trị thận yếu. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và dựa trên tình trạng cụ thể.

3. Dùng thuốc Đông y chữa thận yếu

Những bài thuốc chữa thận yếu bằng Đông y có thể giúp khắc phục căn nguyên, điều trị thận yếu và những biểu hiện liên quan. Phương pháp này được dùng phổ biến do những vị thuốc có độ lành tính cao, kiên trì áp dụng có thể mang đến hiệu quả tốt và lâu dài.

Dùng thuốc Đông y chữa thận yếu
Dùng thuốc Đông y chữa thận yếu giúp kiểm soát bệnh và giảm các triệu chứng liên quan

Dựa trên tình trạng cụ thể, một trong những bài thuốc dưới đây có thể được sử dụng:

  • Thận yếu gây suy nhược cơ thể: Chuẩn bị 1 kg Hà thủ ô, 1 kg Tang diệp, 5 kg Lạc tiên, 1.5 kg Dâu tằm chín, 8 kg vừng đen, 0.5 kg Kim anh tử, 0.5 kg Giác sương 0.4 kg Liên nhục, 0.3 kg Thạch xương bồ. Rửa sạch các vị thuốc, sao khô, tán thành bột mịn, trộn với mật ong và làm hoàn mỗi viên 10 gram. Uống 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Thận yếu gây đau lưng mỏi gối: Chuẩn bị 160 gram Hồ đào nhục sao vàng, 160 gram Bổ cốt chỉ sao rượu, 160 gram Đỗ trọng sao muối sao đó sao rượu, 60 gram Đại táo đầu khứ ý. Rửa sạch các vị thuốc, tán nhuyễn mịn, trộn đều và bảo quản. Mỗi ngày uống 12 gram bột thuốc với rượu nóng, nên uống lúc đói.
  • Thận yếu gây khó ngủ: Rửa sạch và tán nhuyễn các vị thuốc gồm 250 gram Thục địa, 150 gram Khiếm thực, 200 gram Hoài sơn, 100 gram Ba tiêu hương, 80 gram Ba kích, 50 gram Mẫu lệ, 50 gram Cẩu tích, 50 gram Kim anh, 50 gram Lộc giác giao. Trộn thuốc bột với mật ong và làm hoàn với viên 12 gram. Uống 1 viên/ lần, mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Thận yếu gây chứng di tinh, liệt dương, rối loạn cương dương: Chuẩn bị 40 gram các vị gồm Tật lê, Mẫu lệ, Liên tu, Liên tử, Khiếm thực, Long cốt. Rửa sạch và sắc trong 1 lít nước. Đun lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 nửa. Chắt lấy nước thuốc, chia 3 phần và uống hết trong ngày.
  • Thận âm hư yếu: Chuẩn bị 12 gram Hoài sơn, 12 gram Sơn thù, 9 gram Hoàng bá, 9 gram Đan bì, 9 gram Bạch linh, 9 gram Trạch tả, 10 gram tri mẫu. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Thận dương yếu: Chuẩn bị 10 gram Mẫu lệ, 10 gram Tang phiêu tiêu, 6 gram Ngũ vị tử, 6 gram Phụ tử chế. Sắc thuốc với 400ml cạn còn 200ml. Chắt lấy nước thuốc và uống hết trong 2 lần sáng – tối.

4. Dùng thảo dược (thuốc Nam) chữa bệnh

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh có thể dùng một số loại thảo dược thiên nhiên. Chẳng hạn như rau diếp cá, râu ngô và rau ngổ. Những loại thảo được này đều chứa những hoạt chất có khả năng hỗ trợ cải thiện chức năng thận và giảm nhẹ triệu chứng.

  • Rau diếp cá: Loại rau này chứa myrcene capric acid / acetaldehyde có khả năng kháng viêm, phòng ngừa và giảm viêm do nhiễm trùng thận. Đồng thời giúp lợi tiểu và cải thiện tuần hoàn máu bằng cách làm giãn mạch. Khi dùng, rửa sạch 100 gram rau diếp cá tươi, đun với 2 lít nước. Sau 10 phút, chắt lấy nước thuốc và uống nhiều lần trong ngày.
  • Rau ngổ: Rau ngổ có tính mát, giúp cải thiện chức năng đào thải chất cặn bã của thận, lợi tiểu, giảm viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu đến thận. Dùng 30 gram rau ngổ xay với 150ml nước. Chắt lấy nước cốt và uống hết trong 2 lần sáng – tối.
  • Râu ngô: Rau ngô có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, làm mát cơ thể và hỗ trợ phục hồi chức năng thận. Dùng 1 nắm râu ngô đun với 1 lít nước trong 10 phút. Lọc lấy nước và uống hết trong ngày.
Râu ngô
Râu ngô mang đến hiệu quả thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ phục hồi chức năng thận

Bài viết giúp giải đáp thận yếu có gây vô sinh không, nguyên nhân và những phương pháp điều trị bệnh. Chức năng thận suy yếu làm ảnh hưởng đến sinh lý, gây suy giảm ham muốn tình dục và tăng nguy cơ vô sinh. Do đó người bệnh cần sớm điều trị để ngăn ngừa những biến chứng của bệnh.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger