Đi Tiểu Nhiều Có Phải Thận Yếu Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Rất nhiều người gặp phải tình trạng đi tiểu hơn 4 – 5 lần trong một đêm, nên thường có thắc mắc “Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?”. Nếu tiểu nhiều về đêm đúng là triệu chứng của thận yếu, vậy còn triệu chứng nào nữa hay không? Cách điều trị cải thiện ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh

Hiểu đúng về chứng thận yếu

Thận là cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể để duy trì hoạt động sống của con người. Bao gồm: lọc máu, đào thải độc tố, đảm bảo thể tích máu, điều hóa chỉ số huyết áp, tăng sinh hồng cầu và cân bằng nồng độ các chất điện giải. Nên nếu bị thận yếu, khiến chức năng thận suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng, hệ lụy khó lường cho sức khỏe. 

Có nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm một người đang mắc bệnh thận yếu như: 

  • Đau nhức vùng thắt lưng hoặc 2 bên mạn sườn, thậm chí có thể lan xuống các chi dưới; 
  • Sưng phù cơ thể do tích nước, đặc biệt sưng tay, chân, mắt cá chân, tăng cân đột ngột; 
  • Suy giảm sinh lý do thận tham gia quá trình sản sinh các hormone estrogen và androgen cần thiết cho hoạt động tình dục, nhất là ở nam giới; 
  • Suy nhược cơ thể, dễ bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu…; 
  • Khó ngủ do độc tố trong cơ thể không được lọc thải hết, tích tụ trong máu; 
  • Tay chân lạnh, ra nhiều mồ hôi dù nhiệt độ không nóng, người bệnh nhạy cảm với thời tiết lạnh, nhất là khi gặp gió…;
  • Rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp do hệ tim mạch cũng bị rối loạn do thận yếu làm ức chế tuyến thượng thận sản sinh hormone androsteron;
  • Thiếu dinh dưỡng, thường xuyên gây táo bón cùng nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa khác; 

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không? 

Thận là cơ quan bài tiết quan trọng của hệ tiết niệu, có nhiệm vụ lọc máu và nước tiểu, sau đó đào thải chúng ra khỏi cơ thể thông qua đường bài tiết nước tiểu. Ở người trưởng thành bình thường, lượng nước tiểu trung bình khoảng 1.5 – 3 lít, chia làm nhiều lần tiểu trong ngày, khoảng 7 – 8 lần là bình thường. Trong đó: 

  • Nữ giới trung bình khoảng 1.1 – 1.5 lít/ ngày; 
  • Nam giới trung bình khoảng 1.2 – 1.7 lít/ ngày; 

Những người khỏe mạnh không bệnh tật sẽ chỉ đi tiểu 1 lần trước khi đi ngủ và 1 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy. Nhưng cũng có một số trường hợp những người có bàng quang nhỏ hoặc uống nhiều nước trước khi ngủ sẽ có tần suất đi tiểu nhiều hơn so với bình thường, nhưng sau đó sẽ biến mất. 

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Hầu hết người bệnh thận yếu đều phải đối mặt với tình trạng đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm

Nhưng với những người tăng tần suất đi tiểu đột ngột, nhiều quá mức bình thường mặc dù không uống nước, nhất là vào ban đêm rất có thể là dấu hiệu của chứng thận yếu. Người mắc bệnh thận yếu gây thay đổi tính chất hoạt động tiểu tiện, chức năng bộ lọc thải độc tố trong máu, nước tiểu giảm đi. Hậu quả làm tăng tình trạng tích nước, ngày càng tăng tích tụ độc tố trong cơ thể, nhất là trong bàng quang. 

Do đó, người mắc bệnh thận yếu khiến nhu cầu tiểu tiện tăng lên, bàng quang co giãn liên tục để đào thải nước tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Kèm theo các triệu chứng khác như tiểu rắt, đau rát, bí tiểu, nước tiểu ứ lại, không ra hết…

Tình trạng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi do chức năng thận bị suy giảm chức năng do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa. Ngoài ra, triệu chứng đi tiểu nhiều về đêm còn là triệu chứng của chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt ở nam giới. Vì vậy, có thể kết luận rằng đi tiểu nhiều chính là một trong những triệu chứng của thận yếu. 

Các tiêu chuẩn đánh giá bệnh nhân thận yếu gây đi tiểu nhiều

So với các triệu chứng khác, người bị thận yếu đi tiểu nhiều thường dễ nhận biết như: 

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Người mắc bệnh thận yếu có tần suất tiểu tiện > 8 lần/ ngày và thay đổi tính chất nước tiểu
  • Tần suất đi tiểu > 8 lần/ ngày, nhất là vào ban đêm; 
  • Trung bình một ngày lượng nước tiểu thải ra khoảng > 3 lít; 
  • Dù vừa mới đi tiểu xong nhưng cảm giác căng tức bụng và muốn tiểu tiếp vẫn xảy ra; 
  • Thay đổi màu sắc nước tiểu, từ màu vàng nhạt chuyển sang màu vàng đậm, hơi đặc, nổi bọt, một số trường hợp có lẫn máu; 
  • Sau khi tiểu xong cơ thể mệt mỏi, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, đổ nhiều mồ hôi, hay nổi da gà, đặc biệt mất ngủ liên tục do tiểu nhiều về đêm; 

Người bệnh có thể không có tất cả các triệu chứng này, chỉ cần có vài triệu chứng trên đã đủ để đánh giá chẩn đoán bệnh thận yếu. 

Đi vệ sinh do thận yếu có nguy hiểm không? 

Đi tiểu nhiều lần do thận yếu gây ra, nhất là vào ban đêm nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Có thể kể đến như: 

# Suy nhược cơ thể

Tần suất tiểu tiện cao quá mức bình thường khiến người bệnh dễ bị mất nước. Hệ lụy của tình trạng này chính là suy nhược cơ thể, mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ bị gián đoạn do cảm giác buồn tiểu liên tục… Hiện tượng này kéo dài không chữa trị có thể gây ra mất ngủ mãn tính. Lâu dần gây suy nhược cơ thể, giảm sức khỏe thể chất và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh. 

Chỉ khi chức năng thận được cải thiện, cơ thể mới sản sinh đủ hormone erythropoietin. Đây là một loại hormone tham gia vào quá trình sản sinh tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy của cơ thể. Nhờ đó giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu, cải thiện triệu chứng suy nhược, mệt mỏi, lờ đờ… 

# Suy giảm sức khỏe sinh lý

Thận và dục có mối liên hệ mật thiết với nhau, thận khỏe mạnh mới có thể duy trì chức năng sinh lý khỏe mạnh, nhất là đối với nam giới. Thận hoạt động khỏe mạnh giúp bơm máu liên tục đến dương vật liên tục, nhờ đó duy trì khả năng cương cứng, kéo dài thời gian quan hệ tình dục theo ý muốn, tự chủ trong việc xuất tinh. 

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Đi tiểu nhiều do thận yếu gây ra có thể phát sinh biến chứng suy giảm chức năng sinh lý, suy nhược cơ thể…

Do đó, khi thận yếu cũng sẽ khiến sức khỏe sinh lý bị suy giảm theo. Nếu không can thiệp điều trị, phục hồi chức năng thận kịp thời, nam giới có thể mắc các bệnh lý rối loạn tình dục như rối loạn cương cương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, liệt dương, thậm chí vô sinh hiếm muộn. 

# Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính

Theo thống kê, những người thường xuyên đi tiểu nhiều về đêm thường đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý tại đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi tiết niệu… Nếu chủ quan lơ là, không can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận, gây nhiều hậu quả, hệ lụy khó lường cho sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. 

Lời khuyên chăm sóc điều trị và phòng ngừa thận yếu 

Để cải thiện các triệu chứng thận yếu, trong đó bao gồm cả tình trạng đi tiểu nhiều, người bệnh cần có phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp. Nguyên tắc điều trị cơ bản là bồi dưỡng phục hồi chức năng thận thông qua các cách sau:

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hàng ngày là yếu tố quan trọng cải thiện hiệu quả chứng đi tiểu nhiều do thận yếu gây ra

1. Chế độ dinh dưỡng

Ăn uống đủ chất và cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc cải thiện triệu chứng và bảo tồn, phục hồi chức năng thận. Để đạt hiệu quả tối ưu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lập thực đơn ăn uống, kiêng cữ phù hợp: 

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây như bông cải xanh, đu đủ, cà rốt, rau chân vịt, bơ…;
  • Các loại thực phẩm giàu đạm như lòng trắng trứng, mè đen, hành tây, trái cây sẫm màu như vàng, đỏ, cam… rất tốt trong việc thúc đẩy cơ chế đào thải lượng kali và phospho dư thừa ra khỏi cơ thể;
  • Người thận yếu nên ăn nhiều ớt chuông, măng tây, bí ngô… giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa; 
  • Cắt giảm lượng muối, đường, ăn nhạt để tránh làm tăng huyết áp, hỗ trợ phục hồi chức năng lọc thải máu của thận;
  • Giảm lượng dầu mỡ từ các món ăn chiên xào, thay thế dầu động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu vừng…; 
  • Tuyệt đối tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…; 

2. Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh ăn uống, người bệnh thận yếu cũng cần điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hàng ngày để sớm phục hồi chức năng thận, cải thiện triệu chứng đi tiểu nhiều. 

  • Thiết lập thời gian biểu phù hợp, cân bằng giờ giấc giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, làm việc vừa sức, ngủ sớm, tránh thức khuya…; 
  • Tạo thói quen tập thể dục, rèn luyện thể chất hàng ngày, tập vừa sức để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng và góp phần phục hồi chức năng thận;
  • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh gây thừa cân béo phì; 
  • Tốt nhất phải tiểu ngay khi có cảm giác, từ bỏ thói quen nhịn tiểu, tránh để bàng quang căng đầy mới đi đi tiểu;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe toàn diện và đánh giá tiến triển chữa trị, phục hồi chức năng thận; 

Ngoài ra, người bệnh thận yếu có thể chọn cách chữa bằng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc các bài thuốc dân gian sử dụng dược liệu tự nhiên như nhân trần, cỏ mực, bồ công anh, râu ngô, mã đề, cây cỏ xước… tùy theo chỉ định tư vấn của bác sĩ. 

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi tiến triển điều trị, sớm phục hồi chức năng thận yếu

Trên đây là những thông tin về chứng đi tiểu nhiều do thận yếu gây ra và cách điều trị cải thiện phù hợp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ bản chất của thận yếu và phục hồi chức năng thận cũng như cải thiện chứng tiểu nhiều. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy trao đổi với bác sĩ để được trao đổi kỹ lưỡng hơn. 

Có thể bạn quan tâm 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger