Nổi mề đay có lây không? Và một số biện pháp phòng tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nổi mề đay là bệnh lý dị ứng khá phổ biến, xảy ra do phản ứng của cơ thể với các tác nhân dị ứng bên ngoài. Các biểu hiện của bệnh rất rõ rệt trên da như nổi mẩn đỏ, phù nề, ngứa ngáy… Vậy các triệu chứng nổi mề đay có lây không? Hướng điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Nổi mề đay có lây không?
Nổi mề đay có lây không là vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc

Bệnh nổi mề đay là gì? 

Nổi mề đay là hiện tượng cơ thể phản ứng lại với các tác nhân hoặc dị nguyên lạ gây dị ứng thông qua hoạt động của các mao mạch và niêm mạc dưới da. Lúc này, trên bề mặt da xuất hiện tình trạng sưng, phù nề tại chỗ, ửng đỏ và ngứa ngáy do cơ thể sản sinh hoạt chất histamine. 

Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có thể xuất hiện phản ứng mề đay, tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như tay chân tiếp xúc với dị nguyên thì các triệu chứng chỉ xuất hiện khu trú tại vùng này hoặc các vùng xung quanh. Còn nếu bị dị ứng thuốc, thức ăn… có thể phát sinh triệu chứng toàn thân. 

Bệnh mề đay được chia làm 2 dạng gồm cấp tính và mãn tính. Trong đó:

  • Nổi mề đay cấp tinh các triệu chứng bộc phát đột ngột trong vòng vài ngày và biến mất. Thời gian phát bệnh không quá 6 tuần. 
  • Nổi mề đay mạn tính xảy ra khi các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường, thời tiết. Thời gian phát bệnh kéo dài trên 6 tuần. 

Nổi mề đay có lây không?

Nổi mề đay là căn bệnh không phân biệt độ tuổi, giới tính mà nó được quyết định bởi yếu tố cơ địa. Đây là một dạng bệnh da liễu dị ứng, không phải bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây lan, truyền từ người này sang người khác. Bởi cơ chế gây bệnh phụ thuộc vào cơ địa, khả năng đáp ứng của cơ thể đối với các tác nhân dị ứng, dẫn đến sự hình thành và phóng thích histamine vào máu. 

Nổi mề đay có lây không?
Nổi mề đay không phải bệnh lý truyền nhiễm nên không có khả năng lây lan từ người sang người

Ngoài ra, các chuyên gia cho biết bệnh nổi mề đay xảy ra do suy giảm chức năng gan, độc tố tích tụ trong cơ thể, gây phong nhiệt và phát sinh ngứa ngáy. Tuy không có khả năng truyền nhiễm, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng lan ra trên khắp cơ thể, nhất là các vị trí xung quanh vùng da nổi mề đay khiến bệnh ngày càng trầm trọng. 

Nổi mề đay có di truyền không? 

Ngoài vấn đề nổi mề đay có lây lan hay không thì tính di truyền của bệnh lý này cũng rất được quan tâm. Theo một số nghiên cứu xét nghiệm, nổi mề đay có tính di truyền đối với những người có mối quan hệ huyết thống trực thuộc. Điều này đồng nghĩa với việc nếu người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em bị nổi mề đay thì thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc bệnh do thừa hưởng gen bệnh. 

Vì vậy, nếu sống cùng nhà và phát sinh các triệu chứng mề đay cùng thời điểm thì đó là do di truyền, không phải do lây nhiễm. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm, chỉ chiếm khoảng 5 – 7% trên tổng các trường hợp bị nổi mề đay, phần lớn là do các yếu tố dị ứng gây ra. 

Bị nổi mề đay có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi? 

Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đối với những trường hợp cấp tính triệu chứng mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau 1 – 4 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh xuất phát từ những nguyên nhân dị ứng nghiêm trọng, diễn tiến nhanh, triệu chứng lây lan trên toàn bộ cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến người bệnh như ngứa ngáy gây mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt, chất lượng công việc hàng ngày… 

Ngoài ra, cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da khiến người bệnh có xu hướng cào gãi mạnh và làm trầy xước da, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lại các vết sẹo thâm trên da. Trong trường hợp dị ứng nặng tại các vị trí nguy hiểm, cơ thể phản ứng quá mức, làm phù mạch niêm mạc họng, khí quản gây bít tắc đường thở, khó thở, ngưng thở, các rối loạn về tiêu hóa, thậm chí sốc phản vệ dẫn đến tử vong. 

Các phương pháp điều trị nổi mề đay hiệu quả

Điều trị nổi mề đay chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn lây lan khu trú sang nhiều vùng da khác trên cơ thể, phục hồi sức khỏe và phòng ngừa tái phát. Rất khó để điều trị dứt điểm, tận gốc nổi mề đay vì bệnh liên quan đến yếu tố cơ địa, cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với dị ứng. 

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Để kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sau: 

Nổi mề đay có lây không?
Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc bôi trị nổi mề đay phù hợp
  • Thuốc kháng histamine: Có thể dùng dạng uống hoặc dạng bôi tùy theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại phổ biến như Loratadine, Cetirizine hoặc Fexofenadine… có tác dụng ức chế quá trình hình thành và phóng thích histamine gây kích ứng, ngứa da… 
  • Thuốc Corticoid: Các loại phổ biến như Prednisone, Dexamethasone… được chỉ định dùng điều trị ngắn hạn để đẩy lùi triệu chứng. Do tác dụng thuốc khá mạnh nên tránh lạm dụng để phòng ngừa tác dụng phụ. 
  • Các loại thuốc bôi ngoài da: Để xoa dịu cơn ngứa ngáy trên da, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc dạng kem, gel bôi ngoài da như Hydrocortisone, Menthol 1% calamine, Dermovate cream… 

Lưu ý: Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối toa thuốc, liều dùng để phòng tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

2. Chữa nổi mề đay theo biện pháp dân gian

Nổi mề đay là căn bệnh da liễu đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị dân gian, sử dụng thảo dược tự nhiên. Có thể kể đến như: 

Nổi mề đay có lây không?
Tắm nước lá khế mỗi ngày giúp xoa dịu làn da bị kích ứng, giảm ngứa ngáy khó chịu do nổi mề đay
  • Tắm nước lá khế: Dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và nấu sôi lên. Lọc lấy nước pha thêm nước lạnh cho nguội bớt, dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện ngày 2 lần, liên tục trong vòng vài ngày sẽ giúp giảm ngứa, sưng phù da hiệu quả. 
  • Xông lá trầu không: Đun sôi một nồi lá trầu không tươi, trùm khăn kín tiến hành xông hơi toàn thân. Khi nước nguội lại, hơi ấm thì dùng nó để rửa vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Chườm lá kinh giới: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, cho vào chảo sao nóng với muối hột. Đổ hỗn hợp này ra một chiếc khăn, buộc chặt đầu rồi chườm lên vùng da bị ngứa do mề đay.
  • Uống nước gừng: Gừng tươi rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng, cho vào nồi nước đun sôi lên. Lọc lấy nước gừng chia làm 2 phần uống khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý: Các bài thuốc dân gian chữa nổi mề đay bằng thảo dược chỉ phù hợp với trường hợp bị bệnh nhẹ, da sưng đỏ, ngứa ngáy. Không sử dụng cho những vùng da có vết thương hở để tránh gây nhiễm trùng da. 

3. Kết hợp chăm sóc tại nhà 

Để đẩy lùi các triệu chứng bệnh không chỉ dựa vào điều trị bằng thuốc, bản thân người bệnh cũng cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc tích cực để hỗ trợ và phòng ngừa tái phát bệnh. 

Nổi mề đay có lây không?
Vệ sinh, chăm sóc da sạch sẽ, dùng kem dưỡng ẩm chống khô, giảm ngứa và phòng ngừa tái phát nổi mề đay

Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng

Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay đều là do dị ứng. Mỗi người sẽ có cơ địa dị ứng khác nhau, cụ thể với các tác nhân dị ứng như: 

  • Thực phẩm: Tránh các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản (tôm, cua, ghẹ, ốc, hến, cá biển, mực, sứa…), trứng, sữa, nhộng tằm, vừng, đậu phộng… nếu có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng. 
  • Các loại dược – mỹ phẩm: Những người có làn da dễ bị kích ứng nên cân nhắc chọn lựa sản phẩm chăm sóc cơ thể, làm đẹp phù hợp. Điển hình như sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, phấn trang điểm… nên chọn những loại lành tính, không chứa paraben hay các hóa chất độc hại. 
  • Một số dị nguyên khác: Tránh tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường như khói bụi, nhiệt độ lạnh, nọc độc côn trùng, các loại thuốc uống… 

Vệ sinh, chăm sóc da kỹ lưỡng

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ, kết hợp tẩy tế bào chết thường xuyên; 
  • Tắm gội bằng nước ấm, nhiệt độ vừa phải, tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh; 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày để da khỏe mạnh, chống khô, yếu, giảm nguy cơ kích ứng da gây nổi mề đay;
  • Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da ngứa ngáy vì chỉ càng làm tăng nặng triệu chứng, thậm chí gây trầy xước, dễ nhiễm trùng da; 
  • Mặc quần áo thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi, tránh các chất liệu dễ gây kích ứng như len, da thô, da lộn… 

Đầy đủ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống khoa học cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nổi mề đay. 

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, omega-3 từ rau xanh, củ quả, trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc, cá béo…
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ dị ứng, món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, lên men, chế biến quá mặn, quá ngọt hoặc quá cay…
  • Không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá hay các chất kích thích khác. 
  • Uống đủ nước, khoảng 2 lít/ ngày để duy trì hoạt động sống trong cơ thể, dưỡng ẩm da và cải thiện các triệu chứng nổi mề đay. 

Rèn luyện thể chất

Tập luyện thể thao hàng ngày là giải pháp hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, đẩy lùi các triệu chứng nổi mề đay. Lưu ý, với người bị bệnh mề đay khi tập thể dục nên chú ý chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để giảm thiểu kích ứng cho làn da. 

Mỗi ngày chỉ cần 10 – 15 phút tập thể dục với những bộ môn đơn giản như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. 

Thăm khám định kỳ

Tuân thủ lịch khám bệnh định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi sát sao tình trạng bệnh và có sự điều chỉnh hướng điều trị phù hợp. Đồng thời, duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng cảnh báo sự bất thường của sức khỏe, can thiệp điều trị ngay để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời cho vấn đề “nổi mề đay có lây không?”. Bản chất của bệnh mề đay không quá nguy hiểm và có thể điều trị kiểm soát bằng các biện pháp đơn giản. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám sớm để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger