Top 10 Cây Thuốc Chữa Mề Đay Hiệu Quả Từ Thiên Nhiên

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chữa mề đay bằng dược liệu tự nhiên luôn là cách trị được nhiều người chọn lựa vì vừa hiệu quả, lành tính mà còn tiết kiệm chi phí. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 10 loại cây thuốc chữa mề đay tốt như: đinh lăng, sài đất, cỏ mực, cây đơn lá đỏ, cây kinh giới, cây chút chít… Tham khảo hướng dẫn cách thực hiện chi tiết theo nội dung bên dưới. 

Cây thuốc chữa mề đay
Dùng cây thuốc chữa mề đay là phương thuốc dân gian hiệu quả, a n toàn với sức khỏe

Chữa bệnh nổi mề đay bằng cây thuốc Nam có hiệu quả không? 

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) giải thích Nổi mề đay (còn được gọi là mày đay) là một dạng bệnh da liễu phổ biến, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc hoặc dung nạp dị nguyên vào trong cơ thể. Dưới góc độ nghiên cứu của y học hiện đại, sự xuất hiện của các triệu chứng mề đay là do phản ứng của mao mạch trên da với số lượng lớn tác nhân dị ứng. Bệnh có thể bùng phát thành từng đợt cấp hoặc phát triển thành mãn tính kéo dài tùy theo từng trường hợp. 

Thông thường, hầu hết các trường hợp phát sinh mề đay đều có thể tự thuyên giảm và khỏi hẳn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại rất phiền toái, ngứa ngáy, gây cảm giác nóng rát khó chịu trên da ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt, chất lượng cuộc sống hàng ngày, thậm chí còn làm mất thẩm mỹ. Vì vậy, việc can thiệp điều trị là điều cần thiết dù bằng cách nào đi chăng nữa nhằm bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng tiêu cực. 

Có rất nhiều cách chữa mề đay khác nhau như dùng thuốc uống, thuốc bôi hoặc dùng các bài thuốc dân gian… Trong đó, với những trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng ít, vừa phát có thể chọn cách sử dụng các loại thảo dược tự nhiên quen thuộc để kiểm soát triệu bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn, không phải chịu bất kỳ tác dụng phụ nào từ thuốc tân dược. 

Cây thuốc chữa mề đay
Nổi mề đay là căn bệnh da liễu phổ biến, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên

Cây thuốc thảo dược xung quanh ta hay còn được gọi là thuốc Nam là những loại thực vật có chứa dược tính có khả năng trị bệnh được. Tuy nhiên, do hàm lượng chất không cao nên khi áp dụng chỉ có thể cải thiện phần nào các triệu chứng bệnh đang xảy ra như giảm ngứa, giảm sưng viêm, xoa dịu làn da, cấp ẩm và góp phần ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Không có việc dùng cây thuốc Nam có thể chữa khỏi tận gốc căn nguyên gây mề đay. Vì phần lớn các trường hợp bệnh đều có liên quan đến yếu tố cơ địa dị ứng, mà rất khó để can thiệp vào vấn đề này. Cách trị bệnh tốt nhất hiện nay vẫn là kiểm soát đẩy lùi triệu chứng và loại bỏ/ tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. 

Vì vậy, nếu muốn áp dụng cách chữa này, hãy khẳng định bệnh trạng của bản thân không quá nặng. Hoặc tốt nhất hãy sử dụng thảo dược ngoài da, kết hợp dùng thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng mề đay tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị. Trao đổi với chuyên gia, bác sĩ trước khi thực hiện cách chữa dùng thuốc Nam này để tránh phát sinh những rủi ro khó lường. 

banner-meday-DMD10.gif

10 mẹo trị bệnh mề đay bằng cây thuốc tự nhiên không nên bỏ qua

Môi trường tự nhiên của nước ta có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp giúp các loại thực vật phát triển đa dạng. Trong đó, có rất nhiều loại được nghiên cứu và đánh giá có khả năng chữa bệnh mề đay như: 

1. Cây đinh lăng

Đinh lăng là loại thực vật quen thuộc, thường được dùng để làm rau ăn sống, chế biến thức ăn và còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh nổi mề đay. Cả trong y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều ghi nhận cây đinh lăng là một loại cây thuốc Nam chứa nhiều dược chất cần thiết cho sức khỏe (saponin, acid amin, vitamin…) có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, sưng viêm và làm lành các tổn thương ngoài da do mề đay gây ra. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một lượng lớn lá đinh lăng tươi khoảng 1 – 2kg, sơ chế sử dụng dần. 
  • Rửa sạch đinh lăng qua nhiều lần nước, ngâm trong nước muối pha loãng cho sạch kỹ. 
  • Trải ra một nơi sạch, phơi nắng cho đến khi khô héo lại, cho vào túi kín bảo quản ở nơi khô ráo. 
  • Mỗi lần dùng khoảng 15g cho vào ấm, đổ nước vào ngập bề mặt lá, đậy kín nắp và tiến hành sắc trên lửa nhỏ khoảng 30 phút. 
  • Rót nước lá đinh lăng ra chén, chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày. 

2. Cây sài đất

Sài đất (có tên gọi khác là húng trám), là loại thực vật mọc bò và sinh trưởng hoang dại trong tự nhiên. Nhiều địa phương dùng cây này để ăn sống, nhưng công dụng phổ biến nhất của nó vẫn là làm cây thuốc chữa bệnh.

Theo Y học cổ truyền, sài đất có vị chua, hơi ngọt, tính mát và quy vào kinh Can – Thận. Các tài liệu cũng ghi nhận rằng sài đất sau khi thu hoạch, bào chế thành thuốc thì có nhiều công dụng như mát gan, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, làm mát cơ thể, mát máu, cầm ho… và đặc biệt có nhiều bài thuốc dân gian sử dụng sài đất để chữa nổi mề đay, mụn nhọt, lở loét ngoài da. 

Cây thuốc chữa mề đay
Sài đất là vị thuốc Nam quen thuộc dùng trong các bài thuốc chữa trị mề đay mẩn ngứa, nổi mụn nhọt

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu cây thuốc sau: sài đất và kim ngân hoa mỗi loại 30g, rau má và kinh giới mỗi loại 15g cùng 10g lá khế. 
  • Rửa sạch tất cả qua nhiều lần nước để loại bỏ cát đất. 
  • Cho vào nồi, đổ khoảng 1 lít nước vào đun khoảng 20 phút. 
  • Nước sôi lên chắt ra chậu, đợi cho nguội bớt, dùng khăn bông mỏng thấm nước lau lên vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giã nát sài đất cùng một ít muối hột trắng để đắp lên vùng da bị mề đay. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 1 tuần sẽ giúp đánh bay các triệu chứng mề đay mẩn ngứa. 

3. Cây cỏ mực

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) là loại thực vật mọc hoang rất nhiều trong tự nhiên và cũng được xem là một trong những cây thuốc Nam chữa mề đay hiệu quả. Theo ghi nhận trong các tài liệu Đông y, cây cỏ mực có tính lạnh, vị chua, ngọt nhẹ và được dùng nhằm mục đích sát trùng, cầm máu, giảm sưng viêm, tiêu độc và giảm ngứa ngáy khó chịu do nổi mề đay. Chỉ cần sử dụng vài vài lần, các triệu chứng mề đay sẽ thuyên giảm đáng kể. 

Cách thực hiện

  • Hái một nắm lá của cây cỏ mực. Nếu có thể hãy chuẩn bị thêm lá nhài, rau diếp cá, lá huyết dụ, lá xương sông, lá cây dưa leo. 
  • Rửa sạch các loại dược liệu trên, cho vào chậu nước muối ngâm 15 phút trước khi sử dụng. 
  • Giã nát các dược liệu trên cùng nhau cho thành bã, thêm 1 ít nước để vắt lấy nước cốt. 
  • Vệ sinh vùng da mề đay, đắp bã lá lên da, dùng băng gạc y tế quấn cố định lại, để yên trong vòng 30 phút. 
  • Phần nước cốt uống hết trong 1 lần. 
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày, cách ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

4. Cây chút chít

Cây chút chít còn được gọi với nhiều cái tên dân gian khác như cây dương đề, thổ đại hoàng, cây lưỡi bò… Theo y học cổ truyền, cây chút chít có vị đắng, tính hàn và là cây thuốc xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc Nam chữa bệnh nhiễm trùng da, ghẻ lở, mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa… Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, tẩy giun… theo kinh nghiệm dân gian. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị vài lá chút chít tươi, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 15 phút cho sạch trước khi sử dụng. 
  • Cắt nhuyễn, trộn với một ít giấm nuôi rồi dùng để bôi chà lên vùng da bị mề đay dị ứng mẩn ngứa. 
  • Thực hiện nhẹ nhàng, tránh cào gãi, chà xát mạnh bạo, thực hiện 2 lần/ ngày và trước khi áp dụng phải sát trùng vùng da bị mề đay trước. 

5. Cây kinh giới

Cây kinh giới còn được gọi là giả tô hay khương giới, được biết đến là một loại rau ăn sống quen thuộc. Đặc biệt, trong y học cổ truyền, cây kinh giới còn được đánh giá là một loại cây thuốc quý, sau khi sơ chế sẽ trở thành dược liệu chữa bệnh hữu hiệu. Cụ thể, dược liệu kinh giới có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, cầm máu… 

Từ những đặc tính này, cây kinh giới được tận dụng trong chữa trị rất nhiều bệnh như cảm sốt, ho khan, đau nhức xương khớp, viêm amidan, viêm họng… và đặc biệt là các bệnh ngoài da, điển hình là nổi mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt… 

Cây thuốc chữa mề đay
Kinh giới có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn phù hợp trị bệnh mề đay

Cách thực hiện

Cách 1: Xông nước lá kinh giới

  • Dùng 1 nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 500ml nước. 
  • Đậy kín nắp và đun sôi trên lửa vừa, kiểm tra nước sôi bùng lên thì tắt bếp. 
  • Cởi quần áo ngoài, trùm một chiếc chăn qua người cùng với nồi nước lá kinh giới.
  • Tiến hành xông từ 20 – 30 phút/ lần hoặc cho đến khi nước nguội tùy thích. 
  • Chú ý cẩn thận trong lúc xông để tránh gây bỏng. 

Cách 2: Sắc nước uống

  • Chuẩn bị 1 nắm kinh giới tươi, phối hợp thêm ngưu bàng, cát căn và thuyền thoái mỗi loại một ít.
  • Rửa sạch các dược liệu, sao vàng rồi mang đi sắc lấy nước uống hàng ngày. 

ĐỪNG BỎ QUA: BÍ QUYẾT loại bỏ hoàn toàn mề đay mà người bệnh nào cũng cần phải biết

6. Cây đơn lá đỏ

Cây đơn lá đỏ là loại cây thuốc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Nam chữa bệnh. Loại cây này thường mọc tự nhiên, làm cảnh, được gọi với nhiều cái tên khác nhau như đơn mặt trời, đơn tướng quân, liễu đỏ, hồng bối quế hoa, liễu hai da… Theo y học cổ truyền, phần lá của cây đơn đỏ được thu hoạch, sơ chế, phơi khô hoặc sao vàng để dùng làm vị thuốc chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh mề đay. 

Loại dược liệu này có khả năng làm mát, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, giảm ngứa, giảm sưng viêm, trừ thấp… Ứng dụng hiệu quả trong điều hiệu quả các triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt, dị ứng. Ngoài ra, còn có các bệnh về tiêu hóa như đại tiện, tiểu tiện ra máu, tiêu chảy, táo bón lâu ngày… 

Cách thực hiện

Cách 1: Nấu nước uống

  • Dùng khoảng 30g lá đơn đỏ tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút. 
  • Cho vào ấm, đổ nước vào đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 30 phút rồi tắt bếp. 
  • Rót nước sắc ra chén, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

Cách 2: Nấu nước ngâm rửa

  • Rửa 100g lá và thân, cành của cây đơn đỏ, cho vào nồi đun sôi lên cùng 1 lít nước. 
  • Đun khoảng 10 phút thì tắt bếp, đổ phần nước thu được ra chậu. 
  • Đợi cho nguội bớt hoặc thêm nước lạnh vào rồi tiến hành ngâm, rửa vùng da nổi mề đay dị ứng. 
  • Thực hiện cách này 2 lần/ ngày sáng và tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả rõ rệt. 

8. Cây cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu là loại thực vật mọc dại rất nhiều trong tự nhiên, nhất là ở các vùng quê nông thôn. Loại cỏ này được phát hiện và sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhờ có vị ngọt thanh, hơi đắng nhẹ và tính mát, có tác dụng giải độc, mát gan, lợi tiểu và hành huyết. Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều người thường sử dụng cỏ mần trầu để chữa bệnh sốt rét, nóng sốt, băng huyết, nổi mụn, chữa tóc khô cứng, phong thấp, tiểu tiện không thông… và đặc biệt là bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. 

Khi sử dụng, bạn có thể dùng cỏ mần trầu tươi hoặc khô đều được tùy theo từng người. 

Cây thuốc chữa mề đay
Cỏ mần trầu là loại thực vật mọc dại và được tận dụng làm thuốc chữa mề đay mẩn ngứa theo kinh nghiệm dân gian

Cách thực hiện

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm cỏ mần trầu tươi, rửa sạch, ngâm nước muối trước khi dùng. Giã nát cùng vài hạt muối trắng. sát khuẩn vùng da mề đay rồi đắp bã lá lên. Đợi khoảng 30 phút sau rửa sạch lại bằng nước sạch. 
  • Cách 2: Cỏ mần trầu khô cho vào ấm, đổ một lượng nước vừa đủ vào sắc khoảng 20 – 30 phút trên lửa nhỏ. Chắt phần nước ra chén, chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày. 

8. Cây trà xanh

Trà xanh hay chè xanh là loại cây trồng phổ biến tại nước ta, nhất là các tỉnh thành phía Bắc, Tây Nguyên có khí hậu lạnh. Lá trà xanh đã được đưa vào nghiên cứu khoa học rất nhiều lần với kết quả là loại dược liệu tốt cho sức khỏe con người. Trong lá trà xanh chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, saponin, tanin cùng nhiều vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể nói chung và sức khỏe làn da nói riêng. 

Đối với các tổn thương mề đay ngứa ngáy ngoài da, khi sử dụng lá trà xanh giúp giảm thiểu kích ứng nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Uống nước trà xanh còn giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt giải độc, đào thải độc tố tích tụ dưới da ra khỏi cơ thể. Nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng mề đay rõ rệt sau vài lần sử dụng. 

Cách thực hiện

Cách 1: Tắm lá chè xanh

  • Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh tươi, ngâm trong chậu nước muối biển pha loãng 15 phút. 
  • Vớt lá ra cho vào ấm, đổ 2 – 3 lít nước vào đun sôi lên trong vòng 10 phút. 
  • Đổ nước trà xanh ra chậu sứ, thêm nước lạnh rồi dùng để tắm. 
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày giúp giảm ngứa mề đay rất nhanh. 

Cách 2: Uống trà xanh

  • Bạn có thể dùng lá trà xanh tươi, non hoặc trà khô mua sẵn tùy theo nhu cầu. 
  • Hãm lá trà cùng với nước sôi (lượng tùy thích) trong vòng 15 phút cho các dược chất trong trà xanh tiết ra hết. 
  • Uống trực tiếp khi còn ấm nóng hoặc pha thêm mật ong, nước cốt chanh cũng rất tốt. 

9. Lá cây khế

Lá khế là lá của cây khế – 1 loại cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Theo các nghiên cứu hiện đại, trong lá khế chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, chống khuẩn tốt, ức chế được một số loại vi khuẩn, nấm gây viêm nhiễm.

Trong Y học cổ truyền, lá khế từ lâu đã được sử dụng như một loại dược liệu thuốc Nam chữa bệnh các bệnh ngoài da, trong đó có nổi mề đay, nhờ đặc tính tiêu viêm, giải độc và giảm ngứa. Ngoài bệnh mề đay, lá khế còn được dùng phổ biến trong điều trị rôm sảy, mụn nhọt, phát ban, viêm da dị ứng…, an toàn, phù hợp cho mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ đến người lớn. 

Cách thực hiện

  • Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá khế tươi, cho vào nồi đun sôi lên để lấy nước tắm. Đây là cách làm đơn giản nhưng đem đến hiệu quả bất ngờ sau vài lần áp dụng. 
  • Cách 2: Dùng một nắm lá khế tươi, rửa sạch, cho vào chảo sao nóng lên với muối hột. Đổ hỗn hợp này ra một chiếc khăn, buộc chặt đầu rồi chườm lên vùng da mề đay cho đến khi nguội. Khuyến khích nên thực hiện 2 lần/ ngày để đạt kết quả tốt nhất. 

10. Lá bạc hà

Cuối cùng trong danh sách này là cách chữa mề đay bằng bạc hà – 1 loại dược liệu quý có sẵn trong tự nhiên. Theo y học cổ truyền, lá bạc hà có vị cay the, mùi nồng, tính mát, quy vào tâm phế, giúp giải độc thấu ban, được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh như đau họng, phong nhiệt, viêm mũi, đau dầu, sởi và nổi mề đay mẩn ngứa… 

Còn các nghiên cứu hiện đại, tinh dầu menthol tự nhiên cùng các dược chất như camphen, limonen trong lá bạc hà có khả năng chống viêm, khử khuẩn, hỗ trợ tốt trong điều trị các bệnh da liễu, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường hô hấp. 

Cây thuốc chữa mề đay
Bạc hà – Cây thuốc chữa mề đay hiệu quả dễ tìm, dễ thực hiện

Cách thực hiện

Cách 1: Đắp lá bạc hà

  • Dùng 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước, để cho ráo nước. 
  • Giã nát lá bạc hà rồi đắp lên toàn bộ vùng da bị mề đay, kết hợp chà xát nhẹ nhàng. 
  • Thực hiện ít nhất 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả khả quan. 

Cách 2: Lá bạc hà + xác ve sầu

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà và xác ve sầu với liều lượng ngang bằng nhau. 
  • Mang đi sao khô và tán nhuyễn thành bột mịn, cho vào hũ thủy tinh bảo quản. 
  • Mỗi lần dùng lấy ra khoảng 3g, pha thêm 1 thìa rượu trắng vào cốc nước ấm. 
  • Khuấy cho tan đều rồi uống hết. 

Cách 3: Bạc hà kết hợp các dược liệu khác

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu sau: bạc hà 6g, sơn tra, hoa cúc và cát cánh mỗi loại 10g và một ít mật ong nguyên chất. 
  • Cho hết vào trong ấm sứ, đổ nước sôi vào hãm 15 – 20 phút rồi rót ra ly uống như uống trà bình thường. 

banner-lien-he-DMD11.gif

Cần lưu ý gì khi chữa mề đay bằng các loại cây thuốc Nam? 

Sử dụng các loại cây thuốc tự nhiên chữa mề đay là biện pháp được đánh giá cao về hiệu quả, tuy không bằng thuốc Tây nhưng ít nhất vẫn kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh ngoài da. Tuy nhiên, vì chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh và ghi nhận cách chữa này nên nếu có nhu cầu áp dụng, hãy cân nhắc thận trọng, ghi nhớ một vài điều sau:

  • Các bài thuốc chữa mề đay bằng cây thuốc Nam vừa kể trên hoặc bất kỳ mẹo chữa bằng dược liệu nào khác lưu truyền trong dân gian đều là biện pháp truyền miệng. Chỉ được áp dụng khi các bệnh nhẹ, vừa phát hoặc dùng sau khi bệnh đã được kiểm soát. 
  • Tuyệt đối không thay thế những cách chữa này cho các biện pháp điều trị y tế cho bác sĩ chỉ định.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng hoặc phản ứng dị ứng nào nặng hơn tình trạng hiện tại, cần ngưng lại và đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời. 
  • Đối với các bài thuốc uống không nên áp dụng cho những người có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa, còn với những bài thuốc bôi, đắp bên ngoài thì không dùng cho vùng da hở, trầy xước. 
  • Kết hợp các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa như dùng thuốc, chăm sóc ngoài da, ăn uống, sinh hoạt điều độ để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. 

Chữa mề đay bằng các loại cây thuốc Nam tự nhiên đem lại hiệu quả cao, lành tính với cơ thể, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên do chưa có bằng chứng khoa học, bạn cần cân nhắc thận trọng trước khi thực hiện và chủ động thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị bằng các biện pháp phù hợp hơn. 

Tuy có nhiều cây thuốc chữa mề đay tốt, nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ dẫn đến các biến chứng có hại cho sức khỏe. Quý bạn đọc có thể tham khảo phương pháp chữa mề đay hiệu quả và an toàn hơn với bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường chúng tôi. Bài thuốc đã giúp hàng ngàn bệnh nhân trên cả nước chấm dứt khỏi mề đay chỉ sau vài liệu trình.

Mề đay ngứa ngáy đến mấy cũng KHỎI NGAY với bài thuốc nam gia truyền 150 năm tuổi [Không lo tái phát]

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh là bài thuốc nam duy nhất hiện nay chắt lọc được toàn bộ tinh hoa của nền YHCT. Lấy con người làm gốc, chữa bệnh từ tận căn nguyên là những đặc điểm nổi bật mà bài bài thuốc này có được. Suốt 150 năm kể từ khi ra đời và ứng dụng trong điều trị bệnh thực tiễn, bài thuốc đã dần trở thành “Giải pháp số 1” được đông đảo bệnh nhân và giới chuyên gia sức khỏe tin tưởng chọn lựa để loại bỏ hoàn toàn căn bệnh mề đay, dị ứng.

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Lương y Tuấn cho biết: “Nổi mề đay ở cơ thể người do nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể xuất phát từ bên trong cơ thể do tuần hoàn máu kém, tinh thần lo lắng, stress hay do các yếu tố bên ngoài như môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất; sử dụng nhiều loại thuốc Tây cùng lúc; cơ địa nhạy cảm lại ăn phải những thức ăn tanh dễ gây động phong như tôm, cá; chế độ dinh dưỡng không đảm bảo khiến cho vị tràng thực nhiệt,… cũng là những nguyên nhân nổi mề đay ngứa.

Nếu bệnh không được xử lý sớm, sẽ kéo dài dai dẳng, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên da mà còn gây nên nhiều tác động cho sức khỏe”.

Hiểu được nguyên nhân sâu xa của bệnh, nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi đã cho ra đời bài thuốc giúp ĐẶC TRỊ các thể mề đay mẩn ngứa bằng cách kết hợp cùng lúc 3 phương thuốc nhỏ vào trong 1 liệu trình điều trị theo cơ chế: SONG TIÊU- ĐỒNG DƯỠNG

  • Cao thuốc đặc trị mề đay: với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, dưỡng huyết, giảm tình trạng mề đay nổi trên da.
  • Cao thuốc bổ thận giải độc: Với chức năng chính là bổ thận, giải độc, giảm viêm, đào thải các độc tố bên trong cơ thể ra bên ngoài, đồng thời phục hồi chức năng các tạng phế.
  • Cao thuốc bổ gan dưỡng huyết với chức năng chính làm nhuận gan, dưỡng huyết, điều hòa cơ thể để từ đó nâng cao sức đề kháng, cải thiện bệnh toàn diện ngay cả trong và sau quá trình dùng thuốc.

ĐỌC NGAY: Góc nhìn từ chuyên gia, báo chí về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Tác dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

 Điều đặc biệt, khi sử dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe chính bởi vì thành phần của thuốc được chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên, không chứa tân dược hay chất bảo quản trong đó.

Nhà thuốc chúng tôi đã chủ động xây dựng hệ thống vườn dược liệu riêng biệt, chuẩn GACP-WHO của Bộ y tế để tự cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình bào chế thuốc, không nhập liệu từ bên ngoài, đảm bảo mang đến bài thuốc SẠCH- LÀNH TÍNH nhất cho mọi bệnh nhân.

Có đến gần 50 vị thuốc quý được các lương y lựa chọn để đưa vào phối ngũ với nhau theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN của dòng họ và chưng cất khép kín trong suốt 48 giờ đồng hồ đảm bảo cao thuốc thành phẩm luôn sánh mịn, bảo trọn dược chất quý và đảm bảo vệ sinh nhất khi đến tay người dùng.

Một số vị thảo dược quý dùng để điều chế bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Chính vì độ hiệu quả và lành tính cao mà bài thuốc mang lại cho người dùng, rất nhiều thế hệ bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn mề đay bằng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh. Điều đó đã được thể hiện qua những con số ấn tượng sau:

TÌM ĐỌC: [REVIEW CHI TIẾT] Từ 150.000 bệnh cả nước về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Kết quả khảo sát hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Qua trang Fanpage của nhà thuốc, chúng tôi nhận được vô số lời cảm ơn và những phản hồi rất tốt từ những bệnh nhân sau khi kết thúc liệu trình điều trị gửi về. Điển hình có thể kể đến trường hợp của chị Bích Hạnh (31 tuổi, Thủ Đức) mắc mề đay khi mang thai. Chị hạnh cho biết: “Bắt đầu vào tháng thứ 3 của thai kỳ mình nhận thấy cơ thể mình bị nổi mề đay. Ban đầu các nốt mề đay nổi ít rồi tự lặn đi, nhưng càng ngày nổi càng nhiều hơn và gây ngứa ngáy kinh khủng, nhiều lúc gãi muốn rách da cũng không đỡ ngứa khiến mình bức bối và khó chịu kinh khủng.

Bầu bì lại chẳng dám dùng thuốc gì, cứ sợ ảnh hưởng tới con, nên cứ thế cắn răn chịu đựng cơn ngứa. Cho đến một ngày nhìn thấy da dẻ trầy xước hết cả lên vì gãi nhiều mình mới thấy xót và phải quyết tâm tìm được phương pháp chữa bệnh. Rất may mình biết đến bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, sau 3 liệu trình dùng thuốc, các cơn ngứa con mề đay đã biến mất hoàn toàn, dù thời tiết có thay đổi mình cũng không hề bị nổi mề đay lại thêm lần nào nữa. Mình thật bất ngờ về hiệu quả mà bài thuốc mang lại”.

Nếu bạn đang quan tâm về liệu trình cụ thể của bài thuốc này, hãy đến trực tiếp nhà thuốc chúng tôi tại Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội hoặc Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

banner-me-day-do-minh-duong15.gif

Có thể bạn quan tâm

ĐỌC NGAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger