Bệnh mề đay có di truyền không? Biết ngay để phòng tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mề đay là một dạng rối loạn chức năng da xảy ra phổ biến ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh thường liên quan đến yếu tố cơ địa và dị ứng. Vậy bệnh mề đay có di truyền không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Bệnh mề đay có di truyền không?
Mề đay có di truyền không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh

Bệnh nổi mề đay có di truyền không?

Nổi mề đay là hiện tượng các mao mạch dưới da hoặc niêm mạc sưng phù, gồ lên khỏi bề mặt da kèm theo nổi mẩn đỏ li ti, ngứa ngáy khó chịu. Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh chính xác nguyên nhân gây nổi mề đay. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp phát bệnh đều có liên quan đến các yếu tố sau: 

  • Dị ứng thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, thời tiết…; 
  • Do côn trùng cắn hoặc dính mủ độc thực vật; 
  • Do mắc các bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp…; 

Ngoài ra, vì bệnh có sự liên quan mật thiết đến cơ địa nên yếu tố di truyền khi bị nổi mề đay là điều khó tránh khỏi. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bố hoặc mẹ bị nổi mề đay thì nguy cơ thế hệ sau là đời con cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Do đó, nhận định về bệnh nổi mề đay có di truyền giữa các thành viên cùng huyết thống trực hệ (như ông bà, bố mẹ, anh chị em…) là điều chính xác. 

Bệnh mề đay có di truyền không?
Mề đay có khả năng di truyền giữa các thành viên trong gia đình nếu có cùng quan hệ huyết thống

Cụ thể:

  • Nếu 1 trong 2 người bố hoặc mẹ bị nổi mề đay, tỷ lệ di truyền bệnh ở đời con khoảng 20 – 40%; 
  • Nếu cả bố và mẹ hoặc anh – chị – em bị nổi mề đay, tỷ lệ di truyền bệnh khoảng 50 – 80%
  • Nếu cả bố, mẹ và anh chị em cùng bị nổi mề đay thì tỷ lệ di truyền bệnh là 85%. 

Có một số trường hợp trẻ vẫn có nguy cơ phát sinh nổi mề đay do dị ứng bẩm sinh dù bố mẹ bình thường. Trường hợp này được các chuyên gia lý giải do liên quan đến tình trạng đột biến gen, tuy nhiên rất hiếm gặp. 

Tỷ lệ người mắc nổi mề đay do di truyền khá thấp, chỉ chiếm khoảng 5 – 7% do với các trường hợp phát bệnh do dị ứng với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Nhưng một khi đã mắc bệnh do di truyền sẽ rất dai dẳng, có xu hướng phát sinh thành mãn tính và kéo dài trong nhiều năm, thậm chí phải chung sống với bệnh cả đời vì không thể chữa trị tận gốc. 

Bị nổi mề đay do di truyền có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay do di truyền thường có xu hướng mãn tính do người bệnh chủ quan trong điều trị hoặc tự ý chữa trị tại nhà. Không chỉ dai dẳng, khó chữa trị, các triệu chứng bệnh trong trường hợp này còn đặc biệt nguy hiểm với các biến chứng sau:

Bệnh mề đay có di truyền không?
Mề đay do di truyền dễ chuyển sang mãn tính, dai dẳng và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không can thiệp điều trị
  • Phát sinh biến chứng chàm mạn tính; 
  • Sưng phù khí quản gây tắc nghẽn đường thở, khó thở, nghẹt thở;
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng da; 
  • Suy nhược cơ thể do mất ăn mất ngủ; 
  • Sốc phản vệ, rối loạn nhịp tim, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh do cấp cứu quá muộn; 

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ cao bị nổi mề đay hoặc có cơ địa dị ứng bẩm sinh gây ra các triệu chứng mề đay dai dẳng, biến chứng nguy hiểm. Do đó, hãy chủ động ý thức trong việc thăm khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân và tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp, phòng ngừa các rủi ro khó lường do bệnh gây ra. 

Cách chăm sóc hiệu quả giúp bệnh mề đay nhanh khỏi

Tuy các triệu chứng mề đay có diễn biến phức tạp, dai dẳng kéo dài do yếu tố di truyền nhưng vẫn có thể kiểm soát được bằng các biện pháp sau: 

Bệnh mề đay có di truyền không?
Giữ vệ sinh thân thể kỹ lưỡng và cách ly với các tác nhân dị ứng là cách tốt nhất giúp phòng ngừa tái phát mề đay
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau khi được thăm khám và chẩn đoán tại cơ sở y tế; 
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thức ăn, lông chó mèo, phấn hoa, các loại thuốc hoặc thời tiết thay đổi đột ngột;
  • Nếu chưa tìm ra chính xác yếu tố gây khởi phát mề đay mẩn ngứa, hãy tập thói quen ghi chép lại tất cả những hoạt động hàng ngày để sớm phát hiện và loại bỏ yếu tố đó ra khỏi lịch sinh hoạt của bạn; 
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội bằng nước ấm, không chà xát mạnh khi tắm, tắm xong phải lau khô người bằng khăn mềm, sạch và mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi; 
  • Tạo thói quen bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để duy trì độ ẩm cho làn da, giảm khô ráp – 1 trong những yếu tố làm phát sinh dị ứng, tái phát nổi mề đay; 
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lau dọn, hút bụi thường xuyên để loại bỏ các tác nhân dễ gây dị ứng; 
  • Che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài hoặc khi đến những nơi có nhiệt độ nóng/ lạnh thay đổi đột ngột;
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với sở thích và cơ địa của người bị mề đay. Cụ thể:
    • Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, thực phẩm có tính mát, thực phẩm giàu đạm thực vật hoặc đạm trong các loại thịt trắng, trứng gà, ưu tiên cách chế biến hấp, luộc…
    • Hạn chế những món chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc nướng, giảm lượng thịt đỏ, hải sản và các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… trong quá trình điều trị mề đay.
    • Uống nhiều nước giúp cơ thể khỏe khoắn, duy trì độ ẩm cho làn da và giảm thiểu tác động xấu của các yếu tố dị ứng đến làn da.
  • Duy trì thói quen rèn luyện thể chất mỗi ngày, ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bôi lội,… Tránh những bộ môn đòi hỏi nhiều sức lực, ra nhiều mồ hôi vì dễ gây kích ứng da, tăng nguy cơ phát sinh bệnh;
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi khi đang bệnh, tránh stress, căng thẳng quá mức, không thức khuya, ngủ đủ giấc và ngủ sớm nhằm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên chống lại bệnh tật. 

Tóm lại, nổi mề đay là bệnh lý dị ứng da có khả năng di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Tuy không có cách nào để trị khỏi bệnh dứt điểm nhưng người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tích cực nhằm kiểm soát triệu chứng, cải thiện sự khó chịu và phòng ngừa bệnh tái phát, ngăn ngừa các rủi ro biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger