Suy Thận Có Được Ăn Cam Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Suy thận có ăn được cam không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Trong quá trình điều trị, người suy thận cần theo dõi lượng kali, natri và phốt pho, tránh bổ sung vượt khỏi liều lượng khuyến cáo. Trong khi đó, cam chứa nhiều kali, cần được thận trọng khi tiêu thụ.

Suy thận có ăn được cam không
Tìm hiểu bệnh nhân bị suy thận có ăn được cam không? Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh

Suy thận có được ăn cam không?

Cam là một loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng. Ăn hoặc uống 1 ly nước ép cam mỗi ngày có thể bổ sung hàm lượng vitamin C cần thiết. Đây là một thành phần dinh dưỡng thiết yếu, có khả năng chống viêm, nâng cao hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Vậy bệnh nhân bị suy thận có được ăn cam không? Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị suy thận không nên ăn cam. Bởi loại quả này chứa hàm lượng kali cao – một thành phần không tốt cho thận tổn thương.

1 quả cam chứa 181mg kali. Khoáng chất này rất tốt cho cơ thể, giúp duy trì lượng chất lỏng, cân bằng nước và điện giải, duy trì hoạt động bình thường và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Tuy nhiên kali là một thành phần cần được cắt giảm ở bệnh nhân bị suy thận. Khi bị tổn thương, thận không đủ khả năng đào thải kali dư thừa qua nước tiểu. Từ đó làm tăng kali trong máu, dẫn đến tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Những trường hợp nặng có thể ngưng tim.

Đặc biệt hàm lượng kali trong quả cam có khả năng làm tăng tốc độ tổn thương thận, giảm nhanh tuổi thọ ở những bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối.

Ở những bệnh nhân chạy thận, nhu cầu bổ sung kali dưới 2g/ ngày. Chính vì vậy mà cam và những loại thực phẩm giàu kali khác không được thêm vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

Cam chứa nhiều kali không tốt cho bệnh nhân bị suy thận
Cam chứa nhiều kali không tốt cho bệnh nhân bị suy thận nên cần tránh tiêu thụ

Mặt khác, cam chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này được được đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành hợp chất oxalate. Đối với những bệnh nhân suy thận, oxalate có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của thận và khiến bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi ăn uống cho người suy thận

Khi bị suy thận, người bệnh cần thường xuyên theo dõi lượng kali, natri và phốt pho. Ngoài ra cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng. Điều này giúp ngăn suy giảm chức năng thận và phát triển những tổn thương.

Một số lưu ý cụ thể cho người suy thận:

  • Cắt giảm lượng kali: Không ăn những loại thực phẩm giàu kali. Đặc biệt bệnh nhân chạy thận cần ăn ít hơn 2 gram kali/ ngày.
  • Cắt giảm natri (muối): Tốt nhất nên ăn nhạt, < 3g muối/ ngày, tránh dùng nhiều muối trong khi chế biến thức ăn.
  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn: Hạn chế ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, thực phẩm muối chua… vì chúng thường chứa nhiều muối. Nên đọc nhãn dán trước khi mua bất kỳ loại thực phẩm nào.
  • Kiểm soát phốt pho: Ăn ít hoặc cắt giảm lượng phốt pho. 
  • Ăn thực phẩm tươi: Cần lựa chọn những loại thực phẩm tươi và lành mạnh như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, dầu thực vật.
  • Ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống cân bằng. Đặc biệt nên ăn nhiều loại trái cây chứa chống oxy hóa, những hoạt chất có khả năng điều hòa huyết áp và kiểm soát đường huyết.
  • Cung cấp năng lượng: Bổ sung năng lượng cho cơ thể để giảm mệt mỏi và hoạt động thể chất tốt hơn.
  • Bổ sung protein cần thiết: Ăn đủ lượng protein cần thiết. Tránh ăn ít hoặc nhiều hơn nhu cầu. Khi bổ sung protein, cần lựa chọn những loại thực phẩm có giá trị sinh học cao (như thịt nạc, trứng, cá và sữa)
  • Nên dùng chất béo và đường tự nhiên: Chát béo và đường tự nhiên có trong trái cây, cá, quả hạch…
  • Giảm bớt lượng cơm: Nên ăn ít cơm. Thay vào đó có thể ăn miến, bột sắn hoặc những loại khoai củ.
  • Tránh thực phẩm gây hại cho thận: Tránh ăn những loại thực phẩm có khả năng gây hại cho thận, chẳng hạn như:
    • Thực phẩm cay nóng
    • Thực phẩm chế biến sẵn và có nhiều dầu mỡ
    • Thực phẩm chứa chất béo kém lành mạnh
    • Rượu, bia và những loại thức uống chứa cồn khác
    • Thức ăn đóng hộp
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể. Tránh uống quá ít hoặc quá nhiều nước.

Những nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân suy thận:

  • Các loại quả mọng

Những loại quả mọng như dâu tây, việt quất, quả mâm xôi… rất tốt cho bệnh nhân bị suy thận. Những loại quả này rất giàu resveratrol, chất chống oxy hóa, đặc biệt là flavonoid. Khi bổ sung có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết và huyết áp. Từ đó ngăn những biến chứng do suy thận.

Ngoài ra các phenol, vitamin C và chất xơ trong quả mọng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe và chức năng thận.

Các loại quả mọng
Các loại quả mọng chứa những thành phần giúp kiểm soát đường huyết và huyết áp, bảo vệ tim mạch
  • Quả dứa

Loại quả này chứ ít kali và giàu bromelain. Thường xuyên bổ sung có thể hòa tan sỏi thận trong cơ thể, giảm huyết áp, bảo vệ hệ tim mạch và ngăn tổn thương thận tiến triển.

  • Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ tốt cho bệnh nhân bị suy thận. Trong 1 quả ớt chuông 74g chỉ chứa 3mg natri, 19mg phốt pho và 156mg kali. Mặt khác, loại ớt này chứa nhiều vitamin A, vitamin C và chất chống oxy hóa. Khi bổ sung có thể cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch.

  • Tỏi

Tỏi có thể được dùng thay thế muối để giảm lượng natri tiêu thụ. Ngoài ra loại gia vị này chứa nhiều mangan, vitamin B6, vitamin C và các hoạt chất kháng viêm. Nhờ vậy mà việc ăn tỏi có thể hạn chế những tình trạng nhiễm trùng khi thận bị suy giảm chức năng.

Tỏi
Tỏi có đặc tính kháng viêm, chứa ít natri nên được dùng thay thế muối
  • Quả táo

Táo chứa nhiều nước, pectin và chất xơ hòa tan. Nhờ vậy mà loại quả này có thể giảm nồng độ đường và cholesterol trong máu, giảm nguy cơ phát triển những biến chứng tim mạch.

Ngoài ra quả táo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp ngăn những tổn thương tiến triển do bệnh suy thận.

  • Bắp cải

Những người bị suy thận nên ăn bắp cải vì loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin K, C, và B. Khi bổ sung có thể ngăn bệnh suy thận tiến triển và giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra bắp cải giàu chất xơ không hòa tan. Ăn bắp cải mỗi ngày có thể duy trì cân nặng khỏe mạnh, thúc đẩy chuyển động ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa.

  • Dầu ô liu

Dầu thực vật (chẳng hạn như dầu ô liu) là nguồn chất béo có lợi cho cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng. Ngoài ra dầu ô liu còn có đặc tính kháng viêm, không chứa phốt pho và giúp bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố.

Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa chất béo có lợi, có đặc tính kháng viêm, tốt cho bệnh nhân suy thận

Thông qua bài viết người bệnh có thể giải đáp “Suy thận có được ăn cam không?”. Nhìn chung, cam chứa nhiều kali, không được khuyến cáo cho bệnh nhân suy thận. Thay vào đó người bệnh nên ăn những loại thực phẩm lành mạnh, ít kali và tốt hơn cho thận.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger