Phác đồ điều trị viêm khớp bằng Tây y, Đông y và ưu nhược điểm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Các bệnh như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị… muốn điều trị cần có phác đồ cụ thể. Hiện nay có những phác đồ điều trị viêm khớp nào hiệu quả? Ưu – nhược điểm của chúng ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để từ đó có được sự lựa chọn phù hợp. 

Phác đồ điều trị viêm khớp phổ biến hiện nay

Bất cứ căn bệnh nào muốn điều trị khỏi cũng cần có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bạn hoặc người thân đang bị chứng viêm khớp hành hạ hằng ngày, hằng giờ thì đây là những phác đồ điều trị bạn đang tìm kiếm:

Phác đồ điều trị viêm khớp bằng tây y

Tây y chữa chứng viêm khớp như thế nào?
Tây y chữa chứng viêm khớp như thế nào?
  • Ưu điểm: Người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, chống viêm, bảo tồn chức năng vận động, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn trong khoảng thời gian ngắn nhất.
  • Nhược điểm: Người bệnh phải thăm khám thường xuyên, tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Đồng thời, phải tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ vì các loại thuốc dùng điều trị viêm khớp có rất nhiều tác dụng phụ đặc biệt ảnh hưởng đến gan thận nếu lạm dụng.

Phác đồ điều trị viêm khớp của Bộ y tế gồm các bước sau:

Dùng thuốc điều trị triệu chứng

Một số loại thuốc tân dược quen thuộc được kê đơn điều trị cho bệnh lý xương khớp nói chung và viêm khớp nói riêng bao gồm:

Thuốc chống viêm không steroid

  • Điển hình là các loại thuốc ức chế chọn lọc COX2 như Celecoxib (200mg), Meloxicam (15mg), Etoricoxib (60 – 90mg) hoặc thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc như Diclofenac, Brexin…
  • Nhược điểm lớn nhất của dòng thuốc này là chống chỉ định với người già, tuổi cao, người bị dạ dày… Nếu không được theo dõi chặt chẽ sẽ dẫn tới những tác dụng không mong muốn như suy giảm chức năng thận.

Thuốc Corticosteroids

Thuốc Corticosteroids dùng khá phổ biến trong điều trị viêm khớp

  • Các loại thường dùng là Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone…
  • Thuốc Corticosteroids được dùng khi ở thể vừa thông qua đường uống, nếu bệnh thể nặng sẽ được chỉ định tiêm khoảng 40mg mỗi ngày.
  • Nếu muốn sử dụng Thuốc Corticosteroids dài hạn bạn chỉ được uống 20mg vào mỗi sáng cho tới khi xét nghiệm lâm sàng nếu bệnh đã suy giảm thì duy trì ở liều thấp 5 -8 mng mỗi ngày. Quá trình điều trị này không nên kéo dài quá 2 tháng.

Dùng thuốc chống thấp

  • Thể thông thường khi bệnh mới khởi phát: Phổ biến là thuốc DMARDs (dùng 10mg/lần/tuần, tối đa 20mg/tuần) hoặc thuốc Sulfasalazine (bắt đầu 500mg/ngày, tăng lên 1000mg chia 2 lần mỗi ngày trong trường hợp cần thiết).
  • Bệnh thuộc thể nặng thì dùng methotrexate và thuốc kháng Interleukin 6 kết hợp với nhau hoặc methotrexate và thuốc kháng lympho B.
  • Dùng các loại thuốc trên trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng, sử dụng lần lượt các loại thuốc, nếu cơ thể không đáp ứng thuốc sinh học 1 thì chuyển sang dạng 2 và 3. 

Điều trị phối hợp

Các bác sĩ sẽ tiến hành vừa cho bệnh nhân dùng thuốc chữa viêm khớp vừa áp dụng các biện pháp phục hồi như:

  • Nghỉ ngơi ở tư thế cơ năng nếu như cơn đau đang ở dạng cấp tính. Khi đỡ đau sẽ bắt đầu tập đi lại và các bài tập hỗ trợ vận động.
  • Các bài tập vật lý trị liệu sẽ được thiết kế chuyên sâu cho từng người bệnh phụ thuộc vào tình trạng bệnh và vị trí viêm khớp.
  • Trường hợp nặng sẽ được phẫu thuật để thay khớp.
  • Theo dõi sát sao trong quá trình người bệnh dùng thuốc, nếu có bất thường gì cần báo lại để xử lý ngay đặc biệt với người có tiền sử mắc bệnh đường tiêu hóa, dạ dày, tá tràng…
  • Thực hiện bổ sung thêm vitamin D vì khi điều trị bằng corticoid dễ dẫn tới loãng xương.
  • Xét nghiệm máu nếu thiếu máu sẽ được chỉ định dùng thêm sắt, B12, acid folic.

Theo dõi sau điều trị

Như đã xác định ngay từ đầu, muốn chữa khỏi chứng viêm khớp cần một khoảng thời gian dài. Bên cạnh việc giám sát chặt chẽ suốt thời gian điều trị để giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc thì người bệnh cần làm các xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng gan thận theo định kỳ 2 tuần đầu sau khi dừng thuốc và lần tiếp theo vào 3 tháng sau đó.

Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp bằng đông y

Ưu điểm: Nguyên liệu tạo nên bài thuốc là các thảo dược từ tự nhiên, lành tính, hầu như không để lại tác dụng phụ cho dù người bệnh dùng trong thời gian dài. Cách chữa này cũng ít tốn kém thời gian và tiền bạc hơn so với dùng thuốc Tây.

Nhược điểm: Hiệu quả của thuốc trên từng cơ địa bệnh nhân là khác nhau và phải mất khoảng thời gian dùng thuốc khá dài mới phát huy được tác dụng.

Dùng thuốc

Tùy thuộc vào thể bệnh cụ thể lương y sẽ kê cho bạn thang thuốc phù hợp
Tùy thuộc vào thể bệnh cụ thể lương y sẽ kê cho bạn thang thuốc phù hợp

Dưới góc nhìn Y học cổ truyền, viêm khớp được chia làm 4 dạng, ứng với từng dạng sẽ là những bài thuốc cụ thể.

  • Bài thuốc 1: Chữa viêm khớp dạng thấp thể phong thấp nhiệt tý

Chuẩn bị: Tri mẫu, quế chi, cam thảo, thạch cao, cam thảo gia giảm theo liều lượng bác sĩ đã kê.

Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên mang rửa sạch, để ráo nước sau đó sắc uống mỗi ngày, kiên trì dùng liên tục 20 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

  • Bài thuốc 2: Viêm khớp dạng thấp thể phong hàn thấp tý

Chuẩn bị: Cam thảo, mộc hương, quế chi, nhũ hương, khương hoạt, độc hoạt, tần giao, đương quy, hải phong đằng.

Thực hiện:  Rửa sạch các vị thuốc rồi thêm 2 lít nước sắc kỹ trong 1 tiếng, chắt lấy nước bỏ bã, chia 2 lần mỗi ngày để uống. Không dùng thuốc đã để qua đêm. Để bài thuốc phát huy hết hiệu quả bệnh nhân cần chú ý giữ cơ thể luôn ấm, nếu trời lạnh có thể chườm ấm 2 lần mỗi ngày bằng các loại lá lốt, ngải cứu sao vàng.

  • Bài thuốc 3: Trị viêm khớp dạng thấp thể thận dương hư suy

Chuẩn bị: Phụ tử chế, quế chi, sơn thù, ngưu tất, ba kích thiên, phục linh, tiên linh tỳ, bạch truật, uy linh tiên…

Thực hiện: Sắc các thảo dược trên thành 1 thang dùng hằng ngày, bài thuốc này rất tốt cho những người bị viêm khớp có dấu hiệu co cứng.

  • Bài thuốc 4: Chữa viêm khớp dạng thấp thể can thận âm huyết hư

Chuẩn bị: Phòng phong, cam thảo, độc hoạt, xuyên khung, đỗ trọng, tần giao, thục địa, đương quy, tang ký sinh, bạch linh, đẳng sâm, nhục quế…

Thực hiện: Ngay khi thấy các triệu chứng khát nước, khô miệng, táo bón kèm đau nhức xương khớp thì hãy sắc ngay những vị thuốc trên để uống mỗi ngày 1 thang. Kiên trì thực hiện trong 1 tháng các triệu chứng bệnh sẽ cải thiện đáng kể.

Vật lý trị liệu

Việc ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể thực sự có thể giúp giảm đau cơ xương khớp, thúc đẩy quá trình liền xương, hỗ trợ quá trình lưu thông máu cũng như tạo độ kết dính các khớp. Vật lý trị liệu bao gồm:

  • Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi rất quan trọng trong điều trị cơn đau cấp tính, khi được nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách, các cơn đau sẽ giảm dần rồi biến mất, nếu bạn cố gắng làm việc thì cơn đau sẽ tiến triển nặng hơn nhanh chóng.

  • Chườm nóng

Sử dụng những túi chườm nóng chuyên dụng, miếng dán nóng hay đơn giản là dùng khăn ấm, dùng các loại thảo dược rang nóng lên chườm lên vùng khớp bị đau cũng giúp mạch máu giãn nở, cơ xương được thư giãn.

  • Xoa bóp tại chỗ

Dùng chút dầu nóng hoặc kem matxa xoa bóp vùng khớp đang tổn thương vừa giúp giảm đau nhanh lại kích thích khả năng vận động ở khớp.

  • Bài tập vật lý trị liệu

Các chuyên gia sẽ giúp bạn thiết kế những bài tập từ nhẹ đến vừa để tăng sức bền và độ linh hoạt của khớp. Tùy thuộc vào vị trí đau sẽ có những bài tập chuyên biệt phù hợp.

Châm cứu bấm huyệt

Châm cứu bấm huyệt chữa viêm khớp được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn
Châm cứu bấm huyệt chữa viêm khớp được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn

Đây là phương pháp ứng dụng Y học cổ truyền chữa viêm khớp có từ lâu đời và vẫn giữ nguyên giá trị cho tới ngày này. Đầu tiên, các chuyên gia châm cứu sẽ tiến hành thăm khám, sau khi nắm được từng giai đoạn tiến triển của bệnh sẽ lên phác đồ điều trị.

Thông thường nếu viêm khớp ở dạng nhẹ sẽ được tiến hành điện châm cùng với xung điện. Bằng kỹ thuật này, chỉ khoảng 20 phút sau khi được kẹp điện và châm kim, cơn đau của bạn sẽ giảm đi đáng kể.

Không phủ nhận những ưu điểm của châm cứu thông qua các huyệt đạo như giảm đau nhanh, phù hợp với nhiều đối tượng đồng thời giúp bệnh nhân giảm stress, cải thiện chức năng tiêu hóa… Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi người châm phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Nếu xác định sai huyệt vị, châm không đúng chỗ sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.

Trên đây là 2 phác đồ điều trị viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên bạn đọc có thể cân nhắc và có lựa chọn phù hợp cho mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại câu hỏi bên dưới, đội ngũ tư vấn viên của nhà thuốc sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng và chính xác. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger