Người Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu? Chuyên Gia Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cần nắm rõ mổ cột sống đeo đai bao lâu để có những biện pháp chăm sóc tốt nhất sau phẫu thuật. Việc sử dụng đai đúng cách và đúng thời gian quy định có thể góp phần ổn định cột sống, duy trì đường cong tự nhiên và tạo điều kiện cho quá trình phục hồi. Đồng thời tránh phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn.

Tìm hiểu bệnh nhân mổ cột sống đeo đai bao lâu
Tìm hiểu bệnh nhân mổ cột sống đeo đai bao lâu, hướng dẫn mang đai và các lưu ý an toàn

Vì sao cần đeo đai sau mổ cột sống?

Đai lưng cột sống (nịt lưng, đai lưng) là một thiết bị cố định và duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, rất cần thiết cho quá trình phục hồi sau mổ. Thiết bị này thường được sử dụng sau quá trình mổ thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật chỉnh lưng gù… 

Tuy nhiên đai lưng cũng có thể sử dụng cho những người cần điều chỉnh và duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, giảm áp lực lên những đốt sống bị thương, ngăn chèn ép thần kinh. Chẳng hạn như vẹo cột sống, đau lưng, thoát hóa cột sống thắt, gù lưng, đau thần kinh tọa…

Hiện nay các đai lưng cột sống được phân thành 3 loại, bao gồm:

  • Đai kéo giãn cột sống lưng
  • Đai lưng cố định cột sống
  • Đai lưng định hình cột sống

Thông thường bệnh nhân sau mổ cột sống sẽ được hướng dẫn sử dụng đai lưng cố định cột sống. Khi sử dụng, thiết bị này có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Điều chỉnh và duy trì đường cong sinh lý của cột sống
  • Cố đinh cột sống, ngăn sự dịch chuyển bất thường sau phẫu thuật điều trị
  • Tạo điều kiện cho các mô tổn thương và cột sống được chữa lành
  • Bảo vệ cột sống khỏi chấn thương, tránh những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình lành lại của cột sống
  • Hạn chế những sai lệch do cột sống chưa phục hồi hoàn toàn và đang mất vững
  • Nâng đỡ cột sống, giảm bớt áp lực lên đoạn xương sống bị thương
  • Hỗ trợ giảm đau và hạn chế đau nhức
  • Phòng ngừa chèn ép dây thần kinh và thoát vị đĩa đệm tái diễn
  • Giữ tư thế đúng trong quá trình luyện tập hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Với những lợi ích nêu trên, bệnh nhân sau mổ cột sống nên mang đai theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên cần lưu ý thời điểm và thời gian sử dụng để mang đến hiệu quả tốt đa, tránh phát sinh tác dụng ngược.

Mổ cột sống đeo đai bao lâu?

Mổ cột sống đeo đai bao lâu là một vấn đề cần được lưu ý. Mang đai trong thời gian thích hợp giúp ổn định cột sống, bảo vệ xương sống, giảm đau và ngăn tổn thương tái diễn. Tuy nhiên mang đai sai mổ quá lâu có thể ảnh hưởng đến quá trình tập luyện, hạn chế một số hoạt động và tăng nguy cơ cứng khớp.

Nên mang đai liên tục 3 tháng, từ 12 - 20 giờ/ ngày
Nên mang đai liên tục 3 tháng, từ 12 – 20 giờ/ ngày để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật cột sống

Theo các chuyên gia, bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống nên mang đai liên tục 3 tháng, 12 – 20 giờ/ ngày để hỗ trợ quá trình phục hồi. Lưu ý mổ cột sống đeo đai bao lâu còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Vị trí phẫu thuật
  • Sự mất vững
  • Khả năng phục hồi của bệnh nhân
  • Mức độ nghiêm trọng của vết mổ và chấn thương

Điều quan trọng là người bệnh cần mang đai theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mang đai sau mổ cột sống lâu ngày có sao không?

Để giảm nguy cơ phát sinh rủi ro, người bệnh cần tránh kéo dài thời gian sử dụng hoặc lạm dụng đai lưng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh thời gian thích hợp.

Không mang đai lưng trên 20 tiếng/ ngày và kéo dài trên 3 tháng. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi hoàn toàn và gây ra một số vấn đề sau:

  • Cột sống yếu, giảm khả năng nâng đỡ cơ thể và không linh hoạt trong những hoạt động
  • Tăng nguy cơ cứng khớp và kém linh hoạt trong tương lai
  • Làm giảm trương lực cơ
  • Nhão hệ thống cơ cạnh cột sống.

Hướng dẫn đeo đai sau mổ cột sống

Bên cạnh thời gian sử dụng, người bệnh cũng cần chú ý đeo đai đúng cách để mang đến những lợi ích cho quá trình phục hồi. Tránh sai lệch hoặc dùng đai cột sống sai cách để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị và ngăn phát sinh rủi ro.

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp đeo đai sau mổ cột sống đúng cách:

  • Lấy đai từ bao bì, xác định mặt trước và mặt sau của đai
  • Tháo các thun hỗ trợ ở mặt sau của đai
  • Kéo căng đai lưng, vòng ra sau lưng và đặt đai vào eo
  • Căng chỉnh sao cho vị trí trung tâm của đai nằm ở trung tâm của lưng (cột sống)
  • Kéo và dán thun hỗ trợ trước bụng, cố định thun hỗ trợ vào đai đeo
  • Điều chỉnh thêm một lần nữa, đảm bảo đai được giữ ở đúng vị trí, không sai lệch, mang đến cảm giác dễ chịu khi mang.

Lưu ý: không nên siết quá chặt. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ, ảnh hưởng đến lưu thông máu, gây đau hoặc tạo cảm giác khó chịu.

Lưu ý khi mang đai sau mổ cột sống

Đai cột sống cần được sử dụng đúng cách với thời gian phù hợp (theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa). Điều này giúp đảm bảo quá trình phục hồi sau mổ và không phát sinh rủi ro.

Ngoài ra khi mang đai sau mổ cột sống, người bệnh cũng cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

Đai cột sống chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Đai cột sống chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa
  • Dùng đai khi được chỉ định: Đai cột sống chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng đai để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương.
  • Đeo đai với thời gian phù hợp: Trao đổi với bác sĩ về thời gian mang đai phù hợp (dựa trên tình trạng). Tuyệt đối không lạm dụng hoặc sử dụng đai cột sống kéo dài.
  • Không tự ý ngừng sử dụng: Tuân thủ thời gian và cách sử dụng đai thắt lưng. Không tự ý ngừng sử dụng để tránh chấn thương do cột sống mất vững và nhiều vấn đề khác.
  • Lựa chọn đai cột sống chất lượng: Không dùng đai cột sống kém chất lượng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn một loại đai phù hợp.
  • Chống chỉ định với phụ nữ mang thai: Đai cột sống không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Tránh đeo đai liên tục: Không nên mang đai liên tục. Nên dành thời gian để thư giãn. Việc mang đai liên tục có thể gây bí bách, đỏ và ngứa da, nặng hơn có thể gây chảy máu hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết mổ. Ngoài ra người bệnh không nên mang đai cột sống khi ngủ (trừ khi có chỉ định của bác sĩ).
  • Khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: Thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Cụ thể như kích ứng da, nhiễm trùng, đau, chảy máu vết thương, ửng đỏ, khó chịu, bầm tím… trong thời gian mang đai.
  • Mang đai kết hợp luyện tập: Không nên mang đai và ngồi yên một chỗ. Hãy thực hiện những bài tập vật lý trị liệu, đi lại nhẹ nhàng… theo hướng dẫn của chuyên viên. Điều này giúp thúc đẩy quá trình chữa lành sau mổ cột cột sống, phục hồi chức năng và tính linh hoạt, ngăn cứng khớp. Tuy nhiên cần tránh mang vác vật nặng, luyện tập hoặc vận động gắng sức.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ. Tránh luyện tập gắng sức, căng thẳng hoặc stress bởi điều này có thể làm kích hoạt cơn đau.
  • Ăn uống dinh dưỡng: Nên thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng tốc độ phục hồi. Đặc biệt nên ăn uống lành mạnh, uống sữa, ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây, trứng, cá, thịt nạc… để tăng cường bổ sung canxi, vitamin C, vitamin D, magie, omega-3. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành và kháng viêm.

Những thông tin nêu trên giúp giải đáp “Mổ cột sống đeo đai bao lâu?”, hướng dẫn mang đai và các lưu ý. Theo chuyên gia, người bệnh mang đai tối đa 3 tháng, từ 12 – 20 giờ/ ngày, không mang đai liên tục. Ngoài ra nên dùng đai cột sống đúng cách để đảm bảo hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger