Đau Bụng, Đau Lưng Nhưng Không Có Kinh Có Sao Không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Đối với chị em phụ nữ, đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh là một trong những dấu hiệu đáng lo ngại. Một số trường hợp đây là dấu hiệu mang thai hoặc dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như bệnh phụ khoa, bệnh xương khớp… ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. 

Đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh
Đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh là một trong những triệu chứng bất thường ở chị em phụ nữ

Nguyên nhân bị đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh  

Mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể của chị em sẽ ra nhiều máu kinh kèm theo các dấu hiệu như đau lưng, đau bụng, đau đầu, tức ngực, thay đổi tâm trạng… khiến chị em mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng công việc và sinh hoạt hàng ngày. Một chu kỳ thường kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy theo cơ địa từng người. 

Tuy nhiên, khi các triệu chứng vừa kể trên, nhất là triệu chứng đau lưng và đau bụng xuất hiện nhưng không có kinh khiến chị em hoang mang, lo lắng không biết nguyên nhân vì sao. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như: 

1. Mang thai, mang thai ngoài tử cung

Đối với chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản đột ngột xuất hiện cơn đau bụng quặn thắt từng cơn, đau lưng kèm theo mệt mỏi kéo dài rất có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.

Nguyên nhân là do phôi thai làm tổ tại vòi trứng, khiến bộ phận này bị giãn ra quá mức và gây ra những cơn đau nhức âm ỉ kéo dài. Khác với mang thai bình thường, cơn đau lưng và đau bụng sinh lý do thay đổi nội tiết tố thường ở mức độ nhẹ, biến mất nhanh chóng, còn cơn đau do mang thai ngoài tử cung thường có xu hướng ngày càng tăng nặng và dữ dội hơn. 

2. Các bệnh viêm nhiễm 

Ở nữ giới, triệu chứng đau bụng, đau lưng nhưng không phải do hành kinh hoặc đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng không ra máu kinh có thể nghi ngờ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: 

Viêm âm đạo

Chị em phụ nữ bị viêm âm đạo thường có các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt, điển hình là không có kinh dù đến kỳ kinh. Kèm theo đó là đau bụng dưới, đau lưng, ngứa rát vùng kín… Bệnh lý này có thể được điều trị dứt điểm, ngược lại nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 

Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến xuất hiện ở những chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Bệnh lý này đặc trưng với các dấu hiệu viêm nhiễm từ bên ngoài tử cung như vệ sinh vùng kín không kỹ lưỡng, vệ sinh sai cách, dị ứng với gel bôi trơn, quan hệ thô bạo… 

Đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh
Đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh là dấu hiệu của mang thai cổ tử cung, viêm âm đạo, u xơ tử cung…

Một trong những dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung chính là cơn đau bụng dưới, lan sang lưng gây đau lưng, đau cơ… Kèm theo đó là tình trạng ra khí hư bất thường về màu sắc, có mùi hôi, đau rát khi đi tiểu, khi quan hệ, suy giảm ham muốn tình dục… 

Viêm lộ tuyến tử cung

Bệnh lý này xảy ra do sự phát triển và tấn công xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn… Hầu hết chị em bị viêm lộ tuyến tử cung đều có dấu hiệu nhận biết như ra khí hư có màu sắc và mùi hôi bất thường. Song song đó là những cơn đau bụng, đau lưng dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Viêm vùng chậu

Đây là bệnh lý khá phổ biến xảy ra ở những chị em phụ nữ đã sinh nở hoặc đã từng đặt vòng. Tình trạng viêm vùng chậu khiến chị em thường xuyên đau lưng, đau bụng, đau háng và đau hai bên hông. Kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thần như chóng mặt, mệt mỏi, tiết dịch âm đạo, dịch có mùi hôi… 

U nang buồng trứng

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở chị em phụ nữ, nguyên nhân hình thành u nang buồng trứng là do sự tích tụ dịch tiết bất thường hoặc do sự phát triển của các khối cấu tạo không nằm trong buồng trứng. Những chị em bị dư thừa hCG, nang trứng kém phát triển hoặc sản sinh hormone luteinizing quá mức tác động lên buồng trứng. 

Hầu hết trường hợp gặp phải đều là lành tính không nguy hiểm nếu được loại bỏ kịp thời. Chị em phụ nữ bị u nang buồng trứng thường có các dấu hiệu như đau lưng, đau bụng dưới, đau vùng chậu, ra khí hư bất thường, đau rát khi quan hệ tình dục, bí tiểu hoặc buồn tiểu liên tục, tăng cân bất thường… 

U xơ tử cung

Những cơn đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh rất có thể là triệu chứng của chứng u xơ tử cung. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các khối u lớn nhỏ khác nhau mọc bên trong tử cung… Phần lớn trường hợp u xơ tử cung đều là lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời có thể phát sinh nhiều biến chứng khó lường. 

Nguyên nhân gây u xơ tử cung vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên vẫn có một số yếu tố liên quan như quan hệ tình dục quá sớm, người thừa cân béo phì, rối loạn hormone estrogen… 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngoài các bệnh lý viêm nhiễm cơ quan sinh dục, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là bệnh lý khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải, ở cả nam và nữ giới. Đối với chị em phụ nữ, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu là do viêm nhiễm lây lan từ hậu môn hoặc âm đạo, lây lan sang hệ tiết niệu tại các bộ phận như thận, niệu đạo, bàng quang… 

Chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu có các triệu chứng điển hình như đi tiểu bị nóng rát, nước tiểu có màu đục, lẫn máu, có mùi hôi… Kèm theo đó là những cơn đau bụng, đau lưng, đau vùng chậu và sốt cao, buồn nôn, ớn lạnh… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Sỏi thận

Hiện tượng đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh nguyệt là dấu hiệu của bệnh sỏi thận ở chị em phụ nữ. Đây là hiện tượng xuất hiện các viên sỏi tích tụ từ các khoáng chất, muối trong nước tiểu gây tắc nghẽn bàng quang gây đau nhức, mệt mỏi và khó chịu. 

Đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh
Những cơn đau bụng, đau lưng dữ dội có thể là dấu hiệu của sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu

Viêm vùng tiểu khung

Vùng tiểu khu là bộ phận nằm trên đường sinh sản và rất dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh lý này đặc trưng với các triệu chứng như đau lưng, đau bụng dưới, tiểu buốt, đối với chị em phụ nữ có thể xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo, lẫn mủ, có mùi hôi… Kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thân như tiêu chảy, mệt mỏi, nôn… ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Các bệnh lý về cột sống

Một số trường hợp hiện tượng này không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và đã loại trừ các bệnh lý tại cơ quan sinh sản thì rất có thể là do các bệnh về cột sống, xương khớp như:

Đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh
Đau bụng, đau lưng không phải do các vấn đề phụ khoa có thể nghi ngờ là dấu hiệu của bệnh về cột sống
  • Thoái hóa cột sống: Đây là bệnh lý xương khớp rất phổ biến, xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi bị lão hóa hoặc phụ nữ trung niên từ 35 tuổi trở lên. Đây là hiện tượng lớp sụn và xương dưới sụn bị bào mòn khiến các đốt sống cọ xát trực tiếp vào nhau gây đau nhức vùng lưng, bụng kèm theo sưng viêm, hình thành gai xương. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể làm hạn chế khả năng vận động, thậm chí gây tàn phế vĩnh viễn.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là tình trạng đĩa đệm bị phồng lồi, sưng viêm khiến lớp nhân nhầy thoát vị ra khỏi đĩa đệm và gây đau nhức lưng kèm theo đau bụng dưới. 
  • Gai cột sống: Ở những chị em phụ nữ trong độ tuổi trung niên hoặc lớn hơn rất dễ bị gai cột sống. Bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết với tình trạng thoái hóa cột sống, mọc ra từ hai bên thân cột sống. Người bị gai cột sống thường xuyên đối mặt với các cơn đau lưng, càng đau dữ dội hơn khi cử động, một số trường hợp kèm theo đau bụng dưới. 

Cách xử lý cơn đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh

Chị em phụ nữ đột ngột bị đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh được chia làm 2 trường hợp, một là đang trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng không có kinh và hai là xảy ra triệu chứng nhưng không liên quan đến kinh nguyệt. Cả 2 trường hợp này đều là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Ngoại trừ trường hợp các triệu chứng này là dấu hiệu mang thai không cần phải điều trị, còn lại với các trường hợp khác đều là dấu hiệu bệnh lý, thì chị em nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. 

Tùy theo từng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ sẽ bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt, phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa sức khỏe. Đồng thời, chị em cần chủ động thực hiện các giải pháp cải thiện triệu chứng tại nhà và phòng ngừa tái phát như:

Đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh
Massage nhẹ nhàng là phương pháp giảm đau lưng, đau bụng không dùng thuốc hiệu quả
  • Ngay khi xuất hiện cơn đau, chị em nên dừng ngay mọi hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi. Việc càng cố gắng hoạt động lúc này càng khiến cơn đau lưng, đau bụng nghiêm trọng hơn. 
  • Chườm nóng là giải pháp giảm đau bụng, đau lưng hiệu quả. Nhiệt nóng có khả năng làm giãn các cơ, đốt sống, giải phóng chèn ép trên các dây thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu giúp giảm đau và thư giãn toàn thân. Bạn có thể chườm nóng bằng chai nước nóng, túi chườm hoặc tắm nước ấm. 
  • Massage cũng là giải pháp giảm đau lưng, đau bụng khá hiệu quả. Các động tác massage nhẹ nhàng còn giúp làm giãn các đốt sống, gân cốt, tăng cường tuần hoàn máu lưu thông tốt và giảm đau hiệu quả hơn. 
  • Giữ vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng, tuân thủ nguyên tắc vệ sinh từ trước ra sau, rửa bằng nước sạch, không thụt rửa quá sâu, không dùng xà phòng chứa các hóa chất độc hại…
  • Mặc quần lót rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi để ngăn chặn sự phát triển, xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh. 
  • Tránh mang vác vật nặng quá mức để giảm cơn đau, hỗ trợ quá trình phục hồi và điều trị các bệnh lý liên quan. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày, nhất là với những chị em phải thường xuyên làm việc trong môi trường văn phòng, ngồi một chỗ quá lâu. 
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, sử dụng bao cao su và vệ sinh kỹ trước, sau khi quan hệ. Tránh quan hệ thô bạo để tránh gây tổn thương niêm mạc âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc… Giảm lượng đường, muối trong chế biến thức ăn hàng ngày. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe và tầm soát các bệnh lý nguy hiểm ngay từ sớm, có hướng điều trị kịp thời. 

Đau bụng, đau lưng nhưng không có kinh là triệu chứng khá bất thường, có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế chị em cần hết sức thận trọng, theo dõi các biểu hiện của cơ thể, chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe toàn diện, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. 

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger