Can Thận Âm Hư Là Tình Trạng Gì? Giải Pháp Chữa Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Can thận âm hư là những bệnh lý xảy ra ở tạng thận và tạng can. Tình trạng này thường do can thận bất túc khiến chức năng của gan và thận suy giảm. Đồng thời gây ra những triệu chững nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh thường được điều trị bằng những bài thuốc Đông y kết hợp chế độ ăn uống.

Can thận âm hư
Can thận âm hư là tình trạng tổn thương tạng thận (thận) và tạng can (gan) dẫn đến nhiều chứng bệnh

Can thận âm hư là gì?

Theo quan niệm của Đông y, can thận âm hư là những bệnh lý xảy ra do các vấn đề ở tạng thận (thận) và tạng can (gan). Tình trạng này chủ yếu do can âm bất túc gây thận âm khuy tốn hoặc/ và thận âm bất túc gây can âm bất túc. Từ đó gây rối loạn và làm suy giảm chức năng của hai tạng.

Bệnh được thể hiện bởi những chứng trạng âm hư của can và thận khiến cơ thể mệt mỏi, đau sườn, chóng mặt, ù tai, mắt nhìn lờ đờ lưng đùi ê mỏi… Ngoài ra chứng can thận âm hư xuất hiện trong nhiều bệnh tật. Trong đó hiếp thống (đau sườn), yêu thống… là những bệnh lý phổ biến nhất.

Nguyên nhân gây can thận âm hư

Chứng can thận âm hư chủ yếu do âm dịch ở thận và gan bị thiếu hụt. Tuy nhiên một vài nguyên nhân khác cũng có thể gây ra bệnh lý này.

  • Thiếu hụt âm dịch ở thận và can (gan): Âm dịch trong tạng thận và tạng gan bị suy giảm làm ảnh hưởng đến chức năng của hai tạng, mất cân bằng âm dương. Từ đó sinh bệnh và gây ra những tổn thương.
  • Lão hóa: Sự lão hóa theo thời gian khiến can và thận suy yếu. Điều này gây ra những rối loạn và làm suy giảm số lượng âm dịch.
  • Trúng tà bệnh ôn nhiệt: Can thận âm hư có thể xảy ra khi bệnh nhân trúng tà bệnh ôn nhiệt.
  • Quan hệ tình dục quá độ: Những người lạm dụng tình dục làm suy giảm chức năng của tạng thận do tạng này hoạt động quá tải.
  • Một số nguyên nhân khác:
    • Cơ thể bị lao lực quá độ
    • Trẻ phát dục quá sớm khiến thận phải hoạt động với cường độ cao ngay cả khi chưa hoàn thiện.
    • Ảnh hưởng từ những bệnh lý ở gan và thận. Chẳng hạn như hội chứng thận hư, suy thận, suy gan, nhiễm trùng cầu thận…
    • Đột ngột sợ hãi hoặc phú bẩm bất túc khiến tinh huyết can thận khuy hư.
    • Ảnh hưởng sau khi mắc ôn bệnh, nhiệt không lui.
Thiếu hụt âm dịch ở thận và can
Thiếu hụt âm dịch ở thận và can là nguyên nhân chủ yếu khiến một người mắc chứng can thận âm hư

Cơ chế bệnh sinh

Tạng can và thận cùng một nguồn. Trong đó thận tàng tinh, can tàng huyết và âm của can thận tư sinh lẫn nhau. Can được nuôi khi thận âm vượng thịnh, tàng ở thận khi can âm sung túc.

Can dịch ở can và thận không đủ lên thanh khiếu dẫn đến ù tai, choáng váng, hay quên và làm khởi phát những cơn đau mỏi. Âm dịch thiếu, không tiết lên trên được dẫn đến họng khô, mất ngủ do tâm thần mất nuôi dưỡng.

Ngoài ra âm hư sinh nội nhiệt, nhiệt bức dịch tiết ra gây đổ mồ hôi trộm, hư hỏa phù lên khiến gò má đỏ hồng. Can mạch mất tư dưỡng và can âm không đủ khiến 2 mạn sườn đau. Thận âm không đủ làm mất nuôi dưỡng eo lưng, đồng thời khiến eo lưng và đầu gối mỏi đau.

Trong tinh thất, hư hỏa quấy nhiễu dẫn đến sinh mất tinh, kinh ít do mạch xung nhâm không đầy đủ. Tân dịch không đủ và âm hư nội nhiệt khiến lưỡi đỏ và rêu ít.

Dấu hiệu nhận biết can thận âm hư

Can thận âm hư gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu thường gặp:

  • Choáng váng (huyễn vựng)
  • Đau lưng (yêu thống)
    • Người bệnh thường có cảm giác đau mỏi ở vùng thắt lưng
    • Đau tăng lên khi hoạt động, đau giảm khi nghỉ ngơi
  • Đau hai mạn sườn (hiếp thống), đau thường âm ỉ kéo dài
  • Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
  • Âm hư nội tiết với những biểu hiện:
    • Nóng trong người
    • Mặt đỏ bừng
    • Bàn chân và gan bàn tay nóng rực
    • Nước tiểu nóng đỏ
    • Phân khô cứng
  • Đau đầu
Tổn thương can thận âm thường gây đau lưng, đau hai mạn sườn
Tổn thương can thận âm thường gây đau lưng, đau hai mạn sườn, âm hư nội tiết, choáng váng

Chứng can thận âm hư có nguy hiểm không?

Chứng can thận âm hư có thể điều trị được. Đặc biệt việc điều trị sớm có thể giúp kiểm soát những triệu chứng của bệnh và không gây thêm bất kỳ vấn đề nào. Ngược lại quá trình điều trị chậm trễ và không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Về cơ bản, những triệu chứng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và giảm chất lượng đời sống. Khi chứng can thận âm hư tiến triển, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng sau:

  • Suy giảm chức năng của gan và thận, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp và một số bệnh lý về mạch máu.
  • Suy giảm chức năng hô hấp do chứng can thận âm hư làm suy giảm chức năng và hoạt động của tạng phế
  • Suy giảm chức năng tỳ vị, bệnh nhân chán ăn, ăn uống không ngon, tiêu hóa kém và cơ thể gầy yếu.

Chẩn đoán can thận âm hư như thế nào?

Người bệnh sẽ được kiểm tra những triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh trong lần thăm khám đầu tiên. Ngoài ra bệnh nhân còn được bắt mạch, quan sát kiểm tra những dấu hiệu bên ngoài.

Thông thường chứng can thận âm hư sẽ được chẩn đoán phân biệt với những tình trạng sau:

  • Thận âm hư
  • Can âm hư
  • Can hỏa thượng viên
  • Can kinh uất nhiệt

Thuốc Đông y điều trị can thận âm hư

Trong điều trị can thận âm hư, Đông y chủ yếu sử dụng những bài thuốc có tác dụng giảm đau, bồi bổ can thận và cải thiện sức khỏe tổng thể. Ngoài ra người bệnh sẽ được hướng dẫn những biện pháp chăm sóc tại nhà để sớm khắc phục tình trạng.

Dựa trên tình trạng cụ thể, những bài thuốc dưới đây có thể được áp dụng:

1. Bài thuốc chữa can thận âm hư gây yêu thống

Phần lớn trường hợp có chứng can thận âm hư dẫn đến yêu thống (đau lưng), gân mạch không được nuôi dưỡng khiến tinh huyết hao tổn, cơ thể suy yếu do ốm đau lâu ngày, phòng lao quá độ.

Để điều trị, cần tư bổ can thận, cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm đau. Trong khi đó bài thuốc Tả qui hoàn có thể đáp ứng được yêu cầu.

Bài thuốc chữa can thận âm hư gây yêu thống
Sử dụng bài thuốc Tả qui hoàn giúp tư bổ can thận, chữa can thận âm hư gây yêu thống

Triệu chứng:

  • Đâu âm ỉ ở lưng và hai đùi
  • Đau lưng tăng khi mệt nhọc, đau giảm khi nằm nghỉ
  • Hoa hai mắt, nhìn không rõ
  • Hai chân yếu

Điều trị:

  • Tư bổ can thận, bài thuốc Tả qui hoàn.

Nguyên liệu:

  • 16 gram Thục địa
  • 12 gram Cẩu kỷ tử
  • 12 gram Lộc giác giao
  • 12 gram Hoài sơn
  • 12 gram Thỏ ty tử
  • 12 gram Cao qui bản
  • 6 gram Sơn thù
  • 4 gram Ngưu tất

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sắc uống mỗi ngày 1 thang
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, uống vào sáng – trưa – chiều khi thuốc ấm nóng.

2. Bài thuốc điều trị can thận âm hư sinh chứng hư lao

Trong Đông y, chứng hư lao rất rộng. Chứng bệnh này làm ảnh hưởng đến xương tủy, cơ bắp bì phu, tân dịch, cơ thể mệt mỏi và luôn cảm thấy đau nhức.

Để điều trị, người bệnh cần sử dụng những bài thuốc có tác dụng tư bổ can thận, giảm đau nhức và chống mệt mỏi. Trong đó bài thuốc Đại bổ âm hoàn có thể đáp ứng và thường được sử dụng.

Triệu chứng:

  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên đau nhức
  • Hao tổn tinh thần và sức lực
  • Lo nghĩ không rõ nguyên nhân, mừng giận thất thường do hao kiệt tinh huyết
  • Lưng đùi đau ê ẩm, nhức mỏi
  • Choáng váng
  • Mắt nhìn không rõ
  • Ù tai
  • Hao tổn nhiều tạng phủ khí huyết

Điều trị:

  • Tư bổ can thận, bài thuốc Đại bổ âm hoàn.

Nguyên liệu:

  • 160 gram Hoàng bá
  • 240 gram Qui bản
  • 160 gram Tri mẫu
  • 240 gram Thục địa
  • 160 gram Trư tích tủy (đây là tủy trong cột sống của lợn)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc, để ráo, phơi khô và tán thành bột mịn
  • Trộn thuốc bột với mật ong nguyên chất và làm viên hoàn, mỗi viên khoảng 5 gram
  • Uống 2 viên/ lần, mỗi ngày 3 lần với nước đun sôi để ấm
  • Kiên trì điều trị trong 3 tháng sẽ nhận thấy những triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

3. Bài thuốc chữa can thận âm hư sinh chứng hiếp thống

Chứng hiếp thống (đau hai mạn sườn) là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân mắc chứng can thận âm hư. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người có cơ thể vốn hư yếu, khí hư không sinh huyết, phòng lao quá độ.

Bài thuốc chữa can thận âm hư sinh chứng hiếp thống
Bài thuốc Nhất quán tiễn chữa can thận âm hư sinh chứng hiếp thống, giảm đau nhanh chóng

Triệu chứng:

  • Đau âm ỉ hai bên mạng sườn
  • Váng đầu hoa mắt
  • Ra mồ hôi trộm
  • Sốt từng cơn về chiều

Điều trị:

  • Tư bổ can thận, bài thuốc Nhất quán tiễn.

Nguyên liệu:

  • 16 gram Bắc sa sâm
  • 12 gram Sinh địa
  • 12 gram Đương quy
  • 12 gram Kỷ tử
  • 12 gram Mạch môn
  • 8 gram Khổ luyện tử (hạt xoan rừng)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, uống sau bữa ăn và khi nước thuốc còn ấm nóng.

Lưu ý: Người bệnh có thể gia thêm những vị thuốc khác tùy thuộc vào tình trạng cụ thể.

4. Bài thuốc chữa can thận âm hư gây chảy máu chân răng

Can thận âm hư do sinh hoạt tình dục quá độ hoặc những tổn thương về tình chí dẫn đến sinh nội nhiệt hun đốt mạch lạc, xuất huyết hoặc huyết đi tràn lan. Cuối cùng gây chứng xỉ nhục (chảy máu chân răng).

Để điều trị chứng bệnh này, người bệnh cần sử dụng những bài thuốc có tác dụng lương huyết chỉ huyết, tư âm giáng hỏa. Đông y thường sử dụng bài thuốc Tư thủy thanh can ẩm và Thiến căn tán để điều trị.

Triệu chứng:

  • Chân răng chảy máu có màu đỏ nhạt
  • Đau răng
  • Răng lung lay

Điều trị:

  • Lương huyết chỉ huyết, tư âm giáng hỏa
  • Sử dụng bài thuốc Tư thủy thanh can ẩm và Thiến căn tán

Nguyên liệu:

  • 30 gram Trắc bá diệp
  • 30 gram Hoàng cầm
  • 30 gram Sinh địa
  • 30 gram A giao
  • 30 gram Thiến thảo căn
  • 16 gram Trạch tả
  • 16 gram Cam thảo
  • 12 gram Phục linh
  • 12 gram Hắc táo nhân
  • 12 gram Thục địa
  • 10 gram Đương quy
  • 10 gram Hoài Sơn
  • 10 gram Sài hồ
  • 8 gram Bạch thược
  • 8 gram Đan bì
  • 8 gram Sơn thù
  • 6 gram Chi tử

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc, để ráo, phơi khô và tán thành bột mịn
  • Trộn thuốc bột với mật ong nguyên chất và làm viên hoàn
  • Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 gram với nước đun sôi để ấm.

Nếu làm thuốc sắc, cần điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với tình trạng, mỗi ngày uống 1 thang.

5. Bài thuốc trị can thận âm hư sinh chứng huyễn vựng

Huyễn vựng (choáng váng) là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân mắc chứng can thận âm hư. Tình trạng này xảy ra khi can thận âm tinh hao tổn suy nhược khiến tủy không được sản sinh, tủy hải bất húc mà sinh bệnh. Hoặc thận thủy hư tổn, phong dương quấy nhiễu lên trên dẫn đến huyễn vựng.

Huyễn vựng do rối loạn ở tạng can và thận ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn có thể giúp tư bổ can thận và khắc phục những biểu hiện của bệnh.

Bài thuốc trị can thận âm hư sinh chứng huyễn vựng
Huyễn vựng do rối loạn ở tạng can và thận cần được điều trị bằng bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn

Triệu chứng:

  • Bệnh trình kéo dài
  • Luôn luôn mệt mỏi
  • Choáng váng, nhắm mắt và nằm nghỉ thì bệnh đỡ

Điều trị:

  • Tư bổ can thận, bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn.

Nguyên liệu

  • 16 gram Thục địa
  • 12 gram Trạch tả
  • 12 gram Kỷ tử
  • 12 gram Hoài sơn
  • 12 gram Cúc hoa
  • 12 gram Bạch linh
  • 12 gram Đan bì
  • 8 gram Sơn thù

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, uống trước hoặc sau khi ăn. Lưu ý nước thuốc phải còn ấm nóng để đạt hiệu quả.

6. Bài thuốc điều trị cho phụ nữ kinh đến trước kỳ

Can thận âm hư ở nữ giới thường gây rối loạn kinh nguyệt, kinh đến trước kỳ. Nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng ở can và thận dẫn đến nội nhiệt bức huyết đi càn, hai mạch xung nhâm bị tổn thương mà sinh bệnh. 

Bài thuốc điều trị cần chứa những vị thuốc có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt. Trong đó bài thuốc Lưỡng địa thang rất thích hợp với tình trạng này. 

Triệu chứng:

  • Kinh đến trước kỳ, màu huyết đỏ và lượng ít
  • Hai gò má đỏ
  • Lòng bàn tay và lòng bàn chân nóng.

Điều trị:

  • Dưỡng âm thanh nhiệt, bài thuốc Lưỡng địa thang.

Nguyên liệu:

  • 16 gram Sinh địa
  • 12 gram A giao
  • 12 gram Huyền sâm
  • 12 gram Địa cốt bì
  • 12 gram Bạch thược
  • 8 gram mạch môn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị
  • Sắc uống
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, uống lúc đói. Thuốc nên được dùng khi ấm nóng để tăng hiệu quả
  • Mỗi ngày uống 1 thang. Thực hiện liên tục từ 2 – 3 tháng sẽ nhận thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

7. Bài thuốc chữa can thận âm hư gây bế kinh

Can thận âm hư khiến tiên kiên bất túc, người bệnh ốm đau lâu ngày hoặc thiên quí không đầy đủ làm hao tổn tinh huyết của can thận. Từ đó dẫn đến chứng bế kinh. Để cải thiện tình trạng, người bệnh cần sử dụng những bài thuốc có tác dụng tư bổ can thận dưỡng huyết điều kinh. Chẳng hạn như bài thuốc Qui thận hoàn.

Bài thuốc chữa can thận âm hư gây bế kinh
Sử dụng bài thuốc giúp tư bổ can thận dưỡng huyết điều kinh để chữa can thận âm hư gây bế kinh

Triệu chứng:

  • Kỳ kinh đến muộn, máu huyết nhạt và lượng kinh ít. Lâu ngày gấy bế kinh.

Điều trị:

  • Tư bổ can thận dưỡng huyết điều kinh, bài thuốc Qui thận hoàn.

Nguyên liệu:

  • 26 gram Thục địa
  • 12 gram Đỗ trọng
  • 12 gram Phục linh
  • 12 gram Thỏ ty tử
  • 12 gram Câu kỷ tử
  • 12 gram Hoài sơn
  • 8 gram Sơn thù
  • 8 gram Đương qui

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các vị thuốc
  • Sắc uống
  • Lọc lấy nước thuốc, chia nước thuốc thành 3 phần
  • Uống thuốc sau khi ăn. Luôn hâm nóng thuốc khi uống
  • Mỗi ngày uống 1 thang. Kiên trì cho đến khi những triệu chứng được kiểm soát hoàn toàn.

8. Bài thuốc chữa can thận âm hư sinh chứng thống kinh

Can thận âm hư khiến cơ thể mệt mỏi, tinh suy huyết tổn, không thể nuôi dưỡng hai mạch xung nhâm rỗng. Điều này dẫn đến chứng thống kinh. Để điều trị, người bệnh cần sử dụng bài thuốc Điều can tán, phép trị gồm điều bổ can thận dưỡng huyết chỉ thống.

Triệu chứng:

  • Bụng đau âm ỉ không dứt sau khi hành kinh
  • Màu kinh nhạt và lượng kinh ít

Điều trị:

  • Điều bổ can thận dưỡng huyết chỉ thống, bài thuốc Điều can tán.

Nguyên liệu: 

  • 20 gram Hoài sơn
  • 12 gram Bạch dược
  • 12 gram A giao
  • 12 gram Ba kích
  • 12 gram Đương qui
  • 12 gram Sơn thù
  • 4 gram Chích thảo

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các vị thuốc
  • Sắc uống với 700ml nước lọc, đợi thuốc cạn còn 1/2 lượng ban đầu thì lọc lấy nước thuốc
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, uống thuốc sau khi ăn và khi thuốc còn ấm nóng
  • Mỗi ngày uống 1 thang. Kiên trì trong 3 tháng hoặc cho đến khi những triệu chứng được kiểm soát.

9. Bài thuốc chữa đau đầu do can thận âm hư

Can thận âm hư thường gây đau đầu hoa mắt chóng mặt kèm theo những cơn đau lưng hoặc/ và đau mạn sườn. Nguyên nhân là do tổn thương khí, huyết, thần, tinh cùng với công năng sinh lý / chức năng của những tạng phủ can thận.

Để khắc phục chứng đau đầu chóng mặt do can, thận hư, người bệnh cần áp dụng những bài thuốc có tác dụng bổ can thận, minh mục. Bài thuốc này có tác dụng điều trị các chứng can thận bất húc, đau đầu, chóng mặt hoa mắt, mắt mờ, mỏi mắt, mắt khô.

Bài thuốc chữa đau đầu do can thận âm hư
Bài thuốc chữa đau đầu chóng mặt do can thận âm tổn thương, giúp bổ can thận, minh mục

Triệu chứng:

  • Đau đầu
  • Choáng váng hoa mắt
  • Căng cắn buốt hai thái dương
  • Ù tai
  • Lưng đau
  • Phiền khát
  • Ít ngủ
  • Miệng đắng
  • Ra mồ hôi trộm
  • Rêu lưỡi ít, chất lưỡi đỏ
  • Mạch tế sác

Điều trị:

  • Bổ can thận, minh mục.

Nguyên liệu:

  • 8 gram Thục địa hoàng
  • 4 gram Sơn thù nhục
  • 4 gram Sơn dược
  • 3 gram Trạch tả
  • 3 gram Phục linh
  • 3 gram Đan bì
  • 2 gram Câu kỷ tử
  • 2 gram Cúc hoa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc và để ráo
  • Trừ Thục địa, những vị thuốc khác mang sao giòn tán mịn
  • Thục địa trộn đều với mật chưng và bột thuốc, tạo thành các viên hoàn bằng hạt bắp. Bảo quản trong bình thủy tinh có nắp đậy
  • Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 20 gram với nước sôi để ấm. Nên uống thuốc vào lúc đói
  • Kiên trì sử dụng vị thuốc sẽ mang đến hiệu quả cao.

10. Bài thuốc chữa can thận dương hư gây nội thương phát nhiệt

Chứng can thận dương hư có thể nội thương phát nhiệt kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng như sốt về chiều, đầu choáng mắt hoa… Để điều trị người bệnh cần sử dụng bài thuốc giúp tư âm giáng hoả, thanh thoái hư nhiệt. Trong đó bài thuốc Thanh cao miết giáp thang có thể được ứng dụng.

Triệu chứng:

  • Sốt về chiều hoặc sốt về nửa đêm
  • Lòng bàn tay chân nóng
  • Đầu choáng mắt hoa
  • Ra mồ hôi trộm
  • Phiền toái
  • Mất ngủ
  • Hai mắt khô rít
  • Miệng khô họng ráo
  • Chất lưỡi đỏ ít rêu và hình thành vết nứt

Điều trị:

  • Tư âm giáng hoả, dưỡng âm lương huyết, thanh thoái hư nhiệt, thanh nhiệt sinh tân
  • Sử dụng bài thuốc Thanh cao miết giáp thang.

Nguyên liệu:

  • 8 – 16 gram Thanh cao
  • 16 – 20 gram Sinh địa
  • 8 – 12 gram Đan bì
  • 8 – 16 gram Tri mẫu
  • 8 – 16 gram Miết giáp

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các vị thuốc
  • Sắc uống
  • Lọc lấy nước thuốc, chia nước thuốc thành 3 phần
  • Uống thuốc sau khi ăn xong, khi nước thuốc còn ấm nóng
  • Mỗi ngày uống 1 thang.

Biện pháp chăm sóc bệnh nhân can thận âm hư

Can thận âm hư gây ra những chứng bệnh và biểu hiện nghiêm trọng. Tuy nhiên áp dụng đúng bài thuốc kết hợp với những biện pháp chăm sóc sẽ giúp khắc phục tình trạng.

1. Nghỉ ngơi hợp lý

Những người bị can thận âm hư được khuyên nghỉ ngơi hợp lý. Điều này giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, chẳng hạn như đau lưng, đau mạn sườn, chóng mặt hoa mắt… Đồng thời hỗ trợ phục hồi cơ thể và thể trạng.

Sau khi những triệu chứng thuyên giảm, hãy đi lại, vận động hoặc luyện tập nhẹ nhàng với những bài tập thích hợp. Điều này giúp nâng cao sức khỏe và đề kháng, tăng lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng ở xương khớp.

Nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng nhọc và gắng sức để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh

2. Chế độ ăn uống cân bằng và phù hợp

Chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, hỗ trợ điều trị cân thận âm nhiệt và cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra một số thành phần dinh dưỡng như omega-3, vitamin A, B, C, D, E, canxi, magie… còn giúp kháng viêm, tăng tốc độ chữa lành, giảm đau xương, cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân mắc chứng can thận âm hư:

  • Ăn thực phẩm có tính mát như đậu xanh, nha đam, rau xanh… Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng.
  • Ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn uống lành mạnh như các loại rau, trái cây tươi, các loại quả hạch, hạt, đậu, protein nạc, cá béo…
  • Thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm có tác dụng bổ thận dương như ớt chuông, hàu, thịt dê…
  • Bổ sung axit béo omega-3, các vitamin và khoáng chất (như vitamin A, B, C, D, canxi…) để tăng khả năng phục hồi tổn thương, kháng viêm, chống mệt mỏi, tăng đề kháng và giảm đau. Từ đó giảm nhanh các chứng bệnh do can thận âm hư.
  • Uống nhiều nước (khoảng 2 – 2,5 lít nước/ ngày). Đặc biệt là khi lao động ra nhiều mồ hôi, khô miệng, tiểu tiện ít, háo nước.
  • Duy trì chế độ ăn nhạt, tránh ăn quá nhiều đường và muối.
  • Kiêng dùng rượu bia.

3. Lối sống và chế độ sinh hoạt

Bệnh nhân mắc chứng can thận âm hư nên duy trì lối sống và chế độ sinh hoạt hợp lý. Điều này giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.

  • Tránh lao lực, lao động nặng nhọc. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, mỗi ngày 30 – 60 phút. Nên lựa chọn những bài tập và bộ môn có cường độ vừa phải, chẳng hạn như yoga, bơi lội, đi bộ… Luyện tập đều đặn giúp cải thiện chức năng của can thận âm, nâng cao sức khỏe tổng thể và sức đề kháng.
  • Không quan hệ tình dục quá độ.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Kiên trì điều trị, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên ngắt quãng quá trình điều trị và không tự ý chữa bệnh.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cải thiện chức năng của can thận âm

Can thận âm hư là một tình trạng thường gặp, gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau với những triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên tình trạng này được khắc phục nhanh bằng những bài thuốc phù hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chữa bệnh đúng cách.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger