Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì thì tốt cho sức khoẻ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thận âm hư ở cả nam và nữ giới đặc trưng với triệu chứng như suy giảm chức năng sinh lý, đau lưng mỏi gối, khô miệng, ra mồ hôi trộm, mất ngủ… Chứng bệnh này gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh tốt nhất? 

Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh là vấn đề được nhiều người quan tâm

Hiểu đúng về chứng thận âm hư ở nam và nữ giới

Theo YHCT, thận âm chủ về tinh huyết, có nhiệm vụ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp ổn định chức năng hoạt động của tạng thận. Ở cả nam và nữ giới đều tồn tại 2 phần âm dương, trong đó tạng thận cũng được chia làm thận âm và thận dương. Trong đó, thận âm hư là thuật ngữ được ghi nhận trong các tài liệu YHCT, xảy ra do sự rối loạn và mất cân bằng âm dương trong cơ thể.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây chứng thận âm hư. Thường là do tuổi tác cao, lão hóa, quan hệ tình dục không điều độ, tác dụng phụ của thuốc, ăn uống thiếu chất hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý nền, bệnh lý mãn tính… Bệnh được biểu hiện thông qua hàng loạt các triệu chứng suy giảm sức khỏe rõ rệt.

Cụ thể chứng thận âm hư ở cả nam và nữ giới như sau: 

Thận âm hư ở nam giới 

Nam giới mắc chứng thận âm hư thường xuất phát từ lối sống sinh hoạt kém lành mạnh gây thiếu hụt âm khí và mất cân bằng. Nhắc đến thận âm hư ở nam giới chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các rối loạn về sinh lý, tình dục. Vì theo YHCT, thận vốn tàng tinh, chủ về sự phát triển các cơ quan sinh dục và sinh lý, tinh thần… 

Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chứng thận âm hư ở nam giới đặc trưng với những ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý, tình dục

Do đó, nếu thận âm hư do tiên thiên (bẩm sinh), cơ thể nam giới sẽ phát triển kém, nhất là ở các trẻ nam bị chậm phát triển, phát dục muộn, ốm yếu, mệt mỏi… Đối với nam giới trưởng thành, thận âm hư có nhiều nguyên nhân gây ra như dâm dục quá độ, tiên thiên bất túc, tình chí thất điều, để bệnh phát triển lâu ngày nhưng không chữa… 

Hậu quả là gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe sinh lý và đời sống tình dục như: mắc các bệnh lý rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh… Ngoài các bệnh lý này, nam giới mắc chứng thận âm hư cũng có thể phải đối mặt với các triệu chứng như nóng trong người, bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm, đau lưng, đau đầu, rụng tóc, lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, hay cáu gắt, mất ngủ… 

Thận âm hư ở nữ giới

Ngoài nam giới, chứng thận âm hư cũng gây ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ trung niên hoặc ở độ tuổi tiền mãn kinh. Một số triệu chứng đặc trưng của thận âm hư đối với nữ giới như: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, bốc hỏa, chán ăn… Tùy theo độ tuổi mắc bệnh cụ thể mà triệu chứng bệnh sẽ được biểu hiện rõ hơn. 

Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chứng thận âm hư ở nữ giới có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi từ trẻ nhỏ cho đến phụ nữ trưởng thành, mãn kinh

Đối với các bé gái bị thận âm hư

Thường xảy ra do ăn uống không đầy đủ, thiếu chất, ảnh hưởng từ chứng tiên thiên bất túc (tức yếu tố bẩm sinh, vừa chào đời đã có). Chứng bệnh này khiến trẻ phát triển kém về thể chất, đặc biệt là về khía cạnh sức khỏe sinh lý như phát dục chậm, không có kinh nguyệt, đến chậm hoặc có nhưng không đều… 

Đối với phụ nữ độ tuổi trưởng thành 

Xảy ra do ăn uống không phù hợp, sinh đẻ nhiều, phụ nữ sau sinh, phải lao lực quá sức, chăm sóc kém… sẽ gây ra thận âm hư. Biểu hiện trong trường hợp này như rối loạn giấc ngủ, sa sút sức khỏe, rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, đau mỏi lưng eo, đau nhức, tê bì xương khớp, suy giảm ham muốn, khô hạn, lãnh cảm, mãn kinh sớm, khó có thai… 

Đối với phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh sớm hoặc muộn phụ thuộc chủ yếu vào nội tiết tố trong cơ thể. Khi mãn kinh, âm dương mất cân bằng và gây ra chứng thận âm hư. Bệnh được biểu hiện thông qua một số triệu chứng như thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, cáu gắt, thay đổi tâm tính, bốc hỏa, bứt rứt, khó ngủ, vã mồ hôi… 

Có thể thấy, chứng thận âm hư gây ra nhiều triệu chứng từ đơn giản đến phức tạp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, cách tốt nhất là phải thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời. 

Người bị thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ trị bệnh?

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp bổ thận, cân bằng âm – dương là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chứng bệnh thận âm hư hiệu quả. 

Nên ăn gì để chữa thận âm hư?

Danh sách các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh thận âm hư như: 

1. Trứng gà

Theo Đông y, trứng gà là loại thực phẩm có tính bình, vị ngọt và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm. Trứng gà thường được sử dụng với tác dụng tư âm nhuận táo, chữa các triệu chứng ho khan, đau họng khản tiếng, mắt đỏ, dưỡng huyết an thai, động thai, kiết lỵ, triệu chứng sản hậu miệng khát, bị bỏng… 

Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Trứng gà là một trong những loại thực phẩm tốt cho người bị thận âm hư

Đối với người mắc chứng thận âm hư, ăn trứng giúp bổ thận, bồi dưỡng âm khí và góp phần hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thận âm hư ở cả nam và nữ giới. Liều lượng trứng được khuyến cáo sử dụng tối đa 2 quả/ ngày là tốt nhất. Nếu cảm thấy ngán có thể chỉ dùng lòng trắng trứng hoặc thay thế trứng bằng các loại thực phẩm có thành phần dưỡng chất tương tự như trứng. 

2. Thịt lợn/ Cật lợn

Thịt heo hay thịt lợn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như protein, canxi, phospho, sắt… cần thiết cho sức khỏe. Trong Đông y, thịt heo có vị mặn, tính bình, quy vào kinh Tỳ vị và Thận. Giúp bổ sung dịch đầy đủ cân bằng âm dương cho thận, cải thiện các triệu chứng thận âm hư hiệu quả. 

Thịt heo được chế biến và sử dụng đúng cách còn giúp bồi dưỡng và hỗ trợ phục hồi cho những người bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn, ho khan, mất nước, suy dinh dưỡng, tiểu đường, táo bón,… 

3. Thịt vịt

Từ xa xưa, ông bà cha mẹ đã biết được thịt vịt là một trong những loại thực phẩm tốt cho người bị thận âm hư. Bởi thịt vịt có vị ngọt, tính bình, tốt cho phần âm của cả 5 tạng chính, trong đó có thận. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh thận âm hư nên dùng loại vịt lông trắng để đạt kết quả điều trị bệnh tốt nhất. 

Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Thịt vịt giàu dinh dưỡng, có tính bình, phù hợp với người bị thận âm hư

Với những người có cơ địa tính hàn bẩm sinh, đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, lạnh bụng tốt nhất không nên ăn thịt vịt để tránh gây hại cho cơ thể, khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bạn có thể dễ dàng chế biến thịt vịt thành nhiều món ăn ngon như luộc, hấp, hầm canh… 

4. Thịt rùa, ba ba

Đây là những loại thịt động vật quý hiếm và đặc biệt tốt cho sức khỏe, cải thiện triệu chứng bệnh thận âm hư rõ rệt, nhờ tính bình, vịt ngọt mặn và quy vào Kinh Can, Thận. Đặc biệt phù hợp với nam giới muốn cải thiện sức khỏe sinh lý, tăng ham muốn và làm chủ cuộc ân ái. Ngoài ra, rùa/ ba ba còn đem lại những lợi ích tích cực, cải thiện các vấn đề sức khỏe khác ở người thận âm hư như: 

  • Giảm đau nhức xương khớp, các triệu chứng phong thấp 
  • Sốt nóng
  • Ra huyết trắng nhiều ở nữ giới 
  • Hội chứng lỵ mãn tính
  • Chứng huyết khối, có u bướu sưng phù
  • … 

5. Hải sâm

Hải sâm là một trong những loại thực phẩm bổ phần âm tốt, phù hợp dùng cho người mắc chứng thận âm hư. Trong Đông y, hải sâm có tác dụng dưỡng huyết, bổ thận, nhuận toán, ích tinh… Ngoài cải thiện các triệu chứng rối loạn chức năng thận, ăn hải sâm đúng cách còn góp phần chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhờ chức hàm lượng dưỡng chất cao như: đạm, sắt, đồng, kẽm, crom, taurine, leucine, alanine, arginine, glycine, glutamine… Giúp cải thiện các triệu chứng:

  • Táo bón
  • Tiểu nhiều 
  • Phòng ngừa khối u ung thư
  • Kiểm soát chỉ số đường huyết, mỡ máu

6. Con hến/ trai 

Con hến hoặc con trai đều là những loại thực phẩm tốt giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, cả hai loại này đều có tính hàn, vị hơi ngọt và mặn, cực kỳ phù hợp dùng cho người bị thận âm hư. Cải thiện rõ rệt các triệu chứng liên quan như sưng phù, đau mỏi lưng gối, ho khan, sốt nóng, tiểu ít, viêm sưng hạch, bạch đới, vàng da, huyết trắng, u tuyến giáp… 

7. Kỷ tử

Kỷ tử là loại thực phẩm tốt mà người thận âm hư nên ăn thường xuyên để cải thiện triệu chứng bệnh. Kỷ tử có vị ngọt đặc trưng, có tác dụng tư âm, bổ thận, cải thiện các triệu chứng hay đau đầu, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, thư giãn tinh thần… 

Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Kỷ tử có tác dụng tư âm, bổ thận, cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do thận âm hư gây ra

8. Ngân nhĩ

Ngân nhĩ là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và phù hợp dùng cho những người bị thận âm hư. Nên chọn loại ngân nhĩ màu trắng vì giàu dinh dưỡng hơn, đặc biệt chứa protein, glucid, chất xơ và các hoạt chất khác tốt cho sức khỏe, bồi bổ và phục hồi chức năng thận. 

Theo Đông y, ngân nhĩ có tính bình, vị ngọt và quy vào các kinh Phế, Thận và Tỳ vị. Với khả năng bồi bổ phần âm, lợi phế, dưỡng huyết, loại thực phẩm này thích hợp dùng cho những người bị suy nhược cơ thể, thể trạng kém, thường xuyên ho ra máu, ho khan, suy giảm chức năng phổi, lao phổi, đàm huyết…

Đồng thời, góp phần hỗ trợ cải thiện các vấn đề sức khỏe khác như: 

  • Táo bón
  • Huyết áp
  • Tiểu đường
  • Trĩ, kiết lỵ
  • Viêm khí phế quản
  • Rối loạn kinh nguyệt

9. Yến sào

Một loại thực phẩm không thể bỏ qua trong danh sách thực phẩm tốt cho người thận âm hư chính là yến sào (tổ yến). Yến sào là loại thực phẩm thượng hạng cực kỳ giàu dinh dưỡng, phù hợp dùng để bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và hỗ trợ trị nhiều bệnh lý khác nhau. 

Đối với người thận âm hư, ăn yến sào thường xuyên với liều dùng phù hợp giúp bồi dưỡng thể trạng, bổ thận, dưỡng phần âm, cân bằng âm dương và cải thiện bệnh. Đồng thời, góp phần đẩy lùi chứng lao phổi hoặc bệnh viêm phế quản thể thận âm hư. 

10. Bắp cải 

Một trong những loại rau tốt cho người bị thận âm hư đó là bắp cải. Bắp cải có vị ngọt đặc trưng, lành tính và không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể. Đồng thời, góp phần phục hồi chức năng thận, cải thiện các triệu chứng thận âm hư ở cả nam và nữ giới, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về sức khỏe xương khớp. 

Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bắp cải lành tính, không độc , giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể tốt cho người mắc chứng thận âm hư

11. Mè đen

Mè đen là nguồn dinh dưỡng lành tính và tốt cho sức khỏe, đặc biệt giàu protein, các loại vitamin khoán chất cần thiết cho tạng thận nói riêng và sức khỏe toàn diện nói chung. Theo Đông y, hạt mè đen có tính bình, vị ngọt và không độc. Có tác dụng bồi bổ can thận, dưỡng âm, kiện tỳ, ích vị, cải thiện hội chứng thận hư, thận yếu, táo bón, suy nhược cơ thể. 

12. Dâu tằm chín

Quả dâu tằm chín có vị chua ngọt đặc trưng được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, trong Đông y loại trái cây này còn được ghi nhận có tác dụng bổ thận và sinh tinh, giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe toàn diện. Chỉ cần thường xuyên ăn quả dâu tằm chín sẽ giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng ù tai, điếc tai, hoa mắt chóng mặt, đau đầu ở người mắc chứng thận âm hư. 

13. Sò điệp

Loại thực phẩm tốt cho người thận âm hư cuối cùng trong danh sách này là sò điệp, đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ. Giá trị dinh dưỡng của sò điệp rất cao, giàu protein, omega-3, magie, vitamin B, kali… và ít calo. Nhờ đó, giúp ổn định phần âm của thận, cải thiện rõ rệt chứng tiểu ít, bí tiểu, nâng cao sức khỏe toàn diện, hỗ trợ phục hồi chức năng thận. 

Người bị thận âm hư không nên ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn, người bị thận âm hư cũng cần chú ý cắt bỏ hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. 

Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Người bị thận âm hư cần cắt giảm bớt lượng muối trong thực đơn ăn uống hàng ngày
  • Giảm lượng muối: Muối là một trong những thứ cần kiêng cữ trong thực đơn ăn uống của người bị thận âm hư. Các nghiên cứu khpa học cho thấy, muối chứa nhiều natri, có khả năng làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, khiến cơ thể sưng phù nghiêm trọng hơn. 
  • Nội tạng động vật: Người bị thận âm hư cần kiêng tuyệt đối các loại nội tạng động vật như tim, gan, thận, ruột, lòng, mề, dạ dày… Trong nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng cao cholesteol không tốt cho thận và cả hệ tim mạch. 
  • Thịt dê và lươn: Người bị thận âm hư cần kiêng ăn thịt dê và lươn, vì 2 loại thực phẩm này có tác dụng bổ thận dương là chủ yếu. Khi thận âm không được bổ sung đầy đủ, mà thận dương lại ngày càng thịnh khiến các triệu chứng thận âm hư ngày càng nghiêm trọng và khó chữa hơn. 
  • Các loại thực phẩm giàu kali, phospho: Chức năng thận ở người bị thận âm hư suy giảm đáng kể so với bình thường, nhất là khả năng lọc thải độc tố. Do đó, bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều phospho và kali để giảm áp lực cho thận như cam, bưởi, quýt, lê, cà tím, chuối, đậu, dưa hấu, socola, phô mai, bơ đậu phộng…
  • Món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Người bệnh thận âm hư cần tránh ăn những món ăn được chế biến dạng chiên xào nhiều dầu mỡ động vật, nêm nếm đậm vị, cay nóng để hạn chế sự ảnh hưởng đến chức năng thận âm. Thay vào đó nên ưu tiên những món chế biến thanh đạm, ít gia vị, hấp, luộc, hầm canh… là tốt nhất. 
  • Thực phẩm giàu protein: Người bị thận âm hư cần bổ sung protein đầy đủ nhưng là từ các loại thực phẩm có nguồn protein vừa phải. Tránh sử dụng thực phẩm quá giàu protein như lòng đỏ trứng, thịt bò, ức gà… để tránh gây dư thừa, hỗ trợ kiểm soát tốt quá trình thanh lọc cầu thận. 
  • Các chất kích thích: Rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, thuốc lá… là những thứ mà người bệnh thận âm hư cần tuyệt đối tránh xa để quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn, phòng ngừa các rủi ro nguy hiểm khác. 

Gợi ý một số món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho người bị thận âm hư

Việc kết hợp các loại thực phẩm bổ thận âm với nhau một cách khoa học sẽ đem lại những lợi ích như bổ thận, dưỡng âm, sinh tân… Chỉ cần thường xuyên sử dụng những món ăn này với tần suất phù hợp, chứng thận âm hư sẽ dần được cải thiện rõ rệt. 

1. Thịt vịt nấu ngũ vị tử

Đây là một trong những món ăn bài thuốc bổ thận âm tốt mà người bị thận âm hư không nên bỏ qua. Tần suất ăn món này là 1 lần/ tuần để đạt kết quả tốt nhất. 

Hướng dẫn cách chế biến

  • Dùng 1/2 con vịt lông trắng, sơ chế làm sạch lông và bỏ nội tạng, rửa với hỗn hợp rượu gừng muối chanh để khử mùi tanh hôi. 
  • Cắt vịt thành từng miếng vừa ăn, để cho ráo nước rồi xếp vào nồi. 
  • Cho 50g ngũ vị tử vào nồi, thêm vài củ hành tím nhỏ, nêm nếm gia vị vừa ăn, đổ nước vào vừa đủ. 
  • Đậy kín nắp và hầm khoảng 45 phút đến khi thịt vịt chín mềm là xong. 
  • Ăn khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

2. Câu kỷ tử hầm đuôi bò

Sự kết hợp giữa kỷ tử và đuôi bò đem lại món ăn ngon, tốt cho thận âm, đẩy lùi các triệu chứng thận âm hư như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cường miễn dịch… 

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 50g câu kỷ tử và 300g đuôi bò. 
  • Kỷ tử rửa sạch, 25g mang đi sắc lấy nước, 25g còn lại để ráo nước. 
  • Đuôi bò cạo sạch lông, rửa sạch và chặt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. 
  • Cho đuôi bò và kỷ tử vào nồi, đổ nước sắc kỷ tử vào chung, thêm 1.5 lít nước, 1 muỗng canh rượu trắng, vài lát gừng tươi và nêm nếm gia vị vừa ăn. 
  • Đậy nắp lại và hầm trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút, đuôi bò chín mềm là hoàn thành. 
  • Múc ra tô và thưởng thức ngay khi còn nóng. 

3. Canh trứng gà nấu đậu đen

Món ăn này có hơi lạ nhưng lại là món ăn chữa thận âm hư hiệu quả. Nhờ sự kết hợp giữa trứng gà và đậu đen, giúp giải độc gan thận hiệu quả, nuôi dưỡng chức năng thận khỏe mạnh, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng thận hư, thận yếu, suy thận… 

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 1 quả trứng gà, 50g đậu đen và 1 lít rượu gạo. 
  • Đậu đen ngâm 1 tiếng, rửa sạch và mang đi nấu chín mềm. 
  • Đập trứng gà và đổ rượu gạo vào nồi đậu đen, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Tắt bếp và ăn ngay khi còn nóng để đạt kết quả điều trị cao nhất. 

4. Canh hến nấu cà chua 

Món canh hến cà chua là món ăn tốt cho thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan và bồi bổ thận âm hiệu quả. Người bị thận âm hư nên ăn món này mỗi tuần 1 lần để đạt kết quả tối ưu. 

Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Canh hến nấu cà chua là món ăn chữa thận âm hư tốt, thơm ngon bổ dưỡng và dễ ăn

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị 300g thịt hến, hoặc có thể thay bằng thịt trai, nghêu đều được. Cùng với lá hẹ, rau thì là mỗi thứ 50g, 2 quả cà chua tươi, hành khô và các loại gia vị nêm nếm thông thường. 
  • Hến rửa sạch cặn bẩn, luộc sơ để loại bỏ tạp chất. 
  • Phi thơm hành, cho hến vào xào săn lại, đổ nước lọc hoặc nước hầm xương vào. 
  • Nước sôi lên cho cà chua, lá hẹ, thì là đã sơ chế sạch sẽ và cắt khúc vừa ăn vào. 
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp, múc ra tô thưởng thức. 

5. Cháo mè đen gạo lứt

Gợi ý chế biến món ăn cuối cùng dành cho người bị thận âm hư là món cháo mè đen gạo lứt. Cả mè đen và gạo lứt đều giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đặc biệt có tác dụng bồi bổ can thận, kiện tỳ, ích vị, chống suy nhược, táo bón… hiệu quả. 

Hướng dẫn cách chế biến

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 20g mè đen, 30g đậu đỏ và 50g gạo lứt.
  • Ngâm nước gạo lứt 1 tiếng, vớt ra để ráo nước.
  • Mè đen rang thơm, cho vào máy xay nhuyễn. 
  • Đậu đỏ rửa sạch, mang đi hấp chín và tán nhuyễn mịn. 
  • Cho hết các nguyên liệu này vào nồi, đun sôi cùng 150ml nước. Chỉnh nhỏ lửa và khuấy đều tay. 
  • Nếu thấy cháo đặc quá có thể thêm nước, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Khoảng 15 phút là cháo sẽ chín, múc ra chén, rắc thêm mè đen và thưởng thức. 

Một số lưu ý khác giúp hỗ trợ điều trị chứng thận âm hư 

Bên cạnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn uống cho khoa học, người mắc chứng thận âm hư cần tuân thủ thực hiện một số lưu ý sau để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất. 

Thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Ăn uống khoa học kết hợp tập thể dục điều độ là giải pháp điều trị và phòng ngừa chứng thận âm hư đơn giản, hiệu quả
  • Vận động tích cực, tập thể dục thể thao điều độ hàng ngày để nâng cao sức khỏe. Ưu tiên những bộ môn, bài tập tác động tích cực đến vùng eo, lưng, kết hợp xoa bóp huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân để cải thiện các triệu chứng tối ưu. 
  • Điều chỉnh tần suất quan hệ tình dục phù hợp, đảm bảo vừa phải và duy trì điều độ, quan hệ nhẹ nhàng, sử dụng biện pháp an toàn. Tránh quan hệ mạnh bạo, quá nhiều hoặc ngưng quan hệ trong thời gian dài.
  • Duy trì tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ, cân bằng thời gian làm việc và giải trí, thư giãn mỗi ngày, nhất là trước khi đi ngủ.
  • Trường hợp thận âm hư lâu ngày dẫn đến suy thận, hãy thăm khám chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị bằng các biện pháp phù hợp. 
  • Tuân thủ chỉ định điều trị bằng thuốc Tây hoặc bài thuốc Đông y tùy theo từng trường hợp cụ thể. Tránh tự ý điều chỉnh liều hoặc lạm dụng quá mức để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề “thận âm hư nên ăn gì và không nên ăn gì?”. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong quá trình chăm sóc và góp phần hỗ trợ điều trị với kết quả tối ưu. Kết hợp thăm khám định kỳ để theo dõi và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger