Đau Khớp Háng Sau Sinh Do Đâu Và Làm Sao Để Trị Dứt Điểm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội
Tình trạng đau khớp háng sau sinh xảy ra ở khá nhiều chị em khi vừa trải qua giai đoạn sinh nở. Điều này gây không ít phiền hà và đặc biệt là cảm giác không thoải mái cho bà mẹ. Để giúp chị em đối phó với tình trạng này và thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của cơ thể, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết.

Nguyên nhân gây đau khớp háng sau sinh phổ biến

Tình trạng đau khớp háng xảy ra trong giai đoạn phụ nữ mang bầu cho đến khi sinh em bé. Tùy vào cơ địa và mức độ của mỗi người mà sẽ có khoảng thời gian bình phục khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng sau sinh thường là do:

Đau khớp háng sau sinh khiến phụ nữ mệt mỏi và lo lắng
Đau khớp háng sau sinh khiến phụ nữ mệt mỏi và lo lắng

Ảnh hưởng của quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ có nhiều thay đổi như trọng lượng tăng lên nhiều, áp lực đè nặng lên vùng xương chậu và nửa dưới cơ thể khiến dây chằng vùng xương chậu bị nới lỏng trong thời gian dài gây ra đau khớp háng sau sinh. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin B12, canxi và vitamin D trong quá trình mang thai cũng làm cho tình trạng đau khớp háng trở nên trầm trọng hơn.

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh cần một thời gian để phục hồi lại trạng thái cân bằng của cơ thể. Thời điểm sau sinh, trọng lượng cơ thể của các mẹ vẫn còn nặng, cơ thể bị mất máu nhiều khiến cho người mẹ trở nên yếu hơn. Cùng với đó, các vấn đề nội tiết tốt cũng đang bị mât cân bằng. Điều này khiến cho tình trạng đau khớp háng vẫn tiếp tục kéo dài mà chưa thể thuyên giảm được.

Do quá trình sinh con

Như đã nói ở trên, trong quá trình sinh con, người mẹ mất rất nhiều màu khiến cho cơ thể trở nên yếu ớt hơn. Không những vậy, quá trình sinh em khiến vùng tử cung co bóp liên tục. Lúc này, xương chậu của mẹ giãn nở tối đa để đưa bé ra ngoài được an toàn.

Bé càng lớn thì mức độ giãn nở xương chậu của mẹ càng nhiều. Điều đó sẽ làm vùng khớp háng của mẹ bỉm rất đau đớn và đi lại khó khăn. Và mẹ sẽ cần có một thời gian khá dài để các khớp háng phục hồi.

Giãn nỡ xương chậu khi sinh là nguyên nhân gây đau khớp háng
Giãn nỡ xương chậu khi sinh là nguyên nhân gây đau khớp háng

Do sự phục hồi của tầng sinh môn

Sau khi sinh, tầng sinh môn của mẹ bắt đầu co lại. Điều này làm quá trình liền vết thương ở tầng sinh môn diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, sự co lại của tầng sinh môn kèm theo sự co lại của xương chậu sẽ gây cản trở cho các hoạt động của mẹ. Đặc biệt là hoạt động đi lại, đứng ngồi thường xuyên sẽ khiến các chị em cảm thấy khớp háng bị đau đớn hơn.

Triệu chứng đau khớp háng sau sinh

Đau khớp háng sau sinh là tình trạng xảy ra đối với hầu hết phụ nữ sau khi sinh con. Tùy theo cơ địa mỗi người mà mức độ đau khớp háng và thời gian hồi phục sẽ khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng giúp bạn phân biệt đau khớp háng sau sinh với các bệnh lý khác:

  • Đi lại khó khăn: Trong những ngày đầu sau sinh, việc đi lại của phụ nữ rất khó khăn bởi cảm giác đau ở phần xương mu và khung xương chậu và cần đến người dìu.
  • Đau khớp háng cả khi ngủ: Có một số phụ nữ bị đau khớp háng ngay cả khi ngủ. Trường hợp này thường xảy ra với những ai đã gặp phải tình trạng này trong quá trình mang thai hoặc có tiền sử mắc bệnh đau khớp háng trước khi mang thai.
  • Không thể ngồi xổm: Tình trạng đau đớn ở vùng khớp háng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ sau sinh. Một biểu hiện chứng tỏ mẹ bị đau khớp háng là mặc dù cơn đau có phần thuyên giảm, nhưng không thể ngồi xổm hoặc khi ngồi vẫn cảm thấy đau nhức không chịu được. Ngoài ra, khi đau khớp háng, việc với tay hay nhoài người ra xa quá mức cũng khiến cho vùng háng bị đau.

Tình trạng đau khớp háng có thể sẽ tự thuyên giảm nếu được chăm sóc cẩn thận, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiế. Nhưng nếu sau 1-2 tháng mà vẫn thấy cơn đau kéo dài dai dẳng, bạn hãy tìm gặp bác sĩ để kiểm tra để có hướng điều trị kịp thời, tránh gây hậu quả xấu tới sức khỏe.

>> Xem thêm: Thai 36 Tuần Bị Đau Khớp Háng: Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả

Cách khắc phục đau khớp háng sau sinh tại nhà hiệu quả

Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, các mẹ có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau tại nhà. Dưới đây là một số cách khắc phục đau khớp háng sau sinh hiệu quả nhanh chóng, mẹ có thể tham khảo để áp dụng:

Massage vùng khớp háng

Massage khu vực khớp háng sẽ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Thực hiện nhiều lần và đều đặn sẽ làm giảm dần các cơn đau khớp háng. Các mẹ có thể nhờ người thân xoa bóp nhẹ nhàng vùng xương mu, vùng khớp háng và những vùng xung quanh. Thực hiện xoa bóp kết hợp với dầu nóng có thể tăng hiệu quả chữa trị.

Massage
Massage có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau khớp háng sau sinh

Dùng liệu pháp nhiệt/lạnh

Sử dụng liệu pháp nhiệt là cách chữa trị khá phổ biến đối với những người bị mắc bệnh xương khớp nói chung và đau khớp háng sau sinh nói riêng. Nhiệt độ nóng hoặc lạnh có thể làm giảm ngay cơn đau, xoa dịu các mô xương đang tổn thương hoặc mô sưng. Đặc biệt phương pháp chườm nóng nếu thực hiện đều đặn sẽ có tác dụng chuyên sâu và lâu dài.

Các mẹ cũng có thể dùng các loại thảo dược thiên nhiên sao vàng với muối rồi chườm nóng lên vùng khớp háng để thúc đẩy quá trình điều trị.

Tập luyện các bài tập

Mặc dù tình trạng đau khớp háng khiến phụ nữ sau sinh đi lại khó khăn. Tuy nhiên, các chị em vẫn được các bác sĩ khuyến khích đi lại nhiều để các khớp háng hoạt động trở lại. Ngoài ra, việc tập các động tác nhẹ nhàng cũng có thể giúp điều trị nhanh tình trạng đau khớp háng của mẹ sau sinh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng

Quá trình mang thai và sinh con khiến cơ thể mẹ thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng đau khớp háng và nhiều tình trạng đáng ngại khác. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng đau khớp háng sau sinh, chị em cần cây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh để vừa giúp bản thân điều trị chứng đau khớp háng, vừa phục hồi sức khỏe, vừa có sữa để cho con bú. Trong giai đoạn sau sinh, phụ nữ cần chú ý bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin D, vitamin C, Axit Folic, vitamin B12,…

Dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp nâng cao sức mạnh cho hệ thống xương khớp
Dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp phụ nữ sau sinh nâng cao sức mạnh cho hệ thống xương khớp

Mẹo dân gian giúp giảm đau khớp háng sau sinh

Trong dân gian có lưu truyền khá nhiều bài thuốc được đánh giá là hiệu nghiệm trong việc chữa đau khớp háng mà lại an toàn cho mẹ và bé. Phổ biến có:

  • Bài thuốc từ lá lốt: Bạn chỉ cần phơi khô lá lốt, rồi mang đi đun sôi với nước và dùng để uống hàng ngày. Tính kháng khuẩn và chống viêm trong lá lốt sẽ làm giảm cơn đau khớp háng rõ rệt.
  • Bài thuốc từ mật ong và bột quế: Mật ong và bột quế hòa với nhau theo tỷ lệ 2:1. Dùng hỗn hợp đắp lên vùng khớp háng bị đau nhức để giảm cơn đau hoặc cũng có thể pha thêm nước ấm để uống nhằm điều trị cơn đau từ bên trong.
  • Xoa bóp bằng rượu gừng: Gừng đập dập mang ngâm với rượu nguyên chất. Sử dụng rượu gừng để thực hiện massage, xoa bóp xung quanh khu vực khớp háng bị đau. Kiên trì sử dụng trong thời gian dài sẽ cho kết quả chữa bệnh đáng kể.

>> Xem thêm: 6 vị trí bấm huyệt chữa đau khớp háng quét sạch cơn đau

Biện pháp điều trị đau khớp háng sau sinh

Những bài thuốc dân gian hay các cách chữa trị đau khớp háng ở nhà chỉ hữu dụng đối với những người bị bệnh nhẹ. Còn trong trường hợp cơn đau kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn sẽ cần phải can thiệp y khoa để điều trị bệnh. Bao gồm:

Sử dụng thuốc uống

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, kháng viêm, chống sưng đau. Tùy vào mức độ đau, tình trạng bệnh mà các mẹ sẽ được kê các loại thuốc uống khác nhau để điều trị. Các loại thuốc thường được kê cho các mẹ bị đau khớp háng sau sinh là:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Thuốc sử dụng cho những cơn đau nhẹ và những triệu chứng đau khớp háng mới bắt đầu. Thông thường, các mẹ sẽ được kê Paracetamol. Nếu cơn đau nặng hơn, có thể sử dụng Tramadol- là một loại thuốc giảm đau có gây nghiện.
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Thuốc kháng viêm được sử dụng đối với những trường hợp sử dụng thuốc giảm đau thông thường nhưng không thuyên giảm. Một số thuốc kháng viêm có thể được kê là ibuprofen, celecoxib, diclofenac,… 
  • Thuốc điều trị chuyên sâu: Những loại thuốc này sẽ được sử dụng kết hợp để diều trị tập trung vào các vấn đề về xương khớp nhằm phục hồi các mô xương sụn, làm chậm quá trình lão hóa khớp háng. Bên cạnh đó, thuốc còn có công dụng bổ sung vitam D, canxi và làm tăng dịch chất nhầy ở khớp háng.

Lưu ý: Thuốc Tây thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau sinh, các thành phần hóa học trong thuốc Tây sẽ đi vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến bé hoặc khiến lượng sữa của mẹ bị suy giảm. Chính vì vậy, các mẹ cần tuyệt đối cẩn trọng khi sử dụng thuốc tây để điều trị đau khớp háng.

Dùng vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu được đánh giá là hiệu quả và an toàn cho mẹ sau sinh bị đau khớp háng. Tuy vậy, tác động của bài tập này là giảm dần các triệu chứng đau khớp háng từ từ qua quá trình luyện tập. Vậy nên bạn cần thực hiện phương pháp một cách kiên trì và đều đặn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tập vật lý trị liệu chữa đau khớp háng sau sinh
Tập vật lý trị liệu chữa đau khớp háng sau sinh

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện khi tình trạng đau khớp háng của phụ nữ sau sinh ở mức nghiêm trọng và không thể chữa trị bằng nội khoa. Người gặp phải tình trạng này đã có tiền sử đau khớp háng từ lâu mà không điều trị dứt điểm, trong quá trình mang thai và sinh con, bệnh tình chuyển biến nặng hơn gây nên bệnh viêm khớp háng mãn tính.

Một số hình thức phẫu thuật là cắt bỏ xương, nội soi khớp, tái tạo bề mặt hông hoặc thay toàn bộ khớp háng. Phẫu thuật là phương pháp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và rủi ro. Vì vậy hãy lắng nghe thật kỹ sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định điều trị bằng phương pháp này.

Một số lời khuyên hữu ích khi bị đau khớp háng sau sinh

Đau khớp háng sau sinh là tình trạng phổ biến đối với hầu hết phụ nữ nên các mẹ không cần phải quá lo lắng khi gặp tình trạng này. Tuy nhiên, để nhanh chóng điều trị dứt điểm các cơn đau, các mẹ nên lưu ý thêm những điều sau đây:

  • Phụ nữ trong giai đoạn điều trị đau khớp háng nên hạn chế hoạt động mạnh, quá sức hoặc mang vác quá nặng sẽ khiến tình trạng bệnh năng thêm. Không nên đi giày cao gót quá cao, tránh ảnh hưởng đển các vùng xương khác.
  • Việc thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày ảnh hưởng đến quá trình hồi phục khớp háng rất nhiều. Bên cạnh việc tập trung bổ sung các dưỡng chất để nuôi dưỡng bé, các mẹ cần tập trung bổ sung các vitamin và khoáng chất hỗ trợ phục hồi xương khớp
  • Trong thời gian điều trị đau khớp háng sau sinh, các mẹ cần tránh sử dụng các loại thức ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, những thực phẩm chứa chất kích thích hoặc cafein.
  • Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, các mẹ sau sinh cần có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc, tăng cường hoạt động điều đặn, nhẹ nhàng và luôn giữ tinh thần thoải mái lạc quan.
  • Việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn không những giúp cho quá trình điều trị đau khớp háng nhanh chóng hồi phục mà còn có tác dụng giảm cân, hạn chế các vùng đau nhức xương khớp ở khắp cơ thể và nâng cao sức khỏe.

Bên cạnh đó sự giúp đỡ và cảm thông của người thân sẽ giúp người mẹ có thêm thời gian để thư giãn. Hy vọng với việc sở hữu một lối sống lành mạnh và không bị làm phiền bởi những cơn đau sẽ giúp chị em chăm sóc tốt cho bé con của mình. Bên cạnh các phương pháp nêu trên thì sử dụng thuốc Nam để trị đau khớp háng cũng được xem là giải pháp được nhiều người chọn lựa.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger