Đau họng uống gì để giảm đau nhanh và cải thiện sức khỏe hiệu quả? [DÀNH CHO BẠN]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm họng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Đau họng uống gì là câu hỏi phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, bởi đây là bệnh lý rất dễ mắc phải. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị ra sao cho hiệu quả và khống chế bệnh tiến triển nặng hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những loại đồ uống hỗ trợ chữa chữa trị đau họng vô cùng đơn giản, hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí của mọi người.

Đau họng uống gì để cải thiện sức khỏe?

Khi bản thân hay người nhà bị đau họng, rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp giảm đau tại nhà bằng những mẹo dân gian. Bởi cách này rất dễ thực hiện, chỉ với những nguyên liệu đơn giản, gần gũi, dễ kiếm, không hề phức tạp mà đem lại hiệu quả cao.

Những loại đồ uống từ thảo dược này đặc biệt an toàn, không lo gây tác dụng phụ khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu bạn là người ghét phải uống thuốc Tây, hãy thử tham khảo và áp dụng các mẹo làm giảm đau họng nhanh chóng và đơn giản tại nhà dưới đây:

Chữa đau họng tại nhà bằng mật ong

Theo y học hiện đại, mật ong không những có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn cóng dụng chống oxy hóa. Vì vậy nên bạn có thể sử dụng mật ong để chống nấm hiệu quả.

Theo quan niệm Đông y, mật ong có tính bình, tác dụng chính là bổ phế, tiêu viêm và giải độc rất tốt. Vì những lý do trên nên mật ong nguyên chất được góp mặt trong rất nhiều bài thuốc dân gian chữa ho, đau họng khác nhau.

Theo quan niệm Đông y, mật ong có tính bình, tác dụng chính là bổ phế, tiêu viêm và giải độc rất tốt
Theo quan niệm Đông y, mật ong có tính bình, tác dụng chính là bổ phế, tiêu viêm và giải độc rất tốt

Bạn chỉ cần thực hiện bằng cách sử dụng một lượng mật ong vừa đủ pha cùng với nước ấm. Nên duy trì thói quen uống nước mật ong này từ 3 – 5 lần mỗi ngày. Sau 3 ngày, các triệu chứng đau họng như ho, ngứa ngáy hay sưng tấy cổ họng giảm đi rõ rệt.

Để tăng tính hiệu quả, bạn cũng có thể kết hợp với hành tây, gừng tươi hay tiêu đen để uống. Phương pháp này giúp làm long đờm, tiêu viêm, kháng khuẩn và giúp đường thở thông thoáng hơn.

Chữa đau họng hiệu quả bằng gừng

Gừng vốn là nguyên liệu quen thuộc của rất nhiều bài thuốc giúp chữa bệnh về đường hô hấp khác nhau. Gừng có tính ấm, an toàn, không những có tác dụng diệt khuẩn tại vùng vòm họng bị viêm nhiễm mà còn có tác dụng bổ phế, cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên rất tốt.

Ngoài việc kết hợp gừng với mật ong, khi bị đau họng bạn cũng có thể sử dụng gừng theo một vài cách sau:

  • Trà gừng ấm: Đầu tiên, bạn cần dùng gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng hoặc đập dập, sau đó pha cùng cốc nước nóng. Bạn nên để gừng nghỉ khoảng từ 5 – 10 phút cho hoạt chất tan vào nước rồi thêm nước chanh, mật ong (nếu có) khuấy đều và uống khi còn ấm. Để giúp giảm nhanh đau họng, rát cổ và cải thiện sức khỏe hiệu quả, bạn nên sử dụng trà gừng 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Gừng và hành củ: Gừng kết hợp cùng hành củ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang điều trị bệnh viêm họng. Bạn cần dùng khoảng 60g gừng tươi cùng với hành khô đem thái nhỏ, sau đó đun sôi. Bạn có thể dùng tinh chất nước thu được xông mũi hoặc uống trực tiếp. Chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy tình trạng đau họng được cải thiện rõ rệt.

Đau họng uống gì? – Tinh chất tỏi

Đông y nhận định, tỏi có vị cay, tính ấm có tác dụng rất kiện tỳ, thông sướng ngũ tạng, khai vị, giải thử khí, tiêu đờm, tiêu nhọt, trừ giun và sát trùng rất tốt. Bởi vậy, tỏi được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, đặc biệt là chữa đau họng hiệu quả.

Tỏi có công dụng rất tốt trong việc điều trị đau họng cũng như giữ ấm cho cơ thể
Tỏi có công dụng rất tốt trong việc điều trị đau họng cũng như giữ ấm cho cơ thể

Để điều trị đau họng theo cách này, bạn thể áp dụng một vài cách sau:

  • Tỏi tươi trộn với mật ong: Tỏi tươi kết hợp với mật ong được xem là sự kết hợp hoàn hảo trong việc hỗ trợ điều trị đau họng. Bạn chỉ cần lấy tỏi tươi, bóc bỏ sau đó cắt nhỏ rồi trộn cùng với mật ong nguyên chất. Bạn chỉ cần uống trực tiếp hỗn hợp này 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy tình trạng đau rát họng được cải thiện đáng kể.
  • Tỏi và mật ong cách thủy: Bạn tiến hành đập dập tỏi và thêm mật ong vào rồi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Đến khi hỗn hợp nguội bớt, có thể ăn cả phần bã tỏi và nước. Để có hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên duy trì thói quen ăn mỗi tuần 3 lần, trước khi ăn 15 phút và kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Tỏi nướng: Bạn chỉ cần dùng 3 tép tỏi chưa bóc vỏ để nướng bên ngoài. Sau đó, bóc vỏ lấy phần trong, thêm ít nước ấm rồi xay ra. Dung dịch thu được khi uống trực tiếp hỗ trợ giúp giảm đau họng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống dung dịch tỏi nướng khoảng 1 – 2 lần/tuần thôi nhé!
  • Tỏi ngâm mật ong: Tỏi ngâm mật ong là hỗn hợp được lưu truyền từ xa xưa đến nay. Bạn chỉ cần dùng tỏi dập ngâm với mật ong trong khoảng 3 – 5 ngày. Sau đó lấy ra sử dụng, mỗi lần uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối và mỗi lần chỉ cần dùng khoảng 3 thìa tinh chất tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm.

Tuy nhiên, sau khi áp dụng các phương pháp này, hơi thở của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu. Do đó, sau khi dùng xong, bạn đi đánh răng và súc miệng để cải thiện hơi thở của mình. Những người bị viêm thận, đau mũi hay đau răng thì lưu ý không nên dùng tỏi sống nhé!

Đau họng uống gì? – Nước cam

Nước cam là một trong những loại đồ uống được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng đang bị đau họng. Trong thành phần của nước cam có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và đặc biệt là vitamin C. Đây là loại vitamin rất tốt cho cơ thể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn và đẩy lùi nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Bạn chỉ cần sử dụng nước cam nguyên chất mỗi ngày là được. Thật đơn giản đúng không nào? Thực hiện mẹo nhỏ này mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau họng hiệu quả.

Lá tía tô

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, trong lá tía tô chứa rất nhiều tinh dầu, hạt chứa nước, protein cùng các loại khoáng chất rất tốt cho hệ miễn dịch, đặc biệt là sức đề kháng và khả năng hoạt động bình thường của hệ hô hấp.

Còn theo Đông y, tía tô có vị cay, có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm và giúp thanh lọc cơ thể rất tốt. Chính vì thế, loại lá này thường được nhiều người sử dụng để giảm đau họng.

Bạn chỉ cần dùng lá tía tô, lá trà xanh, mận tươi và đại táo giã nhuyễn rồi đun sôi với 500ml nước trong khoảng 15 phút. Đợi đến khi nguội, bạn chắt lấy nước để uống mỗi ngày. Bạn sẽ thấy những triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy cổ họng và ho khan được cải thiện rõ rệt.

Chữa đau họng bằng dầu Oregano

Dầu Oregano có hiệu quả rất tốt trong việc kích thích cơ thể sản sinh lợi khuẩn chống lại các loại virus và nấm men gây bệnh. Sử dụng dầu Oregano mỗi ngày, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng ho liên quan quan đến đau họng được giảm bớt đáng kể.

Dầu Oregano có hiệu quả rất tốt trong việc kích thích cơ thể sản sinh lợi khuẩn chống lại các loại virus và nấm men gây bệnh
Dầu Oregano có hiệu quả rất tốt trong việc kích thích cơ thể sản sinh lợi khuẩn chống lại các loại virus và nấm men gây bệnh

Người bệnh chỉ cần nhỏ vài giọt dầu Oregano vào miệng rồi nuốt từ từ. Bạn sẽ cảm nhận được những hoạt chất thấm dần vào thành vòm họng và làm dịu đi những cơn ho khan khó chịu. Bạn nên thực hiện thường xuyên để nâng cao hiệu quả trị bệnh nhé!

Đau họng uống gì tốt? – Nước lọc

Nước lọc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thực hiện các hoạt động bình thường và đào thải độc tố mỗi ngày của con người. Uống nước lọc thường xuyên là một việc làm rất bình thường nhưng đây lại là phương pháp giúp loại bỏ bớt vi khuẩn gây hại ở cổ họng, tiêu viêm rất tốt.

Việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày ít nhất từ 2 lít nước sẽ giúp cơ thể bạn tránh được rất nhiều bệnh lý khác. Tình trạng ngứa ngáy, mệt mỏi, phát ban do đau họng cũng được cải thiện rõ rệt. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể uống một số nước trà, nước ép hoa quả khác.

Uống trà húng quế

Lá húng quế không chỉ được dùng làm gia vị cho bữa ăn hàng ngày mà đây còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh lý. Theo quan điểm Đông y, là húng quế có mùi thơm, tính ấm và sát khuẩn hiệu quả.

Bởi vậy, lá húng quế thường có mặt trong những bài thuốc trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan,… Ngoài việc nhai rồi nuốt trực tiếp, bạn có thể áp dụng phương pháp sử dụng trà húng quế tươi mỗi ngày. Chỉ sau 2 – 3 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng đau rát không còn và cơ thể tràn đầy sức sống, hệ miễn dịch được cải thiện tốt hơn.

Đau họng uống gì để giúp bệnh mau lành? – Nước chanh

Cũng giống như cam, chanh là loại quả lành tính, chứa nhiều vitamin và đặc biệt là vitamin C có công dụng rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Bởi vậy, các tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu chống lại các vi khuẩn ở vòm họng.

Các tinh chất trong quả chanh có khả năng làm tan đờm và giảm đau rát ở cổ họng
Các tinh chất trong quả chanh có khả năng làm tan đờm và giảm đau rát ở cổ họng

Các tinh chất trong quả chanh có khả năng làm tan đờm và giảm đau rát ở cổ họng. Do đó, việc uống một cốc nước chanh ấm mỗi ngày sẽ giúp người bệnh rút ngắn đáng kể thời gian điều trị đau họng.

Bạn cũng có thể pha nước cốt chanh vào ly với 1 – 2 muỗng mật ong với độ ngọt tùy ý. Nên thực hiện mẹo nhỏ này hàng ngày, nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy để hỗ trợ khả năng tiêu hóa và đào thải độc tố nữa nhé!

Hành tây giúp giảm đau họng hiệu quả ngay tại nhà

Hành tây là nguyên liệu dễ kiếm và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Việc uống nước cốt hành tây giúp giảm đau rát họng hiệu quả. Bởi lẽ trong hành tây có chứa nhiều hoạt chất flavonoid – loại kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa và ung thư rất tốt.

Bên cạnh đó, trong hành tây chứa nhiều vitamin C, các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ khác nhau cần thiết cho sự trao đổi chất bình thường của cơ thể. Bởi vậy, việc uống nước cốt hành tây thường xuyên cùng với táo xanh không chỉ có tác dụng giảm đau họng mà còn ngăn ngừa tốt nhiều bệnh lý khác.

Cách giảm đau họng bằng hạt mè

Đau họng uống gì để cải thiện tình trạng bệnh? Câu trả lời dùng hạt mè. Bạn có thể sử dụng hạt mè kết hợp với mật ong, hạt lanh cùng nhau để uống trước khi đi ngủ. Việc áp dụng mẹo nhỏ này thường xuyên sẽ giúp cơn đau rát họng cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng mè để trị đau họng bằng cách chế biến hạt mè thành dầu mè. Mỗi ngày, bạn chỉ cần một lượng dầu mè vừa đủ để ngậm và nuốt từ từ. Cách làm này rất đơn giản và bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.

Đau họng uống gì? – Nước rau diếp cá

Theo quan điểm Đông y, lá diếp cá có vị chua, tính mát, có tác dụng giúp giảm sưng, kháng viêm và tiêu khuẩn rất tốt. Vì vậy, bạn có thể tận dụng diếp cá không chỉ để chữa các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan mà còn được sử dụng để điều trị đau họng.

Theo quan điểm Đông y, lá diếp cá có vị chua, tính mát, có tác dụng giúp giảm sưng, kháng viêm và tiêu khuẩn rất tốt
Theo quan điểm Đông y, lá diếp cá có vị chua, tính mát, có tác dụng giúp giảm sưng, kháng viêm và tiêu khuẩn rất tốt

Dưới đây là 2 cách giảm đau họng hiệu quả bằng rau diếp cá:

  • Diếp cá với mật ong: Bạn chỉ cần xay nhuyễn lá diếp cá đã được rửa sạch cùng với nước đun sôi để nguội. Sau đó, tiến hành chắt lấy nước cốt và pha thêm 3 thìa mật ong, chia làm 3 phần bằng nhau và uống trong ngày. Chỉ cần uống liên tục trong khoảng 1 tuần, người bệnh sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Diếp cá và muối ăn: Muối ăn có công dụng rất tốt trong việc loại bỏ vi khuẩn và kháng viêm. Bạn chỉ cần giã nát rau diếp cá với một ít muối, tiến hành khuấy đều với khoảng 200ml nước sôi để nguội. Cuối cùng, bạn chỉ cần lọc lấy nước cốt rồi uống mỗi ngày 2 lần để cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, đau rát vòm họng.

Việc chữa đau họng tại nhà bằng những mẹo dân gian được đánh giá là phương pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu. Nhiều người nhận định, những loại đồ uống trên giúp giảm nhanh triệu chứng đau họng vô cùng hiệu quả.

Các cách chữa này đều sử dụng những nguyên liệu, thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên, rất an toàn và đảm bảo lành tính. Bởi vậy, những mẹo nhỏ này rất phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em, nữ đang mang thai và người cao tuổi, phụ. Đâu đều là những người có sức đề kháng kém, cần thận trọng khi can thiệp ngoại khoa và dùng thuốc kháng sinh.

Lưu ý khi sử dụng những loại nước hỗ trợ giảm đau họng

Tương tự như nhiều cách điều trị các bệnh tại nhà khác, hầu hết các loại nước dân gian giúp giảm đau họng chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở thể nhẹ, mới khởi phát mà thôi. Không những thế, nhiều người còn không biết nên sử dụng những loại nước này sao cho hiệu quả và đảm bảo an toàn.

Dưới đây là một vài lưu ý trong quá trình điều trị bệnh đau họng bạn cần ghi nhớ:

  • Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào việc áp dụng mẹo dân gian khi tình trạng đau họng kéo dài, trở nặng hoặc tái phát nhiều lần.
  • Hiệu quả của các mẹo dân gian trên không phải lúc nào cũng chắc chắn, phương pháp này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa của mỗi người, tình trạng sức khỏe, liều dùng,…
  • Nếu người bệnh lạm dụng nhiều một cách điều trị đau họng sẽ dẫn tới một số tác dụng phụ xấu tới sức khỏe. Ví dụ như gây nóng trong, táo bón, hay những hậu quả nặng hơn.
  • Việc lựa chọn và sơ chế nguyên liệu cũng vô cùng quan trọng. Bạn cần đảm bảo sơ chế nguyên liệu đúng cách, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của của mình.
  • Khi tình trạng đau họng không tiến triển sau khi áp dụng những loại nước uống dân gian tại nhà, bạn nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng và tái nhiều lần.
  • Song song với việc điều trị đau họng, người bệnh cũng cần lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ tốt nhất cho việc đẩy lùi các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, ho khan và mệt mỏi.
  • Người bệnh cần sử dụng những thực phẩm mềm, dễ nuốt để hạn chế việc kích thích và gây trầy xước cổ họng.
  • Ngoài ra, những đồ uống ấm nóng cũng rất tốt cho việc giảm đau họng và giữ ấm trong thời tiết lạnh.
  • Một số nhóm thực phẩm giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người bệnh, đồng thời có lợi đối với cổ họng đang bị tổn thương như: cháo, các món tráng miệng làm từ gelatin, sữa chua, rau xanh hấp, nước ép trái cây, sinh tố, canh hay súp,…
  • Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế và tránh những thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cho cổ họng như những món ăn có vị nồng, chua, cay hoặc những loại nước ngọt giải khát có ga, thức uống chứa chất kích thích như cà phê, bia, rượu,…
  • Trường hợp hy hữu, sữa và các loại chế phẩm làm từ sữa cũng có nguy cơ làm gia tăng lượng dịch nhầy ở cổ họng. Vì vậy, bạn cần phải tăng tần suất vệ sinh họng để tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ, lây lan sang các bộ phận khác.

Vậy là bài viết trên đã tìm ra câu trả lời của thắc mắc: Đau họng uống gì giúp bệnh mau khỏi và đảm bảo sức khỏe? Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong điều trị đau họng nói riêng và chữa các bệnh về đường hô hấp nói chung. Bạn cũng đừng quên khám sức khỏe định kỳ thường xuyên tại các cơ sở uy tín nhé!

Xem thêm: Tất tần tật từ [A-Z] về nước ion kiềm giàu hydro tốt cho sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger