Bệnh viêm họng: Đâu là nguyên nhân và cách điều trị “một đi không trở lại”

Bệnh viêm họng không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bệnh nhân mà còn gây nên nhiều phiền toái, làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Đáng tiếc thay, đây là căn bệnh quốc dân, hầu như ai cũng mắc phải ít nhất 1 lần trong đời. Vậy, làm sao để nhận biết bệnh này sớm, điều trị ra sao cho hiệu quả? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc trả lời được những câu hỏi đó.

Bệnh viêm họng là gì? Có lây không?

Bệnh viêm họng tên tiếng anh là Pharyngitis, đây là tình trạng vùng niêm mạc họng bị tổn thương, sưng phù do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh viêm họng có thể khởi phát độc lập hoặc bùng phát cùng lúc khi người bệnh đang mắc một số bệnh lý nền như bạch hầu, sốt phát ban, viêm amidan,…

Bệnh viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương, gây sưng tấy
Bệnh viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương, gây sưng tấy

Đây là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Tuy nhiên, theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc chúng tôi, cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe trên VTV, VTC, bệnh viêm họng có nguy cơ khởi phát cao hơn ở những người:

  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng
  • Trẻ sơ sinh: Nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch còn yếu
  • Phụ nữ mang thai: Những người đang trong thai kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối có khả năng mắc viêm họng cao hơn người bình thường.
  • Người đang bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi,…
    Người cao tuổi.
  • Người có thể trạng yếu, suy nhược cơ thể, thiếu dinh dưỡng,…

Bệnh viêm họng có lây không? Trả lời câu hỏi này, lương y Tuấn cho biết nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh là do vi khuẩn, virus, bởi thế bệnh có thể lây từ người này qua người khác khi có sự tiếp xúc và dùng chung đồ. Bởi trong nước bọt và chất nhầy tiết ra từ họng, mũi người bệnh có thể chứa virus gây bệnh.

Bệnh gồm những loại nào?

Dựa vào mức độ, tình trạng bệnh, viêm họng được chia làm 2 cấp độ là viêm họng cấp tính và mãn tính. Ở mỗi thể bệnh, người bệnh sẽ có những đặc điểm lâm sàng khác nhau.

Viêm họng cấp tính

Đây là tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu, mức độ cấp tính thường do nguyên nhân virus, vi khuẩn xâm nhập gây nên nhiễm trùng. Bệnh viêm họng cấp tính được chia làm các thể bệnh nhỏ hơn như sau:

  • Bệnh viêm họng đỏ: Đây là tình trạng thường gặp nhất ở thể bệnh cấp tính. Tình trạng bệnh khiến cho toàn bộ phần niêm mạc họng bị sưng đỏ và nóng rát. Viêm họng đỏ bùng phát cao nhất vào thời điểm giao mùa.
  • Viêm họng liên cầu: Thể bệnh này còn được gọi là viêm họng có bựa trắng, đây là tình trạng bệnh nặng xảy ra do liên cầu khuẩn. Viêm họng liên cầu khuẩn gây nên hiện tượng toàn bộ lớp niêm mạc họng bị viêm, xuất hiện giả mạc màu trắng, bệnh thường phát sinh những biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng mãn tính

Tình trạng viêm họng mãn tính là thể bệnh từ cấp tính đã chuyển biến xấu đi, bệnh có thể xảy ra đồng thời với các bệnh như viêm hô hấp, viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản,… Thể bệnh mãn tính thường khởi phát do nguyên nhân không nhiễm trùng và thường được chia làm 3 thể chính:

  • Viêm họng teo: Bệnh xảy đến khi niêm mạc họng bị teo, mỏng lại và suy giảm chức năng tiết chất dịch nhầy. Viêm họng teo thường gặp ở người cao tuổi và những người bệnh bị trĩ mũi.
  • Viêm họng hạt: Hay còn gọi là viêm họng quá phát thường xảy ra do bệnh tái phát nhiều lần, dẫn đến các bạch huyết ở thành họng biến thành các hạt to, nổi cộm, màu trắng, không gây đau, ngứa.
  • Viêm họng cấp mãn tính xuất tiết: Ở mức độ bệnh này, cổ họng người bệnh sẽ xuất hiện nhiều chất dịch nhầy màu trong suốt.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng

Theo lương y Tuấn, có rất nhiều yếu tố có lợi để phát triển bệnh viêm họng, trong đó, một số tác nhân điển hình người bệnh không thể bỏ qua như:

Bệnh viêm họng có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân khác nhau
Bệnh viêm họng có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Nhiễm trùng: Đây là một trong những tác nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm họng cấp tính. Tác nhân nhiễm trùng có thể do virus hoặc một số ít do vi khuẩn gây nên.
  • Virus: Có thể do virus từ bệnh sởi, cúm, virus APC,… xâm nhập cơ thể.
  • Vi khuẩn: Vi khuẩn liên cầu (chủ yếu là vi khuẩn liên cầu tan huyết của nhóm A), vi khuẩn phế cầu hoặc sự phát triển quá độ của các loại vi khuẩn đang “cư trú” sẵn trong khoang miệng.
  • Dị ứng: Một số tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, thời tiết hay thức ăn,… cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh. Nếu là do nguyên nhân này, bệnh có thể đi kèm với một số bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm xoang…
  • Tổn thương ở họng: Tình trạng căng cơ họng nhiều cũng có thể khiến cơ họng bị tổn thương, bởi thế, những người thường xuyên phải nói nhiều hay nói với âm lượng lớn thường dễ mắc bệnh viêm họng hơn so với người bình thường.
  • Không khí khô: Người thường xuyên làm việc trong điều kiện không khí khô, thiếu ẩm cũng sẽ khiến cho cổ họng bị đau rát, ngứa, khó chịu, lâu dần sinh ra tổn thương.
  • Tác nhân bên ngoài: Một số tác nhahan khác như khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc trong không khí,… sẽ xâm nhập vào cổ họng, phát triển trong đó và gây nên những tổn thương cho vòm họng.
  • Mắc các bệnh lý khác: Bệnh cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý khác như trào ngược dạ dày, dị hình vách ngăn, tiểu đường, polyp mũi,….

Biểu hiện viêm họng cấp, mãn tính cần biết

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng tùy thuộc vào thể trạng, nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện ở mỗi người mỗi khác. Ở mỗi thể bệnh cấp tính và mãn tính, bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, điển hình như:

Biểu hiện viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp có những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Người bệnh có thể bị sốt cao từ 39-40 độ, chán ăn, ngủ kém và đau nhức toàn cơ thể.
  • Đau rát cổ họng, người bệnh cảm thấy khô họng, nóng ran khi nói, nuốt hoặc ho.
  • Ho hắng thường xuyên.
  • Giọng bị khàn.
  • Nước mũi chảy nhiều.
  • Ngạt mũi, khó chịu.
  • Phần niêm mạc cổ họng bị đỏ, sưng tấy và phù nề.
  • Một số trường hợp bị sưng 2 bên vị trí amidan hoặc trên bề mặt amidan có chất dịch nhầy bám vào.
  • Ở một số người có dấu hiệu đau đầu, người mệt mỏi.
  • Cổ sưng hạch kèm tình trạng đau nhức.

Triệu chứng bị viêm họng mãn tính

Những dấu hiệu của thể mãn tính không khởi phát quá nhanh, thường diễn biến âm thầm và kéo dài dai dẳng. Khi bệnh đã chuyển sang thể mãn tính, các biểu hiện gia tăng mức độ và tần suất nhiều hơn:

Dấu hiệu của bệnh viêm họng mãn tính biểu hiện rõ ràng và thường xuyên hơn
Dấu hiệu của bệnh viêm họng mãn tính biểu hiện rõ ràng và thường xuyên hơn
  • Cổ họng bị đau rát và ngứa ngáy thường xuyên.
  • Cảm giác vướng víu ở cổ họng khiến người bệnh phải khạc nhổ thường xuyên, dấu hiệu này xuất hiện nhiều khi mới ngủ dậy.
  • Ho hắng nhiều vào ban đêm hoặc sáng ngủ dậy.
  • Thể bệnh viêm họng quá phát điển hình bởi những dấu hiệu như thành họng đỏ, có các hạt nhỏ màu hồng li ti, nổi cộm ở niêm mạc họng xung quanh. Bệnh nhân thường cảm thấy dễ buồn nôn và nhạy cảm hơn ở cổ họng.
  • Nếu người bệnh bị viêm họng quá phát lâu ngày rất dễ chuyển sang viêm họng teo. Dấu hiệu điển hình của thể bệnh này là niêm mạc họng bị trắng, nhìn thấy rõ nhiều mạch máu nhỏ, dịch nhầy khô, có thể biến thành vảy rồi dính vào thành mạch niêm mạc.
  • Nếu người bệnh bị viêm họng xuất tiết, cổ họng có thể bị sưng đỏ, xuất tiết trong suốt, có chất nhầy.

Biến chứng bệnh viêm họng không thể chủ quan

Với hơn 10 năm điều trị bệnh tai mũi họng, lương y Tuấn nhận thấy rằng phần lớn bệnh viêm họng sẽ có chuyển biến tốt lên nếu người bệnh có sức đề kháng mạnh, hệ miễn dịch tốt, bệnh có thể chỉ kéo dài 7 ngày mà không phát sinh biến chứng. Thế nhưng, nếu bệnh xảy đến do vi khuẩn và người bệnh không can thiệp chữa trị kịp thời, viêm họng có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai
  • Nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận
  • Viêm hạch mủ
  • Nguy cơ nhiễm trùng huyết
  • Sưng, viêm tấy quanh khu vực amidan
  • Nếu người bệnh đang gặp phải thể viêm họng mãn tính, bệnh có thể chuyển biến sang những biến chứng như:
  • Bệnh viêm thanh quản thể mãn tính
  • Bệnh viêm phế quản mãn tính
  • Bệnh viêm amidan cấp tính
  • Áp xe amidan
  • Suy nhược thần kinh và cơ thể

Bệnh viêm họng là chứng bệnh phổ biến, dễ mắc, khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi thế, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở cổ họng, mọi người nên chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên hệ chữa bệnh viêm họng

Điều trị bệnh viêm họng như thế nào?

Theo lương y Tuấn, ở mỗi giai đoạn, bệnh sẽ biểu hiện dấu hiệu và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng khác nhau, bởi thế, việc điều trị bệnh cũng phải phụ thuộc vào từng mức độ bệnh.

Chữa bệnh viêm họng cấp tính

Bệnh viêm họng cấp tính là thể bệnh nhẹ mới khởi phát, nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khả năng chữa khỏi ở giai đoạn này tương đối cao. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh ở thể này, điển hình như:

Sử dụng thuốc tây chữa bệnh ở cấp tính

Một số loại thuốc thường sử dụng trong điều trị bệnh như:

Áp dụng thuốc tây là một trong những phương pháp chữa bệnh viêm họng cấp tính
Áp dụng thuốc tây là một trong những phương pháp chữa bệnh viêm họng cấp tính
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nhóm thuốc này giúp làm giảm đau rát, nhức mỏi, đau đầu, hạ thân nhiệt… điển hình như Paracetamol hay Ibuprofen,…
  • Thuốc kháng sinh: Nếu người bệnh bị viêm họng do nhiễm trùng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc như Cephalothin, Amikacin, hay Gentamicin… Lưu ý rằng, thuốc kháng sinh cần được sử dụng kéo dài thêm 3 ngày sau khi các triệu chứng đã hết nhằm ngăn ngừa tái phát.
  • Thuốc Corticoid: Một số loại thuốc Corticoid dạng dung dịch xịt được sử dụng để hỗ trợ giảm viêm, làm cải thiện các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, đau rát, khó nuốt,.. khi bị bệnh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nên cần tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia.
  • Dùng dung dịch Nacl 0.9%: Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn, trừ viêm, hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả.
  • Một số loại thuốc khác: Dựa vào tình trạng riêng của mỗi người, khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc khác như kháng histamin, thuốc xông mũi, thuốc long đờm,…

Mẹo dân gian tại nhà trị viêm họng cấp tính

Ở thể bệnh cấp tính, lương y Tuấn khuyên người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dân gian an toàn, đơn giản để chữa bệnh tại nhà. Phương pháp này có thể giúp người bệnh hạn chế được những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây. Bệnh nhân có thể áp dụng một số cách như:

  • Chanh và mật ong: Vắt lấy ½ quả chanh lấy nước cốt rồi thêm 3 thìa mật ong, cho thêm nước ấm, khuấy đều và sử dụng khi trà chanh mật ong còn ấm.
  • Gừng tươi chữa viêm họng: Cắt gừng thành từng lát mỏng, cho thêm nước rồi đun sôi, hãm nước gừng và cho thêm mật ong vào để uống.
  • Chữa viêm họng cấp bằng lá bạc hà: Rửa sạch lá bạc hà rồi nhai trực tiếp, nuốt nước và nhả bã ra ngoài.
  • Chữa bệnh bằng vỏ quýt: Lấy vỏ quýt tươi cạo lớp vỏ bên ngoài, xắt gừng thành từng lát mỏng rồi cho cả 2 vào chén cùng mật ong. Hấp cách thủy hỗn hợp kể trên trong khoảng 10-15 phút rồi để nguội, dùng cả nước lẫn cái.
  • Dùng đồ uống nóng: Uống đồ uống nóng có thể làm giảm triệu chứng viêm, cảm cúm, hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể uống nước ấm vào buổi sáng, trà nóng, nước chanh ấm…
  • Nước, muối và dấm trắng: Pha một cốc nước ấm, thêm muối, mật ong và dấm trắng rồi uống dung dịch này từng nhấp nhỏ để hỗn hợp hấp thụ vào thành mạch niêm mạc.

Chữa bệnh viêm họng thể mãn tính

Khi bệnh đã chuyển sang thể mãn tính, việc điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa bệnh cần kết hợp giữa tác động từ nguyên nhân và triệu chứng bệnh, cụ thể:

Điều trị từ nguyên nhân:

  • Nếu bệnh xảy ra do trào ngược dạ dày, người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
  • Nếu người bệnh có dị tật ở khoang mũi hay polyp mũi, cần nhanh chóng can thiệp phẫu thuật để đảm bảo cơ quan hô hấp được lưu thông.
  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi,…
  • Xử lý triệt để ổ viêm ở các hốc xoang hoặc các bệnh lý viêm đường hô hấp.

Chữa từ triệu chứng bệnh:

Các triệu chứng ở viêm họng mãn tính xảy ra với mức độ nặng hơn và tần suất nhiều hơn, thế nên việc chữa trị triệu chứng bệnh ở giai đoạn này cũng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Một số loại thuốc tường dùng cho bệnh nhân ở thời điểm này như:

Một số phương pháp "mạnh" như phẫu thuật có thể được dùng để chữa viêm họng từ triệu chứng
Một số phương pháp “mạnh” như phẫu thuật có thể được dùng để chữa viêm họng từ triệu chứng
  • Thuốc SMC: Thuốc SMC là loại thuốc bôi có chứa thành phần Menthol, Salicylat Na hỗ trợ làm mát họng, thanh đờm, giảm viêm rát và đau cổ họng. Loại thuốc này dùng thoa trực tiếp lên niêm mạc cổ họng.
  • Dung dịch kiềm BBM: Sử dụng dung dịch kiềm BBM để súc miệng hàng ngày giúp giảm viêm nhanh chóng, dịu cổ họng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
  • Sử dụng kháng sinh kết hợp Corticoid: Loại thuốc này có thể dùng xịt trực tiếp vào niêm mạc cổ họng để giảm ngứa, viêm, ngăn ngừa nguy cơ bị bội nhiễm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sử dụng loại thuốc này nhiều có thể gây nên những biến chứng nặng nề.
  • Dùng mỡ thủy ngân 1%: Nếu người bệnh bị chứng họng teo, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng loại thuốc này để điều trị. Tuy nhiên, khi các triệu chứng bệnh không được đẩy lùi, bệnh nhân có thể sử dụng Glycerin Lod 0.5% theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa: Đây là phương pháp điều trị áp dụng cho người bệnh bị viêm họng mãn tính nặng, việc sử dụng thuốc không còn phát huy hiệu quả nữa. Với người bệnh bị viêm họng quá phát, bác sĩ có thể áp dụng kỹ thuật đốt điện, đốt nóng, laser, sử dụng nitro lạnh để loại bỏ các lympho xuất hiện ở thành họng.
  • Còn với người bệnh viêm họng hạt, thủ thuật đốt hạt là giải pháp hữu hiệu được chỉ định thực hiện. Phương pháp phẫu thuật tuy giải quyết nhanh chóng các triệu chứng bệnh gây nên nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, chi phí điều trị cao và quá trình chăm sóc hậu phẫu phức tạp, vì thế người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Chữa viêm họng từ cấp và mãn tính bằng đông y

Ngày nay, phương pháp chữa bệnh viêm họng có thể áp dụng cho mọi thể bệnh từ cấp tính đến mãn tính được nhiều người lựa chọn là sử dụng đông y. Trong YHCT, bệnh này là bệnh lý thuộc chứng hầu tý, bệnh gây nên do phong nhiệt uất kết, tích tụ tại cổ họng sinh ra đờm. Đồng thời, yếu tố phong nhiệt từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, làm suy yếu chức năng các tạng, gây nên sự mất cân bằng âm dương, từ đó sinh ra bệnh.

Đi từ căn nguyên đó, đông y điều trị bệnh tập trung chú trọng vào tiêu trừ căn nguyên, nguồn gốc sinh ra bệnh, từ đó giải trừ các triệu chứng của viêm họng. Để có được hiệu quả đó, đông y sử dụng những bài thuốc hỗ trợ cân bằng âm dương trong cơ thể, phục hồi và tăng cường chức năng các tạng trong cơ thể. Khi cơ thể cân bằng yếu tố âm dương, sức đề kháng tăng lên, yếu tố tà khí tự khắc sẽ được đẩy lùi, bệnh vì thế cũng tự tiêu tan và hạn chế nguy cơ tái phát.

Cũng bởi cơ chế này, đông y được đánh giá là phương pháp chữa bệnh tận gốc, toàn diện từ trước cho đến nay. Dựa trên những nguyên lý đó, từ lâu, dòng họ Đỗ Minh đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc chữa viêm họng Đỗ Minh Đường. Hiện tại, bài thuốc được ứng dụng vào điều trị bệnh viêm họng ở mọi thể, mọi cấp độ từ cấp tính đến mãn tính với sự kết hợp của 30 – 40 loại thảo dược thiên nhiên.

Bài thuốc chữa viêm họng Đỗ Minh Đường
Bài thuốc chữa viêm họng Đỗ Minh Đường

Được biết, các thành phần nam dược có trong bài thuốc đều là dược liệu sạch đạt chuẩn GACP- WHO thu hái từ vườn nhà Đỗ Minh Đường. 3 vườn thảo dược được xây dựng tại Hòa Bình – Hưng Yên – Gia Lâm (Hà Nội) mang đến những vị thuốc sạch, được chăm sóc trong điều kiện thổ nhưỡng tốt nhất, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn các thảo dược mang đến tác dụng điều trị chuyên sâu, hỗ trợ trong lẫn ngoài:

  • Tiêu phong trừ nhiệt, tiêu đờm, giảm ho
  • Hỗ trợ thanh nhiệt giải độc từ bên trong
  • Hồi phục những tổn thương ở thành niêm mạc họng
  • Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng

Trong suốt hơn 150 năm qua, bài thuốc viêm họng của chúng tôi đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi chứng bệnh đeo bám dai dẳng này. Đây cũng là phương pháp điều trị bệnh được giới thiệu trên sóng truyền hình chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2.

Người bệnh viêm họng nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị, các bác sĩ, chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để đẩy lùi bệnh nhanh chóng và hỗ trợ hiệu quả dùng thuốc tốt hơn. Người bệnh cần ghi nhớ chế độ ăn uống khoa học như sau:

Bệnh nhân viêm họng nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm người bệnh cần bổ sung trong thời gian điều trị bệnh như:

Người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ chữa bệnh
Người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ chữa bệnh
  • Những thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch rất tốt để người bệnh kháng lại vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh. Bởi thế, trong bữa ăn hàng ngày, bệnh nhân có thể bổ sung thêm các loại rau xanh, cam, măng cụt, xoài, chuối, chanh,…
  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Đây cũng là một chất vi lượng có khả năng kháng virus hiệu quả, rất tốt đối với mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và người già. Người bệnh mắc viêm họng có thể bổ sung kẽm bằng những thực phẩm như nghêu, tôm, cua, sò, ngao, củ cải trắng, rau chân vịt, nước cốt dừa,..
  • Đồ ăn mềm, dễ nuốt: Do cổ họng người bệnh ở thời kỳ này thường xuyên đau rát, khó nuốt, sưng tấy,.. nên người bệnh cần lựa chọn và chế biến các món ăn lỏng như súp, cháo (súp khoai tây, cháo yến mạch, bí đỏ,…) để tránh gây kích thích và ma sát vào cổ họng.
  • Đồ ăn trơn mát: Những đồ ăn trơn, thanh mát sẽ giúp làm dịu cổ họng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm… Một số món canh người bệnh nên tham khảo như canh rau mồng tơi, rau đay, bí, mướp,…
  • Sữa chua: Thực phẩm này chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp bảo vệ thành niêm mạc, làm dịu cổ họng.
  • Tỏi: Thực phẩm này chứa nhiều allicin – được xem như kháng sinh tự nhiên giúp chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm. Người bệnh có thể thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày để gia tăng mùi vị và hỗ trợ chữa bệnh.
  • Mật ong: Mật ong có tác dụng giảm viêm, giảm ho, tiêu đờm,… đồng thời, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi ngày, bệnh nhân viêm họng có thể uống nước ấm pha mật ong và chanh vào buổi sáng để làm dịu cổ họng.
  • Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống nước ấm thường xuyên vào buổi sáng, có thể xen kẽ nước lọc, nước hoa quả để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Bị viêm họng kiêng ăn gì?

Bên cạnh bổ sung những thực phẩm có lợi cho quá trình điều trị, người bị viêm họng cũng cần tránh những thực phẩm tác động xấu đến hiệu quả dùng thuốc và quá trình điều trị. Điển hình như:

  • Đồ ăn lạnh: Người bệnh cần tránh thực phẩm đông lạnh, nước uống mát như kem, đá lạnh, đồ uống có chứa đá lạnh hoặc bảo quản mát….
  • Đồ cay: Thực phẩm cay nóng sẽ làm gia tăng cảm giác đau rát và khiến những tổn thương ở niêm mạc họng nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm cay nóng người bệnh cần tránh như ớt, tiêu, mì cay,…
  • Đồ ăn cứng: Các loại thực phẩm khô cứng như óc chó, hạt hướng dương, đồ nướng,… có thể gây ma sát, tổn thương đến niêm mạc họng.
  • Đồ uống có cồn: Các loại đồ uống chứa cồn vốn dĩ không tốt cho sức khỏe con người, đối với người bị viêm họng, đây là thực phẩm “kỵ” nên loại bỏ ngay. Những thức uống này có thể làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm, làm sưng đỏ, lở loét, gây viêm mủ, chảy máu,… thành niêm mạc họng.

Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Để hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh viêm họng, lương y Tuấn khuyên mọi người nên chủ động phòng ngừa căn bệnh này ngay từ hôm nay. Đặc biệt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng và thời tiết thay đổi thất thường thì yếu tố phòng ngừa viêm họng nên được quan tâm hàng đầu. Mọi người lưu ý một số biện pháp phòng bệnh được chuyên gia khuyên áp dụng như sau:

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các thói quen lành mạnh như đeo khẩu trang, tập thể dục cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các thói quen lành mạnh như đeo khẩu trang, tập thể dục cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm thường xuyên vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ
  • Giữ ấm cho vùng cổ họng, mũi, miệng khi thời tiết lạnh
  • Tạo thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đề phòng bụi bẩn xâm nhập đường hô hấp
  • Không được để cổ họng gặp phải tình trạng sốc nhiệt (lạnh quá hoặc nóng quá)
  • Hạn chế dùng chung đồ, ăn chung với người đang mắc bệnh viêm họng hoặc các bệnh lý về mũi họng.

Bệnh viêm họng khiến mọi người phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc. Bởi thế, ngay khi phát hiện những triệu chứng nhẹ ban đầu, người bệnh nên liên hệ ngay đến các chuyên gia tai mũi họng, cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Đăng ký khám bệnh viêm họng tại đỗ minh đường

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Viêm họng hạt là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt ở ở trẻ em

Viêm Họng Hạt Ở Trẻ: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm họng hạt ở trẻ là một trong những bệnh lý hô hấp ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù vậy, không phải bậc...

Cách trị viêm xoang trán tại nhà bằng nghệ rất đơn giản

Cách Trị Viêm Xoang Trán Tại Nhà: Rẻ, An Toàn Và Hiệu Quả

Cách trị viêm xoang trán tại nhà hiện là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Hầu hết các phương pháp này...

Viêm xoang sàng là tình trạng tổn thương niêm mạc lót xoang sàng

Viêm Xoang Sàng: Phát Hiện Triệu Chứng Nguyên Nhân Và Cách Chữa Cần Biết

Viêm xoang sàng là bệnh rất thường gặp trong nhóm các bệnh lý về hô hấp ở nước ta. Khoảng thời gian từ tháng 10...

Viêm đa xoang nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm

Viêm xoang nặng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cho hiệu quả

Viêm xoang nặng đang dần trở thành một bệnh phổ biến hơn tại nước ta. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng...

Zalo
Messenger