Mách Bạn 12 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Lá Lốt Cực Hay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc được nhiều người áp dụng. Lá lốt có độ lành tính cao, tính ấm, chứa những thành phần hóa học rất tốt cho quá trình phục hồi đĩa đệm. Ngoài ra thảo dược còn giúp giảm đau và thúc đẩy lưu thông máu hiệu quả.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt hiệu quả
Hướng dẫn những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt hiệu quả và những lưu ý an toàn

Lá lốt và công dụng chữa thoát vị đĩa đệm

Lá lốt còn được gọi là Tất bát, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), tên khoa học Piper lolot L. Đây là một loại thảo dược quen thuộc, có vị cay nhẹ, mùi thơm nồng và thường được thêm vào những món ăn. Ngoài ra loại thảo được này cũng thường góp mặt trong những bài thuốc chữa bệnh, bao gồm cả thoát vị đĩa đệm.

Theo Y học cổ truyền

Lá lốt có tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hạ khí, ôn trung tán hàn. Chính vì vậy mà loại thảo được này rất thích hợp cho những bệnh nhân có tay chân lạnh, phong hàn thấp, tê bại, sình bụng, bàng quang lạnh, đau bụng tiêu chảy.

Với đặc tính ấm, lá lốt còn có công dụng giảm đau, thúc đẩy lưu thông khí huyết. Do đó thảo được thường được dùng trong điều trị tê bại, bàn chân tê buốt, sưng đầu gối, đau nhức xương khớp, đau răng.

Đối với thoát vị đĩa đệm và một số bệnh lý khác tại cột sống, lá lốt giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả, hạn chế những cơn đau lưng. Từ đó mang đến cảm giác dễ chịu và hỗ trợ vận động cho người bệnh. Loại thảo dược này cũng mang đến nhiều lợi ích trong việc điều trị các rối loạn tiêu hóa.

Theo Y học hiện đại

Trong lá lốt chứa tinh dầu, piperine, piperonal… Khi được sử dụng, những khoáng chất này tham gia thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng tốc độ vận chuyển dưỡng chất đến xương cột sống. Điều này giúp đĩa đệm tổn thương nhanh chóng được chữa lành và hạn chế đau đớn.

Ngoài ra lá lốt còn chứa Alcaloid và Flavonoid với hàm lượng cao. Đây là những thành phần có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giảm đau, kháng viêm và chống khuẩn.

Với những thành phần dược tính có lợi, việc sử dụng lá lốt đúng cách giúp giảm bớt những triệu chứng khó chịu do thoát vị đĩa đệm (chẳng hạn như đau lưng và tê bì tay chân). Đồng thời giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm.

12 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt hiệu quả

Nhờ chứa những thành phần dược tính có lợi, cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt giúp hỗ trợ điều trị và giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên cần áp dụng đúng cách để mang đến hiệu quả tối đa.

Dưới đây là một số cách dùng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả:

1. Đắp lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm

Giã nhuyễn và đắp lá lốt lên vùng lưng đau là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt hiệu quả nhất, người bệnh không nên bỏ qua. Khi thực hiện, những hoạt chất trong lá lốt nhanh chóng hấp thụ, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, hỗ trợ chữa lành đĩa đệm bị thương.

Nhờ đặc tính ấm của thảo dược, biện pháp này còn giúp xoa dịu cảm giác đau đớn, giảm căng cơ và cứng khớp. Từ đó giúp cột sống và các mô lân cận được thư giãn, người bệnh vận động dễ dàng và linh hoạt hơn.

Đắp lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Cách đắp lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm giúp giảm nhanh cơn đau, thúc đẩy lưu thông máu

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 nắm lá lốt

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá lớp với nước muối, trong 5 phút
  • Cho lá lốt vào cối và giã nhuyễn
  • Đắp lá lốt lên vùng cột sống đang bị đau nhức, thư giãn trong 20 phút
  • Gỡ sạch lá lốt trên da
  • Dùng lực từ bàn tay và các ngón nhẹ nhàng massage thêm 3 phút
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy cơn đau các triệu chứng khác nhanh chóng thuyên giảm.

2. Ngâm chân với nước lá lốt trị thoát vị đĩa đệm

Nếu đang tìm kiếm cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt hiệu quả, hãy thử ngâm chân với nước lá lốt. Cách này hợp với những bệnh nhận bị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa, đau lưng thường xuyên tái phát và lan rộng xuống chân.

Trong khi ngâm chân, những hoạt chất trong lá lốt giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm tê bì và giảm đau nhanh chóng. Hơn nữa nhiệt động ấm giúp những khớp xương được thư giãn, người bệnh đi lại và hoạt động linh hoạt hơn. 

Ngoài ra ngâm chân với nước lá lốt có thể mang đến cảm giác thư giãn tối đa. Cụ thể biện pháp này giúp giải tỏa căng thẳng, giảm mệt mỏi, người bệnh có cảm giác dễ chịu và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Nguyên liệu:

  • 2 nắm lá lốt
  • 2 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá lớp với nước muối
  • Nấu sôi nước, cho toàn bộ lá lốt vào và đun thêm 5 phút
  • Đổ nước sắc lá lốt ra chậu, để nước nguội bớt và tiến hành ngâm chân
  • Ngồi thư giãn từ 10 – 15 phút
  • Lau khô chân. Có thể massage nhẹ nhàng thêm 3 phút để mang đến hiệu quả tối đa.

3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và muối hạt

Kết hợp lá lốt và muối hạt chữa thoát vị đĩa đệm là cách chữa bệnh hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Rang nóng nguyên liệu và chườm lên vị trí đau giúp quá trình lưu thông khí huyết được thúc đẩy, thư giãn và phục hồi các cơ hỗ trợ cột sống. Từ đó mang đến những lợi ích sau:

  • Hỗ trợ chữa lành đĩa đệm
  • Giảm co thắt và đau lưng hiệu quả
  • Giảm tê yếu

Ngoài ra cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và muối hạt còn giúp xoa dịu nhanh cảm giác đau đớn, thư giãn dây thần kinh và mạch máu quanh cột sống. Điều này giúp giảm tình trạng co cứng, hạn chế cứng khớp, tăng tính linh hoạt và chức năng vận động cho bệnh nhân.

Không chỉ lá lốt, muối hạt cũng có đặc tính kháng viêm và chống nhiễm khuẩn. Việc sử dụng nguyên liệu này sẽ giúp người bệnh sớm cải thiện triệu chứng sưng đau.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và muối hạt
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và muối hạt giúp chống viêm, giảm sưng đau và lưu thông máu

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá lốt
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa lá lốt thật sạch và để ráo nước
  • Cho lá lốt vào cối, đập dập hoặc giã nhuyễn
  • Sao nóng đồng thời lá lốt và muối hạt
  • Bọc nguyên liệu trong một túi vải, chườm lên lưng đau trong 20 phút. Chú ý đến nhiệt độ để tránh bỏng da
  • Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần. Kiên trì trong 5 ngày sẽ thấy những triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

4. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, cây chó đẻ và ngải cứu

Không chỉ lá lốt, cây chó đẻ và ngải cứu cũng có khả năng đẩy lùi cơn đau và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Tinh dầu ngải cứu chứa một lượng tricosanol, dehydro matricaria este và cineol cần thiết cho quá trình phục hồi và giảm nhẹ các triệu chứng. Cụ thể những hoạt chất này có khả năng xoa dịu cơn đau và chống viêm hiệu quả.

Ngoài ra ngải cứu có tính ấm, dùng chườm ấm vùng lưng đau giúp giảm nhanh cảm giác khó chịu, tăng lưu thông máu, thư giãn mạch máu và các mô quanh cột sống. Đồng thời giúp giảm co thắt, hạn chế cứng khớp và hỗ trợ cải thiện sự dẻo dai cho cột sống.

Trong khi đó, cây chó đẻ có tính mát và vị ngọt. Khi dùng, loại thảo dược này giúp điều trị sưng đau, nhọt độc, bị thương ứ máu. Ngoài ra cây chó đẻ còn có khả năng cải thiện một số vấn đề liên quan đến viêm gan.

Chính vì thế mà việc sử dụng kết hợp lá lốt, cây chó đẻ và ngải cứu có thể tạo nên một bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn cho người bệnh.

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt
  • 100 gram cây chó đẻ
  • 100 gram ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, cây chó đẻ và ngải cứu. Để ráo nước và sao nóng những loại thảo được này cho đến khi bốc mùi thơm
  • Bọc gọn hỗn hợp vào một miếng vải sạch, nhẹ nhàng chườm lên những khu vực đang bị đau (chú ý đến nhiệt độ để tránh gây bỏng da)
  • Chườm ấm trong 10 phút hoặc cho đến khi thảo được hết ấm
  • Sao nóng thêm một lần nữa và tiếp tục chườm lại
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày. Kiên trì từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy những triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

5. Cách uống nước lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm

Khi uống nước sắc lá lốt, Alcaloid, Flavonoid cùng những dưỡng chất khác trong lá lốt sẽ được hấp thu và phát huy tác dụng nhanh chóng. Những dưỡng chất này giúp hạn chế tình trạng viêm sưng, giảm đau lưng và đau nhức xương khớp. Từ đó giúp người bệnh vận động và di chuyển dễ dàng hơn.

Nhờ tính ấm và những dưỡng chất có lợi, nước sắc lá lốt còn có tác dụng cải thiện lưu lượng máu về cột sống và toàn bộ cơ thể. Từ đó thúc đẩy chữa lành tổn thương, giảm tê bì và hỗ trợ vận động cho người bệnh.

Cách uống nước lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Cách uống nước lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm mang đến hiệu quả giảm đau, giảm tê bì nhanh chóng

Nguyên liệu:

  • 30 gram lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Ngâm lá lốt tươi trong nước muối khoảng 10 phút và rửa sạch
  • Để ráo lá lốt, sau đó cho vào ấm và thêm 200ml nước. Đun sôi trong 5 phút
  • Để nguội bớt, lọc lấy nước sắc, bỏ bã
  • Uống nước sắc lá lốt như trà. Mỗi ngày uống 1 lần sẽ thấy những triệu chứng sớm thuyên giảm.

6. Cách chữa từ lá lốt, đinh lăng, cây xấu hổ và ngải cứu

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, đinh lăng, xây xấu hổ và ngải cứu mang đến hiệu quả cao trong việc cải thiện những triệu chứng. Trong đó ngải cứu và lá lốt đều có tính ấm, dùng chườm ấm hoặc sắc uống đều có khả năng giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Đinh lăng là một vị thuốc quý, thường góp mặt trong những bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Những hoạt chất trong loại thảo dược này có khả năng giảm đau nhức xương khớp, giảm sưng, kháng viêm. Từ đó giúp cải thiện những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra đinh lăng còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch, chống mệt mỏi, bảo vệ gan, cải thiện trí nhớ và tuổi thọ. Theo Y học cổ truyền, vị thuốc này mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị tê thấp và đau nhức lưng.

Cây xấu hổ có vị ngọt, hơi hàn, có tác dụng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị đau nhức lưng do thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra loại thảo dược này còn giúp an thần, trấn tĩnh và lợi tiểu.

Nguyên liệu:

  • 30 gram lá lốt
  • 30 gram đinh lăng
  • 30 gram cây xấu hổ
  • 30 gram ngải cứu

Cách thực hiện:

  • Ngâm những vị thuốc với nước muối và rửa thật sạch, để ráo nước
  • Phơi khô lá lốt, đinh lăng, cây xấu hổ và ngải cứu
  • Cho tất cả vị thuốc vào ấm, thêm 1 lít nước
  • Đun sôi cho đến khi phần nước thuốc cạn còn 1/3 lượng ban đầu thì tắt bếp
  • Lọc bỏ phần bã, chỉ lấy nước sắc
  • Chia nước sắc thành 3 phần và uống hết trong ngày.

7. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và ngải cứu

Không chỉ đơn giản, dùng lá lốt kết hợp ngải cứu sẽ mang đến hiệu quả cao trong việc giảm nhẹ triệu chứng và điều trị thoát vị đĩa đệm. Tương tự như lá lốt, ngải cứu có tính ấm, thường được dùng chườm đắp để cải thiện lưu thông máu tại chỗ. Từ đó giúp thúc đẩy quá trình lành thương và giảm cảm giác tê bì.

Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng điều trị lưng đau do nhiều nguyên nhân, suy nhược cơ thể, cảm cúm do lạnh, mẩn ngứa; giúp an thai. Chính vì thế mà vị thuốc này được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và ngải cứu phù hợp với những bệnh nhân có đĩa đệm bị thương dẫn đến đau lưng thường xuyên, đau gấp ngang lưng, bàn chân tê buốt, tê thấp và sưng đầu gối.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và ngải cứu
Tăng hiệu quả giảm đau, tăng lưu thông máu với cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và ngải cứu

Nguyên liệu:

  • Ngải cứu và lá lốt với liều lượng bằng nhau
  • Giấm.

Cách thực hiện:

  • Lần lượt rửa sạch ngải cứu và lá lốt
  • Cho những vị thuốc vào cối và giã nát, thêm một ít giấm và mang đến chưng nóng. Hoặc xào nóng các vị thuốc với giấm
  • Bọc hỗ hợp trong túi vải, chườm lên những vùng bị đau sẽ cải thiện triệu chứng
  • Thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần.

8. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng rễ lá lốt

Nếu bị đau lưng thường xuyên do thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể sử dụng rễ lá lốt kết hợp với những vị thuốc khác để giảm nhẹ tình trạng. Bài thuốc này có tác dụng giảm đau, chữa tê thấp và bàn chân tê buốt.

Ngoài ra kết hợp rễ lá lốt với dây đau xương, củ cốt khí và rễ cỏ xước còn có tác dụng làm mạnh gân cốt, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Đồng thời giảm bớt tình trạng viêm sưng, cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.

Nguyên liệu:

  • 8 – 12 gram rễ lá lốt
  • 8 gram dây đau xương
  • 8 gram củ cốt khí
  • 8 gram rễ cỏ xước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch những vị thuốc đã chuẩn bị, ngâm trong nước muối và làm sạch nhiều lần
  • Sắc các vị thuốc với 500ml nước, trong 10 phút
  • Lọc lấy nước thuốc
  • Uống hết trong ngày, không dùng bã
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc.

9. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và sữa bò tươi

Sự kết hợp của lá lốt và sữa bò tươi có thể giúp bạn giảm bớt những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Sữa bò lá lốt là một thức uống thơm ngon, cung cấp canxi và vitamin D giúp thúc đẩy chữa lành xương cột sống, ngăn thoái hóa cột sống và loãng xương dẫn đến đau nhức.

Khi kết hợp với sữa bò, những hoạt chất trong lá lốt cũng phát huy tác dụng nhanh và tốt hơn. Lá lốt mang đến hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm, nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình chữa lành.

Ngoài ra uống một cốc sữa bò lá lốt mỗi ngày còn giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, linh hoạt hơn, cải thiện hệ thống miễn dịch, chống mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và sữa bò tươi
Kết hợp lá lốt và sữa bò tươi giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi

Nguyên liệu:

  • 250ml sữa tươi tiệt trùng
  • 100 gram lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Ngâm lá lốt với nước muối trong 10 phút, sau đó rửa sạch
  • Xay nhuyễn lá lốt và lọc lấy nước cốt
  • Cho nước cốt lá lốt vào sữa tươi, mang đi đun nóng
  • Chia sữa bò tươi lá lốt thành 2 lần uống
  • Uống sữa khi ấm nóng.

10. Cách chữa từ lá lốt, đỗ trọng, ý dĩ và rễ cỏ xước

Để tăng hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể kết hợp lá lốt với những vị thuốc quý gồm đỗ trọng, ý dĩ và rễ cỏ xước. Những vị thuốc này đều rất tốt cho sức khỏe tổng thể và quá trình chữa lành xương khớp.

Theo Y học cổ truyền, đỗ trọng có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bổ trung, kiện gân cốt, ích tinh khí và cường chí. Ngoài ra vị thuốc này chứa những hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau và chống co giật.

Rễ cỏ xước có tính ôn, vị đắng và chua. Vị thuốc này có tác dụng hoạt huyết, bế kinh và trừ ứ huyết. Ngoài ra rễ cỏ xước còn có tác dụng bồi bổ can, thận, lợi tiểu, khỏe cơ gân. Từ đó giảm bớt tình trạng co thắt và đau do thoát vị đĩa đệm.

Trong khi đó, ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn và chứa những thành phần có tác dụng thư giãn gân cơ, làm cơ thể nhẹ nhàng và vận động dễ dàng hơn.

Nguyên liệu:

  • 20 gram lá lốt
  • 20 gram đỗ trọng
  • 20 gram ý dĩ
  • 20 gram rễ cỏ xước

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, đỗ trọng, ý dĩ và rễ cỏ xước
  • Cho các vị thuốc vào ấm, thêm 500ml nước lọc
  • Đun sôi thuốc với lửa nhỏ khoảng 10 phút
  • Loại bỏ phần bã, lấy nước thuốc và chia thành 3 lần uống trong ngày
  • Uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý:

  • Không dùng cho phụ nữ mang thai, đang hành kinh
  • Không dùng cho bệnh nhân bị táo bón và nóng trong

11. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và lá trầu không

Người bệnh có thể giảm đau nhanh và vận động linh hoạt hơn với cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và lá trầu không. Tương tự như lá lốt, lá trầu không cũng là một loại thảo được quen thuộc, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và xương khớp.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, những hoạt chất trong lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và diệt virus. Ngoài ra dùng thảo được chườm đắp cũng có tác dụng giảm đau lưng hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm và mùi thơm hắc. Khi dùng loại thảo dược này có tác dụng tiêu thũng chỉ thống, khư phong tán hàn, trung hành khí và chống ngứa.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt và lá trầu không
Lá trầu không mang tính ấm, có tác dụng tiêu thũng chỉ thống, tăng hiệu quả chữa bệnh của lá lốt

Chính vì thế kết hợp lá lốt và lá trầu không có thể nâng cao hiệu quả giảm đau, thư giãn, cải thiện sức khỏe xương khớp. Đồng thời tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt tươi
  • 100 gram lá trầu không tươi
  • 1 nắm muối biển.

Cách thực hiện:

  • Ngâm rửa thật sạch lá lốt và lá trầu không tươi với nước ấm
  • Vò nhẹ các thảo dược, đun với 2 lít nước, đợi sôi khoảng 3 – 5 phút
  • Đổ nước sắc ra chậu, để nguội bớt và ngâm chân
  • Sau 15 – 20 phút, lau khô chân và xoa bóp nhẹ nhàng
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.

12. Món ăn từ lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm

Đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt đơn giản và hiệu quả. Người bệnh có thể ăn sống lá lốt hoặc thêm lá lốt vào những món ăn. Những món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho quá trình phục hồi đĩa đệm bị thương và hệ xương.

Ngoài ra thường xuyên thêm lá lốt vào những món ăn còn giúp giảm đau lưng, kháng viêm và nâng cao sức khỏe tổng thể. Từ đó giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Dưới đây là một số món ăn chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt:

Món ăn 1: Thịt bò cuốn lá lốt

Nguyên liệu:

  • 150 gram thịt bò
  • 15 – 20 lá lốt tươi
  • Lạc rang giã nhuyễn
  • Sả, ớt băm nhuyễn
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và băm nhuyễn thịt bò
  • Ướp thịt với 2 muỗng sả ớt băm, nửa muỗng đường, hạt nêm, dầu hào, 1 muỗng dầu ăn. Trộn đều và ướp thịt trong 15 phút
  • Rửa sạch lá lốt, lau khô và loại bỏ phần cuống cứng
  • Cho bò lên lá lốt, cuốn lại, xiên bằng tâm tre
  • Cho một ít dầu ăn vào chảo nóng, xếp bò cuốn lá lốt vào chảo, để lửa nhỏ đến khi chín
  • Ăn với bún hoặc cơm trắng, thêm lạc rang.
Thịt bò cuốn lá lốt
Món thịt bò cuốn lá lốt không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Món ăn 2: Lá lốt cuộn thịt chiên giòn

Nguyên liệu:

  • 200 gram thịt
  • 100 gram tôm
  • Lá lốt
  • Hành lá, nấm mèo, cà rốt, bắp cải
  • Bột chiên giòn
  • Trứng gà
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt chọn lá to, mang đi rửa sạch và để ráo
  • Rửa sạch, băm nhuyễn thịt và tôm
  • Ngâm nấm mèo đến khi nở mềm thì cắt nhỏ, bắp cải bào mỏng, cà rốt thái hạt lựu, hành ngò thái nhỏ
  • Trộn tất cả nguyên liệu vào tôm và thịt, ướp với 3 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm, nửa muỗng canh nước mắm và hạt tiêu, 1 muỗng cà phê muối
  • Khuấy đều bột chiên giòn với trứng gà và nước
  • Cho một ít nhân tôm thịt vào lá lốt, kẹp lại, nhúng qua bột và mang chiên trong dầu nóng
  • Ăn khi còn ấm nóng.

Món ăn 3: Canh lá lốt thịt viên

Nguyên liệu:

  • 200 gram thịt xay
  • 1/4 củ cà rốt
  • 1 của hành hương
  • 1 nắm lá lốt
  • 3 tép tỏi
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và thái sợi
  • Thái lát cà rốt, băm nhỏ tỏi và hành hương
  • Ướp thịt với hành hương, hạt nêm, hạt tiêu trong 15 phút
  • Phi thơm hành tỏi với 2 thìa dầu ăn, cho cà rốt vào cùng, nêm thêm hạt nêm và nước mắm
  • Cho 1 lít nước, múc từng muỗng thịt xay cho vào nồi
  • Đun đến khi thịt chín thì nêm nếm lại cho vừa ăn, thêm lá lốt
  • Ăn khi còn ấm nóng.

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt có độ lành tính cao, hầu như không gây tác dụng ngoại ý. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng, đặc biệt là những bài thuốc uống. Chỉ nên uống hoặc ăn lá lốt tối đa 100 gram/ ngày.

Một số lưu ý khác:

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chữa bệnh với lá lốt
Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chữa bệnh với lá lốt để đảm bảo an toàn.
  • Những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý. Lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và giảm nhẹ triệu chứng.
  • Tác dụng từ những biện pháp dân gian thường chậm. Vì vậy hãy kiên trì và sử dụng lá lốt đúng cách.
  • Những trường hợp nặng thường không cảm nhận được hiệu quả khi dùng lá lốt.
  • Tác dụng chữa bệnh từ lá lốt còn phụ thuộc vào tình trạng và khả năng hấp thu.
  • Không uống nước lá lốt nếu đang mang thai, bị nóng trong hoặc đang cho con bú. Bởi tính ấm của thảo dược có thể gây ra một số vấn đề.
  • Ngâm và rửa sạch lá lốt trước khi dùng để đảm bảo an toàn.
  • Nên dùng lá lốt kết hợp với những biện pháp khác như luyện tập, ăn uống lành mạnh, thực hiện tư thế đúng… để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Trên đây là 12 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt an toàn và hiệu quả. Những biện pháp này có thể giúp giảm nhẹ cơn đau, hỗ trợ cải thiện vận động, tăng lưu thông máu và phục hồi. Tuy nhiên cần áp dụng đúng cách và kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả tối đa.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger