Bệnh Xuất Tinh Chậm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nam khoa Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Xuất tinh chậm xảy ra khi nam giới mất một khoảng thời gian dài để hoạt động tình dục và kích thích thì mới xuất tinh được. Trong nhiều trường hợp, xuất tinh hoàn toàn không đạt được. Điều này làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục và sinh sản.

Tổng quan

Xuất tinh chậm là tình trạng nam giới phải mất một thời gian dài để kích thích tình dục thì mới đạt cực khoái và xuất tinh được (giải phóng tinh dịch khỏi dương vật). Một số trường hợp khác không thể xuất tinh.

Xuất tinh chậm
Nam giới bị xuất tinh chậm phải mất một thời gian dài để kích thích thì mới xuất tinh được

Tùy thuộc vào nguyên nhân, xuất tinh chậm có thể là ngắn hạn (tạm thời) hoặc lâu dài. Phần lớn nam giới thỉnh thoảng bị chậm xuất tinh và không đáng lo ngại.

Nhiều trường hợp khác bị chậm xuất tinh thường xuyên hoặc lâu dài, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục và sinh sản. Những trường hợp này cần được khám và điều trị sớm.

Phân loại

Bệnh xuất tinh chậm được phân thành 2 loại, bao gồm:

  • Xuất tinh chậm tình huống: Tình trạng này chỉ xảy ra trong một số tình trạng nhất định.
  • Xuất tinh chậm suốt đời: Tình trạng này xảy ra ở nam giới trưởng thành, thường sau một khoảng thời gian sinh hoạt bình thường.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Xuất tinh chậm thường liên quan đến những tình trạng mãn tính, tâm lý và phản ứng thuốc. Cụ thể:

Căng thẳng
Căng thẳng quá mức hoặc trầm cảm làm suy giảm ham muốn tình dục và gây xuất tinh chậm

  • Căng thẳng: Căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng quá mức thường làm suy giảm ham muốn tình dục và gây xuất tinh chậm. Tình trạng này nghiêm trọng hơn ở những người căng thẳng trong mối quan hệ.
  • Tổn thương các dây thần kinh vùng chậu: Tổn thương các dây thần kinh vùng chậu do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chấn thương... làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất tinh.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có khả năng làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất tinh của nam giới. Bao gồm:
    • Thuốc chống trầm cảm
    • Thuốc chống loạn thần
    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc điều trị huyết áp cao
    • Một số thuốc chống động kinh
  • Phẫu thuật: Một số ca phẫu thuật (chẳng hạn như phẫu thuật tuyến tiền liệt) có thể gây nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh xương chậu hoặc cột sống. Từ đó làm giảm bớt khoái cảm trong hoạt động tình dục và ngăn cản quá trình xuất tinh.
  • Vấn đề về nội tiết tố: Xuất tinh chậm thường liên quan đến mức testosterone thấp (suy sinh dục) hoặc nồng độ hormone tuyến giáp thấp (suy giáp).
  • Xuất tinh ngược: Đôi khi nam giới xuất tinh chậm, ít hoặc không có tinh dịch do xuất tinh ngược. Đây là tình trạng tinh dịch đi đến bàng quang thay vì ra khỏi dương vật.
  • Nguyên nhân khác: Xuất tinh muộn cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:
    • Đột quỵ hoặc có bệnh lý thần kinh.
    • Dị bật bẩm sinh làm ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của nam giới. Từ đó khiến quá trình xuất tinh bị suy yếu.
    • Nhiễm trùng. Đặc biệt là những trường hợp bị nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt.
    • Uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh:

  • Lớn tuổi. Xuất tinh chậm ở những người đàn ông lớn tuổi là một tình trạng bình thường.
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh lý tim mạch
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Phẫu thuật tuyến tiền liệt
  • Có vấn đề trong mối quan hệ với bạn tình.

Triệu chứng và chẩn đoán

Không có thời gian cụ thể cho chứng xuất tinh chậm. Phần lớn nam giới cần 30 phút kích thích tình dục để đạt được cực khoái và xuất tinh. Nhiều nam giới có thời gian xuất tinh lâu hơn.

Tình trạng này thường kèm theo những biểu hiện sau:

  • Khó khăn trong việc đạt cực khoái
  • Không xuất tinh được
  • Ngừng hoạt động tình dục do mệt mỏi
  • Mất khả năng cương cứng
  • Kích thích thể chất
  • Không thấy ống dẫn tinh ở hai bên khi sờ
  • Kích thước và mật độ của hai tinh hoàn teo lại.

Trong nhiều trường hợp, nam giới chỉ có thể xuất tinh khi thủ dâm, xuất tinh trong một số trường hợp hoặc một số đối tác nhất định. Tình trạng này được gọi là xuất tinh chậm do tình huống.

Khó khăn trong việc đạt cực khoái, khó xuất tinh
Khó đạt cực khoái, khó xuất tinh, ngừng hoạt động tình dục do mệt mỏi là triệu chứng phổ biến

Nam giới được hỏi về triệu chứng lâm sàng và thói quen tình dục để có những chẩn đoán ban đầu. Sau dó người bệnh được thực hiện một vài xét nghiệm xác định nguyên nhân. Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra tiểu đường, mức testosterone thấp và những dấu hiệu của bệnh tim mạch.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra nhiễm trùng, tiểu đường và phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn khác.
  • Kiểm tra phản ứng của dương vật: Kiểm tra phản ứng với máy rung giúp xác định vấn đề xuất tinh do thể chất hay tâm lý.

Biến chứng và tiên lượng

Xuất tinh chậm không gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên tình trạng này không được khắc phục có thể ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống tình dục và khả năng sính sản. Cụ thể:

  • Giảm hưng phấn, niềm vui tình dục cho nam giới và bạn tình.
  • Căng thẳng hoặc lo lắng thường xuyên
  • Ham muốn thấp
  • Giảm khoái cảm tình dục
  • Vô sinh nam

Trong nhiều trường hợp, nam giới chỉ thỉnh thoảng bị xuất tinh chậm. Điều này thường do yếu tố tâm lý, tự cải thiện mà không cần điều trị.

Điều trị

Điều trị xuất tinh chậm cần dựa vào nguyên nhân cơ bản. Trong đó dùng thuốc và thay đổi lối sống là những phương pháp điều trị phổ biến nhất.

1. Thuốc

Trong điều trị xuất tinh chậm, nam giới chủ yếu được sử dụng những loại thuốc có tác dụng điều trị nguyên nhân. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc chống lo âu, chẳng hạn như Buspirone
  • Thuốc chống dị ứng như Cyproheptadine
  • Thuốc điều trị Parkinson như Amantadine
  • Chất bổ sung testosterone được dùng để cân bằng nội tiết tố. Từ đó giúp cải thiện hoạt động xuất tinh.

Nếu đang sử dụng những loại thuốc gây xuất tinh chậm, nam giới có thể được yêu cầu đổi thuốc hoặc giảm liều để khắc phục tình trạng.

Sử dụng thuốc có tác dụng điều trị nguyên nhân
Sử dụng thuốc có tác dụng điều trị nguyên nhân để cải thiện tình trạng xuất tinh chậm

2. Tâm lý trị liệu

Nếu xuất tinh chậm do những vấn đề sức khỏe tâm thần (chẳng hạn như căng thẳng, trầm cảm, sợ hãi hay lo lắng), người bệnh sẽ được trị liệu tâm lý. Phương pháp này giúp cải thiện tâm trạng, tránh căng thẳng làm ảnh hưởng đến hoạt động tình dục.

3. Thay đổi lối sống

Lối sống lành mạnh có thể giúp cải thiện hoạt động tình dục và xuất tinh chậm. Dưới đây là những biện pháp hữu ích:

  • Tránh căng thẳng về tinh thần và cảm xúc. Duy trì tâm trạng vui vẻ và lạc quan. Thỉnh thoảng xuất tinh chậm do những yếu tố tạm thời như căng thẳng thường cải thiện khi nguyên nhân cơ bản được kiểm soát.
  • Không uống rượu bia để tránh làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Hoạt động thể chất giúp cải thiện tâm trạng, sức khỏe, cân bằng nội tiết tố và duy trì chức năng tình dục.
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng từ thực đơn ăn uống lành mạnh. Đặc biệt nam giới nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và những chất chống oxy hóa.

4. Phẫu thuật / xâm lấn tối thiểu

Những trường hợp nặng có thể được cân nhắc những phương pháp dưới đây:

  • Phong bế thần kinh đuôi ngựa: Phương pháp này giúp điều chỉnh cân bằng giữa phó giao cảm và hệ thần kinh giao cảm. Sau đó châm cứu.
  • Kích thích dương vật: Xoa bóp vùng tiến tiền liệt, rung dương vật hoặc kích thích dương vật bằng điện có thể mang đến lợi ích cho những người chậm xuất tinh.
  • Phẫu thuật: Trong quy trình này, bệnh nhân được đặt máy phát sóng xung động qua hậu môn. Từ đó kích thích túi tinh và giúp quá trình xuất tinh diễn ra dễ dàng hơn.

Phòng ngừa

Lưu ý những điều dưới đây có thể giảm nguy cơ xuất tinh chậm:

Thường xuyên ngồi thiền và tập yoga
Thường xuyên ngồi thiền và tập yoga để giải tỏa căng thẳng, phòng ngừa xuất tinh chậm

  • Tránh căng thẳng quá mức hoặc lo âu về tinh thần và cảm xúc. Thường xuyên ngồi thiền và tập yoga có thể cải thiện tâm trạng.
  • Điều trị tốt những tình trạng sức khỏe làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất tinh.
  • Dùng liều thấp hoặc thay đổi những loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến quá trình xuất tinh.
  • Không sử dụng rượu quá mức. Tốt nhất nên hạn chế.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm trùng.
  • Duy trì thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh.
  • Hoạt động thể chất mỗi ngày. Nên chơi thể thao và thực hiện những bài tập có cường độ thích hợp.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Tình trạng của tôi là gì? Mức độ nghiêm trọng?

2. Nguyên nhân nào khiến tôi bị xuất tinh chậm?

3. Phương pháp nào điều trị hiệu quả và phổ biến nhất?

4. Điều trị xuất tinh chậm trong bao lâu?

5. Tôi có cần kiêng quan hệ tình dục khi điều trị không?

6. Xuất tinh muộn có mang thai tự nhiên được không?

7. Tôi cần tránh những gì khi điều trị?

Xuất tinh chậm xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Nhiều trường hợp thỉnh thoảng xuất tinh chậm và tự biến nhất. Những trường hợp khác có bất thường kéo dài. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.