Bệnh Viêm Họng Mãn Tính

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Tai – Mũi – Họng Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Bệnh viêm họng mãn tính gây khó chịu cho người bệnh, các triệu chứng tái phát thường xuyên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không kiểm soát, viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hại khác.

Tổng quan

Bệnh viêm họng mãn tính hay mạn tính là tình trạng họng bị sưng, viêm, tấy đỏ đau rát kéo dài, tái phát thường xuyên. Đây là hệ quả khi tình trạng viêm cấp tính không được điều trị đúng cách, người bệnh sử dụng thuốc tùy tiện khiến cơ thể bị nhờn với thuốc điều trị.

Viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào

Các triệu chứng viêm họng xảy ra thường xuyên, ở giai đoạn mãn tính có mức độ ảnh hưởng đời sống ít hơn viêm cấp. Mặc dù vậy, bệnh kéo dài dai dẳng sẽ gây ra nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh.

Phân loại

Bệnh viêm họng mãn tính được chia thành 4 thể là thể sung huyết, xuất huyết, quá phát và thể teo. Cụ thể như sau:

  • Viêm họng mãn tính sung huyết: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại cổ họng, niêm mạc đỏ, mao mạch máu nổi rõ.
  • Viêm họng mãn tính xuất huyết: Chất nhầy tiết ra sau thành họng nhiều hơn bình thường. Chất dịch trong và bám dính tốt vào niêm mạc cổ họng. Khi nuốt dịch nhầy bắt đầu chảy xuống hạ họng, quan sát cổ họng bị đỏ, xuất hiện các tia mao mạch máu rõ.
  • Viêm họng mãn tính quá phát: Hay còn gọi là viêm họng hạt, xuất hiện do sự dày lên của niêm mạc họng, tổ chức bạch huyết phát triển một cách nhanh chóng ở thành sau họng khiến người bệnh khó nuốt. Kích thước đám hạch to nhỏ khác nhau, màu hồng, đỏ, gồ lên hay còn được gọi là trụ giả.
  • Viêm họng mãn tính thể teo: Tình trạng sưng niêm mạc dần chuyển sang giai đoạn teo tóp, tuyến nhầy cũng bị thu nhỏ khiến niêm mạc từ đỏ chuyển sang nhợt nhạt. Cổ họng khô, có cả vảy mỏng bám trên thành họng, cảm giác họng rộng hơn khi các trụ sau bị teo biến mất đi.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh viêm họng mãn tính có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này kể đến như:

Nguyên nhân
Bệnh viêm họng mãn tính xảy ra do ảnh hưởng bởi các yếu tố trong, ngoài cơ thể

  • Tình trạng viêm xoang mãn tính ảnh hưởng đến cổ họng, nhất là viêm xoang sau. Chất dịch nhầy trong hốc xoang chảy xuống cổ họng làm khu vực này bị viêm nhiễm.
  • Nhiễm trùng vùng hầu họng, viêm nhiễm cấp tính không được điều trị dần chuyển sang mãn tính.
  • Ảnh hưởng bởi bệnh viêm amidan mãn tính, do hội chứng trào ngược dạ dày. Axit từ dạ dày trào ngược lên làm niêm mạc cổ họng bị viêm nhiễm, bào mòn.
  • Một số trường hợp viêm họng mãn tính do ảnh hưởng bởi tình trạng vẹo vách ngăn quá phát cuốn hoặc hiện tượng polyp mũi tiến triển.
  • Viêm nhiễm hầu họng mãn tính do tiếp xúc với khí thải độc hại trong thời gian dài, hít bụi, thuốc lá, bụi xi măng,... một số đối tượng bệnh nhân viêm họng mãn do uống bia rượu thường xuyên.
  • Trường hợp viêm nhiễm do dị ứng, hoặc nhiều vấn đề khác như tạng khớp hoặc tạng tân,...

Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm họng mãn tính:

  • Người bị viêm amidan kéo dài, viêm xoang.
  • Người bị dị tật, vẹo vách ngăn mũi, có khối polyp mũi.
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khí thải, hóa chất độc hại.
  • Người uống rượu, hút thuốc lá thường xuyên.
  • Người có cơ địa dễ dị ứng.

Việc điều trị viêm họng mãn tính diễn ra càng sớm càng tốt giúp bệnh nhân phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Trường hợp viêm nhiễm kéo dài, không được điều trị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng và chẩn đoán

Không quá khó khăn để nhận biết các triệu chứng viêm họng mãn tính. So với viêm cấp tính, mức độ gây hại viêm họng mãn ít hơn, triệu chứng cũng không quá dữ dội. Tuy nhiên theo thời gian các triệu chứng bất thường xuyên hiện thường dài, dai dẳng ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh.

Triệu chứng
Đau rát cổ họng kèm theo nhiều biểu hiện bất thường do viêm họng mãn tính gây ra

Để ngăn chặn các rủi ro không mong muốn, nhất là viêm nhiễm sinh biến chứng, bệnh nhân cần chủ động thăm khám khi nhận thấy các triệu chứng như:

  • Cổ họng sưng tấy kèm theo nóng rát kéo dài.
  • Cổ họng sưng cảm giác như có vật cản khiến việc ăn uống, nói chuyện gặp nhiều khó khăn.
  • Khi nhai nuốt cổ họng bị đau rát.
  • Đờm nhiều, ho kéo dài, ngứa ngáy cổ họng.
  • Lâu dần họng càng ngày càng khàn, thường xuyên ợ chua, nóng xương ức.
  • Mệt mỏi, khó chịu, đôi khi sốt cao kèm theo.
  • Miệng có mùi hôi, ù tai, miệng đắng,...

Mỗi dạng viêm nhiễm sẽ có các triệu chứng nặng, nhẹ tương ứng với mức độ tổn thương niêm mạc họng. Nhận biết các biểu hiện bất thường để chủ động thăm khám chữa trị sớm. Trường hợp chủ quan, viêm nhiễm kéo dài tiềm ẩn nhiều hệ lụy ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Khi đến gặp bác sĩ, dựa trên triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thêm các phương pháp xét nghiệm, xác định bệnh lý cụ thể, sau đó xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán viêm họng mãn tính thường gặp như:

  • Chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm máu, chụp X quang phổi để xác định bệnh lý liên quan, nội soi dạ dày trong trường hợp có xảy ra trào ngược.
  • Chẩn đoán xác định ngứa rát cổ họng rối loạn cảm giác, khám niêm mạc dạ dày, kiểm tra các vấn đề khác.

Chẩn đoán nhằm phân loại viêm họng mãn tính, phân biệt bệnh với các vấn đề khác. Tùy vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân.

Biến chứng và tiên lượng

Viêm họng mãn tính dai dẳng tuy nhiên các triệu chứng không quá nghiêm trọng, dữ dội như viêm họng cấp tính. Mặc dù vậy, nếu bệnh nhân chủ quan không kiểm soát, nhiều khả năng viêm nhiễm gây ra các biến chứng khác.

Biến chứng
Viêm họng mãn phát sinh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng đời sống

Tuy không đe dọa trực tiếp tính mạng, thế nhưng những ảnh hưởng của viêm họng mãn tính đối với đời sống, sức khỏe của người bệnh khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Những vấn đề bệnh nhân thường gặp nhất kể đến như:

  • Rủi ro áp xe cổ họng, sưng tấy vòm họng nếu viêm họng mãn tính tái phát nhiều lần hình thành các tổ chức lympho.
  • Vi khuẩn từ dịch mũi xoang, dịch vị dạ dày do trào ngược lâu ngày bám dính thành họng, tấn công làm niêm mạc bị viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Trường hợp hại khuẩn tấn công sâu làm nhiễm trùng đường hô hấp, dễ gây viêm phế quản cấp tính và nhiều vấn đề khác.
  • Người bị viêm họng mãn có khả năng đối mặt với các rủi ro như viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim khi viêm nhiễm liên quan đến liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.
  • Nguy cơ ung thư vòm họng tăng cao, rủi ro biến chứng nặng hơn, tái phát liên tục, cổ họng sưng to, đau đớn.

Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, tình trạng viêm họng mãn tính còn gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bệnh nhân nên chủ động khám và kiểm soát bệnh sớm, ngăn chặn các nguy cơ không mong muốn làm suy giảm chất lượng đời sống, sức khỏe.

Điều trị

Hiện nay có nhiều giải pháp được áp dụng nhằm kiểm soát các triệu chứng viêm họng mãn tính. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, sau đó chỉ định hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Mục đích điều trị tại chỗ, giải quyết sâu gốc nguyên nhân gây bệnh, điều trị kết hợp các vấn đề sức khỏe khác.

Điều trị
Khám và điều trị chứng viêm họng mãn tính theo hướng dẫn của bác sĩ

Dưới đây là các hướng can thiệp dựa theo nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính. Cụ thể:

Điều trị nguyên nhân gây viêm họng mãn tính:

Bao gồm điều trị chứng viêm mũi, xoang, amidan, VA, điều trị trào ngược dạ dày,... Đối tượng có liên quan đến bệnh tiêu hóa, thuốc thường dùng như thuốc kháng H+, H2,.. Một số loại:

  • Omeprazol
  • Lansopraol
  • Cimetidin
  • Ranitidin
  • Domperidon

Kết hợp phòng hộ lao động, đeo khẩu trang khi làm việc ngoài công trường, nơi có nhiều khói bụi, hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị tại chỗ viêm họng mãn tính, khắc phục triệu chứng:

  • Sử dụng các thuốc dạng bôi, nước súc miệng giúp giảm sưng viêm, đau rát cổ họng do viêm họng xuất tiết gây ra. Các loại thuốc như SMC hay Glycerin Iod được dùng phổ biến. Bên cạnh đó còn nhiều dạng thuốc khác được dùng kết hợp khi cần thiết.
  • Sử dụng thuốc bôi, súc miệng hoặc dùng nước khoáng cho đối tượng viêm họng mãn tính thể teo nhằm ngăn chặn rủi ro, ức chế quá trình tiến triển của bệnh.
  • Dùng khí dung họng cho đối tượng viêm nhiễm nặng, giúp giảm viêm tại chỗ.
  • Một số dạng thuốc nhỏ mũi, họng, nước muối sinh lý được dùng kết hợp trong thời gian sử dụng thuốc nhằm loại bỏ tối đa tác nhân gây viêm nhiễm.

Điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc tương ứng:

  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc chống dị ứng
  • Thuốc long đờm
  • Thuốc ho

Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định sử dụng các viên uống nhằm bổ sung vitamin cũng như các dưỡng chất cần thiết khác. Đồng thời, người bệnh cần kết hợp thay đổi các thói quen sống, sinh hoạt để bệnh sớm được cải thiện.

Phòng ngừa

Viêm họng mãn tính mặc dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm tuy nhiên nếu không kiểm soát, viêm nhiễm trở nên nặng nề có thể phát sinh các biến chứng khác. Người bệnh cần chủ động khám chữa sớm, kiểm soát bệnh bằng biện pháp phù hợp.

Phòng ngừa
Phòng bệnh viêm họng mãn kéo dài, chăm sóc bảo vệ sức khỏe hô hấp

Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa chứng bệnh này, đối với bệnh nhân đang bị viêm họng hạt những lưu ý cũng là cách giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh hiệu quả, nhanh chóng hơn. Bạn đọc tham khảo:

  • Đối với chế độ dinh dưỡng nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,.... Uống đủ nước cần thiết cho cơ thể.
  • Đối với thói quen sinh hoạt, chủ động tập thể dục mỗi ngày, điều trị bệnh theo hướng dẫn, không nên tự ý dùng thuốc tân dược. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hạn chế stress, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sinh hoạt, phòng ngủ, giặt chăn màn sạch sẽ hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn có điều kiện tấn công hệ hô hấp, cổ họng.
  • Bảo hộ lao động, đeo khẩu trang cẩn thận khi ra công trường, nơi có nhiều khói bụi ô nhiễm.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế uống rượu bia, thuốc lá không có lợi cho sức khỏe.
  • Đối với trẻ em nên tiêm ngừa đẩy đủ, bảo vệ trẻ tránh những nơi ô nhiễm, khói thuốc lá, bội bẩn không có lợi cho sức khỏe.
  • Trường hợp nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên chủ động điều trị, không tự ý sử dụng thuốc, ngưng dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi để tránh gây hại sức khỏe, đời sống.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Bệnh viêm họng mãn tính có lây không?

2. Có chữa khỏi hoàn toàn viêm họng mãn tính được không?

3. Bị viêm họng mãn tính không dùng thuốc được không?

4. Uống thuốc chữa viêm họng mãn tính bao lâu thì khỏi?

5. Bị viêm họng mãn tính nên kiêng ăn gì, ăn gì để viêm nhiễm mau khỏi?

6. Viêm họng mãn tính nguy hiểm như thế nào? Có cần phẫu thuật không?

7. Bị viêm họng mãn tính có uống nước đá được không?

Viêm họng mãn tính là bệnh lý đường hô hấp có tính chất dai dẳng, tái phát nhiều lần. Trường hợp viêm nhiễm kéo dài, các triệu chứng không quá nặng nề tuy nhiên các dấu hiệu bất thường gây ra không ít hệ lụy cho đời sống và sức khỏe. Chính vì thế, bệnh nhân nên chủ động khám chữa sớm, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm chữa khỏi dứt điểm chứng bệnh này.