Viêm Bao Hoạt Dịch Khớp Háng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm bao hoạt dịch khớp háng xảy ra khi bao hoạt dịch ở hông bị viêm và kích ứng. Tình trạng này gây đau ở vùng háng, thường lan ra mông và đùi. Cơn đau có xu hướng sắc nét và dữ dội, thường được điều trị bằng thuốc.

Tổng quan

Viêm bao hoạt dịch khớp háng còn được gọi là viêm bao hoạt dịch hông - thuật ngữ chỉ tình trạng viêm và kích ứng các túi hoạt dịch ở hông, dẫn đến đau và sưng tấy.

Viêm bao hoạt dịch khớp háng
Viêm bao hoạt dịch khớp háng là tình trạng viêm và kích ứng các túi hoạt dịch ở hông

Túi hoạt dịch là những túi nhỏ như hạch, nằm rải rác khắp cơ thể. Những túi này nằm giữa xương và các mô mềm, chứa một lượng nhỏ chất lỏng giúp giảm ma sát (hoạt động tương tự như một chiếc đệm).

Tuy nhiên chấn thương, viêm khớp hoặc căng thẳng lặp đi lặp lại có thể khiến bao hoạt dịch khớp háng bị viêm. Điều này gây ra những cơn đau sắt nét và dữ dội ở hông, đau lan xuống đùi khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Phân loại

Viêm bao hoạt dịch khớp háng được phân loại dựa vào túi hoạt dịch bị ảnh hưởng. Viêm và kích ứng thường xảy ra ở hai túi hoạt dịch chính ở hông. Bao gồm:

  • Viêm bao hoạt dịch trochanteric: Tình trạng này xảy ra khi túi hoạt dịch bao phủ điểm xương của xương hông bị viêm.
  • Viêm bao hoạt dịch iliopsoas: Tình trạng này còn được gọi là viêm bao hoạt dịch hông nhưng cơn đau chủ yếu tập trung ở vùng háng. Viêm bao hoạt dịch iliopsoas xảy ra khi túi hoạt dịch nằm ở bên trong (phía háng) của hông bị viêm. So với viêm bao hoạt dịch trochanteric, viêm bursa iliopsoas ít phổ biến hơn, được điều trị với phương pháp tương tự.

Viêm bao hoạt dịch trochanteric
Viêm bao hoạt dịch trochanteric là loại viêm bao hoạt dịch hông phổ biến nhất

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bất kỳ điều gì làm hỏng hoặc gây kích ứng bao hoạt dịch cũng đều là nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp háng. Những nguyên nhân phổ biến nhất gồm:

  • Chấn thương hông: Chấn thương thể thao, ngã, va đập mạnh hoặc nằm nghiêng một bên lâu dài khiến khớp hông bị tổn thương, gây kích thích và viêm bao hoạt dịch.
  • Chuyển động lặp đi lặp lại: Căng thẳng lặp đi lặp lại do sử dụng quá mức có thể gây viêm bao hoạt dịch khớp háng. Điều này có thể bao gồm chạy, nâng vật nặng, đứng lâu, leo lên và leo xuống cầu thang nhiều.
  • Tư thế xấu: Tư thế xấu khi ngồi hoặc sinh hoạt làm tăng áp lực lên hông và lưng dưới. Điều này gây ra những tổn thương cho khớp và kích thích bao hoạt dịch.
  • Vấn đề ở cột sống: Vẹo cột sống, viêm khớp cột sống thắt lưng... có thể ảnh hưởng đến cách bạn đi bộ. Từ đó làm tăng áp lực và gây viêm bao hoạt dịch ở hông.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này khiến bao hoạt dịch ở các khớp dễ bị viêm hơn, bao gồm cả các bao hoạt dịch ở khớp háng.
  • Gai xương hông: Gai xương hông hoặc lắng đọng canxi trong gân bám vào hông gây kích ứng bao hoạt dịch dẫn đến viêm.
  • Bất bình đẳng chiều dài chân: Chân có độ dài không bằng nhau (một chân ngắn hơn đáng kể so với chân kia) làm ảnh hưởng nghiêm trọng cách bạn đi bộ, lực phân bổ không đều dẫn đến kích ứng bao hoạt dịch khớp háng.
  • Phẫu thuật trước đó: Cấy ghép bộ phận giả hoặc phẫu thuật quanh hông có thể gây viêm và kích ứng bao hoạt dịch.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ:

  • Vận động viên
  • Những người có công việc nặng nhọc và lao động tay chân
  • Bệnh vảy nến
  • Bệnh tuyến giáp
  • Bệnh tiểu đường.

Triệu chứng và chẩn đoán

Đau là triệu chứng chính của viêm bao hoạt dịch khớp háng. Cơn đau thường có những đặc điểm sau:

  • Đau ở vùng háng
  • Trong giai đoạn đầu, cơn đau thường sắc nét và dữ dội. Sau đó đau trở nên nhức nhói hơn và lan ra một vùng rộng hơn ở hông
  • Đau bên ngoài hông và bên đùi trên
  • Đau có thể lan đến mông
  • Đau nặng hơn vào ban đêm
  • Đau khởi phát hoặc tồi tệ hơn khi nằm ở bên hông ảnh hưởng, đứng lên sau khi ngồi, di chuyển hoặc sử dụng hông, đặc biệt là khi đi bộ lên cầu thang, đi bộ lâu và ngồi xổm.

Ngoài đau, người bệnh có thể cảm thấy sưng tấy, cứng khớp và hạn chế vận động.

Đau là triệu chứng phổ chính của viêm bao hoạt dịch khớp háng
Đau sắc nét và dữ dội ở vùng háng, đau bên ngoài hông và bên đùi trên là triệu chứng chính

Để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp háng, bác sĩ kiểm tra triệu chứng và thể chất toàn diện. Trong quá trình này, bác sĩ ấn nhẹ để tìm kiếm sự dịu dàng và vị trí đau, đánh giá mức độ đau và những hoạt động có thể làm nặng hơn tình trạng.

Để loại trừ thương tích và những nguyên nhân có thể gây đau khác, bác sĩ chỉ định các xét nghiệm bổ sung, bao gồm:

  • Siêu âm: Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện bao hoạt bao hoạt dịch bị viêm và đánh giá chi tiết. Siêu âm cũng giúp kiểm tra và xác định những tổn thương mô mềm khác.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp kiểm tra xương và khớp hông. Từ đó xác định nguyên nhân gây viêm (như gai xương hông hoặc lắng đọng canxi trong gân bám vào hông), phân biệt viêm bao hoạt dịch với viêm khớp, gãy xương do nén và những tổn thương khác.
  • Quét xương: Kỹ thuật này giúp tìm kiếm những bất thường của xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI chụp ảnh túi hoạt dịch bị sưng. Từ đó giúp xác định và đánh giá nhanh tình trạng. Kỹ thuật này cũng giúp kiểm tra chi tiết hơn về những mô mềm và các khối bất thường.

Biến chứng và tiên lượng

Viêm bao hoạt dịch khớp háng thường không nguy hiểm, có thể khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị phù hợp và nghỉ ngơi. Nếu bỏ qua cơn đau và không điều trị, tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này khiến người bệnh đau hông mãn tính, ảnh hưởng đến chuyển động khớp và cần phẫu thuật.

Viêm bao hoạt dịch hông có thể tái phát sau điều trị. Tình trạng này thường xảy ra ở những người tiếp tục hoạt động hoặc chuyển động lặp đi lặp lại.

Điều trị

Điều trị ban đầu cho viêm bao hoạt dịch khớp háng gồm nghỉ ngơi, thuốc và những phương pháp bảo tồn khác. Hiếm khi phẫu thuật được thực hiện.

1. Điều trị không phẫu thuật

Viêm bao hoạt dịch khớp háng thường được chữa khỏi bằng những phương pháp sau:

  • Nghỉ ngơi

Người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ và tránh những hoạt động có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng. Điều này cho phép bao hoạt dịch bị viêm có đủ thời gian lành lại và giảm đau nhanh.

Khi cơn đau giảm bớt, nên đi bộ ngắn và thực hiện những bài tập nhẹ nhàng. Điều này giúp hạn chế tình trạng cứng khớp do thiếu vận động.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Piroxicam, Celecoxib, Ibuprofen, Naproxen là những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường được chỉ định. Những loại thuốc này có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm và giảm đau nhanh chóng.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được đùng để kiểm soát tình trạng viêm và đau

  • Thiết bị hỗ trợ

Bệnh nhân được hướng dẫn dùng gậy đi bộ hoặc nạng trong vòng vài ngày. Điều này giúp người bệnh di chuyển dễ dàng, giảm áp lực lên bên hông bị thương. Từ đó hạn chế đau đớn.

  • Chườm lạnh

Bọc một vài viên đá trong túi vải và đặt lên khu vực ảnh hưởng. Biện pháp này giúp giảm viêm và sưng hiệu quả. Đồng thời xoa dịu cảm giác đau đớn cho người bệnh. Chườm lạnh nên được thực hiện trong 3 ngày đầu sau tổn thương, lặp lại 3 lần trong ngày, tối đa 20 phút 1 lần.

  • Liệu pháp nhiệt

Chườm ấm có tác dụng thư giãn hông, lưu thông máu, giảm đau và sưng. Liệu pháp này cũng giúp hạn chế cứng khớp và duy trì vận động linh hoạt. Khi thực hiện, đặt túi chườm ấm lên vùng sưng đau và thư giãn tại chỗ trong 20 phút. Liệu pháp nhiệt nên được áp dụng mỗi ngày 4 lần.

  • Vật lý trị liệu

Chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn những bài tập kéo dài, tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt cho hông. Những bài tập này giúp cải thiện các gân và cơ ở hông, giảm đau nhức và phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

Trong nhiều trường hợp, người bệnh được hướng dẫn kéo căng cơ hông kết hợp liệu pháp lăn (xoa bóp), siêu âm, nhiệt hoặc chườm đá để điều trị. Những biện pháp này đều mang đến hiệu quả giảm đau và phục hồi nhanh.

  • Tiêm steroid

Nếu đau nhiều và kém đáp ứng với phương pháp khác, bệnh nhân được tiêm corticosteroid kết hợp với thuốc gây tê cục bộ. Thông qua hướng dẫn của siêu âm, mũi tiêm được đưa trực tiếp vào túi hoạt dịch bị viêm.

Corticosteroid là một loại thuốc chống viêm mạnh. Sau khi tiêm, thuốc này giúp giảm sưng và đau nhanh chóng. Tiêm steroid có thể giảm đau tạm thời hoặc vĩnh viễn. Những trường hợp đau tái phát sẽ được tiêm nhắc lại.

Tiêm steroid
Tiêm steroid kết hợp thuốc gây tê cục bộ dưới hướng dẫn của siêu âm, giúp giảm đau hiệu quả

2. Phẫu thuật

Viêm bao hoạt dịch khớp háng hiếm khi được điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp này được thực hiện khi túi hoạt dịch tiếp tục viêm và đau sau vài tháng điều trị bảo tồn.

Hầu hết mọi người được phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi hoạt dịch viêm. Phương pháp này không làm tổn thương hông, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hông và có thời gian phục hồi nhanh.

Quy trình thực hiện gồm các bước sau:

  • Tạo hai vết rạch nhỏ trên hông
  • Dùng dụng cụ phẫu thuật, máy soi khớp hoặc máy ảnh nhỏ đặt vào vết mổ, tiếp cận với bao hoạt dịch vị viêm
  • Kiểm tra và loại bỏ bao hoạt dịch.

Một số trường hợp được phẫu thuật mở để loại bỏ bao hoạt dịch. Phương pháp này có độ chính xác cao nhưng gây đau nhiều và phục hồi chậm hơn so với nội soi. Cả hai phương pháp đều được thực hiện trên cơ sở ngoại trú.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh được hướng dẫn đi lại bằng gậy hoặc nạng, vận động nhẹ nhàng vào sáng và tối. Cơn đau sau mổ thường biến mất sau vài ngày.

Phòng ngừa

Một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ phát triển và ngăn ngừa tái phát viêm bao hoạt dịch khớp háng. Cụ thể:

  • Tránh gây căng thẳng lặp đi lặp lại cho hông, hạn chế ngồi xổm.
  • Thực hành tư thế đúng cho các hoạt động thể thao và công việc.
  • Dành thời gian thích nghi và luyện tập khi có các bài tập hoặc hoạt động mới.
  • Tránh nằm nghiêng một bên quá lâu.
  • Nếu có công việc hoặc môn thể thao cần lặp đi lặp lại chuyển động, hãy nghỉ giải lao thường xuyên để hạn chế căng thẳng.
  • Kiểm soát cân nặng. Nên giảm cân khi cần thiết.
  • Nếu có sự khác biệt về chiều dài chân, hãy sử dụng miếng lót giày vừa vặn để cải thiện tình trạng.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của cơ hông. Điều này giúp giảm nguy cơ chấn thương và viêm bao hoạt dịch khớp háng.

Duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của cơ hông
Duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của cơ hông để giảm nguy cơ viêm bao hoạt dịch khớp háng

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Cơn đau của tôi bắt nguồn do nguyên nhân nào?

2. Điều trị bằng phương pháp nào phù hợp và hiệu quả nhanh?

3. Quá trình điều trị diễn ra trong bao lâu?

4. Tôi có thể trở lại công việc hoặc hoạt động thể chất hay không?

5. Phẫu thuật có những rủi ro và lợi ích gì?

6. Có điều gì cần tránh trong quá trình điều trị hay không?

7. Tôi có thể ngăn ngừa viêm bao hoạt dịch khớp háng tái phát bằng cách nào?

Viêm bao hoạt dịch khớp háng gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến các hoạt động của hông. Tuy nhiên nghỉ ngơi và điều trị thích hợp từ vài tuần đến vài tháng có thể giúp khắc phục tình trạng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được định hướng điều trị tốt nhất.